Chương VIII Luật các tổ chức tín dụng 2010: Kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, phá sản, giải thể, thanh lý tổ chức tín dụng
Số hiệu: | 47/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 16/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 28/09/2010 | Số công báo: | Từ số 568 đến số 569 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục.
1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
3. Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;
c) Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
d) Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt gồm các nội dung sau đây:
a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Lý do kiểm soát đặc biệt;
c) Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
3. Quyết định kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
4. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
1. Ban kiểm soát đặc biệt có những nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động;
b) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Ban kiểm soát đặc biệt thông qua;
c) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động.
2. Ban kiểm soát đặc biệt có những quyền hạn sau đây:
a) Đình chỉ hoạt động không phù hợp với phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua, vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể gây tổn hại đến lợi ích của người gửi tiền;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;
c) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua;
d) Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt hoặc chấm dứt cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, thanh lý, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, tiếp quản, sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng;
đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Ban kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện kiểm soát đặc biệt.
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 148 của Luật này.
2. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn.
3. Ngân hàng Nhà nước có quyền trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
4. Việc góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
1. Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;
2. Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 148 của Luật này;
3. Chấp hành yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 148 của Luật này;
4. Thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 149 của Luật này.
1. Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;
b) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do các sự cố nghiêm trọng khác.
2. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng hoặc được chuyển đổi thành phần vốn góp, vốn cổ phần tại tổ chức tín dụng liên quan quy định tại Điều 149 của Luật này.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng.
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;
b) Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác;
c) Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán.
2. Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt được thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Trường hợp chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt việc áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán gửi Tòa án.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải thể trong các trường hợp sau đây:
1. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
2. Khi hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
3. Bị thu hồi Giấy phép.
1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
1. Trong trường hợp tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Khi giải thể theo quy định tại Điều 154 của Luật này, tổ chức tín dụng phải tiến hành thanh lý tài sản dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và theo trình tự, thủ tục thanh lý tài sản do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng quy định tại Điều 155 của Luật này.
4. Tổ chức tín dụng bị thanh lý có trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến việc thanh lý tài sản.
1. Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, Ngân hàng Nhà nước phong tỏa một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
SPECIAL CONTROL, REORGANIZATION, BANKRUPTCY, DISSOLUTION AND LIQUIDATION OF CREDIT INSTITUTIONS
Article 145. Reporting on liquidity difficulties
When facing insolvency possibilities, a credit institution shall promptly report to the State Bank on its financial status, causes and measures already taken and to be taken to remedy the situation.
Article 146. Application of special control
1. Special control means placing a credit institution which faces insolvency possibilities under the direct control of the State Bank.
2. The State Bank shall inspect and detect in time cases facing insolvency possibilities.
3. The State Bank shall consider and place a credit institution under special control when the credit institution fails into any of the following cases:
a/ It faces insolvency possibilities;
b/ Its irrecoverable debts likely result in its insolvency:
c/ It has an cumulative loss exceeding 50% of the actual value of its charter capital and reserve funds stated in the latest audited financial statement.
d/ It has been ranked "poor" under the State Bank's regulations for 2 consecutive years;
e/ It fails to maintain the minimum capital safely ratio specified at Point b, Clause 1, Article 130 of this Law within 1 year or has this ratio fallen below 4% for 6 consecutive months.
Article 147. Decisions on special control
1. The State Bank shall decide to place a credit institution under special control and set up a Special Control Board.
2. A decision to place a credit institution under special control has the following details:
a/ Name of the credit institution to be placed under special control;
b/ Reason(s) for the special control;
c/ Full names of members of the Special Control Board and specific tasks of the Board;
d/ Duration of special control.
3. The State Bank shall notify the special control decision to competent state agencies and concerned local agencies for coordinated implementation.
4. The State Bank shall specify the disclosure of information on special control of credit institutions.
Article 148. Tasks and powers of special control boards
1. A Special Control Board has the following tasks:
a/ To direct the Board of Directors. Members' Council, Control Board, Director General (Director) or holders of equivalent posts in the credit institution placed under special control to formulate a plan to consolidate its organization and operation;
b/ To direct and supervise the implementation of solutions stated in the plan on organizational and operational consolidation approved by the Special Control Board;
c/ To report to the State Bank on the operation of the credit institution and the results of implementation of the plan on organizational and operational consolidation.
2. A Special Control Board has the following powers:
a/ To terminate operations unconformable with the approved plan on organizational and operational consolidation or contrary to regulations on safety in banking operations which may harm the interests of depositors;
b/ To terminate or suspend the right to govern, administer and control the credit institution of members of the Board of Directors, Members' Council. Control Board, the Director General (Director), or Deputy Director General (Deputy Director), when necessary;
c/ To request the Board of Directors, Members' Council, Director General (Director) to dismiss or suspend the work of a person who commits violations of law or fails to abide by the approved plan on organizational and operational consolidation.
d/ To propose the State Bank to extend or terminate the special control, provide or terminate special loans for the credit institution, purchase shares of the credit institution, liquidate the credit institution or revoke its license, or compulsorily receive, merge, consolidate or acquire the credit institution;
e/ To request the credit institution to file request for a court to open bankruptcy procedures under the bankruptcy law.
3. The Special Control Board shall take responsibility for its decisions when conducting the special control.
Article 149. Competence of the State Bank toward credit institutions placed under special control
1. The State Bank shall handle proposals of the Special Control Board specified at Point d. Clause 2, Article 148 of this Law.
2. The State Bank may request the owner of a credit institution placed under special control to increase capital, formulate and implement a restructuring plan or decide on the compulsory merger, consolidation or acquisition of the credit institution, if the owner cannot or fails to increase capital.
3. The State Bank may directly contribute capital to, or purchase shares of. a credit institution placed under special control or designate another credit institution to do so in case the credit institution placed under special control cannot implement the State Bank's requests specified in Clause 2 of this Article or in case the State Bank determines that the accumulative loss of the credit institution placed under special control exceeds the actual value of its charter capital and reserve funds staled in the latest audited financial statement and that the termination of its operations may harm the safety of the credit institution system.
4. The capital contribution and share purchase under Clause 3 of this Article comply with the Prime Minister's regulations.
Article 150. Responsibilities of credit institutions placed under special control
The Board of Directors, Members' Council, Control Board and the Director General (Director) of a credit institution placed under special control shall:
1. Elaborate a plan to consolidate the organization and operation of the credit institution and submit it to the Special Control Board for approval and organize its implementation;
2. Continue administering, controlling and managing the operation of the credit institution and assure the safety of its assets, except for cases specified at Point b, Clause 2, Article 148 of this Law;
3. Abide by requests of the Special Control Board regarding the organization, administration, control and management of the credit institution specified at Points a, b. c and f, Clause 2, Article 148 of this Law.
4. Comply with the State Bank's requests specified in Article 149 of this Law.
1. A credit institution may borrow special loans from the State Bank and other credit institutions in the following cases:
a/ It falls into the state of insolvency, threatening the stability of the credit institution system;
b/ It faces insolvency possibilities due to other serious incidents.
2. Special loans will be repaid prior to all other debts of the credit institution, including debts with security assets, or may be converted into contributed capital or share capital at the credit institution concerned as prescribed in Article 149 of this Law.
3. The State Bank shall specify the provision of special loans to credit institutions.
Article 152. Termination of special control
1. The State Bank shall terminate the special control placed over a credit institution in the following cases:
a/ The credit institution resumes its normal operation:
b/ The credit institution has been merged or consolidated with another credit institution during the special control;
c/ The credit institution is unable to restore its solvency.
2. The decision on termination of special control shall be notified to all concerned organizations and individuals.
3. In case of terminating special control under Point c, Clause 1 of this Article, the State Bank shall send to the court a document on the termination of solvency restoration measures.
Section 2. REORGANIZATION, DISSOLUTION, BANKRUPTCY, LIQUIDATION AND CAPITAL AND ASSET BLOCKAGE
Article 153. Reorganization of credit institutions
1. Credit institutions may be reorganized by split-up, division, consolidation, merger or transformation of the legal form after obtaining the State Bank's written approval.
2. The State Bank shall specify conditions, dossiers, order and procedures for approving the reorganization of credit institutions.
Article 154. Dissolution of credit institutions and foreign bank branches
A credit institution or foreign bank branch shall dissolve in the following cases;
1. It voluntarily applies for the dissolution in case it can repay all debts and the State Bank so approves in writing.
2. Upon expiration of its operation duration, it does not apply for extension or applies for extension but the extension is rejected by the State Bank.
3. Its license is revoked.
Article 155. Bankruptcy of credit institutions
1. After the State Bank issues a document on termination of special control or a document on the termination or non-application of solvency restoration measures, if the credit institution remains in the state of bankruptcy, it shall file a request for a court to open procedures for settlement of bankruptcy declaration requests under the bankruptcy law.
2. Upon receiving a request for opening bankruptcy procedures for a credit institution as prescribed in Clause 1 of this Article, the court shall open procedures for settlement of bankruptcy declaration requests and immediately apply procedures for liquidating the credit institution's assets under the bankruptcy law.
Article 156. Liquidation of credit institutions' assets
1. In case a credit institution is declared bankrupt, the liquidation of its assets complies with the bankruptcy law.
2. In case of dissolution under Article 154 of this Law, the credit institution shall liquidate its assets under the supervision of the State Bank and follow the order and procedures for asset liquidation prescribed by the State Bank.
3. In the process of supervising the liquidation of assets of a credit institution under Clause 2 of this Article, if detecting that the credit institution cannot repay all debts, the State Bank shall issue a decision to terminate the liquidation and request the credit institution to file an application for opening of bankruptcy procedures under Article 155 of this Law.
4. Liquidated credit institutions shall pay all costs related to the liquidation of assets
Article 157. Blockage of capital and assets of foreign bank branches
1. When necessary, in order to protect the interests of depositors, the State Bank shall block part or whole of capital and assets of a foreign bank branch.
2. The State Bank shall specify cases of blockage and termination of blockage of capital and assets of foreign bank branches.