Chương XV Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 80/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 22/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 28/07/2015 | Số công báo: | Từ số 867 đến số 868 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 với nhiều quy định mới về thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL; hiệu lực, giải thích, kiểm tra, giám sát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày 22/06/2015.
- Luật ban hành văn bản 2015 quy định việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo hoặc niêm yết công khai.
- Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản QPPL
+ Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương;
+ Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì theo Luật ban hành văn bản QPPL 2015 có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành văn bản, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành văn bản.
- Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản QPPL phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
- Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
- Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Việc áp dụng văn bản QPPL trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
- Đăng tải và đưa tin văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Luật ban hành văn bản pháp luật 2015
Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương, Hội đồng nhân dân, UBND ban hành phải được đăng tải toàn văn trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước.
Văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có giá trị sử dụng chính thức.
- Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được thực hiện trong trường hợp quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh có cách hiểu khác nhau trong việc thi hành.
Luật ban hành văn bản 2015 còn quy định thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, giải thích, kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản QPPL,… Luật ban hành văn bản pháp luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát theo quy định của pháp luật.
2. Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản trái pháp luật.
1. Sự phù hợp của văn bản với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung của văn bản đó.
3. Sự phù hợp của nội dung văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản.
4. Sự thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành của cùng một cơ quan.
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát văn bản quy phạm pháp luật.
2. Quốc hội bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
4. Hội đồng nhân dân bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trái với nghị quyết của mình, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
5. Trình tự, thủ tục giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
1. Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
3. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đã bị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành thì Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chuẩn bị hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
4. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ban hành.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành và do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật không được xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đó.
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp trên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp dưới ban hành.
Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp huyện bãi bỏ.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới.
SUPERVISION, INSPECTION, AND HANDLING OF LEGISLATIVE DOCUMENTS
Article 162. Supervision of legislative documents
1. Legislative documents must be supervised by competent authorities as prescribed by law.
2. Legislative documents must be supervised in order to find the contents that contravene the Constitution, laws, documents of superior regulatory agencies, or that are no longer applicable in order to suspend, amend, annul them in part or in full, or request a competent authorities to deal with the entities that promulgate illegitimate documents.
Article 163. Contents of legislative document supervision
1. Conformity of the document with the Constitution and legislative documents promulgated by superior regulatory agencies.
2. Consistency of the format of the document with its contents.
3. Conformity of the document with the competence of the promulgating agency.
4. Consistency of current legislative documents with new legislative documents promulgated by the same agency.
Article 164. Supervision and handling of suspected illegitimate legislative documents
1. The National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Council, Committees of the National Assembly, deputies of the National Assembly, the People’s Councils, Standing Committee of the People’s Councils, committees of the People’s Councils, deputies of the People’s Councils shall supervise legislative documents.
2. The National Assembly shall annul legislative documents of the President, Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Prime Minister, Judge Council of the People’s Supreme Court, Executive Judge of the People’s Supreme Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General that are promulgated against the Constitution, laws, or resolutions of the National Assembly.
3. Standing Committee of the National Assembly shall suspend legislative documents of the Government, the Prime Minister, Judge Council of the People’s Supreme Court, Executive Judge of the People’s Supreme Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General that are promulgated against the Constitution, laws, or resolutions of the National Assembly; request the National Assembly to decide annulment of such documents at the nearest meeting; annul legislative documents of the Government, the Prime Minister, Judge Council of the People’s Supreme Court, Executive Judge of the People’s Supreme Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General that are promulgated against ordinances and resolutions of Standing Committee of the National Assembly; annul legislative documents of the People’s Councils of provinces that contravene the Constitution, laws, or legislative documents of superior agencies.
4. The People’s Councils shall annul legislative documents of the People’s Committees at the same level, legislative documents of the People’s Councils at inferior levels that contravene their resolutions or legislative documents of superior agencies.
5. Procedures for supervising promulgation of legislative documents, handling suspected illegitimate legislative documents shall comply with regulations of law on supervision by the National Assembly and the People’s Councils.
Article 165. The Government’s inspection and handling of suspected illegitimate legislative documents
1. The Government shall inspect legislative documents and deal with legislative documents of Ministries, ministerial agencies, the People’s Councils of provinces, the People’s Committees of provinces, local governments of administrative - economic units that are suspected of contravening the Constitution or legislative documents of superior agencies.
2. The Prime Minister shall consider annulling or suspending, in part or in full, legislative documents of Ministers, Heads of ministerial agencies, the People’s Committees of provinces, local governments of administrative - economic units that contravene the Constitution, laws, or legislative documents of superior agencies; suspend in part or in full resolutions of the People’s Councils of provinces that contravene the Constitution, laws, or legislative documents of superior agencies and request Standing Committee of the National Assembly to annul them.
3. The Ministry of Justice shall assist the Government in inspecting and handling legislative documents of Ministries, ministerial agencies, the People’s Councils of provinces, the People’s Committees of provinces, local governments of administrative - economic units that contravene the Constitution, laws, or legislative documents of superior agencies.
The Ministry of Justice shall cooperate with Government Office, relevant Ministries and ministerial agency in preparing documents to be submitted to the Prime Minister to request Standing Committee of the National Assembly to annul resolutions of the People’s Councils of provinces that contravene the Constitution, laws, or legislative documents of superior agencies which have been suspended by the Prime Minister.
4. The Government shall provide specific regulations on inspection and handling of suspected illegitimate legislative documents promulgated by Ministers, Heads of ministerial agencies, the People’s Councils and the People’s Committees.
Article 166. Ministers and Heads of ministerial agencies’ inspection and handling of suspected illegitimate legislative documents
1. Ministers and Heads of ministerial agencies shall inspect legislative documents they promulgate or those promulgated by other Ministries, ministerial agencies the People’s Councils and the People’s Committees of provinces whose contents relate to their fields or sectors.
Where a legislative document they promulgate is found illegitimate, the Minister or Head of ministerial agency shall annul it in part or in full.
2. Ministers and Heads of ministerial agencies in charge a particular field or sector are entitled to request the Prime Minister to suspend or annul legislative documents of other Ministers, Heads of ministerial agencies, the People’s Committees of provinces, local governments of administrative - economic units that contain illegitimate regulations on their fields or sectors; request the Prime Minister to request Standing Committee of the National Assembly to annul legislative documents of the People’s Councils of provinces that contain illegitimate regulations on their fields or sectors.
3. In case an illegitimate legislative document of a minister, Head of ministerial agency, or the People’s Committee of a province, or local government of a administrative - economic unit is not dealt with as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the Minister of Justice shall request the Prime Minister to suspend or annul it.
Article 167. The People’s Councils and the People’s Committees’ inspection and handling of suspected illegitimate legislative documents
1. The People’s Councils and the People’s Committees shall inspect their own legislative documents and those promulgated by the People’s Councils and the People’s Committees at inferior levels.
When a legislative document they promulgate is found illegitimate, the People’s Council or the People’s Committee shall annul it in part or in full.
President of the People’s Committee of each province shall inspect legislative documents promulgated by the People’s Councils and the People’s Committees of districts.
President of the People’s Committee of each district shall inspect legislative documents promulgated by the People’s Councils and the People’s Committees of communes.
2. President of the People’s Committee of each province shall suspend illegitimate resolutions of the People’s Councils of districts and request the People’s Council of the same province to annul them.
President of the People’s Committee of each district shall suspend illegitimate resolutions of the People’s Councils of communes and request the People’s Council of the same district to annul them.
3. Presidents of the People’s Committees shall directly suspend, annul in part or in full legislative documents promulgated by the People’s Committees at inferior levels.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực