Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 34/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/05/2016 | Số công báo: | Từ số 365 đến số 366 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản QPPL, Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản QPPL,…
1. Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Theo Nghị định số 34, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, nghị định của Chính phủ ngay sau khi nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo Khoản 1 Điều 37 và Điều 87 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
2. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Theo quy định tại Nghị định 34/2016, dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được thảo luận và thông qua tại phiên họp Chính phủ vào tháng 01 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH.
3. Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực được Nghị định số 34 năm 2016 quy định như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các Điều, Khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
- Theo NĐ 34/2016/NĐ-CP, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
- Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ còn quy định trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Nghị định 34 năm 2016 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có Điều, Khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể Điều, Khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều Điều, Khoản hoặc vừa quy định chi tiết các Điều, Khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các Điều, Khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
5. Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
Theo NĐ 34 của Chính phủ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước CHXHCN Việt Nam.
6. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật được Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp tỉnh, HĐND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật của UBND cấp tỉnh, UBND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
7. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ quy định thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31/12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
Nghị định 34 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2016 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản được rà soát, hệ thống hóa gồm các văn bản quy định tại Điều 4 của Luật, trừ Hiến pháp.
1. Việc rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát.
2. Việc hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, đồng bộ; kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản; tuân thủ trình tự hệ thống hóa.
3. Việc rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ;
b) Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình. Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở Tổng cục và tương đương, Cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình;
c) Người đứng đầu tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của bộ, cơ quan ngang bộ.
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Bộ Tư pháp.
2. Trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước:
a) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành; văn bản do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo và văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; văn bản do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo và văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành; văn bản do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo và văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước;
b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân:
a) Ủy ban nhân dân thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân kiến nghị Hội đồng nhân dân xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành;
c) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản.
Thủ trưởng các cơ quan khác đã chủ trì soạn thảo văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản;
d) Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt:
a) Thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành; phối hợp với cơ quan có liên quan kiến nghị Hội đồng nhân dân xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân;
b) Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý trong việc giúp Ủy ban nhân dân thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản.
5. Trường hợp giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính thì Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính trước đó ban hành.
1. Cơ quan, tổ chức và công dân khi phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp thì kiến nghị cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện rà soát văn bản được quy định tại Điều 139 của Nghị định này.
2. Cơ quan nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét để thực hiện rà soát văn bản hoặc chuyển kiến nghị đến cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản, đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức và công dân đã kiến nghị rà soát văn bản.
1. Văn bản được sử dụng để rà soát, hệ thống hóa theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Bản gốc, bản chính;
b) Văn bản đăng trên công báo in, công báo điện tử;
c) Bản sao y bản chính, bản sao lục của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
đ) Văn bản trong Tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
2. Trường hợp có văn bản hợp nhất thì sử dụng văn bản hợp nhất để rà soát, hệ thống hóa.
1. Văn bản là căn cứ để rà soát là văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến văn bản được rà soát, gồm:
a) Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;
b) Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên sau thời điểm ban hành văn bản được rà soát.
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ để rà soát được xác định căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả điều tra, khảo sát và thông tin thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát.
1. Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản:
a) Bãi bỏ toàn bộ văn bản được áp dụng trong trường hợp đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế;
b) Bãi bỏ một phần văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung;
c) Văn bản bị bãi bỏ phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại Điều 157 của Nghị định này.
2. Thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Sửa đổi, bổ sung văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
4. Ban hành văn bản mới được áp dụng trong trường hợp qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.
5. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản được áp dụng trong trường hợp văn bản được rà soát có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo nếu chưa được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế kịp thời và tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Ngưng hiệu lực một phần hoặc toàn bộ văn bản trong một thời hạn nhất định được áp dụng trong trường hợp rà soát văn bản căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh.
1. Kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản được sử dụng trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật; cập nhật thông tin của văn bản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
2. Kết quả rà soát văn bản được sử dụng để phục vụ công tác hợp nhất văn bản, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính.
1. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát; văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, bị ngưng hiệu lực, bị đình chỉ việc thi hành là văn bản cần rà soát.
2. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ngưng hiệu lực, đình chỉ việc thi hành văn bản được sử dụng làm căn cứ ban hành một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát; văn bản có văn bản là căn cứ ban hành được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, bị ngưng hiệu lực, bị đình chỉ việc thi hành là văn bản cần rà soát.
3. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ngưng hiệu lực, đình chỉ văn bản được dẫn chiếu trong nội dung của một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát; văn bản có chứa nội dung được dẫn chiếu đến văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, bị ngưng hiệu lực, bị đình chỉ việc thi hành là văn bản cần rà soát.
4. Văn bản có quy định liên quan đến một hoặc nhiều văn bản ban hành trước đó là căn cứ để rà soát; văn bản được ban hành trước đó là văn bản cần rà soát.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ rà soát văn bản được xác định trên cơ sở các tài liệu, thông tin sau:
1. Điều lệ, cương lĩnh, nghị quyết, thông tri, chỉ thị, tài liệu chính thức khác của Đảng; văn bản, tài liệu chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến văn bản được rà soát;
2. Kết quả điều tra, khảo sát; thông tin kinh tế - xã hội; số liệu và báo cáo thống kê; thông tin, số liệu thực tiễn, tài liệu khác liên quan đến văn bản được rà soát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
1. Hiệu lực của văn bản.
2. Căn cứ ban hành của văn bản.
3. Thẩm quyền ban hành văn bản.
4. Nội dung của văn bản.
1. Đối tượng điều chỉnh của văn bản.
2. Hình thức văn bản.
3. Nội dung của văn bản.
4. Quan hệ xã hội mới cần được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân công người rà soát văn bản ngay sau khi văn bản là căn cứ rà soát được thông qua hoặc ký ban hành.
2. Người rà soát xác định văn bản cần rà soát, báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Người rà soát xem xét, đánh giá phần căn cứ ban hành văn bản được rà soát để xác định và tập hợp đầy đủ văn bản là căn cứ rà soát.
4. Người rà soát xem xét, xác định hiệu lực của văn bản được rà soát theo các trường hợp sau:
a) Trường hợp văn bản được rà soát hết hiệu lực, ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 153 và khoản 1, 2 và 3 Điều 154 của Luật, người rà soát xác định một phần hoặc toàn bộ nội dung, lý do, thời điểm hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của văn bản được rà soát. Việc xác định hiệu lực của văn bản quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Nghị định này.
Trường hợp văn bản được rà soát có văn bản là căn cứ rà soát được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 thì việc xác định các trường hợp hết hiệu lực của văn bản thực hiện theo Điều 78 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996.
Trường hợp văn bản được rà soát có văn bản là căn cứ rà soát được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì việc xác định các trường hợp hết hiệu lực của văn bản thực hiện theo Điều 81 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
Trường hợp văn bản được rà soát có văn bản là căn cứ rà soát được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thì việc xác định các trường hợp hết hiệu lực của văn bản thực hiện theo Điều 53 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
b) Văn bản được xác định hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại Điều 157 của Nghị định này;
c) Văn bản được xác định còn hiệu lực thì tiếp tục được rà soát về thẩm quyền và nội dung theo quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.
5. Người rà soát xem xét, đánh giá thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung của văn bản được rà soát.
6. Người rà soát xem xét, đánh giá nội dung văn bản được rà soát để xác định quy định trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ rà soát.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân công người rà soát văn bản ngay khi tình hình kinh tế - xã hội có sự thay đổi có thể làm cho nội dung của văn bản không còn phù hợp.
2. Người rà soát xác định văn bản cần rà soát, báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Người rà soát căn cứ vào đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát, tập hợp thông tin, tài liệu, văn bản là căn cứ xác định sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội theo quy định tại Điều 146 của Nghị định này.
4. Người rà soát văn bản xem xét, đánh giá văn bản được rà soát để xác định các nội dung quy định tại Điều 148 của Nghị định này.
1. Người rà soát lập Phiếu rà soát văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này trong trường hợp văn bản được rà soát có quy định trái, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản là căn cứ rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Trường hợp kết quả rà soát văn bản có nội dung phức tạp, người rà soát đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện kết quả rà soát.
2. Người rà soát không lập Phiếu rà soát văn bản mà ký vào góc trên của văn bản được rà soát, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm rà soát trong trường hợp văn bản được rà soát không có quy định trái, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản là căn cứ rà soát hoặc còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Người rà soát lập hồ sơ rà soát gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản được rà soát;
2. Văn bản là căn cứ rà soát; tài liệu liên quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội;
3. Phiếu rà soát văn bản;
4. Dự thảo báo cáo kết quả rà soát của cơ quan, đơn vị trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, trong đó đánh giá về hiệu lực, thẩm quyền ban hành, nội dung trái, chồng chéo, mâu thuẫn của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kiến nghị xử lý;
5. Dự thảo văn bản lấy ý kiến cơ quan liên tịch ban hành văn bản được rà soát về việc xử lý kết quả rà soát (nếu có);
6. Dự thảo văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản;
7. Các tài liệu khác có liên quan.
1. Cơ quan, đơn vị rà soát thuộc bộ, cơ quan ngang bộ lấy ý kiến tổ chức pháp chế; cơ quan, đơn vị rà soát thuộc Bộ Tư pháp lấy ý kiến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp; cơ quan, đơn vị rà soát cấp tỉnh lấy ý kiến Sở Tư pháp; cơ quan, đơn vị rà soát cấp huyện lấy ý kiến Phòng Tư pháp về kết quả rà soát văn bản.
Cơ quan rà soát lấy ý kiến cơ quan liên tịch ban hành văn bản được rà soát về kết quả rà soát văn bản.
2. Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ nội dung nhất trí, nội dung không nhất trí và lý do hoặc ý kiến khác.
3. Cơ quan, đơn vị rà soát hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở ý kiến góp ý để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, quyết định xử lý.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả rà soát.
2. Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã lập “Sổ theo dõi văn bản được rà soát” theo Mẫu số 02 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
Việc rà soát văn bản và xử lý kết quả rà soát tại Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo trình tự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước quy định.
Việc rà soát và xử lý kết quả rà soát văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện theo trình tự do Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định.
1. Định kỳ hằng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc trách nhiệm rà soát của mình, bao gồm cả văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 38 của Nghị định này.
2. Văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực là quyết định hành chính, phải được đăng Công báo và đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát (nếu có) hoặc niêm yết tại các địa điểm quy định tại Điều 98 của Nghị định này.
3. Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực được đưa vào danh mục để công bố định kỳ hằng năm là văn bản có thời điểm hết hiệu lực, thời điểm bắt đầu ngưng hiệu lực trong một năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12).
Trường hợp văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc đối tượng của kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố thì cơ quan rà soát đưa văn bản đó vào danh mục văn bản để công bố.
4. Quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Tư pháp; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.
5. Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực được lập theo Mẫu số 03, 04 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
1. Khi phát hiện văn bản trái pháp luật tại thời điểm ban hành thuộc đối tượng kiểm tra thì cơ quan rà soát thực hiện việc kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại Chương VIII của Nghị định này.
2. Khi phát hiện văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung không hợp hiến, hợp pháp tại thời điểm ban hành thì cơ quan rà soát văn bản phối hợp với các cơ quan có liên quan kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
1. Chính phủ kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tổng rà soát hệ thống văn bản; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản.
1. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản cùng điều chỉnh một hoặc nhiều nhóm quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian cụ thể.
2. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo địa bàn nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản đã được ban hành có phạm vi và đối tượng điều chỉnh tại một địa bàn cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước hoặc khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Thủ tướng Chính phủ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình.
Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
2. Nội dung kế hoạch rà soát văn bản bao gồm mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi; thời gian, tiến độ thực hiện; phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện; kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
1. Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn gồm: đánh giá về thực trạng hệ thống văn bản; kiến nghị, đề xuất xử lý văn bản nhằm hoàn thiện pháp luật.
2. Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn phải được xây dựng thành báo cáo và các danh mục văn bản như sau:
a) Báo cáo kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn nêu rõ quá trình tổ chức thực hiện; kết quả đạt được thông qua việc tổng rà soát, rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; các đánh giá về thực trạng hệ thống văn bản được rà soát và kiến nghị, đề xuất xử lý văn bản;
b) Danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.
Các danh mục văn bản được lập theo Mẫu số 03, 04, 05, 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
1. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định công bố kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản.
2. Cơ quan, người quyết định rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn quyết định công bố kết quả rà soát.
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố (sau đây gọi là thời điểm hệ thống hóa) là ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
1. Tập hợp các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa.
2. Kiểm tra lại kết quả rà soát văn bản và rà soát bổ sung.
3. Sắp xếp các văn bản còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Điều 168 của Nghị định này.
4. Công bố các danh mục văn bản và tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực.
1. Việc định kỳ hệ thống hóa văn bản phải được lập thành kế hoạch.
2. Nội dung kế hoạch gồm:
a) Mục đích, yêu cầu hệ thống hóa;
b) Đối tượng, phạm vi hệ thống hóa;
c) Thời gian, tiến độ thực hiện;
d) Phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp;
đ) Kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
1. Tập hợp văn bản và kết quả rà soát văn bản để hệ thống hóa:
a) Văn bản để hệ thống hóa theo định kỳ bao gồm: các văn bản trong Tập hệ thống hóa của kỳ hệ thống hóa trước và các văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hóa hiện tại, gồm cả văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hóa hiện tại nhưng chưa có hiệu lực;
b) Kết quả rà soát văn bản để hệ thống hóa được tập hợp từ cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản.
2. Kiểm tra lại kết quả rà soát văn bản và rà soát bổ sung:
a) Kết quả rà soát văn bản để hệ thống hóa phải được kiểm tra lại để bảo đảm tính chính xác về hiệu lực của văn bản tính đến thời điểm hệ thống hóa;
b) Trường hợp kết quả rà soát văn bản phản ánh không cập nhật tình trạng pháp lý của văn bản hoặc phát hiện văn bản chưa được rà soát theo quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền rà soát phải tiến hành rà soát ngay theo quy định tại Nghị định này.
3. Xác định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa:
a) Trên cơ sở kết quả rà soát văn bản đã được kiểm tra lại và được rà soát bổ sung, người thực hiện hệ thống hóa xác định các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa;
b) Văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa văn bản gồm: văn bản trong Tập hệ thống hóa của kỳ hệ thống hóa trước đã được rà soát xác định còn hiệu lực, văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hóa hiện tại đã được rà soát xác định còn hiệu lực, văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hóa hiện tại nhưng chưa có hiệu lực tính đến thời điểm hệ thống hóa.
4. Lập các danh mục văn bản:
a) Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, gồm cả văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần và văn bản chưa có hiệu lực tính đến thời điểm hệ thống hóa; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới;
b) Các danh mục văn bản được lập theo Mẫu số 03, 04, 05 và 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
5. Sắp xếp các văn bản còn hiệu lực thành Tập hệ thống hóa văn bản:
Căn cứ vào Danh mục văn bản còn hiệu lực, người thực hiện hệ thống hóa văn bản sắp xếp các văn bản thành Tập hệ thống hóa văn bản.
6. Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp công bố kết quả hệ thống hóa văn bản;
b) Kết quả hệ thống hóa văn bản gồm các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản quy định tại khoản 4 và 5 Điều này;
c) Hình thức văn bản công bố kết quả hệ thống hóa văn bản là quyết định hành chính;
d) Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được công bố chậm nhất là 30 ngày đối với văn bản của trung ương, 60 ngày đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp kể từ thời điểm hệ thống hóa.
7. Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan hệ thống hóa văn bản (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan hệ thống hóa văn bản phát hành Tập hệ thống hóa văn bản bằng hình thức văn bản giấy.
Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực ở trung ương và cấp tỉnh phải được đăng Công báo. Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực ở cấp huyện và cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát.
Trường hợp sau khi công bố, phát hiện các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực có sai sót thì tiến hành rà soát lại và đính chính.
Văn bản trong Tập hệ thống hóa văn bản và các danh mục văn bản phải được sắp xếp theo các tiêu chí sau:
1. Lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan hoặc lĩnh vực do cơ quan hệ thống hóa quyết định;
2. Thứ tự văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đến văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn;
3. Thứ tự thời gian ban hành văn bản từ văn bản được ban hành trước đến văn bản được ban hành sau;
4. Tiêu chí khác phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước.
1. Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp chủ trì giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân xây dựng và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch hệ thống hóa.
2. Các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện hệ thống hóa văn bản theo trình tự hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả cho tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ để tổng hợp.
Các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp thực hiện hệ thống hóa văn bản theo trình tự hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp để tổng hợp.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện hệ thống hóa văn bản cấp tỉnh, cấp huyện hệ thống hóa văn bản theo trình tự hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để tổng hợp.
3. Tổ chức pháp chế, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp kiểm tra lại kết quả hệ thống hóa văn bản, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, công bố.
4. Quan hệ phối hợp giữa các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong việc hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản về Bộ Tư pháp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày công bố kết quả hệ thống hóa theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 167 của Nghị định này để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Chế độ báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định sau:
a) Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp; tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm xây dựng báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
b) Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp để Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thời hạn gửi báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê.
2. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản cần có các nội dung sau:
a) Kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, gồm: số liệu về số văn bản phải rà soát, số văn bản đã được rà soát, kết quả rà soát văn bản, tình hình xử lý văn bản được rà soát; kết quả hệ thống hóa văn bản; kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn;
b) Đánh giá chung về chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa;
c) Đánh giá về thể chế rà soát, hệ thống hóa văn bản; tổ chức, biên chế, kinh phí cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản;
d) Hoạt động phối hợp trong rà soát, hệ thống hóa văn bản; tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản và các điều kiện bảo đảm khác;
đ) Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị;
e) Những vấn đề khác có liên quan.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước cung cấp thông tin về tình hình, kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 186 của Nghị định này.
1. Phiếu rà soát văn bản quy phạm pháp luật (Mẫu số 01 Phụ lục IV).
2. Sổ theo dõi văn bản quy phạm pháp luật được rà soát (Mẫu số 02 Phụ lục IV).
3. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ (Mẫu số 03 Phụ lục IV).
4. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần (Mẫu số 04 Phụ lục IV).
5. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực (Mẫu số 05 Phụ lục IV).
6. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới (Mẫu số 06 Phụ lục IV).
1. Cán bộ, công chức tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật là những người có nhiệm vụ chính sau:
a) Xây dựng chính sách, đánh giá tác động của chính sách, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
b) Soạn thảo, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật;
c) Thẩm định, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
d) Kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật;
e) Kiểm soát thủ tục hành chính;
g) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Cán bộ, công chức tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định của Nghị định này.
1. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện pháp luật có trách nhiệm:
a) Bảo đảm đầy đủ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ trong tổng biên chế được giao tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
b) Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của cơ quan, địa phương mình;
c) Thường xuyên rà soát đội ngũ cán bộ, công chức để điều động, biệt phái cán bộ, công chức có năng lực, trình độ từ các cơ quan khác sang làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật khi có yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật có trách nhiệm ưu tiên sử dụng cán bộ, công chức được đào tạo về pháp luật và có năng lực thực hiện công tác xây dựng pháp luật để soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan mình có trách nhiệm chủ trì soạn thảo hoặc có thẩm quyền ban hành.
1. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật có trách nhiệm:
a) Ít nhất mỗi năm một lần, tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
b) Cử cán bộ, công chức trực tiếp tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của cơ quan mình tham dự các khóa bồi dưỡng chuyên sâu về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do Bộ Tư pháp tổ chức;
c) Ưu tiên cử cán bộ, công chức trực tiếp tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật có triển vọng tham dự các chương trình đào tạo luật dài hạn ở nước ngoài.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Biên soạn các tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
b) Tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
c) Hằng năm, tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ, công chức tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiến thức, phương pháp và kỹ năng xây dựng chính sách, đánh giá tác động của chính sách, thẩm định chính sách trong quá trình lập đề nghị xây dựng và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; lấy ý kiến góp ý đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chuyên gia có năng lực phù hợp với từng công việc.
2. Việc sử dụng chuyên gia phải theo các nguyên tắc sau:
a) Được lựa chọn theo tiêu chí cụ thể cho từng công việc;
b) Được thuê làm việc theo hợp đồng vụ việc;
c) Nếu đã tham gia xây dựng nội dung chính sách, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thì không tham gia thẩm định, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đó.
3. Chuyên gia được hưởng các chế độ sau:
a) Được nhận tiền thù lao theo thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Được cung cấp thông tin có liên quan trong quá trình thực hiện công việc của chuyên gia ghi trong hợp đồng;
c) Được hỗ trợ chi phí tham dự hội nghị, hội thảo khoa học trong nước có nội dung phù hợp với công việc của chuyên gia ghi trong hợp đồng với mức hỗ trợ theo quy định hiện hành;
d) Có quyền đề xuất phương thức thực hiện công việc của chuyên gia ghi trong hợp đồng phù hợp với yêu cầu chuyên môn của công việc đó;
đ) Được khen thưởng và vinh danh xứng đáng với kết quả, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Chế độ ưu đãi đối với chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài được áp dụng theo quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
4. Tiền thù lao và tiền hỗ trợ cho chuyên gia được thực hiện theo các quy định sau:
a) Tiền thù lao và tiền hỗ trợ cho chuyên gia được thanh toán từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có);
b) Tiền thù lao cho chuyên gia được thanh toán theo mức ghi trong hợp đồng;
c) Việc thanh, quyết toán tiền thù lao và tiền hỗ trợ cho chuyên gia được thực hiện theo quy định của pháp luật và trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của chuyên gia.
1. Cộng tác viên kiểm tra văn bản:
a) Cộng tác viên kiểm tra văn bản là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và kiểm tra văn bản phù hợp với lĩnh vực văn bản được kiểm tra, do người đứng đầu cơ quan kiểm tra văn bản ký hợp đồng cộng tác, hoạt động theo cơ chế khoán việc hoặc hợp đồng có thời hạn, chịu sự quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản;
b) Cơ quan kiểm tra văn bản chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản. Quy mô đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản của từng cơ quan kiểm tra văn bản tùy thuộc vào phạm vi, tính chất văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra;
c) Người đứng đầu cơ quan kiểm tra văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tham mưu xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ yêu cầu, điều kiện thực tế của cơ quan, địa phương mình ban hành quy chế cộng tác viên kiểm tra văn bản; ký hợp đồng cộng tác với cộng tác viên kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng.
2. Cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản:
a) Cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và rà soát, hệ thống hóa văn bản phù hợp với lĩnh vực văn bản được rà soát, hệ thống hóa, được người đứng đầu cơ quan rà soát ký hợp đồng cộng tác;
b) Cơ quan, đơn vị rà soát chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và quản lý đội ngũ cộng tác viên rà soát hệ thống hóa văn bản. Số lượng cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản của từng cơ quan, đơn vị rà soát văn bản tùy thuộc vào phạm vi, tính chất văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa.
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật có trách nhiệm:
1. Ưu tiên bố trí kinh phí để hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
2. Ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để đẩy nhanh tiến độ soạn thảo; cung cấp thông tin liên quan nhằm bảo đảm chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
3. Hoàn thiện và vận hành hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật bảo đảm kết nối thông suốt, thường xuyên, liên tục giữa trung ương và địa phương; bảo đảm cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác văn bản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng.
1. Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản bao gồm các tài liệu bằng văn bản, được phân loại, sắp xếp một cách khoa học và tin học hóa để thống nhất quản lý, tra cứu, sử dụng.
2. Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản gồm:
a) Văn bản phục vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa;
b) Hồ sơ rà soát văn bản theo quy định tại Điều 152 của Nghị định này;
c) Kết quả hệ thống hóa văn bản;
d) Kết quả kiểm tra và xử lý văn bản; các thông tin về nghiệp vụ kiểm tra;
đ) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm cập nhật các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản.
1. Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp hiện hành.
2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ quan thực hiện được sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để bổ sung vào kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
1. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được bảo đảm từ ngân sách nhà nước, phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
2. Việc bố trí kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ được giao, chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ.
3. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về các chế độ chi tiêu tài chính.
4. Thực hiện khoán chi theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; bảo đảm không phát sinh tăng kinh phí so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
5. Cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để bổ sung vào nguồn kinh phí thực hiện.
1. Hoạt động lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm các hoạt động như: tổng kết việc thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan; nghiên cứu khoa học, thông tin tư liệu, điều ước quốc tế, dịch tài liệu của nước ngoài ra tiếng Việt; xây dựng nội dung của chính sách; đánh giá tác động của chính sách; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan; chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; lập các loại danh mục, chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương.
2. Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm các hoạt động như: tổ chức soạn thảo văn bản; tập hợp, rà soát, đánh giá văn bản có liên quan; đánh giá tác động của văn bản; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản.
3. Hoạt động góp ý, thẩm định, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gồm các hoạt động như: tổ chức Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định, Hội đồng thẩm tra; lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học trong trường hợp cần thiết; xây dựng, chỉnh lý báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra; văn bản góp ý.
4. Các hoạt động liên quan đến tổ chức thi hành pháp luật gồm các hoạt động như: phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển; Công báo; dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số.
5. Nội dung chi và mức chi quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bao gồm cả kinh phí lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, do ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên của bộ, ngành và cơ quan chuyên môn ở địa phương.
Ngoài nguồn kinh phí này, ngân sách nhà nước bố trí một khoản kinh phí để hỗ trợ cho việc xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bao gồm cả chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được phê duyệt và cấp cho cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
2. Việc lập dự toán, quản lý, phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan. Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, tính chất phức tạp của văn bản được dự kiến xây dựng và hoạt động hoàn thiện hệ thống pháp luật được dự kiến thực hiện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì quyết định phân bổ định mức kinh phí phù hợp.
3. Đối với trường hợp bố trí kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo phương thức khoán theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, việc quyết toán thực hiện trên cơ sở: quyết định phê duyệt chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền; văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành đúng chương trình, kế hoạch, dự toán được giao; tờ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đúng tiến độ theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện lưu giữ hồ sơ, chứng từ quyết toán theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Trường hợp cuối năm nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật chưa hoàn thành được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển tiếp sang năm sau thực hiện thì được chuyển kinh phí tương ứng sang sử dụng và quyết toán vào năm sau.
Văn bản quy phạm pháp luật phải được tổ chức thi hành kịp thời, hiệu quả. Đối với luật, pháp lệnh, nội dung tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào các vấn đề sau:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
2. Tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp trong văn bản quy phạm pháp luật;
3. Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật;
4. Ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật (nếu có);
5. Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật;
6. Tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
7. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
8. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
9. Sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
10. Báo cáo việc tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị, xử lý vướng mắc trong việc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Luật và Nghị định này.
2. Bảo đảm các điều kiện cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương.
3. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kỹ năng soạn thảo, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến góp ý đối với dự án, dự thảo; đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Cung cấp thông tin liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách khi có yêu cầu của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, thẩm tra.
5. Hướng dẫn việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương.
6. Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của bộ, ngành mình;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, xử lý văn bản có quy định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành mình do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức kiểm tra văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản thuộc quyền quản lý của bộ, ngành mình;
d) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra, xử lý văn bản trong bộ, cơ quan ngang bộ;
đ) Sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý văn bản trong phạm vi toàn quốc;
b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
c) Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương;
d) Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công tác kiểm tra, xử lý văn bản đối với tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp;
đ) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức kiểm tra văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản;
e) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản; tổ chức nghiên cứu khoa học về kiểm tra, xử lý văn bản;
g) Sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của bộ.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản ở địa phương;
b) Đôn đốc, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở địa phương;
c) Phối hợp và tạo điều kiện để các cơ quan kiểm tra văn bản thực hiện việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền;
d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản tại địa phương; tổ chức nghiên cứu khoa học về kiểm tra văn bản;
đ) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản;
e) Sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của địa phương.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại khoản này.
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước:
a) Đôn đốc, kiểm tra hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền;
b) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
c) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
d) Sơ kết, tổng kết về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước cung cấp thông tin, kết quả về tình hình rà soát, hệ thống hóa văn bản để Bộ Tư pháp giúp Chính phủ tổng hợp, xây dựng báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
b) Đôn đốc, chỉ đạo và kiểm tra công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương;
c) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản trong phạm vi toàn quốc; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
d) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Sơ kết, tổng kết về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Quy định cụ thể về đầu mối chủ trì, cơ chế phân công phối hợp, điều kiện bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
b) Đôn đốc, chỉ đạo công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;
c) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
d) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Sơ kết, tổng kết về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.
1. Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác Công báo và có chính sách xã hội hóa Công báo, có trách nhiệm:
a) Quản lý, xuất bản, phát hành Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc in công báo theo hình thức đấu thầu công khai theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Hướng dẫn hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày ấn phẩm Công báo;
c) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đăng văn bản trên Công báo đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Sơ kết, tổng kết tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công báo;
đ) Duy trì và quản lý Trang công báo điện tử và thực hiện tích hợp Trang công báo trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm hoạt động đăng văn bản trên Công báo cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu thông tin pháp luật, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương; quyết định kinh phí cho hoạt động xuất bản Công báo cấp tỉnh trên cơ sở dự toán kinh phí được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; quy định giá bán Công báo cấp tỉnh trên cơ sở định mức giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn; quyết định cấp phát Công báo cấp tỉnh miễn phí; kiểm tra hoạt động xuất bản, phát hành Công báo ở địa phương; tổ chức chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, khai thác Công báo cấp phát miễn phí của địa phương.
1. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đang còn hiệu lực, chưa được kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa thì việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa được thực hiện theo quy định của Luật và Nghị định này.
2. Việc cấp phát miễn phí Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho xã, phường, thị trấn năm 2016 tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Công báo.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Công báo; Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Luật) về lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá tác động của chính sách; soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật, trừ văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
2. Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách.
3. Công báo là ấn phẩm thông tin chính thức của Nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý, đăng văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản pháp luật khác theo quy định tại Nghị định này.
4. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật.
5. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
6. Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.
7. Tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đánh giá toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do tất cả các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trong một khoảng thời gian cụ thể.
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật.
2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Phê duyệt chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;
b) Giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho cơ quan, đơn vị;
c) Thành lập trường đại học; thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
d) Khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức;
e) Các quyết định khác không có nội dung quy định tại Điều 20 của Luật.
3. Nghị quyết do Hội đồng nhân dân và quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác;
b) Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác;
c) Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân;
d) Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
e) Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương;
g) Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương;
h) Quyết định phê duyệt kế hoạch;
i) Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị;
k) Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
l) Các nghị quyết, quyết định khác không có nội dung quy định tại các Điều 27, 28, 29 và 30 của Luật.
1. Luật, pháp lệnh.
2. Nghị quyết của Quốc hội quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 15 của Luật; nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật.
3. Nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 và 3 Điều 19 của Luật.
4. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 27 của Luật.
1. Xác định các vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân của từng vấn đề.
2. Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể cần đạt được khi giải quyết các vấn đề.
3. Xác định định hướng, giải pháp để giải quyết từng vấn đề.
4. Xác định đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nhóm đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách.
5. Xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề.
Tác động của chính sách được đánh giá gồm:
1. Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế;
2. Tác động về xã hội của chính sách được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội;
3. Tác động về giới của chính sách (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới;
4. Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách;
5. Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo khả năng về thi hành và tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tác động đối với tổ chức bộ máy nhà nước, khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế.
Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính. Trong trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do.
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm:
a) Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định này;
b) Lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo báo cáo.
2. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp được đại biểu Quốc hội đề nghị hỗ trợ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm hỗ trợ đại biểu Quốc hội xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo quy định của Nghị định này.
Thông tin được sử dụng khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải chính xác, trung thực và ghi rõ nguồn thông tin.
Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm:
1. Tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong đề nghị và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật và tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý;
2. Xác định rõ từng chính sách trong đề nghị cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng cần lấy ý kiến và địa chỉ tiếp nhận ý kiến;
3. Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức có liên quan để lấy ý kiến. Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để lấy ý kiến;
4. Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến;
5. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
6. Nghiên cứu ý kiến góp ý để hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến phải được đăng tải cùng với các tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan lập đề nghị.
Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức lập đề nghị có thể huy động sự tham gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học vào các hoạt động sau:
1. Tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;
2. Khảo sát, điều tra xã hội học; đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan đến các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
3. Tập hợp, nghiên cứu, so sánh tài liệu, điều ước quốc tế có liên quan đến các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
4. Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội để Chính phủ thảo luận.
Trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có thể gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội tới các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến; tổ chức cuộc họp có sự tham gia của đại diện cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học để lấy ý kiến đối với đề nghị.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, nghị định của Chính phủ đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng;
b) Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ;
c) Trường hợp cần thiết, tổ chức họp tư vấn thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học;
d) Đề nghị cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ thuyết trình về đề nghị xây dựng văn bản và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến các chính sách trong đề nghị;
đ) Trường hợp cần thiết, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng;
b) Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết;
c) Trường hợp cần thiết, tổ chức họp tư vấn thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học;
d) Trường hợp cần thiết, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về đề nghị xây dựng nghị quyết.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có trách nhiệm:
a) Gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 37 hoặc Điều 87 của Luật đến Bộ Tư pháp để thẩm định;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; thuyết trình đề nghị theo đề nghị của Bộ Tư pháp;
c) Bảo đảm sự tham gia của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình lập đề nghị; nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý đề nghị trên cơ sở ý kiến thẩm định để trình Chính phủ;
d) Gửi đề nghị đã được chỉnh lý và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định đến Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ.
2. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cử đại diện tham gia thẩm định đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ do Bộ Tư pháp thẩm định.
3. Cơ quan, tổ chức lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 114 của Luật đến Sở Tư pháp để thẩm định;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; cử đại diện tham dự Hội đồng tư vấn thẩm định và các cuộc họp liên quan đến thẩm định theo đề nghị của Sở Tư pháp;
c) Bảo đảm sự tham gia của Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập đề nghị; nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý đề nghị trên cơ sở ý kiến thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cử đại diện tham gia thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Sở Tư pháp thẩm định.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ ngay sau khi nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 37 và Điều 87 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 114 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Sở Tư pháp.
1. Báo cáo thẩm định được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trường hợp Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp kết luận đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa đủ điều kiện trình Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp phải nêu rõ lý do trong Báo cáo thẩm định.
1. Cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ;
b) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định của Luật và Nghị định này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị cơ quan lập đề nghị hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải đề xuất đưa vào chương trình phiên họp gần nhất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ vào phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Trường hợp có nhiều đề nghị hoặc căn cứ vào chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp đề xuất phiên họp chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng pháp luật.
Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị, cơ quan lập đề nghị chủ động tiến hành việc soạn thảo dự án, dự thảo văn bản.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh vào phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân để trình Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp chấp thuận, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có văn bản phân công cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, thời hạn trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm cho việc soạn thảo.
1. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, bộ, cơ quan ngang bộ gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được chỉnh lý theo nghị quyết của Chính phủ đến Bộ Tư pháp.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được Chính phủ thông qua để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Trên cơ sở đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các bộ, cơ quan ngang bộ đã được Chính phủ thông qua, Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Việc lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải bảo đảm:
a) Điều kiện soạn thảo và điều kiện thi hành văn bản;
b) Tính khả thi của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật;
d) Thứ tự ưu tiên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các đề nghị trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
3. Dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ Tư pháp chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để trình Chính phủ.
1. Hồ sơ dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm:
a) Tờ trình của Bộ Tư pháp, trong đó nêu rõ tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm trước, nguyên tắc lập đề nghị, nội dung cơ bản của đề nghị, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và ý kiến của Bộ Tư pháp;
b) Dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó nêu rõ tên văn bản, thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua văn bản;
c) Bản điện tử các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật đã được chỉnh lý theo ý kiến của Chính phủ.
2. Dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được thảo luận và thông qua tại phiên họp Chính phủ vào tháng 01 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Căn cứ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo và dự kiến thời gian trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh;
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc soạn thảo để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo luật, pháp lệnh;
c) Hằng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, tiến độ và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo luật, pháp lệnh; định kỳ hằng tháng cập nhật thông tin điện tử, hằng quý gửi báo cáo bằng văn bản đến Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tiến độ xây dựng dự án luật, pháp lệnh.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong các trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật.
Trường hợp đề nghị đưa ra khỏi chương trình và không tiếp tục trình thì cơ quan đề nghị phải có tờ trình nêu rõ lý do; trường hợp đề nghị điều chỉnh thời điểm trình dự án luật, pháp lệnh, cơ quan đề nghị phải có tờ trình nêu rõ lý do, giải pháp và thời điểm trình.
2. Chính phủ quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị của Chính phủ về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật.
2. Bảo đảm sự tham gia của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Gửi hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan địa phương đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến.
4. Chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết sau khi Chính phủ quyết định trình dự án luật, pháp lệnh.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì soạn thảo:
a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật;
b) Nghị định của Chính phủ nếu thấy cần thiết.
2. Thành phần Ban soạn thảo theo quy định tại Điều 53 và điểm b khoản 2 Điều 90 của Luật.
Ban soạn thảo chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi văn bản được ban hành.
3. Ban soạn thảo hoạt động theo các nguyên tắc sau:
a) Thảo luận tập thể;
b) Bảo đảm tính minh bạch, tính khách quan và khoa học;
c) Đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban soạn thảo, thành viên Ban soạn thảo.
4. Cuộc họp của Ban soạn thảo được tiến hành theo quy định sau:
a) Trưởng Ban soạn thảo triệu tập cuộc họp của Ban soạn thảo tùy theo tính chất, nội dung của dự án, dự thảo và yêu cầu về tiến độ soạn thảo;
b) Cuộc họp của Ban soạn thảo có sự tham dự của đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và các thành viên Tổ biên tập;
c) Tại cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo thảo luận những vấn đề quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật;
d) Tài liệu họp Ban soạn thảo phải được cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị và gửi đến các thành viên Ban soạn thảo chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
1. Trường hợp thành lập Ban soạn thảo thì Trưởng Ban soạn thảo có thể thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo. Thành viên Tổ biên tập do cơ quan, tổ chức có đại diện là thành viên Ban soạn thảo cử, các chuyên gia, nhà khoa học và không quá 1/2 số thành viên là các chuyên gia của cơ quan chủ trì soạn thảo.
Tổ trưởng Tổ biên tập là thành viên Ban soạn thảo, do Trưởng Ban soạn thảo chỉ định, có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban soạn thảo về công việc được giao. Thành viên Tổ biên tập có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Tổ biên tập và chịu sự phân công của Tổ trưởng Tổ biên tập.
2. Trường hợp không thành lập Ban soạn thảo thì cơ quan chủ trì soạn thảo có thể thành lập Tổ biên tập với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và các chuyên gia của cơ quan chủ trì soạn thảo.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung được giao quy định chi tiết có trách nhiệm:
a) Đề xuất văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, trong đó nêu rõ tên văn bản được quy định chi tiết, điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết; dự kiến tên văn bản quy định chi tiết, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp, thời hạn trình ban hành;
b) Tập hợp các nội dung luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước giao cho địa phương quy định chi tiết;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua; trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ký ban hành, bộ, cơ quan ngang bộ gửi danh mục văn bản quy định chi tiết quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này đến Bộ Tư pháp.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, tổng hợp các đề xuất để lập danh mục văn bản quy định chi tiết quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này; gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ được dự kiến phân công soạn thảo;
b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ lập và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật;
c) Thông báo bằng văn bản cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định trình Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định danh mục nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
1. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết:
a) Bảo đảm chất lượng, tiến độ soạn thảo, thời hạn trình văn bản quy định chi tiết theo quyết định ban hành danh mục văn bản quy định chi tiết của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành;
b) Chậm nhất là ngày 23 hằng tháng, cập nhật thông tin điện tử hoặc gửi thông tin về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước về tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp để theo dõi và tổng hợp. Chậm nhất là ngày 25 hằng tháng, tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp cập nhật thông tin điện tử hoặc gửi thông tin về Bộ Tư pháp;
c) Trường hợp đề nghị điều chỉnh thời điểm trình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, cơ quan chủ trì soạn thảo phải có văn bản đề nghị nêu rõ lý do, giải pháp, thời hạn thực hiện và gửi về Bộ Tư pháp hoặc Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
2. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp:
a) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết;
b) Hằng quý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, tiến độ và những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết.
3. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:
a) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước ở địa phương để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết;
b) Hằng quý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về tình hình, tiến độ và những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ kết quả rà soát và yêu cầu quản lý nhà nước đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, thay thế, bãi bỏ nghị định của Chính phủ có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Tư pháp để thẩm định theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Sau khi Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp vào chương trình công tác của Chính phủ; theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo, trình nghị định quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 và 3 Điều 19 của Luật nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính sách phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đề xuất chính sách mới, cơ quan, tổ chức đề xuất chính sách mới có trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động đối với chính sách mới.
Báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới được xây dựng theo quy định tại Điều 5, 6, 7, điểm a khoản 1 Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này và được đưa vào hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định.
Đối với văn bản do Chính phủ trình, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm báo cáo Chính phủ về nội dung chính sách mới (nếu có); đối với văn bản không do Chính phủ trình, Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thẩm tra để kịp thời báo cáo Chính phủ về nội dung chính sách mới (nếu có).
2. Khi soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới (nếu có) trước khi soạn thảo văn bản.
Báo cáo đánh giá tác động của chính sách được xây dựng theo quy định tại Điều 5, 6, 7, điểm a khoản 1 Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này.
3. Trường hợp phát sinh chính sách mới trong quá trình soạn thảo nghị định quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật; quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tính quy định chi tiết văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 128 của Luật thì cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách theo quy định của Luật và Nghị định này trước khi soạn thảo văn bản.
Trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể huy động sự tham gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan hoặc các chuyên gia, nhà khoa học vào các hoạt động sau:
1. Đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo văn bản;
2. Soạn thảo văn bản và các hoạt động khác theo đề nghị của cơ quan chủ trì soạn thảo.
1. Xử lý hồ sơ dự án, dự thảo tại Văn phòng Chính phủ:
a) Văn phòng Chính phủ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, dự thảo. Trường hợp hồ sơ dự án, dự thảo không đầy đủ, chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ có văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, dự thảo, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định đưa ra phiên họp Chính phủ.
Trường hợp quy định tại Điều 60, Điều 94, khoản 1 Điều 100 của Luật, chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày Văn phòng Chính phủ nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp giữa các cơ quan có liên quan. Chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày cuộc họp được tổ chức, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ.
2. Xử lý hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự thảo. Trường hợp hồ sơ dự thảo không đầy đủ, chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, quyết định việc đưa ra phiên họp của Ủy ban nhân dân.
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan tiếp thu ý kiến của Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; tờ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, nghị quyết; trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nghị định sau khi Chính phủ thông qua.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo không do Chính phủ trình, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm báo cáo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ phân công bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị ý kiến của Chính phủ. Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm gửi văn bản tham gia ý kiến về những nội dung của dự án, dự thảo đến bộ, cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ phân công chủ trì chuẩn bị ý kiến.
3. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của cơ quan chủ trì chuẩn bị ý kiến, Thủ tướng Chính phủ quyết định thảo luận dự án, dự thảo tại phiên họp của Chính phủ.
4. Trên cơ sở văn bản tham gia ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ phân công chuẩn bị ý kiến chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp tổng hợp, hoàn thiện văn bản tham gia ý kiến của Chính phủ; thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký văn bản, gửi đến cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành một văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành trong các trường hợp sau:
a) Khi cần hoàn thiện pháp luật để kịp thời thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Khi cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ đồng thời nhiều văn bản mà nội dung được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc cùng một lĩnh vực hoặc có mối liên quan chặt chẽ để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;
c) Trong văn bản đề nghị ban hành có nội dung liên quan đến một hoặc nhiều văn bản khác do cùng một cơ quan ban hành mà trong văn bản đề nghị ban hành có quy định khác với văn bản đó;
d) Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành một văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thủ tướng Chính phủ tự mình hoặc theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 146 và khoản 3 Điều 147 của Luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tự mình hoặc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 146 và khoản 4 Điều 147 của Luật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 146 và khoản 4 Điều 147 của Luật.
4. Nội dung của văn bản đề nghị theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này phải nêu rõ căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, tên văn bản, sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; nội dung chính của văn bản; dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo và thời gian trình văn bản.
1. Xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành:
Ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 151 và Điều 152 của Luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo phải dự kiến cụ thể ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở bảo đảm đủ thời gian để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp cận văn bản, các đối tượng thi hành có điều kiện chuẩn bị thi hành văn bản.
2. Xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực:
a) Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
b) Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
c) Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật có trách nhiệm:
a) Lập, công bố theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền công bố danh mục các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết theo quy định tại khoản 2 Điều này trước ngày văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản để thay thế văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực toàn bộ quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan đã ban hành các văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực có trách nhiệm:
a) Công bố danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật trước ngày các văn bản đó hết hiệu lực;
b) Quy định việc bãi bỏ các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực tại điều khoản thi hành của văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản quy định chi tiết.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Lập, công bố theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp công bố danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần theo quy định tại khoản 2 Điều này do mình ban hành và do Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành trước ngày văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành văn bản để thay thế văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực toàn bộ quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh số thứ tự của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để tạo thuận lợi cho việc theo dõi, tham gia ý kiến đối với dự thảo.
2. Việc đánh số thứ tự của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:
a) Dự thảo 1 là dự thảo được đơn vị chủ trì soạn thảo trình Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo;
b) Dự thảo 2 là dự thảo được Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định gửi và đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc của cơ quan chủ trì soạn thảo, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến;
c) Dự thảo 3 là dự thảo được gửi đến cơ quan thẩm định sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Dự thảo 4 là dự thảo đã tiếp thu ý kiến thẩm định và trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trình Chính phủ xem xét, thông qua đối với dự thảo nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành đối với dự thảo quyết định; trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, ban hành đối với dự thảo thông tư và thông tư liên tịch; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc trình Hội đồng nhân dân đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân; trình Ủy ban nhân dân xem xét, ban hành quyết định;
đ) Dự thảo 5 là dự thảo được chỉnh lý về mặt kỹ thuật sau khi tiếp thu ý kiến của Chính phủ và trước khi Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký hoặc ủy quyền ký trình Quốc hội đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trước khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đối với dự thảo nghị định; sau khi tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ý kiến của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước khi ký ban hành đối với thông tư và thông tư liên tịch; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Tổ chức thẩm định dự án, dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
2. Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan.
3. Tổ chức họp tư vấn thẩm định, thành lập Hội đồng thẩm định.
4. Đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cử đại diện phối hợp thẩm định.
5. Bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
1. Gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
3. Cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo trên cơ sở ý kiến thẩm định để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định.
Trường hợp hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 58, khoản 2 Điều 92, khoản 2 Điều 98, khoản 4 Điều 109 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị. Thời điểm thẩm định được tính từ ngày Bộ Tư pháp nhận đủ hồ sơ.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58, khoản 1 Điều 92 và khoản 1 Điều 98 của Luật.
2. Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, đại diện các cơ quan, tổ chức khác có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học.
Tổng số thành viên của Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. Trường hợp thẩm định dự án, dự thảo do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo hoặc dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì đại diện Bộ Tư pháp không quá 1/3 tổng số thành viên.
3. Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
4. Trong trường hợp không thành lập Hội đồng thẩm định, Bộ Tư pháp có thể tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học.
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định. Cuộc họp chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Trường hợp không thể tham gia cuộc họp của Hội đồng, thành viên Hội đồng phải gửi Chủ tịch Hội đồng ý kiến của mình bằng văn bản.
2. Tài liệu họp Hội đồng thẩm định phải được Bộ Tư pháp gửi đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
1. Báo cáo thẩm định được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trường hợp Bộ Tư pháp kết luận dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Chính phủ thì phải nêu rõ lý do trong báo cáo thẩm định.
1. Tổ chức thẩm định dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
2. Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan.
3. Đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan.
4. Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công các đơn vị khác phối hợp thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định.
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm:
a) Gửi hồ sơ dự thảo đến tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo theo yêu cầu của tổ chức pháp chế;
b) Nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trên cơ sở ý kiến thẩm định; báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đồng thời gửi bản giải trình đến tổ chức pháp chế.
2. Các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Cử đại diện tham gia thẩm định theo đề nghị của tổ chức pháp chế;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định theo yêu cầu của tổ chức pháp chế.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định đối với các thông tư quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm Chủ tịch, Thư ký và các thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Tổng số thành viên của Hội đồng tư vấn thẩm định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định, trong đó đại diện của tổ chức pháp chế không quá 1/3 tổng số thành viên.
2. Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Tài liệu họp Hội đồng tư vấn thẩm định phải được đơn vị chủ trì thẩm định gửi đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
4. Trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về dự thảo thông tư, tổ chức pháp chế chủ trì thẩm định có trách nhiệm hoàn thành báo cáo thẩm định gửi đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
1. Tổ chức thẩm định dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
2. Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan.
3. Tổ chức họp tư vấn thẩm định, thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định.
4. Tham gia các hoạt động của cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo văn bản.
5. Đề nghị các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành của tỉnh cử đại diện phối hợp thẩm định.
6. Bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có liên quan.
1. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật. Hội đồng gồm Chủ tịch là lãnh đạo Sở Tư pháp, Thư ký là đại diện Sở Tư pháp và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
2. Tổng số thành viên của Hội đồng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định. Đối với trường hợp thẩm định dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì đại diện Sở Tư pháp không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng.
3. Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Cuộc họp chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Trường hợp không thể tham gia cuộc họp của Hội đồng, thành viên Hội đồng phải gửi Chủ tịch Hội đồng ý kiến của mình bằng văn bản.
2. Tài liệu họp Hội đồng phải được Sở Tư pháp gửi đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
3. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định được tiến hành theo trình tự sau:
a) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản;
b) Thành viên Hội đồng thảo luận về nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 121 của Luật và những vấn đề khác liên quan đến nội dung dự thảo văn bản. Trước khi thành viên Hội đồng thảo luận, Thư ký Hội đồng đọc văn bản góp ý kiến của thành viên Hội đồng vắng mặt;
c) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung dự thảo theo đề nghị của thành viên Hội đồng;
d) Chủ tịch Hội đồng kết luận và nêu rõ ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Thư ký Hội đồng tư vấn thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng ký.
1. Báo cáo thẩm định được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trường hợp Sở Tư pháp kết luận dự thảo chưa đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phải nêu rõ lý do trong báo cáo thẩm định.
1. Tổ chức thẩm định dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
2. Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan.
3. Tham gia các hoạt động của cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo văn bản.
4. Đề nghị các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các ban, ngành của huyện có ý kiến đối với dự thảo văn bản trước khi tiến hành thẩm định.
1. Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Đối với dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực thì trước khi tiến hành thẩm định, Phòng Tư pháp có thể tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của các cơ quan, ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học.
3. Trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về dự thảo, Phòng Tư pháp có trách nhiệm hoàn thành báo cáo thẩm định gửi đơn vị chủ trì soạn thảo. Trường hợp Phòng Tư pháp kết luận dự thảo chưa đủ điều kiện trình theo quy định tại khoản 2 Điều 134 và khoản 3 Điều 139 của Luật thì phải nêu rõ lý do trong báo cáo thẩm định.
1. Phần mở đầu của văn bản gồm: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành, số, ký hiệu văn bản, địa danh, ngày, tháng, năm ban hành, tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
2. Đối với văn bản được ban hành kèm theo một văn bản, thì phần mở đầu của văn bản được ban hành kèm theo gồm: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành, tên văn bản. Dưới tên văn bản được ban hành kèm theo phải ghi rõ tên, số, ký hiệu và ngày, tháng, năm ban hành của văn bản ban hành kèm theo.
1. Quốc hiệu là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
2. Tiêu ngữ là: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và ở liền phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
1. Tên cơ quan ban hành văn bản là tên của cơ quan hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản căn cứ theo quy định của pháp luật. Tên cơ quan ban hành văn bản phải là tên gọi chính thức và phải được ghi đầy đủ.
2. Tên cơ quan ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ chữ 13, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.
1. Số, ký hiệu của văn bản gồm: số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
2. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập, gồm số thứ tự đăng ký được đánh theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành trong một năm và năm ban hành văn bản đó; bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hằng năm; năm ban hành phải ghi đầy đủ các số.
3. Ký hiệu của văn bản gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản.
Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành văn bản phải được quy định cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, đúng quy định.
4. Số, ký hiệu của văn bản được trình bày như sau:
a) Số, ký hiệu của các văn bản được sắp xếp theo thứ tự như sau: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản-tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản, thứ tự sắp xếp này được viết liền nhau, không cách chữ;
b) Số, ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
c) Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước;
d) Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng;
đ) Giữa số, năm ban hành và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không cách chữ.
1. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở. Địa danh ghi trên văn bản do các cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính của cơ quan ban hành văn bản đó.
Đối với những đơn vị hành chính được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó.
2. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số thể hiện ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả Rập; đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 thì phải ghi thêm số 0 phía trước.
3. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy (,); địa danh và ngày, tháng, năm được đặt dưới ở giữa, cân đối so với Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
1. Tên văn bản gồm tên loại và tên gọi của văn bản. Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản theo quy định của Luật. Tên gọi của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ, phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.
2. Tên văn bản được trình bày như sau:
a) Tên loại văn bản bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa theo chiều ngang của văn bản;
b) Tên gọi của văn bản bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản;
c) Đối với văn bản được ban hành kèm theo thì nội dung chú thích về việc ban hành văn bản kèm theo được đặt trong ngoặc đơn, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14 và đặt canh giữa liền dưới tên văn bản.
1. Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành văn bản đó và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản.
2. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều, khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể điều, khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều điều, khoản hoặc vừa quy định chi tiết các điều, khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các điều, khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
3. Căn cứ ban hành văn bản được thể hiện bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm(.).
1. Tùy theo nội dung, văn bản có thể được bố cục như sau:
a) Phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;
b) Phần, chương, mục, điều, khoản, điểm;
c) Chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;
d) Chương, mục, điều, khoản, điểm;
đ) Chương, điều, khoản, điểm;
e) Điều, khoản, điểm.
2. Mỗi điểm trong bố cục của văn bản chỉ được thể hiện một ý và phải được trình bày trong một câu hoàn chỉnh hoặc một đoạn, không sử dụng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm.
3. Phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
4. Nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, được dàn đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1cm đến 1,27cm; khoảng cách giữa các đoạn văn đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng chọn tối thiểu từ cách dòng đơn hoặc từ 15pt trở lên.
5. Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm thì trình bày như sau:
a) Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
b) Từ “Mục”, “Tiểu mục” và số thứ tự của mục, tiểu mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục dùng chữ số Ả Rập. Tiêu đề của mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
c) Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, cách lề trái từ 1cm đến 1,27cm, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.); cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
d) Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.), cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;
đ) Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng.
Văn bản ban hành kèm theo văn bản khác gồm 02 phần:
1. Phần văn bản ban hành kèm theo văn bản khác chứa đựng các nội dung quy định về việc ban hành kèm theo văn bản đó, tổ chức thực hiện và hiệu lực của văn bản.
2. Phần văn bản được ban hành kèm theo chứa đựng các quy định cụ thể của văn bản. Tùy theo nội dung, phần văn bản được ban hành kèm theo có thể bố cục theo khoản 1 Điều 62 của Nghị định này.
1. Phần kết thúc của văn bản gồm: chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản; dấu của cơ quan ban hành văn bản; nơi nhận văn bản.
2. Đối với văn bản ban hành kèm theo văn bản khác, thì phần kết thúc của văn bản được ban hành kèm theo gồm: chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản; dấu của cơ quan ban hành văn bản.
1. Đối với nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký ban hành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thay mặt Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ký ban hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ký ban hành và phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước từ “Chính phủ”, “Hội đồng Thẩm phán” và “Ủy ban nhân dân”.
Đối với nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ban hành và phải ghi chữ “TM.” trước chữ “Chính phủ”, “Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước thì Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực.
Đối với thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ký ban hành.
Trường hợp cấp phó ký thay văn bản thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” (ký thay) vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản.
2. Chức vụ, họ tên của người ký ban hành, người ký thay mặt văn bản phải được thể hiện đầy đủ trong văn bản. Đối với văn bản liên tịch thì phải ghi rõ chức vụ và tên cơ quan của người ký ban hành văn bản.
3. Các chữ viết tắt “TM.”, “KT.” hoặc “Q.” (quyền), quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Họ tên của người ký văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt ở giữa, cân đối so với quyền hạn, chức vụ của người ký.
1. Dấu của cơ quan ban hành văn bản chỉ được đóng vào văn bản sau khi người có thẩm quyền ký văn bản.
2. Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư.
Mẫu dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật) đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Nơi nhận văn bản gồm: cơ quan giám sát, cơ quan kiểm tra, cơ quan ban hành văn bản, cơ quan Công báo và các cơ quan, tổ chức khác, tùy theo nội dung của văn bản.
2. Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng, ngang hàng với dòng chữ “quyền hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái, sau có dấu hai chấm (:), bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm.
Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;); riêng dòng cuối cùng gồm chữ “Lưu”, sau đó có dấu hai chấm (:), tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (văn thư), dấu phẩy, chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu được đặt trong ngoặc đơn, dấu chấm (.), viết tắt tên người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành, cuối cùng là dấu chấm (.).
1. Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
b) Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;
c) Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;
d) Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù;
đ) Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.
2. Việc trình bày bố cục của văn bản phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản, nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau;
b) Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản, các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập và có tính hệ thống, lô gích với nhau;
c) Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong văn bản, việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, điều;
d) Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong văn bản, việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Tiểu mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, mục, điều;
đ) Điều có thể được trình bày theo khoản, điểm. Nội dung của từng điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp;
e) Khoản được sử dụng trong trường hợp nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau, nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý; mỗi khoản phải viết đầy đủ thành câu;
g) Điểm được sử dụng trong trường hợp nội dung khoản có nhiều ý khác nhau.
1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt, chính xác, phổ thông.
2. Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế. Từ ngữ nước ngoài có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến hoặc phải phiên âm sang tiếng Việt.
3. Văn bản phải sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Trong văn bản có thuật ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích.
4. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản.
Đối với văn bản sử dụng nhiều từ viết tắt, cần quy định riêng một điều giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong văn bản.
5. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp dùng từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích theo nghĩa được sử dụng trong văn bản.
Không sử dụng từ nghi vấn, các biện pháp tu từ trong văn bản.
6. Từ ngữ phải được sử dụng thống nhất trong văn bản.
1. Số trong văn bản phải được thể hiện bằng số Ả Rập và được chú thích bằng chữ ngay sau phần số, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Số ở phần mở đầu, phần kết thúc văn bản; số chỉ độ dài của thời hạn, số chỉ thời điểm, số chỉ số lượng của đơn vị đo lường được thể hiện bằng số Ả Rập.
3. Tên, ký hiệu và cách thức trình bày của các đơn vị đo lường được thực hiện theo quy định pháp luật về đo lường.
4. Ký hiệu, công thức trong văn bản phải được sử dụng bằng ký hiệu và có phần chú giải kèm theo.
1. Trường hợp thời hạn được xác định bằng giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm thì thời hạn được trình bày bằng số chỉ độ dài của thời hạn và đơn vị thời hạn.
2. Trường hợp thời điểm được xác định bằng giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm thì thời điểm được trình bày bằng số chỉ thời điểm và đơn vị thời điểm.
3. Đơn vị thời hạn, đơn vị thời điểm được thể hiện bằng chữ và được trình bày liền sau số chỉ độ dài của thời hạn, số chỉ thời điểm.
1. Trường hợp văn bản được ban hành có nội dung sửa đổi, bổ sung phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm, cụm từ của các văn bản khác thì các nội dung này được trình bày tại chương hoặc điều về điều khoản thi hành. Nội dung sửa đổi, bổ sung có thể bố cục thành các điều, khoản, điểm tùy theo phạm vi và mức độ sửa đổi, bổ sung.
2. Tại nội dung sửa đổi, bổ sung phải xác định rõ phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
Quy định chuyển tiếp được quy định thành điều riêng tại phần cuối của văn bản, được đặt tên là “Quy định chuyển tiếp” hoặc quy định thành khoản riêng tại các điều cần phải có quy định chuyển tiếp hoặc quy định thành khoản riêng tại điều quy định về hiệu lực thi hành.
1. Hiệu lực thi hành của văn bản phải được xác định cụ thể ngày, tháng, năm có hiệu lực của văn bản.
2. Tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị thay thế, bãi bỏ phải được liệt kê cụ thể tại điều quy định về hiệu lực thi hành của văn bản. Trường hợp có nhiều văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị thay thế, bãi bỏ thì có thể lập danh mục ban hành kèm theo.
1. Khi viện dẫn văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi văn bản.
2. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục của một văn bản quy phạm pháp luật thì phải xác định cụ thể phần, chương, mục, tiểu mục của văn bản đó.
3. Trường hợp viện dẫn đến điều, khoản, điểm thì không phải xác định rõ đơn vị bố cục phần, chương, mục, tiểu mục có chứa điều, khoản, điểm đó.
4. Trường hợp viện dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản thì phải viện dẫn theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và tên của văn bản; nếu viện dẫn từ khoản, điểm này đến khoản, điểm khác trong cùng một điều hoặc từ mục, điều này đến mục, điều khác trong cùng một chương của cùng một văn bản thì không phải xác định tên của văn bản nhưng phải viện dẫn cụ thể.
Khổ giấy, định lề trang văn bản được thực hiện theo Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Phông chữ sử dụng trình bày văn bản là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
Trang của văn bản được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản. Số trang của phụ lục được đánh số riêng theo từng phụ lục.
1. Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều là văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một hoặc một số quy định của văn bản hiện hành. Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều phải xác định rõ chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ.
2. Tên của văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều gồm: tên loại văn bản có kèm theo cụm từ “sửa đổi, bổ sung một số điều của” và tên đầy đủ của văn bản được sửa đổi, bổ sung một số điều.
1. Nội dung văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của một văn bản có thể được bố cục thành 04 điều: Điều 1 quy định về nội dung sửa đổi, bổ sung; Điều 2 quy định về việc bãi bỏ hoặc thay đổi từ ngữ liên quan đến nhiều điều, khoản trong văn bản được sửa đổi, bổ sung; Điều 3 quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện (nếu có) và Điều 4 quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản.
2. Các khoản quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với trật tự các điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
1. Việc đánh số thứ tự của điều, khoản bổ sung được thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào nội dung bổ sung để xác định vị trí của điều, khoản bổ sung trong văn bản được sửa đổi, bổ sung;
b) Đánh số thứ tự của điều, khoản bổ sung bằng cách ghi kèm chữ cái theo bảng chữ cái tiếng Việt vào sau số chỉ điều, khoản đứng liền trước đó;
c) Số thứ tự của chương, mục, tiểu mục, điều, khoản được bổ sung được thể hiện gồm phần số và phần chữ. Phần số được thể hiện theo số thứ tự của chương, mục, tiểu mục, điều, khoản trong văn bản được sửa đổi, bổ sung. Phần chữ được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Số thứ tự của điểm được bổ sung được thể hiện gồm phần chữ và phần số. Phần chữ được thể hiện theo thứ tự của điểm trong văn bản được sửa đổi, bổ sung. Phần số được sắp xếp theo thứ tự bắt đầu từ số 1.
2. Việc trình bày văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều không được làm thay đổi trật tự các điều, khoản, điểm không bị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
1. Văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản là văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ đồng thời các quy định của nhiều văn bản có liên quan.
2. Tùy theo nội dung được sửa đổi, bổ sung, tên của văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản được thể hiện như sau: tên loại văn bản kèm theo cụm từ “sửa đổi, bổ sung một số điều của” văn bản được sửa đổi, bổ sung có cùng nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan được khái quát hoặc liệt kê cụ thể tên văn bản được sửa đổi, bổ sung.
1. Tùy theo nội dung, văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản có thể bố cục thành các điều khác nhau, mỗi điều chứa đựng nội dung được sửa đổi, bổ sung của một văn bản, trừ điều quy định về trách nhiệm, tổ chức thực hiện, thời điểm có hiệu lực của chính văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản đó.
2. Nội dung các điều, khoản của văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của các văn bản liên quan được sửa đổi, bổ sung.
Tên điều của văn bản là quy định chỉ dẫn việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế của từng văn bản cụ thể.
3. Điều của văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản có thể được bố cục thành các khoản; khoản có thể được bố cục thành các điểm.
4. Khoản gồm quy định chỉ dẫn việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm kèm theo nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế.
5. Nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với trật tự các điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
1. Công báo gồm có Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Văn phòng Chính phủ xuất bản và Công báo cấp tỉnh do Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xuất bản.
2. Công báo được xuất bản dưới hình thức Công báo in và Công báo điện tử.
3. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày ấn phẩm Công báo.
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo theo quy định tại Điều 150 của Luật.
2. Công báo đăng toàn văn, đầy đủ, kịp thời, chính xác các văn bản do cơ quan ban hành gửi đăng Công báo.
3. Công báo không đăng văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà các bên thỏa thuận không đăng Công báo.
1. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quản lý Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in cấp tỉnh và quản lý Công báo điện tử cấp tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm về việc không đăng Công báo, đăng chậm, đăng không toàn văn, đầy đủ, chính xác văn bản trên Công báo.
4. Cơ quan ban hành văn bản chịu trách nhiệm về việc không gửi hoặc gửi chậm, gửi không đầy đủ, chính xác văn bản để đăng Công báo.
1. Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.
2. Điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
4. Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
5. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật.
6. Văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.
7. Danh mục văn bản, quy định hết hiệu lực thi hành do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương lập, gửi đăng Công báo.
8. Văn bản pháp luật khác do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.
Việc đăng văn bản quy định tại khoản này do cơ quan ban hành quyết định.
1. Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành.
2. Văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền ở cấp tỉnh xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật.
3. Văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành.
4. Danh mục văn bản, quy định hết hiệu lực thi hành do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp tỉnh lập, gửi đăng Công báo.
5. Văn bản pháp luật khác do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Việc đăng văn bản quy định tại khoản này do cơ quan ban hành quyết định.
Văn bản đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức.
Mục lục Công báo là ấn phẩm được xuất bản vào cuối mỗi năm, tập hợp tên các văn bản đã đăng Công báo theo cơ quan ban hành và sắp xếp theo thứ tự thời gian, phục vụ cho việc tra cứu văn bản đăng Công báo.
1. Thời hạn gửi văn bản đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với các văn bản quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 85 của Nghị định này, cơ quan ban hành có trách nhiệm gửi Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo;
b) Thời hạn gửi điều ước quốc tế để đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo Luật điều ước quốc tế.
2. Thời hạn gửi văn bản đăng Công báo cấp tỉnh:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với các văn bản quy định tại Điều 86 của Nghị định này, cơ quan ban hành có trách nhiệm gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đăng Công báo.
1. Văn bản pháp luật gửi đăng Công báo phải là bản chính; điều ước quốc tế gửi đăng Công báo phải là bản sao lục.
2. Văn bản gửi đăng Công báo phải gồm 01 bản giấy, ghi rõ “Văn bản gửi đăng Công báo” và bản điện tử.
Bản điện tử phải bảo đảm đúng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Cơ quan ban hành văn bản chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản giấy và bản điện tử.
1. Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tiếp nhận văn bản, đăng Công báo; vào sổ, quản lý, lưu giữ đầy đủ các văn bản gửi đăng Công báo để đối chiếu với văn bản đăng trên Công báo khi cần thiết.
2. Trong quá trình tiếp nhận văn bản, nếu phát hiện văn bản có sai sót, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thông báo ngay cho cơ quan ban hành văn bản biết để kịp thời xử lý và cơ quan ban hành văn bản phải gửi ngay bản chính thức trong ngày để bảo đảm việc đăng Công báo đúng thời hạn quy định.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo cấp tỉnh.
3. Việc đăng văn bản trên Công báo điện tử được thực hiện đồng thời với việc đăng văn bản đó trên Công báo in và từ cùng một cơ sở dữ liệu.
1. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật phải được gửi đến Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngay trong ngày công bố hoặc ký ban hành để đăng Công báo.
2. Khi nhận được các văn bản quy định tại khoản 1 Điều này, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tiếp nhận, vào sổ, sắp xếp, đăng văn bản trong số Công báo gần nhất, bảo đảm văn bản đó được đăng trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được công bố hoặc ký ban hành.
1. Văn bản sau khi đăng Công báo, nếu phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày thì phải được đính chính.
2. Trách nhiệm đính chính:
a) Cơ quan ban hành có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản;
b) Văn phòng Chính phủ có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xuất bản Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đính chính đối với những sai sót do lỗi trong quá trình xuất bản Công báo cấp tỉnh trên cơ sở đối chiếu với bản gửi đăng Công báo.
3. Văn bản đính chính phải được đăng trên số Công báo gần nhất.
1. Công báo được xuất bản, phát hành rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
2. Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cấp phát miễn phí cho xã, phường, thị trấn với số lượng 01 cuốn/số/xã, phường, thị trấn theo nhu cầu đăng ký của từng địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập danh sách xã, phường, thị trấn có nhu cầu nhận Công báo in miễn phí của địa phương mình và gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày 01 tháng 12 hằng năm.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp phát Công báo cấp tỉnh miễn phí ở địa phương.
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết.
2. Nguyên tắc niêm yết văn bản quy phạm pháp luật:
a) Niêm yết toàn văn, đầy đủ, kịp thời, chính xác các văn bản phải niêm yết để người dân tiếp cận toàn bộ nội dung của văn bản;
b) Niêm yết văn bản quy phạm pháp luật phải được thực hiện theo quy định của Luật;
c) Văn bản quy phạm pháp luật được niêm yết phải là bản chính, có dấu và chữ ký.
3. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm niêm yết văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phải được niêm yết chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành. Thời gian niêm yết ít nhất là 30 ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết.
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được niêm yết tại trụ sở cơ quan ban hành văn bản.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng có thể được niêm yết tại các địa điểm sau đây theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp:
a) Nơi tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
c) Nhà văn hóa cấp huyện, cấp xã; nhà văn hóa của thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, cụm dân cư, tổ dân phố;
d) Các điểm bưu điện - văn hóa cấp xã;
đ) Trung tâm giáo dục cộng đồng;
e) Các điểm tập trung dân cư khác.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được niêm yết là văn bản chính thức. Trường hợp có sự khác nhau giữa văn bản được niêm yết và văn bản từ nguồn khác thì sử dụng văn bản được niêm yết.
1. Văn bản sau khi đăng niêm yết, nếu phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày thì phải được đính chính ngay khi phát hiện sai sót.
2. Văn bản đính chính phải được niêm yết trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày người có thẩm quyền ký văn bản đính chính. Thời hạn niêm yết văn bản đính chính được tính lại từ đầu.
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc dịch và tổ chức dịch ra tiếng dân tộc thiểu số đối với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của các dân tộc thiểu số.
2. Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.
1. Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác:
a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc dịch văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ra tiếng nước ngoài nếu thấy cần thiết.
4. Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.
1. Văn bản được kiểm tra gồm:
a) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
b) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân;
d) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
2. Văn bản được xử lý gồm:
a) Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành;
b) Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;
c) Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
1. Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung.
2. Kiểm tra về nội dung của văn bản.
3. Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản.
1. Bảo đảm tính toàn diện, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
2. Không được lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra và quyết định xử lý văn bản.
1. Tự kiểm tra văn bản.
2. Kiểm tra văn bản theo thẩm quyền:
a) Kiểm tra văn bản do cơ quan, người ban hành văn bản gửi đến;
b) Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật;
c) Kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản, chuyên đề, ngành, lĩnh vực.
Căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra là văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm các điều kiện sau:
1. Có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được kiểm tra;
2. Đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra hoặc chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra nhưng đã được thông qua hoặc ký ban hành và sẽ có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được kiểm tra.
Văn bản ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 153 của Luật không được sử dụng làm căn cứ pháp lý để kiểm tra văn bản từ thời điểm ngưng hiệu lực đến thời điểm tiếp tục có hiệu lực theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ vào nội dung trái pháp luật của văn bản và mức độ thiệt hại trên thực tế do văn bản trái pháp luật gây ra, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản kiến nghị:
1. Cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thi hành văn bản trái pháp luật gây ra;
2. Cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức xử lý đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật.
1. Kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật phải được cơ quan, người đã ban hành văn bản đó đăng Công báo, đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản hoặc niêm yết tại các địa điểm theo quy định tại Điều 98 của Nghị định này.
2. Kết quả xử lý các văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 của Nghị định này phải được gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi. Trường hợp văn bản đó đã được đăng Công báo, đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành hoặc được niêm yết thì kết quả xử lý cũng phải được công bố trên các phương tiện thông tin đó.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm tra văn bản.
2. Hồ sơ kiểm tra văn bản bao gồm: văn bản có nội dung trái pháp luật, Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này, kết quả xử lý văn bản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Hồ sơ kiểm tra văn bản được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tự kiểm tra văn bản do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành ngay sau khi văn bản được ban hành hoặc nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, người có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tự kiểm tra văn bản:
a) Người đứng đầu tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện việc tự kiểm tra thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành;
b) Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc tự kiểm tra thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành;
c) Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với tổ chức pháp chế thuộc bộ mà Bộ trưởng bộ đó đã ban hành văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc tự kiểm tra văn bản;
d) Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân giúp Hội đồng nhân dân thực hiện việc tự kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân;
đ) Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp, người đứng đầu cơ quan được Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản;
e) Công chức tư pháp - hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tự kiểm tra văn bản.
3. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, người đứng đầu tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tự kiểm tra thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Các cơ quan, đơn vị có liên quan phải kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết và phối hợp với các cơ quan, người có trách nhiệm quy định tại khoản 2, 3 Điều này trong việc tự kiểm tra văn bản.
1. Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 111 của Nghị định này có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm tra văn bản và báo cáo ngay kết quả kiểm tra văn bản với cơ quan, người đã ban hành văn bản đó để xem xét, xử lý theo quy định.
2. Báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật gồm những nội dung sau:
a) Đánh giá nội dung có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản và đề xuất hướng xử lý, thời hạn xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản gây ra (nếu có);
b) Xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản.
3. Cơ quan, người ban hành có trách nhiệm xử lý kịp thời văn bản trái pháp luật đã ban hành.
4. Kết quả xử lý văn bản phải được công bố theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Nghị định này.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ kiểm tra văn bản có quy định thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra: thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nội dung quy định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ trong thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;
b) Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra văn bản quy định tại điểm a khoản này.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền kiểm tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
4. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thực hiện thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền kiểm tra văn bản thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc kiểm tra văn bản được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
1. Tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra
Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở “Sổ văn bản đến” để theo dõi việc gửi và tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra.
2. Thủ trưởng cơ quan kiểm tra văn bản phân công người kiểm tra văn bản.
3. Người kiểm tra văn bản tiến hành xem xét, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản được kiểm tra.
4. Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản và đề xuất hướng xử lý:
a) Khi phát hiện văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra văn bản lập Phiếu kiểm tra văn bản, báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra và đề xuất hướng xử lý;
b) Căn cứ vào tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả gây ra, người kiểm tra văn bản có thể đề xuất: hình thức xử lý văn bản trái pháp luật; xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật; xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức đã tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản trái pháp luật trong trường hợp người đó có lỗi.
5. Kết luận kiểm tra văn bản:
a) Thủ trưởng cơ quan kiểm tra văn bản xem xét, kết luận theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, kết luận về nội dung trái pháp luật của văn bản;
b) Kết luận kiểm tra được gửi cho cơ quan, người đã ban hành văn bản để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản không xử lý văn bản trái pháp luật hoặc cơ quan kiểm tra văn bản không nhất trí với kết quả xử lý thì cơ quan kiểm tra văn bản trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Hồ sơ trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản gồm: báo cáo của cơ quan kiểm tra văn bản; văn bản được kiểm tra; cơ sở pháp lý để kiểm tra; Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này; ý kiến của các cơ quan (nếu có); kết luận kiểm tra của cơ quan kiểm tra văn bản; các văn bản giải trình, thông báo kết quả xử lý của cơ quan có văn bản được kiểm tra (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở “Sổ theo dõi xử lý văn bản trái pháp luật” để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
1. Kiểm tra văn bản theo địa bàn:
a) Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, nếu thấy cần thiết, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 113 và khoản 3 Điều 114 của Nghị định này quyết định thành lập Đoàn kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản. Cơ quan kiểm tra văn bản có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra về thành phần, thời gian, địa điểm, nội dung làm việc. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, hồ sơ liên quan theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản;
b) Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, kết luận, kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, kiến nghị việc xử lý văn bản trái pháp luật; đồng thời kiến nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, người xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật;
c) Trường hợp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra văn bản theo địa bàn thì cơ quan có văn bản được kiểm tra phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra chuẩn bị điều kiện cần thiết phục vụ Đoàn kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực và đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền kiểm tra;
c) Cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra biết trước khi thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kiểm tra trong việc thực hiện kiểm tra văn bản, chuẩn bị các nội dung, hồ sơ liên quan đến văn bản được kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và kế hoạch kiểm tra của cơ quan kiểm tra văn bản;
d) Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra, cơ quan, địa phương nơi có văn bản được kiểm tra thực hiện theo kế hoạch kiểm tra văn bản đã được phê duyệt; kết luận và kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền kiến nghị việc xử lý đối với các nội dung kiểm tra; báo cáo cơ quan chủ trì kiểm tra về kết quả kiểm tra văn bản của Đoàn kiểm tra.
Việc kiểm tra các văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:
1. Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ:
a) Thông tư trái pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành;
b) Quyết định trái pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành.
2. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ:
a) Nội dung trái pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ trong thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, đồng thời, yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thỏa thuận với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng xử lý văn bản đó;
b) Nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
1. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
a) Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
2. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
a) Thực hiện thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;
đ) Kiến nghị xử lý văn bản liên tịch có dấu hiệu trái pháp luật giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 122 của Nghị định này.
3. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
a) Thực hiện thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định: tại khoản 1 Điều này;
b) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Kiến nghị xử lý thông tư liên tịch có dấu hiệu trái pháp luật giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 4 Điều 122 của Nghị định này.
1. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
2. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, báo cáo Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ.
Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản phải gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định sau:
1. Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành gửi đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp và tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo ngành, lĩnh vực.
Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do bộ, cơ quan ngang bộ đã liên tịch ban hành gửi đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp.
2. Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi đến Sở Tư pháp.
3. Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến Phòng Tư pháp.
1. Thủ tục do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiến hành:
a) Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, người đứng đầu tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kết luận kiểm tra, gửi cơ quan, người đã ban hành văn bản để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo đúng thời hạn quy định hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất trí với kết quả xử lý thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền kiểm tra văn bản tiến hành xử lý văn bản theo quy định tại Điều 119 của Nghị định này.
2. Thủ tục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành:
a) Khi kiểm tra, phát hiện văn bản trái pháp luật, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật kết luận kiểm tra, gửi cơ quan, người đã ban hành văn bản để xem xét, xử lý. Đối với nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ trong Thông tư liên tịch giữa bộ, cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì sau khi nhận được kết luận kiểm tra, các cơ quan đã ban hành thông tư liên tịch phải phối hợp để xem xét, xử lý văn bản theo quy định;
b) Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý hoặc Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật không nhất trí với kết quả xử lý thì Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiến hành kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp phát hiện nội dung quy định thuộc lĩnh vực của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thông tư liên tịch có dấu hiệu trái pháp luật thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (đối với thông tư liên tịch với Bộ Tư pháp) kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý văn bản trái pháp luật thì hồ sơ kiến nghị gửi đến Bộ Tư pháp, đồng thời gửi đến Văn phòng Chính phủ.
2. Đối với văn bản trái pháp luật, không còn ý kiến khác nhau về tính hợp hiến, hợp pháp và hướng xử lý thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định tại Điều 118 của Nghị định này.
3. Đối với văn bản còn có ý kiến khác nhau về tính hợp hiến, hợp pháp hoặc có đề nghị xem xét lại quyết định xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 132 của Nghị định này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành xử lý văn bản theo thủ tục sau:
a) Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản báo cáo về văn bản trái pháp luật cần phải xử lý;
b) Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản bị kiến nghị xử lý và đề xuất hướng xử lý;
c) Cơ quan, người ban hành văn bản bị kiến nghị xử lý giải trình về những nội dung liên quan đến văn bản;
d) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thảo luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản;
đ) Bộ trưởng Bộ Tư pháp kết luận, đề xuất hướng xử lý văn bản và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp kết luận kiểm tra, gửi cơ quan đã ban hành văn bản xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo thời hạn quy định hoặc Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp không nhất trí với kết quả xử lý thì Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xử lý theo quy định tại Điều 120 của Nghị định này.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xem xét, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản.
2. Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản không nhất trí với kết quả xử lý văn bản thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn xử lý, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
3. Việc xử lý nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân phải được tiến hành tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
1. Việc kiểm tra văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 của Nghị định này được tiến hành khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Văn bản được kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân;
b) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc văn bản có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, xử lý văn bản quy định tại khoản 2 Điều 126 của Nghị định này khi nhận được kết luận của cơ quan, người có thẩm quyền.
1. Thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 126 của Nghị định này và văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành. Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản giúp Bộ trưởng kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định tại điểm này;
b) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiểm tra, xử lý đối với các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 126 của Nghị định này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp ban hành;
c) Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành;
d) Trưởng Phòng Tư pháp thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; các văn bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chức danh khác ở cấp xã ban hành, có chứa quy phạm pháp luật.
2. Thủ tục kiểm tra, xử lý đối với các văn bản trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 122, Điều 124 và khoản 1 Điều 129 của Nghị định này.
3. Việc kiểm tra, xử lý đối với văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc văn bản có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành được thực hiện như sau:
a) Đối với các văn bản do người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức ở cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành được kiểm tra, xử lý theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này. Trường hợp người đã ban hành văn bản không tự kiểm tra, xử lý thì người có thẩm quyền kiểm tra báo cáo, kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xử lý theo thẩm quyền;
b) Đối với các văn bản do người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức ở cấp huyện ban hành được kiểm tra, xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp người đã ban hành văn bản không xem xét, xử lý thì người có thẩm quyền kiểm tra đề nghị cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan đó xem xét, xử lý.
4. Việc kiểm tra, xử lý các văn bản có chứa quy phạm pháp luật, văn bản có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các cơ quan của Hội đồng nhân dân ban hành được thực hiện như đối với văn bản của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
1. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản gửi kết luận kiểm tra cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân nơi có văn bản được kiểm tra để chỉ đạo, tổ chức việc xử lý văn bản theo quy định. Kết luận kiểm tra đồng thời được gửi cho cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật và tổ chức pháp chế của bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cơ quan được Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao là đầu mối, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã nơi có văn bản được kiểm tra.
2. Kết luận kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau đây: tên văn bản được kiểm tra; tên và nội dung văn bản làm căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; ý kiến về nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; yêu cầu cơ quan, người đã ban hành văn bản xem xét, xử lý và thông báo kết quả xử lý văn bản, đồng thời kiến nghị việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã tham mưu xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật đó.
3. Trường hợp phát hiện văn bản được kiểm tra có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn được ban hành sau văn bản được kiểm tra hoặc không hợp lý, khả thi, không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, đình chỉ thi hành hoặc ngưng hiệu lực bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành thì trong kết luận kiểm tra, cơ quan kiểm tra văn bản kiến nghị cơ quan ban hành văn bản thực hiện việc rà soát, xử lý theo quy định tại Chương IX của Nghị định này.
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản trong trường hợp nội dung trái pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nếu không được bãi bỏ kịp thời.
2. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trong các trường hợp sau:
a) Một phần hoặc toàn bộ văn bản được ban hành trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung; văn bản vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành;
b) Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 của Nghị định này.
3. Đính chính văn bản được thực hiện đối với văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày. Cơ quan, người ban hành văn bản đính chính văn bản bằng văn bản hành chính. Việc đính chính văn bản của Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện.
1. Gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra theo quy định; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
2. Gửi đăng Công báo, niêm yết văn bản đã được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Giải trình về nội dung văn bản theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
4. Tự kiểm tra kịp thời để phát hiện và xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 111 và Điều 112 của Nghị định này.
5. Thông báo kết quả xử lý văn bản trái pháp luật cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
6. Tạo điều kiện cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản.
7. Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 118 của Nghị định này.
8. Thực hiện các quyết định, kiến nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo quy định tại Điều 119 của Nghị định này; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định tại Điều 120 của Nghị định này.
1. Được thông báo về kế hoạch, nội dung kiểm tra, nội dung được yêu cầu.
2. Trình bày ý kiến liên quan đến nội dung văn bản được kiểm tra.
3. Từ chối trả lời, cung cấp thông tin không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc những thông tin thuộc bí mật nhà nước không được phép cung cấp theo quy định của pháp luật.
4. Giải trình và đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản xem xét lại kết luận kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật.
5. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản vẫn quyết định xử lý theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Nghị định này thì cơ quan, người có văn bản được kiểm tra có quyền đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản xem xét lại quyết định xử lý. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại quyết định xử lý, nếu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản không trả lời thì cơ quan, người có văn bản được kiểm tra có quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nếu cơ quan, người đã xử lý văn bản là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu cơ quan, người đã xử lý văn bản là Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Khi thực hiện các quyền quy định tại khoản 4 và 5 Điều này, cơ quan, người có văn bản được kiểm tra cần chứng minh văn bản do mình ban hành đúng pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về tính trung thực trong báo cáo, đề nghị của mình.
1. Không gửi văn bản theo quy định; không cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
2. Không thực hiện việc đăng Công báo, niêm yết các văn bản quy phạm pháp luật đã được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Không tổ chức tự kiểm tra để phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật do mình ban hành.
4. Không xử lý văn bản khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra hoặc yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan thông tin đại chúng.
5. Có hành vi cản trở, gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra trong quá trình kiểm tra văn bản.
6. Báo cáo sai sự thật khi thực hiện các quyền quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 132 của Nghị định này.
7. Không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản do mình ban hành.
8. Những hành vi vi phạm pháp luật khác trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản.
Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản, cơ quan, người có văn bản được kiểm tra phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó.
2. Việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật;
b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Cơ quan, người ban hành văn bản khi nhận được kết luận kiểm tra, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản mà không thực hiện việc xem xét, xử lý văn bản trái pháp luật hoặc không thực hiện thông báo kết quả xử lý theo quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Chế độ báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện cụ thể như sau:
a) Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cơ quan được Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao nhiệm vụ có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
b) Báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được gửi đến Bộ Tư pháp. Báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đồng thời gửi đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để được tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân;
c) Thời hạn gửi báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản thực hiện theo quy định về công tác thống kê, báo cáo của ngành Tư pháp.
2. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo tình hình công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp báo cáo, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản có các nội dung cơ bản sau:
a) Số liệu do bộ, ngành, địa phương mình ban hành đã được tự kiểm tra và xử lý; kiểm tra theo thẩm quyền đã được gửi đến để kiểm tra và thực tế đã kiểm tra; đã phát hiện có nội dung trái pháp luật và yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản xem xét, xử lý; đã được xử lý theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản; đã xử lý theo thẩm quyền.
Cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo việc phối hợp với tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tự kiểm tra và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền các văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Tình hình rà soát văn bản làm căn cứ pháp lý phục vụ công tác kiểm tra văn bản trong lĩnh vực được giao;
c) Đánh giá về kiểm tra, xử lý văn bản; tổ chức, cán bộ; kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản; công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác kiểm tra văn bản;
d) Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị;
đ) Danh mục văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung.
1. Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời.
2. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương.
3. Tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cơ quan được Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao nhiệm vụ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong việc đôn đốc, chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở bộ, ngành, địa phương.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC I
(Kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Nghị định của Chính phủ (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 02 |
- Nghị định của Chính phủ (ban hành Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...) - Mẫu Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm theo Nghị định |
Mẫu số 03 |
Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Mẫu số 04 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 05 |
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (ban hành Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...) - Mẫu Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
Mẫu số 06 |
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao |
Mẫu số 07 |
Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 08 |
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (ban hành Quy định...) - Mẫu Quy định... ban hành kèm theo Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao |
Mẫu số 09 |
Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 10 |
- Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (ban hành Quy định...) - Mẫu Quy định... ban hành kèm theo Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Mẫu số 11 |
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 12 |
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (ban hành Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...) - Mẫu Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm theo Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ |
Mẫu số 13 |
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Mẫu số 14 |
Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 15 |
- Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước (ban hành chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán) - Mẫu Quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước |
Mẫu số 16 |
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 17 |
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (ban hành Quy định/Quy chế...) - Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh |
Mẫu số 18 |
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 19 |
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (ban hành Quy định/Quy chế...) - Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
Mẫu số 20 |
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 21 |
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện (ban hành Quy định/Quy chế...) - Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện |
Mẫu số 22 |
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 23 |
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện (ban hành Quy định/Quy chế...) - Mẫu Quy định/Quy chế ... ban hành kèm theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện |
Mẫu số 24 |
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 25 |
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã (ban hành Quy định/Quy chế...) - Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã |
Mẫu số 26 |
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã (quy định trực tiếp) |
Mẫu số 27 |
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã (ban hành Quy định/Quy chế...) - Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã |
Mẫu số 28 |
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều |
Mẫu số 29 |
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm theo Nghị định |
Mẫu số 30 |
Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều |
Mẫu số 31 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều (quy định trực tiếp/ban hành Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...) |
Mẫu số 32 |
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung một số điều |
Mẫu số 33 |
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều (quy định trực tiếp/ban hành Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...) |
Mẫu số 34 |
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung một số điều |
Mẫu số 35 |
Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều (quy định trực tiếp/quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước/quy trình kiểm toán) |
Mẫu số 36 |
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp sửa đổi, bổ sung một số điều (quy định trực tiếp/ban hành Quy định/Quy chế...) |
Mẫu số 37 |
Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp sửa đổi, bổ sung một số điều (quy định trực tiếp/ban hành Quy định/Quy chế...) |
Mẫu số 01. Nghị định của Chính phủ (quy định trực tiếp)
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../20...(1).../NĐ-CP |
Hà Nội, ngày ...tháng....năm 20…(1)... |
NGHỊ ĐỊNH
…………….(2) …………..
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày ... tháng .... năm …..;
Căn cứ ………………………………………….(3) ;
Theo đề nghị của …………………………………….(4) ;
Chính phủ ban hành Nghị định
……..(5)………
…………………………
Điều 1. ............................................................................................................................................................................................................................................
Điều. ............................................................................................................................................................................................................................................
………..(5)…………
…………………………
Điều. ............................................................................................................................................................................................................................................
Điều. ............................................................................................................................................................................................................................................
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên nghị định.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo nghị định.
(5) Nội dung của Nghị định; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(6) Chữ viết tắt tên đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ phối hợp trình dự thảo nghị định và số lượng bản lưu.
(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
(8) Trường hợp Phó Thủ tướng được giao ký thay Thủ tướng Chính phủ thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Thủ tướng, bên dưới ghi Phó Thủ tướng.
Mẫu số 02. Nghị định của Chính phủ (ban hành Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...)
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../20...(1).../NĐ-CP |
Hà Nội, ngày ...tháng....năm 20…(1)... |
NGHỊ ĐỊNH
Ban hành …………….(2)…………………..
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày ... tháng ... năm …..;
Căn cứ …………………………………………….…(3) ;
Theo đề nghị của ………………………………………..(4) ;
Chính phủ ban hành Nghị định
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này
…………………………………..(2).................................................................
Điều 2..........................................................................................................
.....................................................................................................................
Điều. Trách nhiệm thực hiện .......................................................................
......................................................................................................................
Điều........................................................................................................... /.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục....
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo nghị định.
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ phối hợp trình dự thảo nghị định và số lượng bản lưu.
(6) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
(7) Trường hợp Phó Thủ tướng được giao ký thay Thủ tướng Chính phủ thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Thủ tướng, bên dưới ghi Phó Thủ tướng.
Mẫu Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH/QUY CHẾ/ĐIỀU LỆ/DANH MỤC
……..……………(1)…...................
(Ban hành kèm theo Nghị định số .../20.../NĐ-CP
ngày ... tháng ... năm 20 ... của Chính phủ)
…………..(2)…………….
………………………………………………..
Điều 1...........................................................................................................
......................................................................................................................
Điều..............................................................................................................
......................................................................................................................
…………..(2)…………….
………………………………………………..
Điều ............................................................................................................................................................................................................................................
Điều..............................................................................................................
..................................................................................................................../.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Ghi chú:
(1) Tên Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục....
(2) Nội dung của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(3) Trường hợp Phó Thủ tướng được giao ký thay Thủ tướng Chính phủ thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Thủ tướng, bên dưới ghi Phó Thủ tướng.
Mẫu số 03. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
CHÍNH PHỦ - ĐOÀN CHỦ TỊCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:...(*)/20...(1).../NQLT-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...(1)... |
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH
....……………..(2)………………….
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày ... tháng ... năm ...;
Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày... tháng...năm ...;
Căn cứ ………………………………………….(3) ;
Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch hướng dẫn......(2)………………………………………….
…....(4)……
…………………………………
Điều 1...........................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều..............................................................................................................
...................................................................................................................................
…………..(4)…………….
………………………………………………..
Điều .............................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều..............................................................................................................
..................................................................................................................../.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH ỦY BAN TRUNG ƯƠNG |
TM. CHÍNH PHỦ |
Nơi nhận:
- …………;
- Lưu: VT, ...(6). A.XX(7).
Ghi chú:
(*) Nghị quyết liên tịch được đăng ký và ghi số thứ tự tại văn thư của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
(1) Năm ban hành nghị quyết liên tịch.
(2) Tên nghị quyết liên tịch.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Nội dung của nghị quyết liên tịch; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(5a) và (5b): Trường hợp Chính phủ chủ trì soạn thảo thì Thủ tướng Chính phủ ký thay mặt Chính phủ; trường hợp Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì soạn thảo thì Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký thay mặt Đoàn Chủ tịch và chuyển (5b) sang vị trí của (5a).
(6) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan (tổ chức) tham gia và số lượng bản lưu. Nghị quyết liên tịch được lưu tại của cơ quan chủ trì soạn thảo; lưu hồ sơ tại đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan (tổ chức) tham gia ban hành.
(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 04. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (quy định trực tiếp)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../20...(1).../QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...(1)... |
QUYẾT ĐỊNH
……………….(2)…………...
Căn cứ ………………………………………….(3) ;
Theo đề nghị của …………………………………..(4) ;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định …………………..(2) ;
………....(5)…………
………………………………
Điều 1...........................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều..............................................................................................................
...................................................................................................................................
…………..(5)…………….
………………………………………………..
Điều .............................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều..............................................................................................................
..................................................................................................................../.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6) |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên quyết định.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(5) Nội dung của Quyết định; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(6) Thủ tướng Chính phủ; trường hợp Phó Thủ tướng được giao ký thay Thủ tướng Chính phủ thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Thủ tướng, bên dưới ghi Phó Thủ tướng.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 05. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (ban hành Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../20...(1).../QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...(1)... |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành ……………..(2)…………………………
Căn cứ …………………………………….(3) ;
Theo đề nghị của ……………………………………..(4) ;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định ………………………(2)
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
……………………………………………. (5) .................................................
Điều 2...........................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều. ............................................................................................................
..................................................................................................................../.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6) |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên quyết định.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(5) Tên Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...
(6) Thủ tướng Chính phủ; trường hợp Phó Thủ tướng được giao ký thay Thủ tướng Chính phủ thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Thủ tướng, bên dưới ghi Phó Thủ tướng.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH/QUY CHẾ/ĐIỀU LỆ/DANH MỤC...
………………..(1)……………………..
(Ban hành kèm theo Quyết định số .../20.../QĐ-TTg
ngày ... tháng ... năm 20... của Thủ tướng Chính phủ)
…………..(2)………….
……………………………………..
Điều 1...........................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều..............................................................................................................
...................................................................................................................................
…………..(2)…………….
………………………………………………..
Điều. ............................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều. ............................................................................................................
..................................................................................................................../.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (3) |
Ghi chú:
(1) Tên Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...
(2) Nội dung của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(3) Thủ tướng Chính phủ; trường hợp Phó Thủ tướng được giao ký thay Thủ tướng Chính phủ thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Thủ tướng, bên dưới ghi Phó Thủ tướng.
Mẫu số 06. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20...(1)/NQ-HĐTP |
Hà Nội, ngày...tháng...năm 20...(1)... |
NGHỊ QUYẾT
……………….(2)……………
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày ... tháng ... năm ….;
Để áp dụng đúng và thống nhất quy định tại ...(3)...;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT NGHỊ:
…….(4)…….
……………………………………..
Điều 1...........................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều. ............................................................................................................
...................................................................................................................................
…….(4)…….
………………………………………………..
Điều. ............................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều. ............................................................................................................
..................................................................................................................../.
Nơi nhận: |
TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên nghị quyết.
(3) Quy định cần hướng dẫn áp dụng.
(4) Nội dung của nghị quyết; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo dự thảo nghị quyết và số lượng bản lưu.
(6) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 07. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (quy định trực tiếp)
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20...(1)…/TT-TANDTC |
Hà Nội, ngày...tháng...năm 20...(1)... |
THÔNG TƯ
…………………….(2)……………………..
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày ...tháng ... năm ….;
Căn cứ …………………………………….. (3) ;
Theo đề nghị của …………………………………(4) ;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư ………..(2)
……….(5)……….
……………………………………..
Điều 1.
...........................................................................................................
............................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(5)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
................................................................................................................../.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(6) |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên thông tư.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
(5) Nội dung của thông tư; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(6) Chánh án; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chánh án, bên dưới ghi Phó Chánh án.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 08. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (ban hành Quy định…)
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20...(1)…/TT-TANDTC |
Hà Nội, ngày...tháng...năm 20...(1)... |
THÔNG TƯ
Ban hành …………..(2)…………………….
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày ... tháng ... năm ….;
Căn cứ ………………………………………….(3) ;
Theo đề nghị của ……………………………………….(4) ;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư …………..(2) ..
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này ……………….(5)
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều 2.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều.
.............................................................................................................
................................................................................................................../.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(6) |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên thông tư.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
(5) Tên Quy định....
(6) Chánh án; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chánh án, bên dưới ghi Phó Chánh án.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu Quy định ban hành kèm theo Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH
…………………….....(1)…………………........
(Ban hành kèm theo Thông tư số .../20.../TT-TANDTC
ngày ... tháng ... năm 20 ... của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
……….(2)……….
……………………………………..
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(2)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
..................................................................................................................../.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(3) |
Ghi chú:
(1) Tên của Quy định...
(2) Nội dung của Quy định; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(3) Chánh án; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chánh án, bên dưới ghi Phó Chánh án.
Mẫu số 09. Thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (quy định trực tiếp)
VIỆN KIỂM SÁT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./20...(1).../TT-VKSNDTC |
Hà Nội, ngày … tháng ... năm 20... (1).. |
THÔNG TƯ
………………..(2)……………….
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày ... tháng ... năm ...;
Căn cứ ………………………………….(3) ;
Theo đề nghị của …………………………………..(4) ;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư ...(2)...
……….(5)……….
……………………………………..
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(5)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(6) |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên thông tư.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
(5) Nội dung của thông tư; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(6) Viện trưởng; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Viện trưởng, bên dưới ghi Phó Viện trưởng.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 10. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (ban hành Quy định...)
VIỆN KIỂM SÁT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./20...(1).../TT-VKSNDTC |
Hà Nội, ngày … tháng ... năm 20... (1).. |
THÔNG TƯ
Ban hành ……………(2)………………………
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày ... tháng ... năm…..;
Căn cứ …………………………….(3) ;
Theo đề nghị của ………………………….(4) ;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư ……….(2) .
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này ……………(5)
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều 2. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
.................................................................................................................../.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(6) |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên thông tư.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
(5) Tên Quy định...
(6) Viện trưởng; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Viện trưởng, bên dưới ghi Phó Viện trưởng.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu Quy định... ban hành kèm theo Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VIỆN KIỂM SÁT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH...
………………….......(1)……………..............
(Ban hành kèm theo Thông tư số .../20.../TT-VKSNDTC
ngày ... tháng ... năm 20 ... của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
……….(2)……….
……………………………………..
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(2)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
..................................................................................................................../.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(3) |
Ghi chú:
(1) Tên Quy định...
(2) Nội dung của Quy định; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
3. Viện trưởng; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Viện trưởng, bên dưới ghi Phó Viện trưởng.
Mẫu số 11. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (quy định trực tiếp)
BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20...(2).../TT-...(3)... |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... (2)… |
THÔNG TƯ
……………………….(4)………………………..
Căn cứ ………………………………………(5) ;
Theo đề nghị của …………………………………. (6) ;
Bộ trưởng/Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành Thông tư ……….(4)…………
……….(7)……….
……………………………………..
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(7)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
..................................................................................................................../.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(8) |
Ghi chú:
(1) Tên bộ, cơ quan ngang bộ ban hành thông tư.
(2) Năm ban hành.
(3) Chữ viết tắt tên bộ, cơ quan ngang bộ ban hành thông tư.
(4) Tên thông tư.
(5) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(6) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
(7) Nội dung của thông tư; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(8) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản.
(9) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 12. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...
BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../20...(2).../TT-...(3)… |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... (2)... |
THÔNG TƯ
Ban hành ………………(4)………………..
Căn cứ ……………………………………….(5) ;
Theo đề nghị của ……………………………..(6) ;
Bộ trưởng/Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành Thông tư ……..(4)……..
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này ………………(7)
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều 2.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(8) |
Ghi chú:
(1) Tên bộ, cơ quan ngang bộ ban hành thông tư.
(2) Năm ban hành.
(3) Chữ viết tắt tên bộ, cơ quan ngang bộ ban hành thông tư.
(4) Tên thông tư.
(5) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(6) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
(7) Tên Quy chế/Quy định/Điều lệ/Danh mục...
(8) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản.
(9) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục… ban hành kèm theo Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH/QUY CHẾ/ĐIỀU LỆ/DANH MỤC...
……………….(2)……………..
(Ban hành kèm theo Thông tư số .../20.../TT-...
ngày ... tháng ... năm 20 ... của...)
……….(3)……….
……………………………………..
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(3)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (4) |
Ghi chú:
(1) Tên bộ, cơ quan ngang bộ.
(2) Tên Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...
(3) Nội dung của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(4) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản.
Mẫu số 13. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
CƠ QUAN - CƠ QUAN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...(2)../20..(3).../TTLT-...(4)... |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...(3)... |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
……………………..(5)………………..........
Căn cứ ……………………………………………(6) ;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao/Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao liên tịch.........(5)………………
……….(7)……….
……………………………………..
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(7)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (8b) |
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (8a) |
Nơi nhận: |
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ trì và tên cơ quan khác tham gia ban hành thông tư liên tịch.
(2) Thông tư liên tịch được đăng ký và ghi số thứ tự tại văn thư của cơ quan chủ trì soạn thảo.
(3) Năm ban hành.
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan chủ trì và tên cơ quan tham gia ban hành thông tư liên tịch.
(5) Tên thông tư liên tịch.
(6) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(7) Nội dung của thông tư liên tịch; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(8a) Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo thông tư liên tịch.
(8b) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan đồng ban hành thông tư liên tịch; chức vụ của người ký thông tư liên tịch phải ghi đầy đủ, bao gồm chức danh và tên cơ quan, tổ chức; trường hợp cấp phó ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký.
(9) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan (tổ chức) tham gia và số lượng bản lưu. Thông tư liên tịch được lưu tại văn bản của cơ quan chủ trì soạn thảo; lưu hồ sơ tại đơn vị soạn thảo của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan (tổ chức) tham gia ban hành.
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 14. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước (quy định trực tiếp)
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../20...(1).../QĐ-KTNN |
Hà Nội, ngày ... tháng .... năm 20…(1)…. |
QUYẾT ĐỊNH
………………..(2)………………….
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày ... tháng ... năm…….;
Căn cứ …………………………..(3)
Theo đề nghị của ………………………………(4)
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định về ...(2)
……….(5)……….
……………………………………..
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(5)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(6) |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên quyết định.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Chức danh của thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo.
(5) Nội dung của Quyết định; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(6) Tổng Kiểm toán nhà nước; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Tổng Kiểm toán nhà nước, bên dưới ghi Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 15. Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước (ban hành chuẩn mực kiểm toán nhà nước/quy trình kiểm toán)
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../20...(1).../QĐ-KTNN |
Hà Nội, ngày ... tháng .... năm 20…(1)…. |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành ……………(2)……………..
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày ... tháng ... năm……..;
Căn cứ ……………………………..(3) ;
Theo đề nghị của …………………………………….(4) ;
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định về ...(2)
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
..................................... (5)
Điều 2.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(6) |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên quyết định.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo.
(5) Tên chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán.
(6) Tổng Kiểm toán nhà nước; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Tổng Kiểm toán nhà nước, bên dưới ghi Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu Quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước/quy trình kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC/
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
………………………(1)…………………….
(Ban hành kèm theo Quyết định số .../20.../QĐ-KTNN
ngày ... tháng ... năm 20 ... của Tổng Kiểm toán nhà nước)
………….(2)………….
.............................................................................................................
......................................................................................................................
.............................................................................................................
......................................................................................................................
/.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (3) |
Ghi chú:
(1) Số và tên gọi của chuẩn mực kiểm toán nhà nước/quy trình kiểm toán.
(2) Nội dung của chuẩn mực kiểm toán nhà nước/quy trình kiểm toán; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục... hoặc phần, mục, ...; phần, mục, điểm... (đối với chuẩn mực kiểm toán nhà nước).
(3) Tổng Kiểm toán nhà nước; trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Tổng Kiểm toán nhà nước, bên dưới ghi Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
Mẫu số 16. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (quy định trực tiếp)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20…(2).../NQ-HĐND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
NGHỊ QUYẾT
…………………….(4)…………………..
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ....(1)
KHÓA....KỲ HỌP THỨ....
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm……….;
Căn cứ ………………………………….(5) ;
Xét Tờ trình …………………………………………………………………………………….; Báo cáo thẩm tra của ...; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
……….(6)……….
……………………………………..
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(6)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân ...(1)...Khóa...Kỳ họp thứ...thông qua ngày ... tháng ... năm ...và có hiệu lực từ ngày.../.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH (7) |
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành nghị quyết.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(4) Tên nghị quyết.
(5) Các căn cứ khác để ban hành nghị quyết.
(6) Nội dung của nghị quyết; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(8) Chữ viết tắt đơn vị chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng phát hành.
Mẫu số 17. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (ban hành Quy định/Quy chế...)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20…(2).../NQ-HĐND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
NGHỊ QUYẾT
Ban hành …………………(4)…………
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ...(1)
KHÓA...KỲ HỌP THỨ...
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm……;
Căn cứ ………………………………..(5) ;
Xét Tờ trình …………………………………………………………………………………….; Báo cáo thẩm tra của ……..; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này ……………………………………………..(6)
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều 2.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân ...(1)...Khóa...Kỳ họp thứ...thông qua ngày ... tháng ... năm ...và có hiệu lực từ ngày.../.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH (7) |
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành nghị quyết.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(4) Tên nghị quyết.
(5) Các căn cứ khác để ban hành nghị quyết.
(6) Tên Quy định/Quy chế…
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(8) Chữ viết tắt đơn vị chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng phát hành.
Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH/QUY CHẾ...
………………....(2)……………………
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số .../20.../NQ-HĐND
ngày ... tháng ... năm 20... của Hội đồng nhân dân tỉnh …..(1))
……….(3)……….
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(3)…….
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
|
CHỦ TỊCH (4) |
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy định/Quy chế.
(2) Tên Quy định/Quy chế...
(3) Nội dung của Quy định/Quy chế...; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(4) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
Mẫu số 18. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (quy định trực tiếp)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20…(2).../QĐ-UBND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
QUYẾT ĐỊNH
….…………….(4)……………….
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (1)
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm……;
Căn cứ ………………………(5) ;
Theo đề nghị của …………………….(6) .
QUYẾT ĐỊNH:
……….(7)……….
……………………………………..
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(7)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(4) Tên quyết định.
(5) Các căn cứ khác để ban hành quyết định.
(6) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo quyết định.
(7) Nội dung của quyết định; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(8) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(9) Chữ viết tắt đơn vị chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng phát hành.
Mẫu số 19. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (ban hành Quy định/Quy chế...)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20…(2).../QĐ-UBND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành ………………….(4)………………………
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (1)
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ...tháng ....năm…..;
Căn cứ ………………………………………..(5) ;
Theo đề nghị của ………………………………..(6)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này ………………………………(7)
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều 2.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh ban hành quyết định.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(4) Tên quyết định.
(5) Các căn cứ khác để ban hành quyết định.
(6) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo quyết định.
(7) Tên Quy định/Quy chế...
(8) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(9) Chữ viết tắt đơn vị chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng phát hành.
Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH/QUY CHẾ...
……………………..(2)…………………
(Ban hành kèm theo Quyết định số .../20…/QĐ-UBND
ngày ... tháng ... năm 20... của Ủy ban nhân dân tỉnh (1))
……….(3)……….
……………………………………..
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(3)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy định/Quy chế...
(2) Tên Quy định/Quy chế...
(3) Nội dung của Quy định/Quy chế...; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(4) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
Mẫu số 20. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện (quy định trực tiếp)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20…(2).../NQ-HĐND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
NGHỊ QUYẾT
……………….(4)………………….
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ................ (1)
KHÓA....KỲ HỌP THỨ…..
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm 2015;
Căn cứ …………………………………..(5) ;
Xét Tờ trình ………………………………………………….; Báo cáo thẩm tra của ……..; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
………..(6)……….
…………………………………
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(6)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân ...(1)...Khóa...Kỳ họp thứ... thông qua ngày ... tháng ... năm ...và có hiệu lực từ ngày.../.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH (7) |
Ghi chú:
(1) Tên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương ban hành nghị quyết.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương, nơi Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết đóng trụ sở.
(4) Tên nghị quyết.
(5) Điều, khoản, điểm giao Hội đồng nhân dân cấp huyện quy định chi tiết.
(6) Nội dung của nghị quyết; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(8) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 21. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện (ban hành Quy định/Quy chế...)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20…(2).../NQ-HĐND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
NGHỊ QUYẾT
Ban hành ………………………(4)………………………
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ....(1)
KHÓA....KỲ HỌP THỨ....
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm…….;
Căn cứ …………………………………(5) ;
Xét Tờ trình ………………………………………………………………….……., Báo cáo thẩm tra của …….; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này ………………………………………………(6)
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều 2.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân ...(1)...Khóa...Kỳ họp thứ...thông qua ngày ... tháng ... năm ...và có hiệu lực từ ngày.../.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH (7) |
Ghi chú:
(1) Tên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ban hành nghị quyết.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
(4) Tên nghị quyết.
(5) Điều, khoản, điểm giao Hội đồng nhân dân cấp huyện quy định chi tiết.
(6) Tên Quy định/Quy chế...
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(8) Chữ viết tắt đơn vị chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng phát hành.
Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH/QUY CHẾ.......
……………….....(2)………………......
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số .../20.../NQ-HĐND
ngày ... tháng ... năm 20... của Hội đồng nhân dân huyện ...(1))
………..(3)……….
…………………………………
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(3)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
|
CHỦ TỊCH (4) |
Ghi chú:
(1) Tên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy định/Quy chế...
(2) Tên Quy định/Quy chế...
(3) Nội dung của Quy định/Quy chế...; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(4) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.”; vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
Mẫu số 22. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện (quy định trực tiếp)
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20…(2).../QĐ-UBND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
QUYẾT ĐỊNH
……………….(4)………………….
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN (1)
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ...năm…………;
Căn cứ ……………………………………………………(5) ;
Theo đề nghị của ………………………….(6) ;
QUYẾT ĐỊNH:
………..(7)……….
…………………………………
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(7)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ban hành nghị quyết.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, nơi Ủy ban nhân dân ban hành nghị quyết đóng trụ sở.
(4) Tên quyết định.
(5) Điều, khoản, điểm giao Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chi tiết.
(6) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo quyết định.
(7) Nội dung của quyết định; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(8) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(9) Chữ ký viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 23. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện (ban hành Quy định/Quy chế...)
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20…(2).../QĐ-UBND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành …………….(3)……………………
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN (1)
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ….. năm ….;
Căn cứ ……………………………………………(5) ;
Theo đề nghị của ……………………………………..(6) .
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này …………………………………..(7)
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều 2.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
/.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
(4) Tên quyết định.
(5) Các căn cứ khác để ban hành quyết định.
(6) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo quyết định.
(7) Tên Quy định/Quy chế...
(8) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(9) Chữ viết tắt đơn vị chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng phát hành.
Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH/QUY CHẾ...
......................(2)…………………….
(Ban hành kèm theo Quyết định số .../20.../QĐ-UBND
ngày ... tháng ... năm 20... của Ủy ban nhân dân huyện ...(1))
………..(3)……….
…………………………………
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(3)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy định/Quy chế...
(2) Tên Quy định/Quy chế...
(3) Nội dung của Quy định/Quy chế...; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(4) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
Mẫu số 24. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã (quy định trực tiếp)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20…(2).../NQ-HĐND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
NGHỊ QUYẾT
……………………(4)………………..
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ ……………..(1)
KHÓA....KỲ HỌP THỨ....
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm…..;
Căn cứ ………………………..(5) ;
Xét Tờ trình ……………………; Báo cáo thẩm tra của....; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
………..(6)……….
…………………………………
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(6)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân ...(1)...Khóa...Kỳ họp thứ...thông qua ngày ... tháng ... năm ...và có hiệu lực từ ngày.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH (7) |
Ghi chú:
(1) Tên xã, phường, thị trấn ban hành nghị quyết.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên xã, phường, thị trấn, nơi Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết đóng trụ sở.
(4) Tên nghị quyết.
(5) Điều, khoản, điểm giao Hội đồng nhân dân cấp xã quy định chi tiết.
(6) Nội dung của nghị quyết; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(8) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 25. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã (ban hành Quy định/Quy chế...)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20…(2).../NQ-HĐND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
NGHỊ QUYẾT
Ban hành ……………(4)……………….
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ ....(1)
KHÓA....KỲ HỌP THỨ....
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm ....;
Căn cứ ……………………………………..(5) ;
Xét Tờ trình ………………………………………………………….; Báo cáo thẩm tra của ……..; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này …………………………. (6)
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều 2.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân ...(1)...Khóa...Kỳ họp thứ... thông qua ngày ... tháng ... năm... và có hiệu lực từ ngày.../.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH (7) |
Ghi chú:
(1) Tên xã, phường, thị trấn ban hành nghị quyết.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên xã, phường, thị trấn.
(4) Tên nghị quyết.
(5) Điều, khoản, điểm giao Hội đồng nhân dân cấp xã quy định chi tiết.
(6) Tên Quy định/Quy chế...
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(8) Chữ viết tắt đơn vị chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng phát hành.
Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY CHẾ/QUY ĐỊNH...
………..………..(2)…………………
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số .../20.../NQ-HĐND
ngày ... tháng ... năm 20... của Hội đồng nhân dân xã ...(1))
………..(3)……….
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(3)…….
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
|
CHỦ TỊCH (4) |
Ghi chú:
(1) Tên xã, phường, thị trấn ban hành Quy định/Quy chế...
(2) Tên Quy định/Quy chế...
(3) Nội dung của Quy định/Quy chế...; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(4) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
Mẫu số 26. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã (quy định trực tiếp)
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20...(2).../QĐ-UBND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)... |
QUYẾT ĐỊNH
………………........(4)…………………
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ....(1)
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm ……..;
Căn cứ ……………………….(5) ;
Theo đề nghị của
QUYẾT ĐỊNH:
………..(6)……….
…………………………………
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(6)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
/.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên xã, phường, thị trấn ban hành nghị quyết.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên xã, phường, thị trấn, nơi Ủy ban nhân dân ban hành nghị quyết đóng trụ sở.
(4) Tên quyết định.
(5) Điều, khoản, điểm giao Ủy ban nhân dân cấp xã quy định chi tiết.
(6) Nội dung của quyết định; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(8) Chữ ký viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 27. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã (ban hành Quy định/Quy chế...)
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20...(2).../QĐ-UBND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20...(2)... |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành ……………..(4)………………….
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (1)
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ....năm ....;
Căn cứ ……………………………………………(5) ;
Theo đề nghị của
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này ………………………………………..(6)
Điều 2.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên xã, phường, thị trấn ban hành quyết định.
(2) Năm ban hành.
(3) Tên xã, phường, thị trấn.
(4) Tên quyết định.
(5) Các căn cứ khác để ban hành quyết định.
(6) Tên Quy định/Quy chế...
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(8) Chữ viết tắt đơn vị chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng phát hành.
Mẫu Quy định/Quy chế... ban hành kèm theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH/QUY CHẾ...
…………………..(2)……………………
(Ban hành kèm theo Quyết định số .../20.../QĐ-UBND
ngày ... tháng ... năm 20... của Ủy ban nhân dân xã ...(1))
………..(3)……….
…………………………………
Điều 1.
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
…….(3)…….
………………………………………………..
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
Điều. .
.............................................................................................................
......................................................................................................................
./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên xã, phường, thị trấn ban hành Quy định/Quy chế...
(2) Tên Quy định/Quy chế...
(3) Nội dung của Quy định/Quy chế...; tùy từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục.
(4) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
Mẫu số 28. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:... /20...(1).../NĐ-CP |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...(1)... |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số ………………(2)
……………………………
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày ... tháng ... năm…….;
Căn cứ …………………………..(3) ;
Theo đề nghị của …………………………(4) ;
Chính phủ ban hành Nghị định ……………………………(2) ;
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số ... (2) ...:
1. Điều ... được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều....:
”
2. Bổ sung mục ... a (số thứ tự của Mục ngay trước Mục được bổ sung) như sau:
“Mục...a:
”
Điều 2.
1. Bãi bỏ các Điều
2. Thay đổi từ “……. ” thành từ “……..” tại các Điều ………………………………….
Điều ... Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều ... (Điều khoản thi hành)
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày
2. Nghị định này bãi bỏ /.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên nghị định được sửa đổi, bổ sung.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ soạn thảo nghị định.
(5) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Thủ tướng, bên dưới ghi Phó Thủ tướng.
(6) Chữ viết tắt tên đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ phối hợp trình dự thảo nghị định và số lượng bản lưu.
(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 29. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm Nghị định
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20...(1).../NĐ-CP |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20..(1).. |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục….....
……………… ban hành kèm theo Nghị định số .../20.../NĐ-CP ... (2) ...
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày ... tháng ... năm…….;
Căn cứ ……………………………………….(3) ;
Theo đề nghị của …………………………………..(4) ;
Chính phủ ban hành Nghị định
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm theo Nghị định số ... (2) ...:
1. Điều ... được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều …:
”
2. Bổ sung Điều ... a (số thứ tự của Điều ngay trước Điều được bổ sung) như sau:
“Điều a:
”
Điều 2.
1. Bãi bỏ các Điều
2. Thay đổi từ “………” thành từ “………..” tại các Điều
Điều ... Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều ... (Điều khoản thi hành)
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày
2. Nghị định này bãi bỏ /.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên nghị định được sửa đổi, bổ sung.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ soạn thảo nghị định.
(5) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Thủ tướng, bên dưới ghi Phó Thủ tướng.
(6) Chữ viết tắt tên đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ phối hợp trình dự thảo nghị định và số lượng bản lưu.
(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 30. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều
CHÍNH PHỦ - ĐOÀN CHỦ TỊCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……(*)/20….(1)…/NQLT-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20..(1).. |
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết liên tịch số ...(2) ...
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày ... tháng ... năm ...;
Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày ... tháng ... năm…….;
Căn cứ ……………………………………(3) ;
Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết liên tịch hướng dẫn .... (2)…………………
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết liên tịch số ... (2):
1. Điều ... được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều …: ”
2. Bổ sung Điều ... (số thứ tự của Điều ngay trước Điều được bổ sung) a như sau:
“Điều ...a:
”
Điều 2.
1. Hủy bỏ, bãi bỏ các Điều
2. Thay đổi từ “………” thành từ “……” tại các Điều
Điều ... Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều ... (Điều khoản thi hành)
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày
2. Nghị quyết này bãi bỏ
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH ỦY BAN TRUNG ƯƠNG |
TM. CHÍNH PHỦ |
Nơi nhận:
- …………;
- Lưu: VT(…), ...(5). A.XX(6).
Ghi chú:
(*) Nghị quyết liên tịch sửa đổi, bổ sung được đăng ký và ghi số thứ tự tại văn thư cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản
(1) Năm ban hành nghị quyết liên tịch.
(2) Tên nghị quyết liên tịch được sửa đổi, bổ sung.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4a) và (4b): Trường hợp Chính phủ chủ trì soạn thảo thì Thủ tướng Chính phủ ký thay mặt Chính phủ; trường hợp Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì soạn thảo thì Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký thay mặt Đoàn Chủ tịch và chuyển (4b) sang vị trí của (4a).
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan (tổ chức) tham gia và số lượng bản lưu. Nghị quyết liên tịch được lưu tại văn bản của cơ quan chủ trì soạn thảo; lưu hồ sơ tại đơn vị soạn thảo của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan (tổ chức) tham gia ban hành.
(6) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 31. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều (quy định trực tiếp/ban hành Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20...(1).../QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...(1).. |
QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số ... (2) .../ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm theo Quyết định số ... (2) ...
Căn cứ ……………………………..(3) ;
Theo đề nghị của ……………………………(4) ;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số ... (2) .../Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục …….. ban hành kèm theo Quyết định số ... (2) …:
1. Điều ... được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều …: ”
2. Bổ sung Điều ... (số thứ tự của Điều ngay trước Điều được bổ sung) a như sau:
“Điều ...a:
”
Điều 2.
1. Hủy bỏ, bãi bỏ các Điều ……
2. Thay đổi từ “………….” thành từ “………….” tại các Điều
Điều ... Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều ... (Điều khoản thi hành)
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày
2. Quyết định này bãi bỏ /.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(5) |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên quyết định được sửa đổi, bổ sung.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ soạn thảo quyết định.
(5) Thủ tướng Chính phủ; trường hợp Phó Thủ tướng được giao ký thay Thủ tướng Chính phủ thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Thủ tướng, bên dưới ghi Phó Thủ tướng.
(6) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 32. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung một số điều
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20...(1).../NQ-HĐTP |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20…(1)…. |
NGHỊ QUYẾT
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số ... (2) ...
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày ...tháng ... năm…..;
Để áp dụng đúng và thống nhất quy định tại ………………………..(3) ;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số ...(2)...:
1. Điều ... được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều …: ”
2. Bổ sung Điều ... (số thứ tự của Điều ngay trước Điều được bổ sung) a như sau:
“Điều ...a:
”
Điều 2.
1. Hủy bỏ, bãi bỏ các Điều
2. Thay đổi từ “…………” thành từ “………..” tại các Điều
Điều ... Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều ... (Điều khoản thi hành)
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày
2. Nghị quyết này bãi bỏ /.
Nơi nhận: |
TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên nghị quyết được sửa đổi, bổ sung.
(3) Quy định cần hướng dẫn áp dụng.
(4) Chữ viết tắt tên đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao chủ trì trình dự thảo nghị quyết và số lượng bản lưu.
(5) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 33. Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều (quy định trực tiếp/ban hành Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục...)
TÊN CƠ QUAN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../20...(2).../TT-...(3)... |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20…(2)…. |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số ... (4) .../sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm theo Thông tư số ... (4) ...
Căn cứ …………………………………………….(5) ;
Theo đề nghị của …………………………………….(6) ;
Bộ trưởng/Thủ trưởng cơ quan ngang bộ/Chánh án Tòa án nhân dân tối cao/Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư ...(4)...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số ... (4) .../sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế/Điều lệ/Danh mục... ban hành kèm theo Thông tư số ... (4) ...
1. Điều ... được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều …:
”
2. Bổ sung Điều ... (số thứ tự của Điều ngay trước Điều được bổ sung) a như sau:
“Điều ...a:
”
Điều 2.
1. Hủy bỏ, bãi bỏ các Điều
2. Thay đổi từ “………….” thành từ “…………..” tại các Điều
Điều ... Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều ... (Điều khoản thi hành)
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày
2. Thông tư này bãi bỏ. /.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (7) |
Ghi chú:
(1) Tên bộ, cơ quan ngang bộ/Tòa án nhân dân tối cao/Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(2) Năm ban hành.
(3) Chữ viết tắt tên bộ, cơ quan ngang bộ/Tòa án nhân dân tối cao/Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(4) Tên thông tư được sửa đổi, bổ sung.
(5) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(6) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
(7) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ/Chánh án/Viện trưởng; trường hợp cấp phó được giao ký thay người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản.
(8) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 34. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung một số điều
CƠ QUAN-CƠ QUAN (TỔ CHỨC) (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:...(*)/20...(2).../TTLT-...(3)... |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...(2)… |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số ... (4) ...
Căn cứ ………………………………………….(5) ;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao/Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao liên tịch....(4)...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số ... (4)...:
1. Điều ... được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều…: ”
2. Bổ sung Điều ... (số thứ tự của Điều ngay trước Điều được bổ sung) a như sau:
“Điều ...a:
”
Điều 2.
1. Hủy bỏ, bãi bỏ các Điều
2. Thay đổi từ “……………..” thành từ “…………….” tại các Điều
Điều ... Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều ... (Điều khoản thi hành)
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày
2. Thông tư liên tịch này bãi bỏ /.
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6b) |
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6a) |
Nơi nhận:
- …………..;
- Lưu: VT, ...(7). A.XX.(8).
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ trì và tên cơ quan khác tham gia ban hành thông tư liên tịch.
(*) Thông tư liên tịch được đăng ký và ghi số thứ tự tại văn thư của cơ quan chủ trì soạn thảo.
(2) Năm ban hành.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan chủ trì và tên cơ quan tham gia ban hành thông tư liên tịch.
(4) Tên thông tư liên tịch được sửa đổi, bổ sung.
(5) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(6a) Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo thông tư liên tịch.
(6b) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan đồng ban hành thông tư liên tịch; chức vụ của người ký thông tư liên tịch phải ghi đầy đủ, bao gồm chức danh và tên cơ quan, tổ chức; trường hợp cấp phó ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo cơ quan chủ trì và cơ quan (tổ chức) tham gia và số lượng bản lưu. Thông tư liên tịch được lưu tại văn bản của cơ quan chủ trì soạn thảo; lưu hồ sơ tại đơn vị soạn thảo của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan (tổ chức) tham gia ban hành.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 35. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều (quy định trực tiếp/ban hành chuẩn mực kiểm toán nhà nước/quy trình kiểm toán)
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../20...(1).../QĐ-KTNN |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...(1)... |
QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số ... (2) .../sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước/ quy trình kiểm toán ... ban hành kèm theo Quyết định số ... (2) ...
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày ... tháng ... năm….;
Căn cứ ………………………………(3) ;
Theo đề nghị của …………………………….(4) ;
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định ...(2)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số ... (2) .../sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước/quy trình kiểm toán ... ban hành kèm theo Quyết định số ... (2)……..:
1. Điều ... được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều …..: ”
2. Bổ sung Điều ... (số thứ tự của Điều ngay trước Điều được bổ sung) a như sau:
“Điều ...a:
”
Điều 2.
1. Hủy bỏ, bãi bỏ các Điều
2. Thay đổi từ “……………….” thành từ “…………………..” tại các Điều
Điều ... Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều ... (Điều khoản thi hành)
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày
2. Quyết định này bãi bỏ /.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(5) |
Ghi chú:
(1) Năm ban hành.
(2) Tên quyết định được sửa đổi, bổ sung.
(3) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(4) Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo quyết định.
(5) Tổng Kiểm toán nhà nước; trường hợp Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được giao ký thay Tổng kiểm toán nhà nước thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Tổng kiểm toán, bên dưới ghi Phó tổng kiểm toán nhà nước.
(6) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 36. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp sửa đổi, bổ sung một số điều (quy định trực tiếp/ban hành Quy định/Quy chế...)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../20...(2). ../NQ-HĐND |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20..(2)... |
NGHỊ QUYẾT
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số ... (4) .../sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế ... ban hành kèm theo Nghị quyết số ... (2) ...
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ...(1)
KHÓA...KỲ HỌP THỨ...
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm……;
Căn cứ ……………………………(5) ;
Xét Tờ trình ……………………………………………………………..; Báo cáo thẩm tra của ……..; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số ... (4).../sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế ... ban hành kèm theo Nghị quyết số ... (4) ...:
1. Điều ... được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều ….: ”
2. Bổ sung Điều ... (số thứ tự của Điều ngay trước Điều được bổ sung) a như sau:
“Điều ...a:
”
Điều 2.
1. Hủy bỏ, bãi bỏ các Điều
2. Thay đổi từ “………..” thành từ “…………….” tại các Điều
Điều ... Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều ... (Điều khoản thi hành)
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày
2. Nghị quyết này bãi bỏ /.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH (6) |
Ghi chú:
(1) Tên Hội đồng nhân dân ban hành quyết định.
(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/quận, huyện, thị xã/xã, phường, thị trấn, nơi Hội đồng nhân dân ban hành quyết định đóng trụ sở.
(3) Năm ban hành.
(4) Tên nghị quyết được sửa đổi, bổ sung.
(5) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(6) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
Mẫu số 37. Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp sửa đổi, bổ sung một số điều (quy định trực tiếp/ban hành Quy định/Quy chế...)
ỦY BAN NHÂN DÂN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../20...(3). ../QĐ-UBND |
...(2)..., ngày ... tháng ... năm 20..(3)... |
QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số ... (4) .../sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số ... (4) ...
ỦY BAN NHÂN DÂN (1)
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm ...;
Căn cứ ……………………………………………………….(5) ;
Theo đề nghị của
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số ... (4) .../ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định/Quy chế ... ban hành kèm theo Quyết định số ... (4) …:
1. Điều ... được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều ….: ”
2. Bổ sung Điều ... (số thứ tự của Điều ngay trước Điều được bổ sung) a như sau:
“Điều ...a:
”
Điều 2.
1. Hủy bỏ, bãi bỏ các Điều
2. Thay đổi từ “…………….” thành từ “………………….” tại các Điều
Điều ... Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều ... (Điều khoản thi hành)
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày
2. Quyết định này bãi bỏ /.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên Ủy ban nhân dân ban hành quyết định
(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/quận, huyện, thị xã/xã, phường, thị trấn, nơi Ủy ban nhân dân ban hành quyết định đóng trụ sở.
(3) Năm ban hành.
(4) Tên quyết định được sửa đổi, bổ sung
(5) Căn cứ pháp lý để ban hành ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
(6) Trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu.
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành.
PHỤ LỤC II
(Kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC VĂN BẢN
(Trên một trang giấy khổ A4: 210 mm x 297 mm)
Ghi chú:
Ô số |
: Thành phần thể thức văn bản |
1 |
: Quốc hiệu và Tiêu ngữ |
2 |
: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
3 |
: Số, ký hiệu của văn bản |
4 |
: Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản |
5 |
: Tên văn bản |
6 |
: Nội dung văn bản |
7a, 7b, 7c |
: Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền |
8 |
: Dấu của cơ quan, tổ chức |
9 |
: Nơi nhận |
10 |
: Dấu chỉ mức độ mật |
11 |
: Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành |
PHỤ LỤC III
(Kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Mẫu phiếu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật |
Mẫu số 02 |
Sổ theo dõi xử lý văn bản trái pháp luật |
Mẫu số 01. Mẫu phiếu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Người kiểm tra văn bản:
Cơ quan/đơn vị công tác:
Văn bản được kiểm tra:
STT |
Dấu hiệu trái pháp luật |
Căn cứ pháp lý |
Ý kiến của người kiểm tra |
|
Về dấu hiệu trái pháp luật |
Đề xuất xử lý |
|||
|
|
|
|
|
Mẫu số 02. Sổ theo dõi xử lý văn bản trái pháp luật
Tên cơ quan lập sổ theo dõi
SỔ THEO DÕI XỬ LÝ VĂN BẢN TRÁI PHÁP LUẬT
NĂM:
|
STT |
Văn bản trái pháp luật1 |
Đề xuất xử lý |
Kết quả xử lý |
Ghi chú |
||||
Văn bản đề xuất2 |
Nội dung đề xuất |
Người ký |
Cơ quan/người có trách nhiệm xử lý |
Văn bản xử lý3 |
Nội dung xử lý |
|||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
_______________
1 Ghi rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, tên cơ quan ban hành, tên văn bản.
2 Ghi rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản đề xuất.
3 Ghi rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản xử lý.
PHỤ LỤC IV
(Kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Phiếu rà soát văn bản quy phạm pháp luật |
Mẫu số 02 |
Sổ theo dõi văn bản quy phạm pháp luật được rà soát |
Mẫu số 03 |
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ |
Mẫu số 04 |
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần |
Mẫu số 05 |
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực |
Mẫu số 06 |
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới |
Mẫu số 01. Phiếu rà soát văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản được rà soát1:
Người rà soát văn bản:
Cơ quan/đơn vị công tác:
Thời điểm rà soát văn bản (ngày/tháng/năm):
STT |
Nội dung rà soát2 |
Căn cứ rà soát |
Ý kiến xem xét, đánh giá của người rà soát |
Ý kiến đề xuất |
1. |
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
4. |
|
|
|
|
|
Người rà soát3 |
_______________
1 Ghi rõ tên, số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành; cơ quan ban hành văn bản được rà soát.
2 Nội dung rà soát văn bản theo quy định tại Điều 147 và Điều 148 Nghị định này.
3 Người rà soát ký, ghi rõ họ, tên.
Mẫu số 02. Sổ theo dõi văn bản quy phạm pháp luật được rà soát
Tên cơ quan lập sổ theo dõi
SỔ THEO DÕI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC RÀ SOÁT
NĂM:
|
STT |
Văn bản được rà soát1 |
Kết quả rà soát |
Kết quả xử lý |
Ghi chú |
|||||
Căn cứ rà soát |
Thời điểm rà soát (ngày/tháng/ năm) |
Nội dung được kiến nghị xử lý |
Hình thức kiến nghị xử lý |
Cơ quan/người có trách nhiệm xử lý |
Văn bản xử lý2 |
Nội dung đã được xử lý, hình thức xử lý |
|||
THÁNG 01 |
|||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÁNG 02 |
|||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÁNG... |
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
_______________
1 Ghi rõ tên, số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành; tên cơ quan ban hành văn bản được rà soát.
2 Ghi rõ tên, số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành; văn bản xử lý văn bản được rà soát.
Mẫu số 03.
DANH MỤC
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ….1…. năm .../(hoặc) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của …2...trong kỳ hệ thống hóa ...3
A. VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC, NGƯNG HIỆU LỰC TOÀN BỘ NĂM ...
STT |
Tên loại văn bản |
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản |
Tên gọi của văn bản |
Lý do hết hiệu lực, ngưng hiệu lực |
Ngày hết hiệu lực, ngưng hiệu lực |
I. VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC TOÀN BỘ |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
II. VĂN BẢN NGƯNG HIỆU LỰC TOÀN BỘ |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
B. VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC, NGƯNG HIỆU LỰC TOÀN BỘ TRƯỚC
NGÀY 01/01/...4
STT |
Tên loại văn bản |
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản |
Tên gọi của văn bản |
Lý do hết hiệu lực, ngưng hiệu lực |
Ngày hết hiệu lực, ngưng hiệu lực |
I. VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC TOÀN BỘ |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
II. VĂN BẢN NGƯNG HIỆU LỰC TOÀN BỘ |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
_______________
1 Tên cơ quan rà soát văn bản.
2 Tên cơ quan rà soát, hệ thống hóa văn bản.
3 Tên danh mục có thể thay đổi căn cứ vào mục đích, phạm vi, đối tượng hệ thống hóa văn bản, tổng rà soát văn bản hay rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn.
4 Trường hợp văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ thuộc đối tượng của kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố thì cơ quan rà soát đưa văn bản đó vào danh mục văn bản để công bố.
Mẫu số 04.
DANH MỤC
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của …1… năm .../(hoặc) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của …2… trong kỳ hệ thống hóa ...3
A. VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC, NGƯNG HIỆU LỰC MỘT PHẦN NĂM ...
STT |
Tên loại văn bản |
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên gọi của văn bản |
Nội dung, quy định hết hiệu lực, ngưng hiệu lực |
Lý do hết hiệu lực, ngưng hiệu lực |
Ngày hết hiệu lực, ngưng hiệu lực |
I. VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC MỘT PHẦN |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
II. VĂN BẢN NGƯNG HIỆU LỰC MỘT PHẦN |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
B. VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC, NGƯNG HIỆU LỰC MỘT PHẦN TRƯỚC
NGÀY 01/01/...4
STT |
Tên loại văn bản |
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên gọi của văn bản |
Nội dung, quy định hết hiệu lực, ngưng hiệu lực |
Lý do hết hiệu lực, ngưng hiệu lực |
Ngày hết hiệu lực, ngưng hiệu lực |
I. VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC MỘT PHẦN |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
II. VĂN BẢN NGƯNG HIỆU LỰC MỘT PHẦN |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
_______________
1 Tên cơ quan rà soát văn bản.
2 Tên cơ quan rà soát, hệ thống hóa văn bản.
3 Tên danh mục có thể thay đổi căn cứ vào mục đích, phạm vi, đối tượng hệ thống hóa văn bản, tổng rà soát văn bản hay rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn.
4 Trường hợp văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần thuộc đối tượng của kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố thì cơ quan rà soát đưa văn bản đó vào danh mục văn bản để công bố.
Mẫu số 05.
DANH MỤC
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ….1…. trong kỳ hệ thống hóa ...2
STT |
Tên loại văn bản |
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản |
Tên gọi của văn bản |
Thời điểm có hiệu lực |
Ghi chú3 |
I. LĨNH VỰC ... |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
II. LĨNH VỰC ... |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
... LĨNH VỰC... |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
Tổng số4: ... văn bản |
_______________
1 Tên cơ quan rà soát, hệ thống hóa văn bản.
2 Tên danh mục có thể thay đổi căn cứ vào mục đích, phạm vi, đối tượng hệ thống hóa văn bản, tổng rà soát văn bản hay rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn.
3 Trường hợp tính đến thời điểm hệ thống hóa (31/12) mà văn bản chưa có hiệu lực thì ghi rõ “Chưa có hiệu lực” hoặc văn bản đã hết hiệu lực một phần thì ghi rõ “Hết hiệu lực một phần”.
4 Tổng số văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản chưa có hiệu lực và văn bản hết hiệu lực một phần.
Mẫu số 06.
DANH MỤC
Văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của …1… trong kỳ hệ thống hóa ...2
STT |
Tên loại văn bản |
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản3 |
Tên gọi của văn bản |
Kiến nghị (đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) |
Nội dung kiến nghị/ Lý do kiến nghị |
Cơ quan/ đơn vị chủ trì soạn thảo |
Thời hạn xử lý hoặc kiến nghị xử lý/tình hình xây dựng |
1. |
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
_______________
1 Tên cơ quan rà soát, hệ thống hóa văn bản.
2 Tên danh mục có thể thay đổi căn cứ vào mục đích, phạm vi, đối tượng hệ thống hóa văn bản, tổng rà soát văn bản hay rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn.
3 Trường hợp kiến nghị ban hành mới thì không cần ghi nội dung này.
PHỤ LỤC V
(Kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách |
Mẫu số 02 |
Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật |
Mẫu số 03 |
Mẫu Tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật |
Mẫu số 01. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
(tên đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật/dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật)
I. Xác định vấn đề bất cập tổng quan
Phần này nêu rõ bối cảnh xây dựng báo cáo đánh giá tác động, trong đó mô tả vấn đề bất cập tổng quan cần giải quyết và mục tiêu chung của chính sách.
1. Bối cảnh xây dựng chính sách
2. Mục tiêu xây dựng chính sách
II. Đánh giá tác động của chính sách
Phần này liệt kê từng vấn đề chính sách cụ thể cần giải quyết. Việc phân tích mỗi vấn đề chính sách bao gồm các nội dung: xác định vấn đề bất cập (mô tả thực trạng của vấn đề, phân tích các bất cập, hậu quả, nguyên nhân); mục tiêu để giải quyết vấn đề; các giải pháp đề xuất (trong đó bắt buộc phải có giải pháp giữ nguyên hiện trạng); đánh giá tác động của giải pháp đề xuất (đánh giá tác động tích cực (lợi ích), tiêu cực (chi phí) của từng giải pháp chính sách đối với Nhà nước, người dân, doanh nghiệp); kiến nghị lựa chọn giải pháp trên cơ sở phân tích, so sánh tác động tích cực, tiêu cực của từng giải pháp.
1. Chính sách 1:
1.1. Xác định vấn đề bất cập
1.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
1.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
1.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
1.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn (trong đó có xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề)
2. Chính sách 2:
2.1. Xác định vấn đề bất cập
2.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
2.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
2.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
2.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn (trong đó có xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề)
3. Chính sách 3:
3.1. Xác định vấn đề bất cập
3.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
3.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
3.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
3.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn (trong đó có xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề)
………
III. Lấy ý kiến
Phần này nêu rõ việc lấy ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá tác động (mô tả các phương pháp lấy ý kiến, phản hồi, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý).
IV. Giám sát và đánh giá
Phần này nêu rõ cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành chính sách, giám sát đánh giá việc thực hiện chính sách.
V. Phụ lục
Các bảng, biểu tính toán chi phí và lợi ích của các giải pháp (nếu có).
Mẫu số 02. Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÌNH(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../TTr-...(2)... |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20... |
TỜ TRÌNH
Đề nghị xây dựng ...(4)..
Kính gửi: ………….(5)……………….
Thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, ...(1)... xin trình ...(5)... đề nghị xây dựng ...(4)... như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN
II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VĂN BẢN
1. Mục đích
2. Quan điểm xây dựng văn bản
III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA VĂN BẢN
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tượng áp dụng
IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRONG ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN
1. Chính sách 1:
- Mục tiêu của chính sách
- Nội dung của chính sách
- Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
2. Chính sách 2:
- Mục tiêu của chính sách
- Nội dung của chính sách
- Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
….
V. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC THI HÀNH VĂN BẢN SAU KHI ĐƯỢC THÔNG QUA
VI. THỜI GIAN DỰ KIẾN TRÌNH THÔNG QUA VĂN BẢN
Trên đây là Tờ trình đề nghị xây dựng …….(4)...., ...(1)... xin kính trình ....(5).... xem xét, quyết định./.
(Xin gửi kèm theo: (1)…..; (2)………….;...) (6).
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (7) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị xây dựng văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức đề nghị xây dựng văn bản.
(3) Địa danh.
(4) Tên luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
(5) Tên cơ quan có thẩm quyền xem xét đề nghị xây dựng văn bản.
(6) Các tài liệu theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
(7) Ghi quyền hạn, chức vụ của người đứng đầu cơ quan đề nghị xây dựng văn bản.
(8) Chữ viết tắt tên cơ quan/đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu số 03. Tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÌNH(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../TTr-...(2)... |
...(3)..., ngày ... tháng ... năm 20... |
TỜ TRÌNH
Dự án/dự thảo ...(4)..
Kính gửi: ……………..(5)…………………
Thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật năm 2015, thực hiện ....(1)... xin trình ...(5)... dự án/dự thảo ...(4)... như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN
II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN
1. Mục đích
2. Quan điểm chỉ đạo
III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN
IV. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN/DỰ THẢO VĂN BẢN
1. Bố cục
2. Nội dung cơ bản
V. NHỮNG VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN (NẾU CÓ)
Trên đây là Tờ trình về dự án/dự thảo …….(4)...., ...(1)... xin kính trình ....(5).... xem xét, quyết định./.
(Xin gửi kèm theo: (1)….. / (2)…… ;...) (6).
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (7) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức trình văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức đề nghị xây dựng văn bản.
(3) Địa danh.
(4) Tên văn bản quy phạm pháp luật.
(5) Tên cơ quan có thẩm quyền xem xét dự án/dự thảo văn bản.
(6) Các tài liệu theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
(7) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.
(8) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 34/2016/ND-CP |
Hanoi, May 14, 2016 |
DECREE
DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF, AND PROVIDING MEASURES FOR IMPLEMENTING, THE LAW ON PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS
Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 22, 2015 Law on Promulgation of Legal Documents;
At the proposal of the Minister of Justice;
The Government promulgates the Decree detailing a number of articles of, and providing measures for implementing, the Law on Promulgation of Legal Documents.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree details a number of articles of, and provides measures for implementing, the Law on Promulgation of Legal Documents (below referred to as the Law) regarding proposals for formulation of legal documents, regulatory impact assessment; drafting and appraisal of draft legal documents; formats and techniques of presentation of legal documents, except legal documents of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the President; “CONG BAO” and public display of legal documents; translation of legal documents into ethnic minority languages and foreign languages; examination and handling of legal documents; review and systematization of legal documents; and assurance of resources for formulation and promulgation of legal documents.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Policy means the State’s orientation or solution for resolving a practical issue in order to attain a certain objective.
2. Regulatory impact assessment means the analysis and forecast of the impacts of a policy being elaborated on different groups of subjects so as to select the optimal solution for policy implementation.
3. “CONG BAO” means an official publication of the State, which is uniformly managed by the Government and on which legal documents, treaties already effective in the Socialist Republic of Vietnam and other legal documents are published as prescribed in this Decree.
4. Examination of legal documents means the consideration, evaluation and conclusion on the constitutionality, lawfulness and consistency of to-be-examined legal documents and handling of unlawful documents.
5. Review of legal documents means the consideration, comparison and evaluation of provisions of to-be-reviewed documents against documents serving as a basis for review and the socio-economic development situation so as to detect and handle, or propose the handling of, provisions which are contrary to law, contradictory or no longer appropriate, overlap or cease to be effective.
6. Systemization of legal documents means the collection and arrangement of legal documents which have been reviewed and identified as remaining effective according to the criteria prescribed in this Decree.
7. Overall review of the system of legal documents means the consideration and evaluation of the whole system of legal documents promulgated by competent agencies and persons within a specific period of time.
Article 3. Identification of legal documents
1. A legal document must meet all requirements on contents, competence, form, order and procedures prescribed in the Law.
2. The Prime Minister’s following decisions are not legal documents:
a/ Decisions approving strategies, programs, schemes, projects and plans;
b/ Decisions assigning socio-economic targets to agencies and units;
c/ Decisions establishing universities; establishing steering committees, councils or committees to perform tasks within a certain period of time;
d/ Decisions on commendation, disciplining or work assignment;
dd/ Decisions appointing, relieving from duty, dismissing, permitting the resignation of, or suspending from work, cadres and civil servants;
e/ Other decisions which do not have the contents prescribed in Article 20 of the Law.
3. The following resolutions, which are promulgated by People’s Councils, and decisions, which are promulgated by People’s Committees, are not legal documents:
a/ Resolutions relieving from duty or removing from office People’s Council deputies or holders of other posts;
b/ Resolutions approving results of election of deputies to People’s Councils and election of other posts;
c/ Resolutions dissolving People’s Councils;
d/ Resolutions approving the structures of specialized agencies under People’s Committees of provinces, centrally run cities, rural districts, urban districts, towns or provincial or municipal cities;
dd/ Resolutions on the establishment, merger or dissolution of specialized agencies under People’s Committees; decisions on the establishment of boards, steering boards, councils or committees to perform tasks within a certain period of time;
e/ Resolutions on total payrolls in localities;
g/ Resolutions on local budget estimates and final accounts;
h/ Decisions approving plans;
i/ Decisions assigning targets to each agency or unit;
k/ Decisions on payroll norms of agencies and units; decisions assigning payroll and administrative management expenses to each specialized agency under People’s Committees;
l/ Other resolutions and decisions which do not have the contents prescribed in Article 27, 28, 29 and 30 of the Law.
Chapter II
MAKING OF PROPOSALS FOR FORMULATION OF LEGAL DOCUMENTS
Section 1. FORMULATION OF CONTENTS OF POLICIES AND REGULATORY IMPACT ASSESSMENT
Article 4. Cases requiring the making of proposals for formulation of legal documents
1. Laws and ordinances.
2. The National Assembly’s resolutions prescribed at Points b and c, Clause 2, Article 15 of the Law; and the National Assembly Standing Committee’s resolutions prescribed at Point b, Clause 2, Article 16 of the Law.
3. The Government’s decrees prescribed in Clauses 2 and 3, Article 19 of the Law.
4. Resolutions of provincial-level People’s Councils which are prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 27 of the Law.
Article 5. Formulation of contents of policies
1. Identifying issues which need to be resolved and causes of each issue.
2. Identifying general and specific objectives which need to be obtained when resolving issues.
3. Identifying orientations and solutions for resolving each issue.
4. Identifying subjects directly affected by policies and groups of subjects responsible for implementing the policies.
5. Identifying the competence to promulgate policies for resolving issues.
Article 6. Regulatory impact assessment
The to-be-assessed impacts of a policy include:
1. Economic impacts, which shall be assessed on the basis of conducting cost-benefit analysis for one matter or several matters related to production, business, consumption, the investment and business environment, competitiveness of enterprises, organizations and individuals, national or local economic development structure, public spending, public investment and other economic matters.
2. Social impacts, which shall be assessed on the basis of analyzing and forecasting impacts on one matter or several matters related to population, employment, property, health, the environment, healthcare, education, travel, poverty reduction, traditional cultural value, community connection, social affairs, and other social affairs.
3. Gender impacts (if any), which shall be assessed on the basis of analyzing and forecasting economic and social impacts related to the opportunities, conditions and capacity of exercising rights and enjoying benefits of each gender.
4. Impacts of administrative procedures (if any), which shall be assessed on the basis of analyzing and forecasting the necessity, lawfulness, reasonability and observance costs of administrative procedures to implement the policy.
5. Impacts on the legal system, which shall be assessed on the basis of analyzing and forecasting agencies’, organizations’ and individuals’ capacity for implementing and observing the policy, impacts on the state apparatus, and Vietnam’s capacity for implementing and observing treaties.
Article 7. Methods of regulatory impact assessment
Regulatory impact assessment shall be conducted by the quantitative and qualitative methods. In case of impossibility to apply the quantitative method, a regulatory impact assessment report must clearly state the reason.
Article 8. Responsibility to make regulatory impact assessment reports
1. Agencies, organizations and National Assembly deputies that make proposals for formulation of legal documents shall:
a/ Make regulatory impact assessment reports according to form No. 1 provided in Appendix V to this Decree;
b/ Collect opinions and criticism opinions on draft regulatory policy impact assessment reports; accept such opinions and finalize draft reports.
2. The National Assembly Office, National Assembly delegations’ offices and the Legislative Research Institute which are requested by National Assembly deputies to support the latter in making law or ordinance formulation proposals shall support National Assembly deputies in making regulatory impact assessment reports in accordance with this Decree.
Article 9. Use of information when making regulatory impact assessment reports
Information used to make regulatory impact assessment reports must be accurate and truthful with sources of information cited.
Section 2. COLLECTION OF OPINIONS ON PROPOSALS FOR FORMULATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 10. Responsibility to collect opinions in the course of making proposals for formulation of legal documents
In the course of making a proposal for formulation of a legal document, the proposal- making agency shall:
1. Collect opinions of subjects directly affected by the policies determined in the proposal and of related agencies, organizations and individuals as prescribed by the Law, and summarize, study, explain and accept such opinions.
2. Clearly identify each policy in the proposal on which opinions need to be collected in conformity with each subject whose opinions shall be collected and addresses for receiving opinions.
3. Send a dossier of proposal for legal document formulation to ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and related agencies and organizations, for proposals for formulation of legal documents of central agencies, or to specialized agencies under the provincial-level People’s Committee, related line ministries and ministerial-level agencies, and other related agencies and organizations, for proposals for formulation of resolutions of provincial-level People’s Councils.
4. Send a dossier of proposal for legal document formulation to the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, for proposals for formulation of legal documents of central agencies, or to the provincial-level Committee of the Vietnam Fatherland Front, for proposals for formulation of resolutions of provincial-level People’s Councils, or to the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, for proposals for formulation of legal documents related to rights and obligations of enterprises, to collect their opinions.
5. Hold meetings to collect opinions on basic policies determined in the proposal when necessary.
6. Study opinions so as to finalize the proposal for legal document formulation. The explanatory report on acceptance of opinions shall be published together with other documents in the dossier of proposal for legal document formulation on the Government Portal, the e-portal of the concerned province or centrally run city and the e-portal or website of the proposal-making agency.
Article 11. Organizations’ and individuals’ participation in the course of making proposals for formulation of legal documents
In the course of making a proposal for formulation of a legal document, the proposal-making agency or organization may mobilize the participation of research institutes, universities, societies, associations, other related organizations, specialists and scientists in the following activities:
1. Reviewing and evaluating the situation of law enforcement; reviewing and evaluating current legal documents.
2. Conducting sociological surveys and investigations; evaluating the actual status of social relations concerning the policies determined in the proposal.
3. Collecting, studying and comparing documents and treaties related to the policies determined in the proposal.
4. Conducting regulatory impact assessment for the policies determined in the proposal.
Article 12. Government’s giving of opinions on proposals for formulation of legal documents not to be submitted by the Government and recommendations on laws and ordinances
1. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Government Office and related agencies and organizations in. preparing the Government’s opinions on proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee not to be submitted by the Government, and National Assembly deputies’ recommendations on laws and ordinances for discussion by the Government.
When necessary, the Ministry of Justice may send dossiers of proposal for formulation of laws and resolutions of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, not to be submitted by the Government, and National Assembly deputies’ recommendations on laws and ordinances to related ministries and ministerial-level agencies for opinion; hold meetings with the participation of representatives of the proposal- making agencies, ministries, ministerial-level agencies, related agencies and organizations, specialists and scientists to collect their opinions on the proposals.
2. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office in, accepting opinions of the Government in order to revise draft documents on the Government’s opinions on proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee not to be submitted by the Government, and National Assembly deputies’ recommendations on laws and ordinances for submission to the Prime Minister for consideration and decision.
Section 3. APPRAISAL OF PROPOSALS FOR FORMULATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 13. Responsibility to appraise proposals for formulation of legal documents
1. The Ministry of Justice shall:
a/ Organize the appraisal of proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee to be submitted by the Government, and decrees of the Government, ensuring the drafting schedule and quality;
b/ Study contents related to proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees of the Government;
c/ When necessary, hold appraisal consultancy meetings or establish appraisal consultancy councils with the participation of representatives of the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Government Office, related agencies and organizations, specialists and scientists;
d/ Request agencies that make proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees of the Government, to explain about the proposals and provide information and documents relating to the policies determined in the proposals;
dd/ When necessary, organize seminars and talks about proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees* of the Government.
2. Provincial-level Justice Departments shall:
a/ Organize the appraisal of proposals for formulation of resolutions of provincial-level Councils to be submitted by provincial-level People’s Committees, ensuring drafting schedule and quality;
b/ Study contents related to resolution formulation proposals;
c/ When necessary, hold appraisal consultancy meetings or form appraisal consultancy councils with the participation of representatives of provincial-level Departments of Finance; Home Affairs; and Labor, War Invalids and Social Affairs, provincial-level People’s Committee Offices, related agencies and organizations, specialists and scientists;
d/ When necessary, hold seminars and talks about resolution formulation proposals.
Article 14. Responsibilities of agencies making proposals for formulation of legal documents and agencies involved in appraisal of proposals for formulation of legal documents
1. A ministry or ministerial-level agency that makes a proposal for formulation of a law or an ordinance of the National Assembly, an ordinance or a resolution of the National Assembly Standing Committee, or a decree of the Government shall:
a/ Send a proposal dossier as prescribed in Clause 1, Article 37 or Article 87 of the Law to the Ministry of Justice for appraisal;
b/ Provide relevant information and documents; give explanations about the proposal at the request of the Ministry of Justice;
c/ Ensure the participation of the Ministry of Justice and the Government Office in the course of making the proposal; study and accept appraisal opinions and revise the proposal on the basis of appraisal opinions for submission to the Government;
d/ Send the revised proposal, together with an explanatory report on acceptance of appraisal opinions, to the Ministry of Justice when submitting the proposal to the Government.
2. The Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Government Office shall appoint representatives to participate in the appraisal of proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee and decrees of the Government, which are appraised by the Ministry of Justice.
3. An agency or organization that makes a proposal for formulation of a resolution of a provincial-level People’s Council shall:
a/ Send a proposal dossier as prescribed in Article 114 of the Law to the provincial-level Justice Department for appraisal;
b/ Provide relevant information and documents; appoint representatives to join the appraisal consultancy council and attend appraisal meetings at the request of the provincial- level Justice Department;
c/ Ensure the participation of the provincial-level Justice Department and People’s Committee Office in the course of making the proposal; study and accept appraisal opinions and revise the proposal on the basis of appraisal opinions for submission to the provincial-level People’s Committee.
4. The provincial-level Departments of Finance; Home Affairs; and Labor, War Invalids and Social Affairs, and provincial-level People’s Committee Office shall appoint representatives to join the appraisal of a proposal for formulation of a resolution of the provincial-level People’s Council, which is appraised by the provincial-level Justice Department.
Article 15. Receipt and examination of dossiers of proposal for formulation of legal documents
1. The Ministry of Justice shall receive and examine dossiers of proposal for formulation of laws and ordinances of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees of the Government.
In case a dossier fails to meet the requirements specified in Clause 1, Article 37. and Article 87 of the Law, within 2 working days after receiving the dossier, the Ministry of Justice shall request the proposal-making agency to supplement the dossier. The proposal-making agency shall supplement the dossier at the request of the Ministry of Justice.
2. Provincial-level Justice Departments shall receive and examine dossiers of proposal for formulation of resolutions of provincial-level People’s Councils to be submitted by provincial- level People's Committees.
In case a dossier fails to meet the requirements prescribed in Article 114 of the Law, within 2 working days after receiving the dossier, the provincial-level Justice Department shall request the proposal-making agency to supplement the dossier. The proposal-making agency shall supplement the dossier at the request of the provincial-level Justice Department.
Article 16. Appraisal reports
1. Appraisal reports shall be made on the basis of studying, and results of appraisal meetings on, proposals for formulation of legal documents.
2. In case the Ministry of Justice or a provincial-level Justice Department concludes that a proposal for formulation of a legal document is unqualified for submission to the Government or the provincial-level Justice Committee, the Ministry of Justice or the provincial-level Justice Department shall state the reason in the appraisal report.
Section 4. APPROVAL OF PROPOSALS FOR FORMULATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 17. Submission of proposals for formulation of legal documents
1. Proposal-making agencies shall revise and finalize dossiers of proposal for formulation of legal documents for submission to the Government or provincial-level People’s Committees.
2. Responsibility to receive and examine dossiers of proposal for formulation of legal documents:
a/ The Government Office shall receive and examine dossiers of proposal for formulation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees of the Government;
b/ Provincial-level People’s Committee Offices shall receive and examine dossiers of proposal for formulation of resolutions of provincial-level People’s Councils.
In case a dossier is incomplete as prescribed in the Law and this Decree, within 3 working days after receiving the dossier, the provincial-level People’s Committee Office shall request the proposal-making agency to complete the dossier, and shall include the proposal in the agenda of the nearest upcoming working session of the provincial-level People’s Committee within 5 working days after receiving the dossier.
Article 18. Approval of proposals for formulation of legal documents
1. The Government shall consider proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly; ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; and decrees of the Government at its regular meetings. In case many proposals are made at the same time or according to the working agendas of the Government and the Prime Minister, the Government Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, proposing the holding of a specialized legislative meeting of the Government.
On the basis of the Government’s resolution approving a proposal for legal document formulation, the proposal-making agency shall take the initiative in drafting the document.
2. Provincial-level People’s Committees shall consider and approve proposals for formulation of resolutions of provincial-level People’s Councils at their regular meetings for submission to provincial-level People’s Council Standing Bodies. In case of approval, provincial-level People’s Council Standing Bodies shall issue a document assigning agencies and organizations to submit the draft resolutions, stating the deadline for submission to provincial- level People’s Councils and assigning provincial-level People’s Committees to allocate funds for the drafting.
Chapter III
MAKING OF THE GOVERNMENT’S PROPOSALS ON LAW- AND ORDINANCE- MAKING PROGRAMS
Article 19. Sending and receipt of dossiers of proposal for law and ordinance formulation
1. Annually, by December 31 at the latest, ministries and ministerial-level agencies shall send to the Ministry of Justice dossiers of proposal for formulation of laws and ordinances of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, which have been revised based on the Government’s resolutions.
2. The Ministry of Justice shall receive and examine dossiers of proposal for formulation of laws and ordinances of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, which have been approved by the Government, so as to make the Government’s proposals on law- and ordinance-making programs.
Article 20. Responsibility to make the Government’s proposals on law- and ordinance- making programs
1. On the basis of law and ordinance formulation proposals of ministries and ministerial- level agencies, which have been approved by the Government, the Ministry of Justice shall draft the Government’s proposals on law- and ordinance-making programs.
2. The making of the Government’s proposals on law- and ordinance-making programs must ensure:
a/ Conditions for drafting and implementing documents;
b/ Feasibility of law- and ordinance-making programs;
c/ Consistency and uniformity of the legal system;
d/ Order of priority of the Government and the Prime Minister for proposals in law- and ordinance-making programs.
3. The Government’s draft proposals on law- and ordinance-making programs shall be circulated to ministries, ministerial-level agencies and related agencies and organizations for opinion.
4. On the basis of collected opinions, the Ministry of Justice shall revise and finalize the Government’s draft proposals on law- and ordinance-making programs for submission to the Government.
Article 21. Submission of the Government’s draft proposals on law- and ordinance-making programs to the Government
1. A dossier of a draft proposal on a law- and ordinance making program must comprise:
a/ The Ministry of Justice’s report, clearly stating the situation of implementation of the previous year’s law- and ordinance-making program, principles of making the proposal, basic contents of the proposal, matters on which opinions remain divergent and opinions of the Ministry of Justice;
b/ The Government’s draft proposal on the law- and ordinance-making program, clearly stating titles of documents, intended time for submission to the National Assembly and National Assembly Standing Committee for opinion and approval;
c/ Electronic files of the documents prescribed in Clause 1, Article 37 of the Law, which have been revised based on the Government’s opinions.
2. The Government’s draft proposal on the annual law- and ordinance-making program shall be discussed and approved at the Government’s regular meeting of January of the year preceding the year when it is expected to be submitted to the National Assembly and National Assembly Standing Committee.
Article 22. Finalization of the Government’s proposals on law- and ordinance-making programs after they are approved by the Government
1. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office in, accepting opinions of members of the Government and finalizing the Government’s proposals on law- and ordinance-making programs.
2. On the basis of opinions of the Prime Minister, the Minister of Justice shall, under the authorization of the Prime Minister and on behalf of the Government, sign, reports on submission of the Government’s proposals on law- and ordinance-making programs to the National Assembly Standing Committee.
Article 23. Responsibility to implement law- and ordinance-making programs
1. Based on a law- and ordinance-making program of the National Assembly, the Ministry of Justice shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office in, drafting and submitting to the Prime Minister for promulgation a decision assigning agencies in charge of, and agencies coordinating in, the drafting and determining the time for submission of draft laws and ordinances to the Government:
b/ Monitor, urge and examine the drafting so as to ensure drafting schedule and quality;
c/ Quarterly report to the Prime Minister on the situation, schedule and matters arising in the course of implementing the law- and ordinance-making program.
2. Agencies assigned to take charge of drafting laws and ordinances shall ensure drafting schedule and quality; monthly update e-information and quarterly send written reports on the implementation of the law- and ordinance-making program and the drafting schedule to the Ministry of Justice.
Article 24. Proposals for adjustment of law- and ordinance-making programs
1. Ministries and ministerial-level agencies shall propose adjustments to a law- and ordinance-making program in the cases prescribed in Article 51 of the Law.
In case of proposing for removal of a law or an ordinance from a law- or ordinance-making program, the proposing agency shall make a report, clearly stating the reason; in case of proposing for adjustment of the time for submission of a draft law or ordinance, the proposing agency shall make a report, clearly stating the reason, solutions and time for submission.
2. The Government shall decide on adjustments to law- and ordinance-making programs and submit such adjustments to the National Assembly and National Assembly Standing Committee.
The Minister of Justice shall, under the authorization of the Prime Minister and on behalf of the Government, sign reports on submission of the Government’s proposal for adjustments to law- and ordinance-making programs to the National Assembly Standing Committee.
Chapter IV
DRAFTING AND APPRAISAL OF DRAFT LEGAL DOCUMENTS
Section 1. DRAFTING OF LEGAL DOCUMENTS
Article 25. Responsibilities of agencies and organizations in charge of drafting legal documents
1. To perform the tasks prescribed by the Law.
2. To ensure the participation of the Ministry of Justice and the Government Office in the course of drafting legal documents.
3. To send dossiers of draft legal documents to the Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, for legal documents of central agencies; to Vietnam Fatherland Front’s Committees of the same level, for legal documents of local agencies; or to the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, for legal documents concerning rights and obligations of enterprises, to collect their opinions.
4. To prepare draft detailing documents after the Government decides to submit the relevant draft laws and ordinances.
Article 26. Establishment and operation of Drafting Boards
1. A minister or ministerial-level agency head shall establish a Drafting Board in case his/ her ministry or agency is assigned to take charge of drafting:
a/ A law or an ordinance of the National Assembly, or an ordinance or a resolution of the National Assembly Standing Committee to be submitted by the Government, except the case prescribed in Clause 1, Article 52 of the Law;
b/ A decree of the Government, if necessary.
2. The composition of a Drafting Board must comply with Article 53 and Point b. Clause 2, Article 90 of the Law.
A Drafting Board shall terminate its operation and resolve after the legal document is promulgated.
3. The Drafting Board shall operate on the following principles:
a/ Collegial discussion;
b/ Ensuring transparency, objectivity and scientificity;
c/ Upholding personal responsibility of the head and members of the Drafting Board.
4. A meeting of the Drafting Board shall be held as follows:
a/ The head of the Drafting Board shall convene the meeting, depending on the characteristics and contents of the draft legal document and requirements on the drafting schedule:
b/ The meeting shall be attended by representatives of related agencies and organizations, specialists, scientists and members of the editorial group;
c/ Members of the Drafting Board shall discuss issues prescribed in Clause 2, Article 54 of the Law at the meeting;
d/ Documents of the meeting shall be prepared by the agency in charge of the drafting and sent to members of the Drafting Board at least 5 working days before the meeting is held.
Article 27. Establishment of editorial groups
1. In case a Drafting Board is established, its head may set up an editorial group to assist the Drafting Board. The editorial group shall be composed of members appointed by agencies and organizations whose representatives are members of the Drafting Board, specialists and scientists. The editorial group shall have at most half of its members being specialists from the agency in charge of the drafting.
The head of the editorial group is a member of the Drafting Board who shall be appointed by the head of the Drafting Board and report to the head of the Drafting Board on assigned tasks. Members of the editorial group shall participate in all activities of the editorial group and be subject to the assignment of the head of the editorial group.
2. In case no Drafting Board is established, the agency in charge of the drafting may establish an editorial group with the participation of specialists, scientists and experts from the agency in charge of the drafting.
Article 28. Responsibility to propose and make lists of detailing documents
1. Ministries and ministerial-level agencies in charge of drafting legal documents with contents to be assigned for detailing shall:
a/ Propose documents detailing laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and orders and decisions of the President, clearly stating the titles of documents to be detailed; articles, clauses and points to be assigned for detailing; tentative names of detailing documents, agencies in charge of, and agencies coordinating in, the drafting, and intended date of submission and promulgation of the draft;
b/ Collect contents of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and orders or decisions of the President to be assigned to localities for detailing;
c/ Within 20 days after a law or resolution of the National Assembly, an ordinance or a resolution of the National Assembly Standing Committee is passed; or within 10 days after an order or a decision of the President is signed, the ministry or ministerial-level agency in charge of the drafting shall send to the Ministry of Justice a list of detailing documents prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article.
2. The Ministry of Justice shall:
a/ Receive and summarize proposals so as to make lists of detailing documents specified at Points a and b, Clause 1 of this Article and send them to ministries and ministerial-level agencies to be assigned to draft such detailing documents for opinion;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office in, making and submitting to the Prime Minister for consideration and decision lists of documents detailing laws and resolution of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and orders and decisions of the President according to Clause 2, Article 82 of the Law;
c/ Notify in writing provincial-level People’s Councils and People’s Committees of lists of contents to be assigned to localities for detailing prescribed at Point b, Clause 1 of this Article.
3. Provincial-level Justice Departments shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level People’s Council Offices and related agencies and organizations in, making and submitting to provincial- level People’s Council Standing Bodies for decision lists of resolutions of provincial-level People’s Councils which detail laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committees, and orders and decisions of the President;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level People’s Committee Offices and related agencies and organizations in, making and submitting to provincial- level People’s Committee chairpersons lists of decisions of provincial-level People’s Committees which detail laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committees, and orders and decisions of the President.
Article 29. Responsibility to formulate, and monitor and urge the formulation of, detailing documents
1. Responsibilities of agencies in charge of drafting detailing documents:
a/ To ensure drafting quality and schedule and comply with the deadlines for submission of detailing documents as prescribed in decisions promulgating lists of detailing documents issued by the Prime Minister, provincial-level People’s Committee chairpersons and provincial-level People’s Council Standing Bodies;
b/ By the 23rd every month, to update e-information or send information on the formulation and promulgation of detailing documents to legal organizations of ministries or ministerial-level agencies or provincial-level Justice Departments for monitoring and summarization. By the 25th every month, legal organizations of ministries or ministerial-level agencies or provincial-level Justice Departments shall update e-information or send information to the Ministry of Justice;
c/ In case of proposing to adjust the time for submitting a detailing document, the agency in charge of the drafting shall make a written proposal, clearly stating the reason, solutions and implementation schedule and send such proposal to the Ministry of Justice or provincial-level Justice Department for summarization and reporting to the Prime Minister or to the provincial- level People’s Committee chairperson for consideration and decision.
2. Responsibilities of the Ministry of Justice:
a/ To monitor, urge and examine the drafting of detailing documents, ensuring drafting schedule and quality;
b/ Quarterly, to report to the Prime Minister on the situation, progress and matters arising in the course of drafting detailing documents.
3. Responsibilities of provincial-level Justice Departments:
a/ To monitor, urge and examine the drafting of detailing documents in localities, ensuring drafting schedule and quality;
b/ Quarterly, to report to provincial-level People’s Committee chairpersons and Ministry of Justice on the situation, progress and matters arising in the course of drafting detailing documents.
Article 30. Responsibility to formulate, and monitor and urge the promulgation of, new decrees of the Government and decrees amending, supplementing, replacing or annulling existing ones
1. Ministries and ministerial-level agencies shall base on review results and state management requirements to propose promulgating new decrees of the Government and amending, supplementing, replacing and annulling existing ones and send proposal dossiers to the Ministry of Justice for appraisal according to Chapter II of this Decree.
2. After the Government approves decree formulation proposals, the Government Office shall include such proposals into the Government’s working program; and monitor and urge the drafting and submission of decrees as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 31. Regulatory impact assessment for policies determined in draft legal documents
1. In the course of drafting, appraising, verifying, considering and giving opinions on drafts of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees of the Governments as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 19 of the Law, if such documents are proposed to be added with new policies, the agencies, organizations and individuals proposing the policies shall make regulatory impact assessment reports for such new policies within 10 days after proposing new policies.
Regulatory impact assessment reports for new policies shall be made according to Articles 5, 6 and 7; Point a, Clause 1, Article 8; and Article 9, of this Decree and included in dossiers of draft laws, resolutions, ordinances and decrees.
For documents to be submitted by the Government, agencies in charge of drafting the documents shall report to the Government on the contents of new policies (if any); for documents not to be submitted by the Government, the Ministry of Justice shall coordinate with verification agencies so as to timely report to the Government on the contents of new policies (if any).
2. Before drafting decisions of the Prime Minister and circulars of ministries and ministerial-level agencies prescribed in Clause 2, Article 24 of the Law, agencies in charge of the drafting shall make regulatory impact assessment reports for new policies (if any).
Regulatory impact assessment reports shall be made according to Articles 5, 6 and 7; Point a, Clause 1, Article 8; and Article 9, of this Decree.
3. In case new policies are proposed to be added to a draft decree detailing a law or resolution of the National Assembly, an ordinance or a resolution of the National Assembly Standing Committee, or an order or a decision of the President prescribed in Clause 1, Article 19 of the Law; or a draft decision of a provincial-level People’s Committee detailing a document of a superior state agency prescribed at Point c, Article 128 of the Law in the course of drafting such decree or decision, the agency in charge of the drafting shall conduct regulatory impact assessment in accordance with the Law and this Decree before drafting the decree or decision.
Article 32. Participation of organizations and individuals in the course of drafting legal documents
In the course of drafting legal documents, agencies in charge of the drafting may mobilize the participation of research institutes, universities, societies, associations and other related organizations or specialists and scientists in the following activities:
1. Conducting regulatory impact assessment for policies determined in draft legal documents.
2. Drafting documents and conducting other activities at the request of agencies in charge of the drafting.
Article 33. Processing of dossiers of draft legal documents at the Government Office and provincial-level People’s Committee Offices
1. Processing of the dossier of a draft legal document at the Government Office:
a/ The Government Office shall receive and examine the dossier. In case the dossier is incomplete, within 3 working days after receiving it, the Government Office shall request in writing the agency in charge of the drafting to supplement and complete the dossier;
b/ Within 5 working days after receiving a complete dossier, the Government Office shall submit it to the Prime Minister for the latter to consider and decide to bring it to the Government’s meeting;
In the cases prescribed in Articles 60 and 94; and Clause 1, Article 100, of the Law, within 7 days after the Government Office receives a complete dossier, the Minister-Chairperson of the Government Office shall hold a meeting of related agencies. Within 7 days after the meeting is held, the agency in charge of the drafting shall coordinate with related agencies in further revising and finalizing the draft for submission to the Government.
2. Processing the dossier of a draft legal document at a provincial-level People’s Committee Office:
a/ The provincial-level People’s Committee Office shall receive and examine the dossier. In case the dossier is incomplete, within 3 working days after receiving it, the provincial-level People’s Committee Office shall request in writing the agency in charge of the drafting to supplement and complete the dossier;
b/ Within 5 working days after receiving a complete dossier, the provincial-level People’s Committee Office shall submit it to the provincial-level People’s Committee chairperson for latter to consider and decide to bring it to the provincial-level People’s Committee meeting.
Article 34. Revision of draft legal documents after obtaining the Government’s opinions
1. Agencies in charge of the drafting shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, the Government Office and related agencies in, accepting opinions of the Government and revising and finalizing draft documents.
2. Under the authorization of the Prime Minister, ministers and heads of ministerial-level agencies shall, on behalf of the Government, sign reports on submission of draft laws and resolutions to the National Assembly; submission of draft ordinances and resolutions to the National Assembly Standing Committee; and submission of draft decrees to the Prime Minister for signing after they are approved by the Government.
Article 35. Preparation of the Government’s opinions on draft laws, ordinances and resolutions not to be submitted by the Government
1. Within 3 working days after receiving the dossier of a draft law, ordinance or resolution not to be submitted by the Government, the Government Office shall report and propose the Prime Minister to assign a ministry or ministerial-level agency to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, preparing the Government’s opinions. The agency in charge of preparing the Government’s opinions shall send the dossier of the draft to related ministries and ministerial-level agencies for opinion.
2. Within 5 working days after receiving the dossier, ministries and ministerial-level agencies shall send their written opinions on the draft to the ministry or ministerial-level agency assigned by the Prime Minister to take charge of preparing the Government’s opinions.
3. When necessary or at the request of the agency in charge of preparing the Government’s opinions, the Prime Minister shall decide to discuss the draft at a meeting of the Government.
4. On the basis of written opinions of ministries and ministerial-level agencies and opinions of members of the Government, the minister or head of the ministerial-level agency assigned by the Prime Minister to prepare the Government’s opinions shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and the Ministry of Justice in, summarizing and finalizing a document on the Government’s opinions, then sign the document and send it to the agency or organization in charge of the drafting on behalf of the Government and under the authorization of the Prime Minister.
Article 36. Drafting and promulgation of a document amending, supplementing, replacing or annulling many legal documents
1. A ministry or ministerial-level agency shall promulgate according to its competence, or propose a competent agency to promulgate, a legal document amending, supplementing, replacing or annulling many legal documents promulgated by the same agency in the following cases:
a/ When it is necessary to timely complete the legal system to implement a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
b/ When it is necessary to concurrently amend, supplement, replace or annul many legal documents of same sector or having a close relationship so as to ensure the consistency with a new legal document;
c/ The to-be-promulgated document has contents which are related to one document or many documents promulgated by the same agency but differ from provisions in such document(s);
d/ To implement an approved plan on simplification of administrative procedures.
2. Agencies, organizations and persons competent to propose People’s Councils or People’s Committees to promulgate legal documents shall propose People’s Councils or People’s Committees of the same level to issue a legal document amending, supplementing, replacing or annulling many legal documents promulgated by the same agency in the cases prescribed in Clause 1 of this Article,
Article 37. Proposals for formulation and promulgation of legal documents according to the simplified order and procedures
1. The Prime Minister shall, at his/ her own will or at the request of a minister or the head of a ministerial-level agency, decide according to his/ her competence or propose a competent agency to decide to apply the simplified order and procedures as prescribed in Article 146 and Clause 3, Article 147 of the Law.
2. Provincial-level People’s Council Standing Bodies shall, at their own will or at the request of provincial-level People’s Committees, decide to apply the simplified order and procedures in the formulation and promulgation of resolutions of provincial-level People’s Councils as prescribed in Article 146, and Clause 4, Article 147, of the Law.
3. Provincial-level People’s Committee chairpersons shall, at their own will or at the request of specialized agencies under provincial-level People’s Committees, decide to apply the simplified order and procedures in the formulation and promulgation of decisions of provincial- level People’s Committees as prescribed in Article 146, and Clause 4, Article 147, of the Law.
4. A written proposal prescribed in Clause 1, 2 or 3 of this Article shall clearly state the grounds for application of the simplified order and procedures; the title of the document and the necessity to promulgate the document; subjects and scope of regulation of the document; major contents of the document; agency expected to take charge of the drafting and intended time for submission of the document.
Article 38. Determination of effect of legal documents
1. Determination of effect of legal documents upon promulgation:
The effective date of a legal document shall be specified right in the document as prescribed in Articles 151 and 152 of the Law. The agency in charge of the drafting shall specify the intended effective date of the legal document right in the draft document on the basis of ensuring sufficient time for agencies, organizations and individuals to access the document and for subjects responsible for implementing the document to prepare for the implementation.
2. Identification of detailing documents ceasing to be effective:
a/ In case a legal document ceases to be effective, the legal document detailing articles, clauses and points as assigned in such document shall also cease to be effective;
b/ In case a legal document with contents assigned for detailing ceases to be effective in part, its parts which detail the contents ceasing to be effective shall cease to be effective concurrently with these contents. In case of impossibility to identify contents ceasing to be effective of a detailing document, such document shall cease to be effective in whole;
c/ In case a document details many legal documents of which only one document or several documents with contents assigned for detailing cease(s) to be effective, the detailing document shall have its contents ceasing to be effective concurrently with the document(s) with contents assigned for detailing which cease to be effective. In case of impossibility to identify the detailing document’s contents ceasing to be effective, such document shall cease to be effective in whole.
3. Ministries and ministerial-level agencies in charge of drafting legal documents which cease to be effective as prescribed in Clause 4, Article 154 of the Law shall:
a/ Make and publicize according to their competence, or submit to competent agencies for publicization, lists of detailing documents ceasing to be effective concurrently with documents with contents assigned for detailing as prescribed in Clause 2 of this Article before the date the documents with contents assigned for detailing cease to be effective;
b/ Promulgate according to their competence or propose competent agencies to promulgate documents to replace detailing documents ceasing to be effective in whole prescribed at Points b and c, Clause 2 of this Article.
4. Agencies that have promulgated detailing documents ceasing to be effective shall:
a/ Publicize lists of detailing documents ceasing to be effective as prescribed in Clause 4, Article 154 of the Law before the date such documents cease to be effective;
b/ Provide the annulment of detailing documents ceasing to be effective in the implementation provisions of legal documents amending, supplementing or replacing such detailing documents.
5. People’s Committees at various levels shall:
a/ Make and publicize according to their competence, or submit to Standing Bodies of People’s Councils of the same level for publicization, lists of detailing documents issued by People’s Committees or People’s Councils of the same level, which cease to be effective in whole or in part as prescribed in Clause 2 of this Article, before the date the documents with contents assigned for detailing cease to be effective;
b/ Promulgate according to their competence, or propose People’s Councils of the same level to promulgate, documents to replace detailing documents ceasing to be effective in whole as prescribed at Points b and c, Clause 2 of this Article.
Article 39. Numbering of draft legal documents
1. Agencies in charge of the drafting shall number drafts of legal documents so as to facilitate the monitoring and giving of opinions on such drafts.
2. Drafts of a legal document shall be numbered as follows:
a/ The 1st draft is the draft which is submitted by the unit assigned to draft the document to the head of the agency in charge of the drafting;
b/ The 2nd draft is the draft which is decided by the head of the agency in charge of the drafting to be sent to the Government Portal for publishing, to be published on the e-portal of the agency in charge of the drafting or of the concerned province or centrally run city for public opinion;
c/ The 3rd draft is the draft which is sent to the appraisal agency after being revised based on opinions of agencies, organizations and individuals;
d/ The 4th draft is the draft which has been revised based on appraisal opinions and is submitted to the Government for the latter to consider and decide on the submission to the National Assembly, for draft laws and resolutions of the National Assembly; submitted to the National Assembly Standing Committee, for draft ordinances or resolution of the National Assembly Standing Committee; submitted to the Government for consideration and approval, for draft decrees; submitted to the Prime Minister for consideration and promulgation, for draft decisions; submitted to a minister or the head of a ministerial-level agency for consideration and promulgation, for draft circulars and joint circulars; or submitted to a provincial-level People’s Committee for consideration and decision on the submission to the People’s Council, for draft resolutions of People’s Councils, or submitted to a People’s Committee for consideration and promulgation, for draft decisions;
dd/ The 5th draft is the draft which has been technically revised on the basis of opinions of the Government before the Prime Minister, on behalf of the Government, signs or authorizes the signing of, the draft for submission to the National Assembly, for draft laws and resolutions of the National Assembly, or for submission to the National Assembly Standing Committee, for draft ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; or before it is signed by the Prime Minister for promulgation, for draft decrees; or which has been technically revised on the basis of the Prime Minister’s opinions, for draft decisions of the Prime Minister, or which has been technically revised on the basis of opinions of the minister(s) or head(s) of ministerial-level agency(ies) before it is signed for promulgation, for circulars and joint circulars; and resolutions of provincial-level People’s Councils and decisions of provincial- level People’s Committees.
Section 2. APPRAISAL OF DRAFT LEGAL DOCUMENTS
Sub-section 1. APPRAISAL OF DRAFT LEGAL DOCUMENTS BY THE MINISTRY OF JUSTICE
Article 40. Responsibilities of the Ministry of Justice
1. To organize the appraisal of draft legal documents, ensuring the prescribed time limits and quality requirements.
2. To study related contents.
3. To hold appraisal consultancy meetings or form appraisal councils.
4. To request ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies to appoint representatives to coordinate in the appraisal.
5. To ensure the participation of related agencies and organizations, specialists and scientists.
Article 41. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies in charge of the drafting
1. To send dossiers of draft legal documents to the Ministry of Justice according to regulations.
2. To provide relevant information and documents at request of the Ministry of Justice.
3. To appoint representatives to join appraisal councils at the request of the Ministry of Justice.
4. To coordinate with the Ministry of Justice and the Government Office in studying, accepting appraisal opinions and revising draft legal documents on the basis of such opinions for submission to the Government and the Prime Minister.
Article 42. Receipt and examination of appraisal dossiers
1. The Ministry of Justice shall receive and examine a dossier of a draft legal document sent to it for appraisal.
In case the dossier does not meet the requirements prescribed in Clause 2, Article 58; Clause 2, Article 92; Clause 2, Article 98; and Clause 4, Article 109, of the Law, within 2 working days after receiving the dossier, the Ministry of Justice shall request the agency in charge of the drafting to supplement the dossier.
2. The agency in charge of the drafting shall supplement the dossier within 7 days after receiving the request. The appraisal time limit shall be counted from the date the Ministry of Justice receives a complete dossier.
Article 43. Establishment of appraisal councils
1. The Minister of Justice shall establish an appraisal council in the cases prescribed in Clause 1, Article 58; Clause 1, Article 92; and Clause 1, Article 98, of the Law.
2. An appraisal council shall be composed of a chairperson, a secretary and other members being representatives of the Ministry of Justice, the Government Office and other related agencies and organizations, specialists and scientists.
The total number of members of the appraisal council shall be decided by the Minister of Justice. In case of appraising a legal document which is drafted by the Ministry of Justice or has complicated contents concerning many sectors and fields, the number of representatives from the Ministry of Justice must not exceed one-third of the total number of members.
3. The appraisal council shall operate on the principle of collegial discussion and vote by majority and automatically dissolve after completing its tasks.
4. If deciding not to establish an appraisal council, the Ministry of Justice may hold an appraisal consultancy meeting with the participation of representatives of the agency in charge of the drafting, related units of the Ministry of Justice, representatives of related agencies and organizations, specialists and scientists.
Article 44. Meetings of appraisal councils
1. The chairperson of an appraisal council shall hold meetings of the appraisal council. A meeting may be held only when at least two-thirds of the total number of members are present. In case of impossibility to attend a meeting of the appraisal council, a member shall send his/ her written opinions to the Chairperson of the appraisal council.
2. Documents of a meeting of the appraisal council shall be sent by the Ministry of Justice to members of the council at least 5 working days before the meeting is held.
Article 45. Appraisal reports
1. Appraisal reports shall be made on the basis of studying draft legal documents and results of appraisal meetings.
2. In case the Ministry of Justice concludes that a draft legal document is unqualified to be submitted to the Government, it shall clearly state the reason in the appraisal report.
Sub-section 2. APPRAISAL OF DRAFT CIRCULARS BY LEGAL ORGANIZATIONS
Article 46. Responsibilities of legal organizations of ministries and ministerial-level agencies
1. To organize the appraisal of draft legal documents, ensuring the prescribed time limits and quality requirements.
2. To study related contents.
3. To request agencies in charge of the drafting to provide relevant information and documents.
4. To request ministers and heads of ministerial-level agencies to assign units to coordinate in the appraisal or establish appraisal consultancy councils.
Article 47. Responsibilities of units under ministries and ministerial-level agencies
1. Units under ministries and ministerial-level agencies in charge of drafting legal documents shall:
a/ Send dossiers of draft legal documents to legal organizations of ministries and ministerial- level agencies; provide information and documents relating to the draft legal documents at the request of legal organizations;
b/ Study and accept appraisal opinions and revise draft legal documents on the basis of appraisal opinions; report to ministers and heads of ministerial-level agencies and at the same time, send the written explanations to legal organizations.
2. Units under ministries and ministerial-level agencies, within the scope of their functions, tasks and powers, shall:
a/ Appoint representatives to participate in the appraisal at the request of legal organizations;
b/ To provide information and documents relating to the appraisal at the request of legal organizations.
Article 48. Appraisal of draft circulars
1. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall establish consultancy councils for appraisal of the circulars specified in Clause 1, Article 102 of the Law. An appraisal consultancy council shall be composed of a chairperson, a secretary and members being representatives of related agencies and organizations, specialists and scientists.
The total number of members of an appraisal consultancy council shall be decided by the minister or ministerial-level agency head, of which the number of representatives from the legal organization of such ministry or ministerial-level agency must not exceed one-third of the total number of members.
2. An appraisal consultancy council shall terminate its operation and resolve after completing its tasks.
3. Documents of a meeting of an appraisal consultancy council shall be sent by the agency in charge of the appraisal to members of the council at least 3 working days before the date when the meeting is held.
4. On the basis of studying, and results of appraisal meetings on, draft circulars, legal organizations in charge of the appraisal shall complete appraisal reports for sending to units in charge of drafting circulars.
Sub-section 3. APPRAISAL OF DRAFT LEGAL DOCUMENTS BY PROVINCIAL-LEVEL JUSTICE DEPARTMENTS
Article 49. Responsibilities of provincial-level Justice Departments
1. To organize the appraisal of draft legal documents, ensuring the prescribed time limits and quality requirements.
2. To study related contents.
3. To hold appraisal consultancy meetings and establish appraisal consultancy councils.
4. To participate in activities of agencies in charge of the drafting in the course of drafting documents.
5. To request specialized agencies and provincial departments to appoint representatives to coordinate in the appraisal.
6. To ensure the participation of related agencies and organizations, specialists and scientists.
Article 50. Establishment and operation of appraisal consultancy councils
1. Provincial-level Justice Department Directors shall establish appraisal consultancy councils according to Clause 1, Article 121 of the Law. A council shall be composed of a chairperson who is a leader of the provincial-level Justice Department, a secretary being a representative of the provincial-level Justice Department and members being representatives of specialized agencies under the provincial-level People’s Committee, other related agencies and organizations, specialists and scientists.
2. The total number of members of an appraisal consultancy council shall be decided by the provincial-level Justice Department Director. In case of appraising a draft which has complicated contents concerning many sectors and fields, or is drafted by the provincial-level Justice Department, the number of representatives from the provincial-level Justice Department must not exceed one-third of the total number of members.
3. An appraisal consultancy council shall terminate its operation and resolve after completing its tasks.
Article 51. Meetings of appraisal consultancy councils
1. A meeting shall be conducted only when at least two-thirds of the total number of members are present. In case a member of the council cannot attend a meeting, He/she shall send his/ her written opinions to the chairperson of the council.
2. The documents of a meeting shall be sent by the provincial-level Justice Department to members of the Council at least 3 working days before the meeting is held.
3. A meeting of an appraisal consultancy council shall be conducted according to the following order:
a/ A representative of the agency in charge of the drafting presents basic contents of the draft legal document;
b/ Members of the council discuss to-be-appraised contents according to Clause 3, Article 121 of the Law and other matters related to contents of the draft document. Before members of the council discuss, the secretary of the council shall read aloud opinions of members who are absent;
c/ A representative of the agency in charge of the drafting explains about matters related to the draft at the request of members of the council;
d/ The chairperson of the council concludes and clearly states whether or not the draft is qualified for submission to the provincial-level People’s Committee.
4. The secretary of the council makes a minutes of the meeting for submission to the council chairperson for signing.
Article 52. Appraisal reports
1. Appraisal reports shall be made on the basis of studying, and results of appraisal meetings on, draft legal documents.
2. In case the provincial-level Justice Department concludes that a draft is unqualified for submission to the provincial-level People’s Committee, it shall clearly state the reason in the appraisal report.
Sub-section 4. APPRAISAL OF DRAFT LEGAL DOCUMENTS BY DISTRICT-LEVEL JUSTICE DIVISIONS
Article 53. Responsibilities of district-level Justice Divisions
1. To organize the appraisal of draft legal documents, ensuring the prescribed time limits and quality requirements.
2. To study related contents.
3. To participate in activities of agencies in charge of the drafting in the course of drafting documents.
4. To request specialized agencies under district-level People’s Councils and departments and sectors to give opinions on draft documents before conducting the appraisal.
Article 54. Organization of appraisal of draft resolutions of district-level People’s Councils and draft decisions of district-level People’s Committees
1. The heads of district-level Justice Divisions shall organize the appraisal of draft resolutions of district-level People’s Councils and draft decisions of district-level People’s Committees.
2. For draft documents which have complicated contents concerning many sectors and fields, before conducting the appraisal, district-level Justice Divisions may held meetings to collect opinions of agencies, departments, sectors, specialists and scientists.
3. On the basis of studying, and results of appraisal meetings on, draft documents, district- level Justice Divisions shall complete appraisal reports and send them to units in charge of the drafting. In case a district-level Justice Division concludes that a draft is unqualified for submission as prescribed in Clause 2, Article 134, and Clause 3, Article 139, of the Law, it shall clearly state the reason in the appraisal report.
Chapter V
FORMAT AND TECHNIQUE FOR PRESENTATION OF LEGAL DOCUMENTS
Section 1. FORMAT OF LEGAL DOCUMENTS
Sub-section 1. PRESENTATION OF THE BEGINNING PART OF A DOCUMENT
Article 55. The beginning part of a document
1. The beginning part of a document must consist of the official name and motto of the country, name of the promulgating agency, number and code of the document; place-name and date of promulgation, title of the document and bases for promulgation of the document.
2. The beginning part of a document which is promulgated as an attached document must consist of the official name and motto of the country, name of the promulgating agency, and title of the document, which is followed by the title, number, code and date of promulgation of the document promulgating such attached document.
Article 56. Official name and motto of the country
1. The official name of the country is: “CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM” (the Socialist Republic of Vietnam). The official name of the country shall be presented in 12- or 13-point upright and bold capital letters, in top upper right comer of the first page of a document.
2. The official motto is “Doc lap - Tu do - Hanh phuc” (Independence - Freedom - Happiness). The official motto shall be presented in 13- or 14-point upright and bold lowercase letters right below the line of official name of the country. The first letter of each phrase of the motto shall be capitalized. Phrases shall be separated from one another by a hyphen (-) and a space; below the motto is a solid line of a length equal to that of the line of words.
Article 57. Names of promulgating agencies
1. The name of a promulgating agency is the name of an agency or the state title of a person competent to promulgate the document as prescribed by law. The name of a promulgating agency must be the official name and written in full.
2. The name of a promulgating agency shall be presented in upright and bold capital letters of a font size of 13 points; below the name of the promulgating agency is a solid line of a length equal to one-third or half of the length of the line of words which shall be centered and balanced against the line of words.
Article 58. Number and code of a document
1. The number and code of a document must consist of the serial number, year of promulgation, type of document, and promulgating agency.
2. The number of a document shall be written in Arabic numerals, consisting of the serial number of registration, which shall be given for each type of documents promulgated by the agency promulgating such document in a year and the year of promulgation of such document, starting from 01 on January 1 and ending on December 31 every year; the year of promulgation shall be written with all numerals.
3. The code of a document must consist of the abbreviation of the type name of the document and the abbreviation of the name of the agency or the state title of the person competent to promulgate the document.
Abbreviations of names of promulgating agencies shall be specifically prescribed to be short, easy-to-understand and conformable with regulations.
4. The number and code of a document shall be presented as follows:
a/ The number and code of a document shall be arranged in the following order: serial number of the document/ year of promulgation/ abbreviation of the type name of the document- abbreviation of the name of the agency or the state title of the person competent to promulgate the document, and written without space;
b/ The number and code of a document shall be placed centered below the name of the promulgating agency.
c/ The word “Number” shall be presented in 13-point upright lowercase letters, followed by a colon (:), with a leading zero (0) added in front of numbers below 10;
d/ The code of a document shall be presented in 13-point upright capital letters;
dd/ The number, year of promulgation and code of a document shall be separated from one another by a slash (/ ); abbreviations in the code of a document shall be separated from one another by a hyphen (-) without space.
Article 59. Place-name and date of promulgation of a document
1. The place-name written in a document promulgated by a central-level state agency is the official name of the province or centrally run city where such agency is headquartered. The place-name written in a document promulgated by a state agency in a locality is the official name of the administrative unit of the promulgating agency.
The name of an administrative unit which is named after a person, in a number or after a historical event shall be written in full.
2. The date of promulgation of a document is the date when such document is approved or signed for promulgation. The date of promulgation of a document shall be written in full with numbers expressing the day, month, year written in Arabic numerals and a leading zero added in front of numbers below 10 and in front of the numbers expressing January and February.
3. The place-name and date of promulgation of a document shall be presented on the same line with the line of number and code of the document, in 13- or 14-point upright and italic lowercase letters. The place-name must have its first letter capitalized and shall be followed by a comma (,); the place-name and date of promulgation shall be placed below and centered and balanced against the line of official name and motto of the country.
Article 60. Title of a document
1. The title of a document must consist of the type name and specific title of the document. The type name of the document is the name of each type of documents prescribed in the Law. The specific title of the document is a short sentence or a phrase generally expressing the major content of the document.
2. The title of a document shall be presented as follows:
a/ The name of type of a document shall be presented in 14-point upright and bold capital letters; and aligned centered;
b/ The specific title of a document shall be presented in 14-point upright and bold lowercase letters, aligned centered and placed right below the line of type name of the document;
c/ For a document which is promulgated together with another document, the notes on the promulgation of the document shall be put in brackets, presented in 14-point italic lowercase letters and placed below and centered against the line of title of the document.
Article 61. Bases for promulgation of a document
1. Bases for promulgation of a document are legal documents of higher legal effect which are effective or have been promulgated or signed for promulgation and have not yet become effective but will be effective before or at the same time with the to-be-promulgated document. Bases for promulgation of a document comprise legal documents defining the competence and functions of the agency promulgating such document and legal documents of higher legal effect which provide the contents and bases for promulgation of the document.
2. In case a legal document of higher legal effect contains articles or clauses to be assigned for detailing, the detailing document must clearly state such articles or clauses in the part of bases for promulgation.
In case a document detailing many articles and clauses or detailing articles and clauses as assigned and concurrently providing for other contents, it is unnecessary to state articles and clauses assigned for detailing in the part of bases for promulgation.
3. Bases for promulgation shall be presented in 14-point italic lowercase letters and placed below the title of the document; each base for promulgation shall be presented in a separate paragraph ended with a semi colon (;); the last paragraph shall be ended with a period (.).
Sub-section 2. PRESENTATION OF THE PART OF CONTENTS OF A DOCUMENT
Article 62. Structure of a document
1. Depending on its contents, a document may be structured as follows:
a/ Part, chapter, section, sub-section, article, clause, and point;
b/ Part, chapter, section, article, clause, and point;
c/ Chapter, section, sub-section, article, clause, and point;
d/ Chapter, section, article, clause, and point;
d/ Chapter, article, clause, and point; or,
e/ Article, clause, and point.
2. Each point of a document must express only one idea and shall be presented in a complete sentence or a paragraph. Other symbols may not be used to express ideas in a point.
3. Each part, chapter, section, sub-section and article of a document must have a title which is a phrase expressing the main content of such part, chapter, section, sub-section or article.
4. The contents of a document shall be presented in 13- or 14-point upright lowercase letters and aligned justified; the first line of each paragraph shall be indented 1-1.27cm; the paragraph spacing is at least 6 points; and line spacing is at least single or 15 points;
5. A document which has parts, chapters, sections, sub-sections, articles, clauses, and points shall be presented as follows:
a/ The word “Part” or “Chapter” and the serial number of a part or chapter shall be placed in a separate line, aligned centered and presented in 13- or 14-point upright and bold lowercase letters. The serial number of a part or chapter shall be presented in Roman numerals. The title of a part or chapter shall be presented in 13-or 14-point upright and bold capital letters, aligned centered and placed below the line of serial number of part or chapter;
b/ The word “Section” or “Sub-section” and the serial number of a section or sub-section shall be placed in a separate line, aligned centered and presented in 13- or 14-point upright and bold lowercase letters. The serial number of a section shall be presented in Arabic numerals. The title of a section shall be placed right below the line of its serial number, aligned centered and presented in 13- or 14-point upright and bold capital letters;
c/ The word “Article”, serial number and title of an article shall be presented in 13- or 14-point upright and bold lowercase letters, left-indented by 1-1.27cm, with the serial number written in Arabic numerals, followed by a dot (.);
d/ The serial number of clauses in a section shall be written in Arabic numerals, followed by a dot (.) and presented in upright lowercase letters of a font size of 13 or 14 points which is equal to that of the text. For a clause which has a title, its serial number and title shall be placed in a separate line, presented in upright lowercase letters of a font size of 13 or 14 points which is equal to that of the text;
dd/ The serial number of points in a clause shall be written in Vietnamese letters in the order of Vietnamese alphabet, followed by the right closing bracket, and presented in upright lowercase letters of a font size of 13 or 14 points which is equal to that of the text.
Article 63. A document promulgating an attached document A document promulgating an attached document must consist of 2 parts:
1. The part of the document promulgating an attached document, which provides the promulgation of such attached document, organization of implementation and effect of such document.
2. The part of the attached document, which contain specific provisions of the document. Depending on its contents, an attached document may be structured according to Clause 1, Article 62 of this Decree.
Sub-section 3. PRESENTATION OF THE ENDING PART OF A DOCUMENT
Article 64. Presentation of the ending part of a document
1. The ending part of a document must consist of the position, full name and signature of the person competent to sign the document for promulgation; the promulgating agency’s seal; and recipients of the document.
2. The ending part of a document promulgated together with another document must consist of the position, full name and signature of the person competent to sign the document for promulgation; and the promulgating agency’s seal.
Article 65. Presentation of the signature in a document
1. For a decree of the Government, a resolution of the Judicial Council of the Supreme People’s Court, or a decision of a provincial-, district- or commune-level People’s Committee, the Prime Minister on behalf of the Government, the Chief Justice of the Supreme People’s Court on behalf of the Judicial Council of the Supreme People’s Court, or the chairperson of the People’s Committee of the respective level shall respectively sign to promulgate that document and the abbreviation “TM.” (on behalf of) must precede the word “the Government”, “the Judicial Council” or “the People’s Committee”.
For a joint resolution of the Government and the Presidium of the Vietnam Fatherland Front Central Committee, the Prime Minister on behalf of the Government and the Chairperson of the Vietnam Fatherland Front Central Committee on behalf of the Presidium of the Vietnam Fatherland Front Central Committee shall sign to promulgate that resolution and the abbreviation “TM.” must precede the word “the Government” and “the Presidium of the Vietnam Fatherland Front Central Committee”.
For a decision of the Prime Minister, a circular of a minister, the head of a ministerial- level agency, the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, or a decision of the State Auditor General, the Prime Minister, the minister or the head of the ministerial-level agency, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General shall sign to promulgate that document.
For a resolution of a provincial-, district-, or commune-level People’s Council, the chairperson of the respective People’s Council shall sign to certify that resolution.
For a joint circular of the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy; a joint circular of a minister or the head of a ministerial-level agency and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the minister or head of the ministerial-level agency shall sign to promulgate that circular.
In case a deputy signs a document on behalf of the person competent to sign the document for promulgation, the abbreviation “KT.” (sign on behalf of) must precede the position of the competent signee.
2. The position and full name of the person competent to sign a document for promulgation or the person signing on behalf of the former shall be fully indicated in the document. For a joint document, the positions and agency names of the signees shall be clearly written.
3. The abbreviation “TM.”, “K.T.” or “Q.” (acting), the authorization and position of the signee shall be presented in 13- or 14-point upright and bold capital letters.
The signee’s full name shall be presented in 13- or 14-point upright and bold lowercase letters and placed centered and balanced against the line of authorization and position of the signee.
Article 66. Seals of promulgating agencies
1. A promulgating agency’s seal may only be appended on a document after it is signed by a competent person.
2. Seals shall be appended on documents in accordance with the Government’s regulations on clerical work.
Marks of confidentiality (extremely confidential, strictly confidential or confidential) on documents of state secret must comply with the law on state secret protection.
Article 67. Recipients
1. Recipients of a document must include the agencies overseeing, examining and promulgating that document, “CONG BAO” office, and other agencies and organizations depending on the document contents.
2. The word “recipients” shall be presented separately (in the same line with the phrase “authorization and position of signee” and at the left margin) in 12-point italic and bold lowercase letters, ended with a colon (:);
Names of recipients of the document shall be presented in 11-point upright lowercase letters; the name of each recipient or group of recipients shall be presented in a separate line started with a dash at the left margin and ended with a semicolon (;); in the last line there must be the word “file” followed by a colon (:), then the abbreviation “VT.” (clerical section), a comma, abbreviation of the name of the unit (or section) drafting the document and the number of copies for file placed in brackets, a period (.), abbreviation of the name of the person drafting the document, the number of copies distributed, and ended with a period (.).
Section 2. DOCUMENT PRESENTATION TECHNIQUES
Article 68. Presentation of the structure of a document
1. The arrangement of provisions on the same issue in a part, chapter, section or sub-section must adhere to the following principles:
a/ General provisions precede specific provisions;
b/ Substantive provisions precede procedural provisions;
c/ Provisions on rights and obligations precede provisions on sanction;
d/ Universal provisions precede particular provisions;
dd/ General provisions precede provisions on exceptional cases.
2. A document’s structure shall be presented according to the following principles:
a/ Part is the largest structural unit of a document. Parts of a document are independent from one another;
b/ Chapter is the second largest structural unit of a document. Chapters of a document are relatively independent from one another and arranged in a systematic and logical manner;
c/ Section is the third largest structural unit of a document. Sections are divided in a relatively independent and systematic and logical manner. Sections may be used in chapters containing many provisions and articles;
d/ Sub-section is the fourth largest structural unit of a document. Sections are divided in a relatively independent and systematic and logical manner. Sub-sections may be used in chapters containing many provisions, sections and articles;
dd/ Articles may be presented with clauses and points. Each article shall be presented in full, complete and grammatically correct sentences;
e/ Clauses are used when an article contains relatively independent ideas. Each clause shows a complete idea and is presented in complete sentences;
f/ Points are used when a clause contains different ideas.
Article 69. Use of language in documents
1. The language used in documents is precise universal Vietnamese.
2. Dialectal, archaic and colloquial words may not be used. A foreign word may be used only when a substituting Vietnamese term is unavailable. A foreign word may be used directly if it is a popular or universal word, otherwise it must be transcribed into Vietnamese.
3. A document must use written language with clear, simple and understandable expression. A document containing a technical term which requires clarification must explain that term.
4. An abbreviation may only be used when necessary and explanation about that abbreviation is required at its first appearance in a document.
A document containing many abbreviations must have a separate article explaining all abbreviations used in that document.
5. Words used in a document must accurately demonstrate ideas to be conveyed without leading to different interpretations. When a word may lead to different interpretations, its intended meaning shall be explained in the document.
Interrogative words and rhetoric expressions may not be used in a document.
6. Words shall be used consistently in a document.
Article 70. Presentation of figures and units of measurement in documents
1. Figures in a document shall be presented in Arabic numerals and then written out in words, except the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Figures in the beginning and ending parts of a document; figures expressing the length of time, point of time and quantity of units of measurement shall be presented in Arabic numerals.
3. Names, symbols and way of presenting units of measurement must comply with the law on measurement.
4. Symbols and formulas in a document shall be presented in symbols accompanied with explanations.
Article 71. Presentation of time limits and points of time
1. Time limits which are determined in seconds, minutes, hours, days, weeks, months, quarters or years shall be presented in numbers expressing the length of time and units of time.
2. Points of time which are determined in seconds, minutes, hours, days, weeks, months, quarters or years shall be presented in numbers expressing the point of time and units of point of time.
3. Units of time or units of point of time shall be presented in words following the numbers expressing the length of time or point of time.
Article 72. Presentation of amended and supplemented contents in the chapter or article on implementation provisions
1. A document which amends or supplements a part, chapter, section, sub-section, article, clause, point or phrase of another document must provide such amendments or supplements in the chapter or article on implementation provisions. These amendments or supplements may be structured in articles, clauses and points depending on their scope and levels.
2. The amendments or supplements must specify the part, chapter, section, sub-section, article, clause or point of the revised document.
Article 73. Presentation of transitional provisions
Transitional provisions shall be provided in a separate article in the ending part of a document titled “transitional provisions”, or in a separate clause of an article requiring transitional provisions, or in a separate clause of the article on effect of the document.
Article 74. Presentation of provisions on effect of a document
1. A document must specify the date, month and year of its effect.
2. The article on the effect of a document must specify the title of a document, or a part, chapter, section, sub-section, article, clause or point of a document, to be annulled. A document annulling many other documents or many articles, clauses and points of another document shall be attached with a list of annulled documents or provisions.
Article 75. Document invocation techniques
1. A document invoking another document must fully indicate the type name, serial number and code, and the date of approval or signing for promulgation, of the latter; and the name of the agency or person competent to promulgate, and the title of, such document.
2. A document invoking a part, chapter, section or sub-section of another document must specify that part, chapter, section or sub-section.
3. A document invoking an article, or a clause or point of another document is not required to specify the part, chapter and section containing that article, clause or point.
4. A document invoking a part, chapter, section, sub-section, article, clause and point of another document must invoke them in the order from small to large structural units, including the document title. When invoking from a clause or point to another clause or point of the same article, or from a section or an article to another section or article of the same chapter of the same document, the document title is not required to be specified but such invocation must be specific.
Article 76. Paper sizes, margins, fonts and numbering of pages of documents
The paper size and margins of pages of a document must comply with Appendix II to this Decree.
Fonts used for presenting a document must be under Vietnamese character code Unicode according to Vietnamese standard TCVN 6909:2001.
Pages of a document shall be numbered in 13- or 14-point upright Arabic numerals consecutively from the second page of the document horizontally in the center on the top margin of the document. Pages of appendices shall be numbered separately by appendix.
Section 3. PRESENTATION OF AMENDING AND SUPPLEMENTING DOCUMENTS
Sub-section 1. PRESENTATION OF DOCUMENTS AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES
Article 77. Documents amending and supplementing a number of articles
1. A document amending and supplementing a number of articles means a document amending, supplementing or annulling one or a number of provisions of an existing document. A document amending and supplementing a number of articles must specify the chapters, sections, sub-sections, articles, clauses and points which are to be amended, supplemented, replaced or annulled.
2. The title of a document amending and supplementing a number of articles must comprise that document’s type name together with the phrase “amending and supplementing a number of articles of” and the full title of the revised document.
Article 78. Structure of a document amending and supplementing a number of articles
1. A document amending and supplementing a number of articles of another document may comprise 4 articles: Article I provides amendments and supplements; Article 2 provides the annulment or replacement of words or expressions related to many articles and clauses of the revised document; Article 3 provides implementation responsibilities (if any); and Article 4 provides the document’s effective date.
2. Clauses on amendments, supplements, replacement or annulment shall be arranged in the order corresponding to the order of articles, clauses and points of the revised document.
Article 79. Numbering of added articles and clauses and sequence of articles and clauses of a revised document
1. Added articles and clauses shall be numbered as follows:
a/ Based on contents to be added, to determine the positions of articles and clauses to be added to an existing document;
b/ To number added articles and clauses by adding a letter in the order of the Vietnamese alphabet to the number of the preceding article or clause.
c/ The serial number of a chapter, section, sub-section, article or clause to be added must consist of a number and a letter. The number is the serial number of the chapter, section, sub-section, article or clause of the revised document. The letter shall be arranged in the order of the Vietnamese alphabet.
The serial number of a point to be added must consist of a letter and a number. The letter shall be presented in the order of the points of the revised document. The number starts from 1.
2. The presentation of a document amending and supplementing a number of articles must not cause changes in the sequence of the revised document’s articles and clauses which are not amended, supplemented, or annulled.
Sub-section 2. PRESENTATION OF DOCUMENTS AMENDING AND SUPPLEMENTING MORE THAN ONE DOCUMENT
Article 80. Documents amending and supplementing more than one document
1. A document amending and supplementing more than one document means a document amending, supplementing, annulling or replacing provisions of a number of related documents.
2. Depending on to-be-revised contents, the title of a document amending and supplementing more than one document may consist of that document’s type name together with the phrase “amending and supplementing a number of articles of’ followed by the titles of revised documents with generalized revised provisions or specific titles of all revised documents.
Article 81. Structure of a document amending and supplementing more than one document
1. Depending on its content, a document amending and supplementing more than one document may be presented in separate articles each of which contains amendments and supplements to a document, except the articles on implementation responsibilities, organization of implementation and effect of the amending and supplementing document.
2. Articles and clauses of a document amending and supplementing more than one document must specify the titles of the revised documents and articles, clauses and points to be revised.
The title of an article of the amending and supplementing document is the order guiding the amendment, supplementation, annulment or replacement of each specific document.
3. Articles of a document amending and supplementing more than one document may be presented in clauses; clauses may be presented in points.
4. A clause comprises an order guiding the amendment, supplementation, annulment or replacement of a chapter, section, sub-section, article, clause or point, and the content of such revision.
5. Amendments, supplements, or annulment or replacement provisions shall be provided in the order corresponding to the sequence of articles, clauses and points of the revised documents.
Chapter VI
“CONG BAO” AND PUBLICATION OF LEGAL DOCUMENTS
Section 1. “CONG BAO”
Article 82. Forms of “CONG BAO”
1. “CONG BAO” comprises “CONG BAO” of the Socialist Republic of Vietnam published by the Government Office and provincial-level “CONG BAO” published by the Offices of provincial-level People’s Committees.
2. “CONG BAO” is published in printed and electronic forms.
3. The Government Office shall guide the forms, formats and techniques of presenting “CONG BAO” publications.
Article 83. Principles of publication of documents in “CONG BAO”
1. Legal document shall be published in “CONG BAO” in accordance with Article 150 of the Law.
2. “CONG BAO” publishes fully, promptly and accurately the full texts of legal documents sent by promulgating agencies.
3. “CONG BAO” does not publish documents on the list of state secrets as prescribed by law and treaties not published in “CONG BAO” under agreement of contracting parties.
Article 84. Responsibilities of “CONG BAO” management agencies and promulgating agencies for sending documents for publication in “CONG BAO”
1. The Government Office shall publish printed “CONG BAO” of the Socialist Republic of Vietnam and manage e-”CONG BAO” of the Socialist Republic of Vietnam on the web portal of the Government.
2. The Offices of provincial-level People’s Committees shall publish printed provincial- level “CONG BAO” and manage e-provincial-level “CONG BAO” on the web portals of provinces and centrally run cities.
3. The Government Office and the Offices of provincial-level People’s Committees shall take responsibility for failing to publish documents in “CONG BAO”, for delaying publication of documents in “CONG BAO”, or for failing to publish documents in full text, completely or accurately in “CONG BAO”.
4. Promulgating agencies shall take responsibility for failing to send or delaying the sending of documents, or sending incomplete or inaccurate documents, for publication in “CONG BAO”.
Article 85. Documents published in “CONG BAO” of the Socialist Republic of Vietnam
1. Legal documents promulgated by central state agencies.
2. Treaties which have taken effect on the Socialist Republic of Vietnam.
3. Resolutions of the Standing Committee of the National Assembly explaining the Constitution, laws and ordinances.
4. Documents annulling legal documents.
5. Decisions terminating the enforcement of, or handling, unlawful legal documents.
6. Documents correcting legal documents promulgated by central state agencies.
7. Lists of documents and regulations no longer effective, made and sent for publication in “CONG BAO” by competent central state agencies.
8. Other legal documents promulgated by central state agencies.
The publication of the documents prescribed in this Clause shall be decided by promulgating agencies.
Article 86. Documents published in provincial-level “CONG BAO”
1. Legal documents promulgated by provincial-level People’s Councils and People’s Committees, and local administrations of special administrative-economic units.
2. Documents promulgated by competent provincial-level agencies or persons handling unlawful legal documents.
3. Documents correcting legal documents promulgated by provincial-level People’s Councils and People’s Committees, and local administrations of special administrative- economic units.
4. Lists of documents and regulations no longer effective, made and sent for publication in “CONG BAO” by competent provincial-level state agencies.
5. Other legal documents promulgated by provincial-level People’s Councils and People’s Committees, local administrations of special administrative-economic units and chairpersons of provincial-level People’s Committees.
The publication of the documents prescribed in this Clause shall be decided by promulgating agencies.
Article 87. Legal validity of documents published in “CONG BAO”
Documents published in “CONG BAO” are official documents and have the same validity as the originals. When there are discrepancies between printed and electronic “CONG BAO”, printed “CONG BAO” must prevail.
Article 88. “CONG BAO” table of contents
“CONG BAO” table of contents is a publication published at the end of each year, listing titles of documents published in “CONG BAO” by promulgating agency and promulgation time to serve the search for documents published in “CONG BAO”.
Article 89. Time limit for sending documents for publication in “CONG BAO”
1. Time limit for sending documents for publication in “CONG BAO” of the Socialist Republic of Vietnam:
a/ Within 3 working days after announcing or signing for promulgation a document prescribed in Clause 1, 3, 4, 5,.6, 7 or 8, Article 85 of this Decree, promulgating agency shall send it to the Government Office for publication in “CONG BAO”;
b/ The time limit for sending treaties for publication in “CONG BAO” of the Socialist Republic of Vietnam must comply with the Law on Treaties.
2. Time limit for sending documents for publication in provincial-level “CONG BAO”:
Within 3 working days after adopting or signing for promulgation a document prescribed in Article 86 of this Decree, the promulgating agency shall send it to the Office of a provincial- level People’s Committee for publication in “CONG BAO”.
Article 90. Documents sent for publication in “CONG BAO”
1. Legal documents sent for publication in “CONG BAO” must be the originals; treaties sent for publication in “CONG BAO” must be true copies of the originals.
2. A document sent for publication in “CONG BAO” must comprise a printed copy, clearly indicated as “document sent for publication in “CONG BAO,” and an electronic copy.
The electronic copy must satisfy the criteria prescribed by law. The promulgating agency shall take responsibility for the accuracy of printed and electronic copies.
Article 91. Receipt of documents and publication in “CONG BAO”
1. The Government Office and Offices of provincial-level People’s Committees shall receive and publish documents in “CONG BAO”; record, manage and fully keep documents sent for publication in “CONG BAO” for comparison with documents published in “CONG BAO” when necessary.
2. If detecting errors in a document when receiving it, the Government Office or the Office of a provincial-level People’s Committee shall immediately, notify such to the promulgating agency for timely handling and the promulgating agency shall send the original within the day to ensure its publication in “CONG BAO” according to the prescribed time limit.
Article 92. Time limit for publication of documents in “CONG BAO”
1. Within 15 days after receiving a document, the Government Office shall publish that document in “CONG BAO” of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Within 7 days after receiving a document, the Office of a provincial-level People’s Committee shall publish that document in provincial-level “CONG BAO”.
3. Documents shall be published simultaneously in electronic and printed “CONG BAO” from the same database.
Article 93. Sending, receipt and publication in “CONG BAO” of legal documents according to fast-track procedure and order
1. A legal document promulgated in accordance with Clause 1, Article 146 of the Law shall be sent to the Government Office or the Office of a provincial-level People’s Committee on the date of its announcement or signing for promulgation for publication in “CONG BAO”.
2. When receiving a document prescribed in Clause 1 of this Article, the Government Office or the Office of a provincial-level People’s Committee shall receive, record, arrange and publish it in the latest issue of “CONG BAO”, ensuring publication of the document within 3 working days after the date of its announcement or signing for promulgation.
Article 94. Correction of documents published in “CONG BAO”
1. Documents which are detected to have errors in presentation formats or techniques after being published in “CONG BAO” shall be corrected.
2. Responsibilities for correction:
a/ Promulgating agencies shall make correction documents for errors made in the formulation and promulgation of documents;
b/ The Government Office shall make correction documents for errors made in the publication of “CONG BAO” of the Socialist Republic of Vietnam. The Offices of provincial- level People’s Committees shall make correction documents for errors made in the publication of provincial-level “CONG BAO” based on comparison with documents sent for publication in “CONG BAO”.
3. Correction documents shall be published in the latest issue of “CONG BAO”.
Article 95. Publication and distribution of printed “CONG BAO”
1. “CONG BAO” shall be published and distributed widely on demand to agencies, organizations and individuals.
2. “CONG BAO” of the Socialist Republic of Vietnam shall be distributed free to communes, wards and townships with I copy/ issue/ commune, ward or township based on the demand registered by each locality.
Provincial-level People’s Committees shall make lists of their communes, wards and townships wishing to receive free “CONG BAO” and send them to the Government Office before December 1 every year.
3. Provincial-level People’s Committees shall decide on the free distribution of provincial- level “CONG BAO” in their localities.
Section 2. POSTING UP LEGAL DOCUMENTS
Article 96. Posting up legal documents
1. Legal documents of district- and commune-level People’s Councils and People’s Committees shall be posted up.
2. Principles of posting up legal documents:
a/ To completely, promptly and accurately post up the full text of documents which are required to be posted up to enable public access to their entire contents;
b/ To post up legal documents in accordance with law;
c/ A legal document to be posted up must be the original with seal and signature.
3. District- and commune-level People’s Councils and People’s Committees shall post up legal documents promulgated by themselves.
Article 97. Time limit for posting up legal documents
A legal document of a district- or commune-level People’s Council or People’s Committee shall be posted up within 3 working days after it is signed for certification or for promulgation by the chairperson of the People’s Council or People’s Committee respectively. The posting time must be at least 30 consecutive days from the posting date.
Article 98. Places for posting up legal documents
1. Legal documents of district- and commune-level People’s Councils and People’s Committees shall be posted up at the offices of promulgating agencies.
2. Legal documents of district- and commune-level People’s Councils and People’s Committees may also be posted up at the following places under decisions of chairpersons of People’s Committees of the same level:
a/ Citizen reception places of district-level People’s Committees, for legal documents of district-level People’s Councils and People’s Committees;
b/ Places for receiving and notifying administrative procedure settlement results of district- and commune-level People’s Committees;
c/ District- and commune-level cultural houses; cultural houses of hamlets, villages, residential clusters and street residential quarters;
d/ Commune-level post-culture points;
dd/ Community educational centers;
e/ Other residential points.
Article 99. Validity of posted documents
Legal documents of district- and commune-level People’s Councils and People’s Committees to be posted up must be the originals. In case of discrepancies between posted documents and those from other sources, posted documents must prevail.
Article 100. Correction of posted documents
1. Posted documents which are detected to have errors in presentation formats or techniques shall be corrected immediately after such errors are detected.
2. A correction document shall be posted up within 1 working day after it is signed by a competent person. The time limit for posting up the corrected document shall be calculated from the beginning.
Chapter VII
TRANSLATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 101. Translation of legal documents into ethnic minority languages
1. The Minister-Chairperson of the Committee for Ethnic Minorities Affairs and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall decide on and organize the translation into ethnic minority languages of legal documents directly related to the daily life of ethnic minority groups.
2. The translation of a legal document into an ethnic minority language must ensure the spirit of the translated document and the accuracy of its contents.
Article 102. Translation of legal documents into foreign languages
1. The following legal documents may be translated into English or other foreign languages;
a/ Laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly;
b/ Decrees of the Government and decisions of the Prime Minister promulgated for implementation of treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or directly related to the life, work and business of foreigners and foreign enterprises in Vietnam.
2. Agencies in charge of drafting the documents shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Vietnam News Agency and related agencies and organizations in, organizing the translation of legal documents prescribed in Clause 1 of this Article into English or other foreign languages and take responsibility for the accuracy of the translation.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall decide on the translation of legal documents of ministers, heads of ministerial-level agencies and People’s Councils and People’s Committees at all levels into foreign languages if finding necessary.
4. The translation of a legal document into a foreign language must ensure the spirit of the translated document and the accuracy of its contents.
Chapter VIII
EXAMINATION AND HANDLING OF LEGAL DOCUMENTS
Section 1. SUBJECTS, CONTENTS, PRINCIPLES AND METHODS OF EXAMINATION AND HANDLING OF LEGAL DOCUMENTS
Article 103. Documents to be examined and handled
1. Documents to be examined comprise:
a/ Circulars of ministers and heads of ministerial-level agencies:
b/ Joint circulars of ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
c/ Resolutions of People’s Councils, decisions of People’s Committees;
d/ Documents which contain legal norms but do not take the form of legal document; documents which contain legal norms or take the form of legal document but are promulgated by agencies or persons without promulgating competence.
2. Documents to be handled comprise:
a/ Unlawful documents, including documents promulgated ultra vires; documents with contents contrary to the Constitution or legal documents of higher legal effect; documents seriously violating regulations on order and procedures for formulation and promulgation of legal documents;
b/ Documents with errors in promulgation bases or presentation formats or techniques;
c/ Documents prescribed at Point d, Clause 1 of this Article.
Article 104. Contents of document examination
1. Examination of the document promulgating competence, including examination of competence with regard to form and content.
2. Examination of contents of documents.
3. Examination of promulgation bases; presentation formats and techniques; document formulation and promulgation order and procedures.
Article 105. Principles of document examination and handling
1. To ensure comprehensiveness, timeliness, objectivity, publicity and transparency; proper competence, order and procedures; combination of examination by competent agencies and persons and self-examination by promulgating agencies and persons; and coordination among related agencies.
2. Not to take advantage of the examination and handling of documents for self-seeking purposes, or to cause difficulties to the operation of agencies or persons competent to promulgate documents and intervene in the process of handling unlawful documents.
3. Agencies and persons competent to examine and handle documents shall take responsibility for examination conclusions and document handling decisions.
Article 106. Methods of document examination
1. Self-examination.
2. Competence-based examination:
a/ Examination of documents sent by promulgating agencies or persons;
b/ Examination of documents when receiving requests or recommendations on documents with unlawful signs;
c/ Locality-based examination of documents at promulgating agencies, and examination of documents based on subject matters, sectors or fields.
Article 107. Legal bases for determining unlawful contents of examined documents
The legal bases for determining unlawful contents of an examined document are legal documents meeting the following conditions:
1. Their legal effect are higher than the examined document’s;
2. They are effective at the time of promulgating the examined document or have not yet been effective at the time of promulgating the examined document but have been passed or signed for promulgation and will be effective before or at the same time with the examined document.
A document with suspended effect prescribed in Article 153 of the Law may not be used as the legal basis for examining documents from the time of suspension to the time of resumption of its effect under the decision of a competent state agency.
Article 108. Proposal for handling agencies and persons promulgating unlawful documents
On the basis of unlawful contents of a document and the level of actual damage caused by the unlawful document, the agency or person competent to examine that document shall propose:
1. The agency or person having promulgated the unlawful document to promptly take measures to remedy the consequences caused by the promulgation and implementation of the unlawful document.
2. A competent agency or person to consider and decide on the form of handling the agency or person having promulgated the unlawful document.
Article 109. Disclosure of document handling results
1. The result of handling an unlawful legal document shall be published by the agency or person promulgating such document in “CONG BAO”, the web portal or website of the promulgating agency or posted up at the places prescribed in Article 98 of this Decree.
2. The result of handling the documents prescribed at Point d, Clause 1, Article 103 of this Decree shall be sent to the agencies, organizations and individuals to which those documents were sent previously. In case those documents have been published in “CONG BAO” web portals or websites of the promulgating agencies or posted up, the handling result shall be published in those media.
Article 110. Document examination dossiers
1. Agencies and persons competent to examine documents shall make document examination dossiers.
2. A document examination dossier must comprise the document containing unlawful contents, the document examination form made according to Form No. 01 provided in Appendix III to this Decree, the document handling result and other related documents (if any).
3. Document examination dossiers shall be kept in accordance with the law on archives.
Section 2. SELF-EXAMINATION AND HANDLING OF LEGAL DOCUMENTS
Article 111. Responsibility for self-examination of documents
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, People’s Councils and People’s Committees at all levels, and local administrations of special administrative-economic units shall examine documents promulgated or jointly promulgated by them right after the documents are promulgated or when receiving requests or recommendations from agencies, organizations or individuals.
2. Agencies and responsible persons shall assist ministers, heads of ministerial-level agencies, People’s Councils and People’s Committees at all levels, and local administrations of special administrative-economic units in the self-examination of documents:
a/ Heads of legal organizations of ministries or ministerial-level agencies shall act as the focal point for assisting ministers or heads of ministerial-level agencies in the self examination of circulars and joint circulars promulgated by ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
b/ The director of the Department of Examination of Legal Normative Documents of the Ministry of Justice shall act as the focal point for assisting the Minister of Justice in the self-examination of circulars and joint circulars promulgated by the Minister of Justice and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
c/ Heads of legal organizations of government-attached agencies shall coordinate with legal organizations of ministries whose ministers have promulgated documents on the fields of operation of government-attached agencies in the self-examination of documents;
d/ Legal Affairs Boards of People’s Councils shall assist People’s Councils in the self- examination of documents of the latter;
dd/ Directors of provincial-level Justice Departments, heads of Justice Divisions and heads of agencies acting as the focal point as assigned by People’s Committees of special administrative-economic units, shall assist People’s Committees of the same level in the self- examination of documents;
e/ Judiciary-civil status officers shall assist commune-level People’s Committees in the self-examination of documents.
3. The director of the Department of Examination of Legal Normative Documents of the Ministry of Justice, heads of legal organizations of ministries or ministerial-level agencies shall coordinate with related agencies and units of the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy in the self-examination of joint circulars of ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
4. Related agencies and units shall promptly provide necessary information and documents and coordinate with agencies and responsible persons prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article in the self-examination of documents.
Article 112. Handling of unlawful documents
1. When detecting a document with unlawful signs, an agency or a unit conducting self- examination prescribed in Clause 2 or 3, Article 111 of this Decree shall make a document examination dossier and promptly report on the document examination result to the agency or person having promulgated that document for consideration and handling in accordance with law.
2. A report on self-examination of a document with unlawful signs must cover the following contents:
a/ Evaluation of the document’s unlawful contents and proposal for handling, handling time limit and remedies of consequences caused by the document (if any);
b/ Determination of responsibilities of cadres and civil servants advising the formulation of, appraising and promulgating the document.
3. The promulgating agency or person shall promptly handle the promulgated unlawful document.
4. The document handling result shall be disclosed in accordance with Clause 1, Article 109 of this Decree.
Section 3. EXAMINATION AND HANDLING OF DOCUMENTS ACCORDING TO COMPETENCE
Sub-section 1. DOCUMENT EXAMINATION COMPETENCE
Article 113. Competence of ministers and heads of ministerial-level agencies
1. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall examine documents on issues related to sectors or fields under their management, which are promulgated by other ministers, heads of other ministerial-level agencies, provincial-level People’s Councils and People’s Committees and local administrations of special administrative-economic units.
Heads of legal organizations of ministries or ministerial-level agencies shall assist ministers or heads of ministerial-level agencies in examining documents under the examination competence of ministers or heads of ministerial-level agencies.
Heads of legal organizations of government-attached agencies shall coordinate with legal organizations of ministries and ministerial-level agencies performing the state management of the sectors or fields of operation of government-attached agencies in examining documents containing provisions on the fields of operation of government-attached agencies.
2. Competence of the Minister of Justice:
a/ The Minister of Justice shall exercise the document examination power in accordance with Clause 1 of this Article and assist the Prime Minister in examining circulars of ministers and heads of ministerial-level agencies; contents of pro visions on the fields of state management of ministries or ministerial-level agencies of joint circulars of ministers or heads of ministerial- level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy; resolutions of provincial-level People’s Councils, decisions of provincial-level People’s Committees, legal documents of local administrations of special administrative-economic units related to various sectors or fields of state management;
b/ The director of the Department of Examination of Legal Normative Documents of the Ministry of Justice shall assist the Minister of Justice in examining the documents prescribed at Point a of this Clause.
3. The Minister of Justice shall request ministries, ministerial-level agencies and local administrations to examine legal documents under the examination competence of the latter when there are reports or recommendations of individuals or organizations.
4. The Minister-Chairperson of the Government Office shall exercise the examination power in accordance with Clause 1 of this Article and assist the Prime Minister in examining circulars of the Minister of Justice; and joint circulars of the Minister of Justice and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
5. The Minister of Justice shall report on cases of dispute over the document examination competence to the Prime Minister for decision.
Article 114. Competence of chairpersons of provincial- and district-level People’s Committees
1. Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall examine documents of district-level People’s Councils and People’s Committees.
2. Chairpersons of district-level People’s Committees shall examine documents of commune-level People’s Councils and People’s Committees.
3. Directors of provincial-level Justice Departments and heads of district-level Justice Divisions shall assist chairpersons of People’s Committees of the same level in examining the documents prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 115. Order of document examination according to competence
1. Receipt of a document to be examined
A document-examining agency shall open a book of incoming documents to monitor the receipt of documents to be examined.
2. The head of the document-examining agency shall appoint a person to examine the document.
3. The document examiner shall consider and evaluate the constitutionality, lawfulness and consistency of the examined document.
4. Reporting on the document examination result and proposal for handling:
a/ When detecting unlawful signs of the examined document, the document examiner shall make a document examination form, report on the examination result to the head of the examining agency and propose handling measures;
b/ Depending on the nature and severity of unlawfulness of the document and its consequences, the document examiner may propose the form of handling the document; handling of responsibilities of the competent agency or person having promulgated the unlawful document; handling of responsibilities of cadres and civil servants having advised the formulation, appraisal, verification and promulgation of the unlawful document in case they are at fault.
5. Conclusion of document examination:
a/ The head of the document-examining agency shall consider and conclude according to his/ her competence or propose a competent agency or person to consider and conclude unlawful contents of the document;
b/ The examination result shall be sent to the agency or person having promulgated the document for consideration and handling in accordance with law.
6. In case the agency or person having promulgated the document fails to handle the unlawful document or the document-examining agency disagrees with the handling result, the document-examining agency shall propose a competent agency or person to consider and handle the document in accordance with regulations.
A dossier submitted to a competent agency or person for consideration and handling of a document must comprise a report of the document-examining agency; the examined document; legal bases for examination; the document examination form made according to Form No. 01 provided in Appendix III to this Decree; opinions of agencies (if any); the examination conclusion of the document-examining agency; written explanations and notices of handling results of the agency having the examined document (if any) and related documents (if any).
The document-examining agency shall open a book for monitoring the handling of unlawful documents according to Form No. 02 provided in Appendix III to this Decree to monitor and urge the handling of documents.
Article 116. Examination of documents based on localities, subject matters, sectors and fields
1. Locality-based document examination:
a/ When detecting unlawful signs of a document lately affecting the economy and society, if finding necessary, an agency or a person competent to examine documents prescribed in Clause l, or Point b, Clause 2 of Article 113, or Clause 3, Article 114 of this Decree, shall form a team for locality-based examination of the document at the document-promulgating agency. The document-examining agency shall notify the agency having the document to be examined of the examination team composition, and examination time and place and agenda. The agency having the document to be examined shall prepare related contents and dossiers at the request of the document-examining agency;
b/ The examination team shall conduct examination and make conclusions and proposals for, or report to a competent agency or person to consider and propose, the handling of the unlawful document; and concurrently propose the consideration of responsibilities of the agency or person formulating and promulgating the unlawful document;
c/ In case of forming an inter-agency team for locality-based examination of a document, the agency having the document to be examined shall coordinate with the agency in charge of examination in preparing necessary conditions to serve the examination team and implementing the examination plan in accordance with Clause 2 of this Article.
2. Document examination based on subject matters, sectors and fields:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and district-level People’s Committees shall approve plans on document examination based on subject matters, sectors or fields and urge, direct and examine the implementation of these plans;
b/ Ministers, heads of ministerial-level agencies, and chairpersons of provincial- and district-level People’s Committees shall decide to form inter-agency examination teams to examine documents based on subject matters or sectors or fields under their examination competence;
c/ Examining agencies shall notify in advance the examination based on subject matters, sectors or fields to agencies having documents to be examined. Agencies having documents to be examined shall coordinate with examination teams in examining documents, preparing relevant contents and dossiers related to examined documents at the request of examination teams and according to the examination plans of document-examining agencies;
d/ An inter-agency examination team conducting examination of a document based on subject matter, sector or field shall organize, and coordinate with the agency in charge of examination and agency or locality having the document to be examined in, the implementation of the approved document examination plan; make conclusions and proposals for, or report to a competent agency or person to propose, the handling of examined contents; and report on the examination team’s document examination result to the agency in charge of examination.
Article 117. Examination of documents with state secret contents
The examination of documents with state secret contents must comply with the law on protection of state secrets and relevant laws.
Sub-section 2. COMPETENCE TO HANDLE UNLAWFUL DOCUMENTS
Article 118. The Minister of Justice proposing the Prime Minister to handle unlawful documents
The Minister of Justice shall propose the Prime Minister to decide on:
1. Termination of implementation, annulment of part or whole of:
a/ Unlawful circulars promulgated by ministers and heads of ministerial-level agencies;
b/ Unlawful decisions promulgated by provincial-level People’s Committees and People’s Committees of special administrative-economic units.
2. Termination of implementation of part or whole of:
a/ Unlawful contents on the fields of state management of ministries or ministerial-level agencies of joint circulars promulgated by ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy; concurrently request for ministers or heads of ministerial-level agencies to reach agreement with the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy on joint handling of those documents;
b/ Unlawful resolutions of provincial-level People’s Councils and People’s Councils of special administrative-economic units, and concurrently request for annulment by the Standing Committee of the National Assembly.
Article 119. Competence of ministers and heads of ministerial-level agencies in handling unlawful documents
1. Competence of ministers and heads of ministerial-level agencies:
a/ To propose other ministers or heads of other ministerial-level agencies to terminate the implementation or annul part or whole of the latter’s promulgated unlawful documents related to the sectors or fields under the former’s charge. In case such proposal is not accepted, to propose it to the Prime Minister for decision;
b/ To propose the Prime Minister to decide on the termination of implementation of part or whole of unlawful resolutions of provincial-level People’s Councils and People’s Councils of special administrative-economic units on the sectors or fields under their charge, and concurrently propose annulment by the Standing Committee of the National Assembly;
c/ To propose the Prime Minister to decide on the termination of implementation, annulment of part or whole of unlawful decisions of provincial-level People’s Committees and People’s Committees of special administrative-economic units on the sectors or fields under their charge.
2. Competence of the Minister of Justice:
a/ To exercise the power to handle unlawful documents in accordance with Clause 1 of this Article;
b/ To propose ministers and heads of ministerial-level agencies to terminate the implementation, or annul part or whole of their promulgated unlawful documents. In case such proposal is not accepted, to propose it to the Prime Minister for decision;
c/ To propose the Prime Minister to decide on the termination of implementation of unlawful resolutions of provincial-level People’s Councils and People’s Councils of special administrative-economic units on various sectors or fields of state management;
d/ To propose the Prime Minister to decide on the termination of implementation, annulment of part or whole of unlawful decisions of provincial-level People’s Committees and People’s Committees of special administrative-economic units on various sectors or fields of state management;
dd/ To propose the handling of joint documents with unlawful signs of ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy in accordance with the procedures prescribed in Clause 4, Article 122 of this Decree.
3. Competence of the Minister-Chairperson of the Government Office:
a/ To exercise the power to handle unlawful documents in accordance with Clause 1 of this Article;
b/ To propose the Minister of Justice to terminate the implementation or annul part or whole of unlawful documents of the Minister of Justice. In case such proposal is not accepted, to propose it to the Prime Minister for decision;
c/ To propose the handling of joint circulars with unlawful signs of the Minister of Justice and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy in accordance with Clause 4, Article 122 of this Decree.
Article 120. Competence of chairpersons of provincial- and district-level People’s Committees in handling unlawful documents
1. To terminate the implementation or annul part or whole of unlawful documents of immediate subordinate People’s Committees.
2. To terminate the implementation of unlawful resolutions of immediate subordinate People’s Councils and report such to People’s Committees for proposal to People’s Councils of the same level for annulment.
Sub-section 3. PROCEDURES FOR EXAMINATION AND HANDLING OF UNLAWFUL DOCUMENTS
Article 121. Time for sending documents to examination agencies
Within 3 working days after the date of passing or signing for promulgation a document, an agency or a person competent to promulgate the document shall send the document to an agency or a person competent to examine that document in accordance with the following provisions:
1. Documents of ministers, heads of ministerial-level agencies, provincial-level People’s Councils and People’s Committees, local administrations of special administrative-economic units shall be sent to the Department of Examination of Legal Normative Documents of the Ministry of Justice or legal organizations of ministries and ministerial-level agencies competent to examine the documents based on sectors or fields.
Joint circulars of ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy jointly promulgated by ministries or ministerial-level agencies shall be sent to the Department of Examination of Legal Normative Documents of the Ministry of Justice.
2. Documents of district-level People’s Councils and People’s Committees shall be sent to provincial-level Justice Departments.
3. Documents of commune-level People’s Councils and People’s Committees shall be sent to Justice Divisions.
Article 122. Procedures conducted by ministers and heads of ministerial-level agencies for examining and handling unlawful documents
1. Procedures conducted by ministers and heads of ministerial-level agencies:
a/ When examining and detecting a document with unlawful signs, the head of the legal organization of a ministry or ministerial-level agency shall report to the minister or head of ministerial-level agency on the examination result and send it to the agency or person having promulgated that document for consideration and handling in accordance with law;
b/ In case the agency or person having promulgated that document fails to handle the document within to the prescribed time limit or the minister or head of ministerial-level agency disagrees with the handling result, the minister or head of ministerial-level agency competent to examine the document shall handle the document in accordance with Article 119 of this Decree.
2. Procedures conducted by the Minister of Justice:
a/ When examining and detecting a document with unlawful signs, the director of the Department of Examination of Legal Normative Documents shall make examination conclusions and send them to the agency or person having promulgated that document for consideration and handling. For contents under the state management of a ministry or ministerial-level agency of a joint circular of that ministry or agency and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the agencies having promulgated the joint circular shall coordinate in considering and handling the document in accordance with regulations;
b/ In case the agency or person having promulgated the unlawful document fails to handle the document or the director of the Department of Examination of Legal Normative Documents disagrees with the handling result, the director of the Department of Examination of Legal Normative Documents shall report such to the Minister of Justice for handling in accordance with Articles 118 and 119 of this Decree.
3. The Minister-Chairperson of the Government Office shall examine and handle unlawful documents promulgated or jointly promulgated by the Minister of Justice in accordance with the procedures prescribed in Clause 1 of this Article.
4. In case of detecting unlawful contents of provisions on the fields of the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy of joint circulars, the Minister of Justice or the Minister-Chairperson of the Government Office (for joint circulars of the Ministry of Justice) shall propose the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy to consider and handle them in accordance with law.
Article 123. Procedures for handing unlawful documents at the proposal of ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees to the Prime Minister
1. A minister, the head of a ministerial-level agency or the chairperson of a provincial-level People’s Committee who proposes the Prime Minister to handle an unlawful document shall send a proposal dossier to the Ministry of Justice and concurrently to the Government Office.
2. For an unlawful document without different opinions about its constitutionality, lawfulness and handling measures, within 15 days after receiving a proposal, the Minister of Justice shall consider and report it to the Prime Minister for handling in accordance with Article 118 of this Decree.
3. For a document with different opinions about its constitutionality and lawfulness or for which a proposal for reconsideration of the handling decision as prescribed in Clause 5, Article 132 of this Decree is made, within 30 days after receiving a proposal, the Minister of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister-Chairperson of the Government Office, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees in handling the document in accordance with the following procedures:
a/ The agency or person competent to examine the document reports on the unlawful document to be handled;
b/ The Minister of Justice reports on the constitutionality and lawfulness of the document proposed to be handled and proposes the handling measures;
c/ The agency or person promulgating the document proposed to be handled explains contents related to the document;
d/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees discuss the constitutionality and lawfulness of the document;
dd/ The Minister of Justice makes conclusions, proposes measures to handle the document and reports to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 124. Procedures conducted by chairpersons of provincial- and district-level People’s Committees for examining and handling unlawful documents
1. When examining and detecting a document with unlawful signs, the director of a provincial-level Justice Department or the head of a district-level Justice Division shall make examination conclusions and send them to the agency or person having promulgated that document for consideration and handling in accordance with law.
2. In case the agency or person having promulgated the unlawful document fails to handle the document or the director of the provincial-level Justice Department or the head of the district-level Justice Division disagrees with the handling result, the latter shall report such to the chairperson of the People’s Committee of the same level for handling in accordance with Article 120 of this Decree.
Article 125. Time limit for handling unlawful documents
1. Within 30 days after receiving the conclusion of examination of an unlawful document, the agency or person having promulgated that document shall consider and handle that document and notify the handling result to the document-examining agency.
2. In case the agency or person having promulgated the unlawful document fails to handle the document in accordance with Clause 1 of this Article, or the agency or person competent to examine and handle the document disagrees with the handling result, within 15 days after the handling deadline, the latter shall report such to a competent agency or person for consideration and handling in accordance with regulations.
3. Unlawful resolutions of People’s Councils shall be handled at the nearest sessions of the People’s Councils.
Sub-section 4. EXAMINATION AND HANDLING OF DOCUMENTS WHICH CONTAIN LEGAL NORMS BUT ARE NOT PROMULGATED IN PROPER FORM OR ACCORDING TO PROPER COMPETENCE
Article 126. Documents to be examined
1. The examination of documents prescribed at Point d, Clause 1, Article 103 of this Decree shall be conducted upon receipt of requests or recommendations of agencies, organizations and individuals.
2. Documents to be examined prescribed in Clause 1 of this Article comprise:
a/ Documents promulgated by ministers, heads of ministerial-level agencies, People’s Councils, People’s Committees and local administrations of special administrative-economic units which contain legal norms but do not take the form of circular of minister or head of ministerial-level agency, resolution of People’s Council or decision of People’s Committee;
b/ Documents which contain legal norms or take the form of legal document but are promulgated by agencies or persons that do not have the promulgating competence.
Article 127. Responsibilities for document handling
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of People’s Councils and People’s Committees shall consider and handle the documents prescribed in Clause 2, Article 126 of this Decree when receiving conclusions of competent agencies or persons.
Article 128. Competence and procedures for examination and handling
1. Competence to examine and handle documents:
a/ The Minister of Justice shall examine and handle the documents prescribed at Point a, Clause 2, Article 126 of this Decree and documents containing legal norms or taking the form of legal document which are promulgated by heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees, chairpersons of People’s Committees of special administrative-economic units, heads of units of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies, specialized agencies of provincial-level People’s Committees, and specialized agencies of People’s Committees of special administrative-economic units. The director of the Department of Examination of Legal Normative Documents shall assist the Minister in examining and handling documents in accordance with this Point;
b/ The Minister-Chairperson of the Government Office shall examine and handle the documents prescribed in Clause 2, Article 126 of this Decree which are promulgated by the Minister of Justice or heads of units of the Ministry of Justice;
c/ Directors of provincial-level Justice Departments shall examine and handle documents promulgated by district-level People’s Councils or People’s Committees which contain legal norms but do not take the form of resolution of People’s Council or decision of People’s Committee; and documents containing legal norms or taking the form of legal document which are promulgated by chairpersons of district-level People’s Committees and heads of specialized agencies of district-level People’s Committees;
d/ Heads of district-level Justice Divisions shall examine and handle documents promulgated by commune-level People’s Councils or People’s Committees which contain legal norms but do not take the form of resolution of People’s Council or decision of People’s Committee; and documents containing legal norms which are promulgated by chairpersons of commune-level People’s Committees or holders of other titles at the commune level.
2. The procedures for examining and handling unlawful documents prescribed in Clause 1 of this Article must comply with Clauses 2 and 3, Article 122, Article 124, and Clause 1, Article 129 of this Decree.
3. The examination and handling of documents containing legal norms or taking the form of legal document which are promulgated by heads of agencies and units of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies organized at the provincial, district and special administrative-economic unit levels shall be conducted as follows:
a/ The examination and handling of documents which are promulgated by heads of agencies and units of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies organized at the provincial, district and special administrative-economic unit levels must comply with Points a and b, Clause 1 of this Article. In case the person having promulgated a document fails to examine and handle it himself/ herself, a person competent to examine the document shall report and propose the minister or head of ministerial-level agency to handle the document according to competence;
b/ The examination and handling of documents promulgated by heads of agencies and units of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies organized at the district level must comply with Point a, Clause 1 of this Article. In case the person having promulgated a document fails to examine and handle it himself/ herself, a person competent to examine the document shall propose the superior managing agency of that agency to consider and handle the document.
4. Documents promulgated by chairpersons of People’s Councils, standing bodies of People’s Councils and agencies of People’s Councils, which contain legal norms or take the form of legal documents shall be examined and handled as documents of People’s Councils of the same level.
Sub-section 5. HANDLING OF UNLAWFUL DOCUMENTS
Article 129. Conclusions on examination of unlawful documents
1. An agency competent to examine a document shall send the examination conclusion to a minister, the head of a ministerial-level agency or government-attached agency, or the chairperson of a People’s Council or People’s Committee having the examined document for directing and organizing the handling of the document in accordance with regulations. The examination conclusion shall be concurrently sent to the agency or person having promulgated the unlawful document and the legal organization of the ministry or ministerial-level agency or the provincial-level Justice Department, the district-level Justice Division, the agency assigned by the People’s Committee of the special administrative-economic unit to act as the focal point or the commune-level judiciary-civil status officer of the locality which has the examined document.
2. The examination conclusion must contain the following basic contents: title of the examined document; titles and contents of documents serving as the legal bases for determining unlawful contents of the examined document; opinions about unlawful contents of the examined document; request for the agency or person having promulgated the document to consider and handle the document and notify the handling result, and concurrently proposal for consideration and handling of responsibilities of agencies and persons having advised the formulation and promulgation of the unlawful document.
3. When detecting the examined document contains unlawful contents, contents inconsistent or overlapping with a document of higher legal effect which is promulgated after the examined document, or contents which are unreasonable, unenforceable or unsuitable with the socio-economic situation; or part or whole of a document serving as the basis for promulgating the examined document is replaced, amended, supplemented, annulled, terminated from implementation or ceases to be effective with another document of a competent state agency, consequently making the document’s contents no longer conformable with the current law, in the examination conclusion, the document-examining agency shall propose the document-promulgating agency to review and handle the document in accordance with Chapter IX of this Decree.
Article 130. Forms of handling unlawful documents and documents with errors in promulgation bases, formats and techniques
1. To terminate the implementation of part or whole of a document in case its unlawful contents harm the interests of the State, or lawful rights and interests of organizations or individuals if it is not annulled promptly.
2. To annul part or whole of a document in the following cases:
a/ Part or whole of the document is promulgated unlawfully regarding promulgation competence or content; the document seriously violates the order and procedures for formulation and promulgation:
b/ The document is prescribed at Point d, Clause 1, Article 103 of this Decree.
3. A document shall be corrected when it has errors in promulgation bases or presentation formats or techniques. The agency or person having promulgated a document shall correct that document in an administrative document. Documents of People’s Councils shall be corrected by their standing bodies.
Section 4. TASKS AND RIGHTS OF AGENCIES AND PERSONS Promulgating examined DOCUMENTS
Article 131. Tasks of the agency or person promulgating an examined document
1. To send the document to an agency or a person competent to examine that document in accordance with regulations; to provide necessary information and documents for the agency or person competent to examine the document.
2. To send for publication in “CONG BAO”, and post up, the handled document in accordance with law.
3. To explain contents of the document at the request of the agency or person competent to examine the document.
4. To conduct self-examination to promptly detect and handle the document with unlawful signs in accordance with Clause 1, Article 111, and Article 112 of this Decree.
5. To notify the result of handling the unlawful document to the agency or person competent to examine the document.
6. To create conditions for the competent agency or person to examine the document.
7. To implement decisions and requests of the Prime Minister in accordance with Article 118 of this Decree.
8. To implement decisions and proposals of ministers and heads of ministerial-level agencies in accordance with Article 119 of this Decree; resolutions of provincial- and district- level People’s Councils and decisions of chairpersons of provincial- and district-level People’s Committees in accordance with Article 120 of this Decree.
Article 132. Rights of the agency or person having an examined document
1. To be notified of the examination plan and contents and requested contents.
2. To give opinions related to the examined document’s contents.
3. To refuse to reply and provide information outside its/ his/ her functions, tasks and powers or information of state secrets the provision of which is not permitted as prescribed by law.
4. To make explanations and propose a minister, the head of a ministerial-level agency or the chairperson of a provincial- or district-level People’s Committee competent to examine and handle the document to reconsider the conclusion on examination and handling of the unlawful document.
5. In case the agency or person competent to examine and handle the document still decides to handle the document in accordance with Articles 119 and 120 of this Decree, to propose that agency or person to reconsider its/ his/ her handling decision. Within 15 days after receiving a proposal for reconsideration of the handling decision, if the agency or person competent to handle the document fails to give a reply, to report such to the Prime Minister in case the agency or person having handled the document is a minister, the head of a ministerial-level agency, a provincial-level People’s Council or the chairperson of a provincial-level People’s Committee, or to the chairperson of a provincial-level People’s Committee in case the agency or person having handled the document is a district-level People’s Council or the chairperson of a district-level People’s Committee.
When exercising the rights prescribed in Clauses 4 and 5 of this Article, the agency or person having the examined document needs to prove the lawful promulgation of its/ his/ her document and shall take responsibility before its/ his/ her superiors and law for the truthfulness of its/ his/ her report or proposal.
Article 133. Violations of agencies or persons having documents examined in the examination and handling of documents
1. Failing to send documents under regulations; failing to provide necessary information or materials to the agency or person with document-examining competence.
2. Failing to publish in Cong Bao or publicly display the handled legal documents in accordance with law.
3. Failing to organize self-examination in order to detect and handle unlawful documents they have promulgated.
4. Failing to handle documents as requested or proposed by the agency or person with document-examining competence or by other agencies, organizations or individuals or mass media agencies.
5. Obstructing or causing difficulties to the agency or person with document-examining competence in the course of examination of documents.
6. Making an untruthful report when exercising the rights prescribed in Clauses 4 and 5, Article 132 of this Decree.
7. Failing to comply with a decision of an agency competent to handle documents they promulgate.
8. Other violations in the course of examination and handling of documents.
Depending on the nature and severity of their violations in the examination and handling of documents, agencies or persons having documents examined shall be handled in accordance with law.
Article 134. Consideration and determination of responsibilities of agencies or persons promulgating unlawful documents
1. The consideration and determination of responsibilities of an agency or a person that has promulgated an unlawful document shall be based on the contents, nature and level of unlawfulness of such document and consequences caused by its unlawful contents to the society, and on the nature and severity of the violation of the agency or person that has promulgated, or advised on the promulgation of, such document.
2. The consideration of collective or individual responsibility is prescribed as follows:
a/ The agency that has promulgated a document containing unlawful contents shall review and determine the responsibility of its collective and report such to a competent superior agency for consideration and decision in accordance with law and, at the same time, consideration of the responsibility of its head in the promulgation of such document;
b/ Cadres or civil servants who have advised on the drafting, appraisal, verification or promulgation of a document containing unlawful contents shall, depending on the nature and severity of their fault and on the unlawful contents of such document, be held responsible in accordance with the law on cadres and civil servants.
Procedures for disciplining cadres and civil servants must comply with the law on cadres and civil servants.
3. After receiving a conclusion of an examination or a proposal from the document- examining agency, if the agency or person that has promulgated an unlawful document fails to consider and handle the document in question or fails to notify the result of handling such document under regulations, it/ He/she shall be handled in accordance with the law on cadres and civil servants.
Section 5. REPORTING REGIME, URGING, DIRECTION AND INSPECTION OF THE EXAMINATION AND HANDLING OF DOCUMENTS
Article 135. Reporting regime
1. The annual reporting on the examination and handling of documents by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, People’s Committees at all levels, or by local administrations in special administrative-economic units is prescribed as follows:
a/ The Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice, the legal organization of a ministry, a ministerial-level agency or a government-attached agency, a provincial-level Justice Department, a district-level Justice Division, or an agency assigned by a People’s Committee in a special administrative-economic unit shall prepare annual reports on the examination and handling of documents and submit them to its minister, the head of its ministerial-level agency, head of its government-attached agency or the chairperson of the provincial- or district-level People’s Committee or of the People’s Committee of the special administrative-economic unit;
b/ Annual reports on the examination and handling of documents of a ministry, ministerial- level agency, government-attached agency, provincial-level People’s Committee, or local administration in a special administrative-economic unit shall be sent to the Ministry of Justice. Annual reports on the examination and handling of documents of a district- or commune-level People’s Committee shall be sent to the provincial- or district-level People’s Committee and concurrently to the provincial-level Justice Department or district-level Justice Division for summarization and reporting to its People’s Committee;
c/ The time limit for sending, and the time of collecting data for, annual reports on the examination and handling of documents must comply with the justice sector’s statistical and reporting regulations.
2. Annually, the Ministry of Justice shall summarize the reports on the examination and handling of documents of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial-level People’s Committees, and local administrations in special administrative- economic units prescribed in Clause 1 of this Article, and submit a summarization report to the Minister of Justice for consideration and reporting to the Prime Minister.
3. An annual report on the examination and handling of documents must have the following principal contents:
a/ Data on documents promulgated and already self-examined and handled by the ministry, sector or locality; documents sent for examination and documents actually examined; unlawful contents detected and requested to be considered and handled by the agency or person competent to promulgate documents; documents already handled at the request of the document-examining agency or handled according to competence.
A government-attached agency shall report on its coordination with legal organizations of ministries or ministerial-level agencies in the self-examination and examination of documents in the field under its management according to its competence;
b/ The situation of the review of documents used as a legal basis for the examination of documents in the assigned field;
c/ Assessments of the examination and handling of documents; organization and personnel; funds for the examination of documents; training and retraining in the examination of documents, and other conditions to ensure the examination of documents;
d/ Difficulties, problems and proposals;
dd/ A list of unlawful documents in terms of competence and content.
Article 136. Urging, direction and inspection of the examination and handling of documents
1. Urging, direction and inspection of the examination and handling of documents shall be conducted in a regular and prompt manner.
2. The Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice shall assist the Minister of Justice in urging, directing and inspecting the examination and handling of documents by ministries, sectors and localities.
3. Legal organizations of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies, provincial-level Justice Departments, district-level Justice Divisions, or agencies assigned by People’s Committees in special administrative-economic units shall assist their ministers, heads of their ministerial-level agencies, heads of their government-attached agencies, or chairpersons of their provincial- or district-level People’s Committees or People’s Committees of their special administrative-economic units in urging and directing the examination and handling of documents in their ministries, sectors or localities.
Chapter IX
REVIEW AND SYSTEMATIZATION OF LEGAL DOCUMENTS
Section 1. OBJECTS, PRINCIPLES AND RESPONSIBILITIES FOR REVIEW AND SYSTEMATIZATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 137. Documents to be reviewed and systematized
Documents to be reviewed and systematized include the documents mentioned in Article 4 of the Law, except the Constitution.
Article 138. Principles of review and systematization of documents
1. To review legal documents on a regular basis right upon the availability of a basis for the review; not to omit any document subject to review; to timely process review results; to observe the order of review.
2. To systematize documents on a regular and synchronous basis; to timely announce the Collection of systematized documents which remain effective and lists of documents; to observe the order of systematization.
3. The review and systematization of documents that contain state secrets must comply with the law on state secrets.
Article 139. Responsibilities for review and systematization of documents
1. Responsibilities of a minister or the head of a ministerial-level agency:
a/ A minister or the head of a ministerial-level agency shall review and systematize documents He/she has promulgated or has taken charge of the drafting thereof, and documents submitted by an agency or organization or a National Assembly deputy which regulate matters in the fields under the state management of his/ her ministry or agency;
b/ The head of a specialized unit of a ministry or a ministerial-level agency shall assist his/ her minister or the head of his/ her ministerial-level agency in reviewing and systematizing documents which regulate matters falling within the ambit of the state management functions and tasks of his/ her unit. The head of a legal organization or the head of a unit assigned to perform legal affairs of a general department or an equivalent unit or of a department of a ministry or ministerial-level agency, shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units in, assisting his/ her general director or director in reviewing and systematizing documents which regulate matters falling in the state management sector or field of his/ her agency or unit;
c/ The head of a legal organization of a ministry or a ministerial-level agency shall urge, guide, and summarize the results of, review and systematization of documents of the ministry or ministerial-level agency.
The Director of the Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice shall urge, guide, and summarize the results of, review and systematization of documents of the Ministry of Justice.
2. Responsibilities of the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the State Auditor General:
a/ The Chief Justice of the Supreme People’s Court shall review and systematize documents promulgated by the Judicial Council or Chief Justice of the Supreme People’s Court; documents drafted by the Supreme People’s Court; and documents submitted by agencies, organizations or National Assembly deputies which have contents falling within the ambit of the tasks and powers of the Supreme People’s Court.
The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall review and systematize documents promulgated by him/ her; documents drafted by the Supreme People’s Procuracy; and documents submitted by agencies, organizations or National Assembly deputies which have contents falling within the ambit of the tasks and powers of the Supreme People’s Procuracy.
The State Auditor General shall review and systematize documents promulgated by him/ her; documents drafted by the State Audit Office of Vietnam; and documents submitted by agencies, organizations or National Assembly deputies which have contents falling within the ambit of the tasks and powers of the State Audit Office of Vietnam;
b/ Heads of units of the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy or the State Audit Office of Vietnam shall review and systematize documents under regulations of the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General.
3. Responsibilities of a People’s Committee:
a/ A People’s Committee shall review and systematize documents promulgated by itself and its People’s Council; and coordinate with the standing body of its People’s Council in proposing the People’s Council to process the results of review and systematization of documents of the People’s Council;
b/ The chairperson of a provincial- or district-level People’s Committee shall direct specialized agencies of its People’s Committee in reviewing and systematizing documents promulgated by its People’s Council or by the People’s Committee.
The chairperson of a commune-level People’s Committee shall organize the review and systematization of documents promulgated by the commune-level People’s Council and by his/ her People’s Committee;
c/ The head of a specialized agency of a provincial- or district-level People’s Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the legal department of his/ her People’s Council and relevant agencies in, reviewing and systematizing documents of his/ her People’s Committee and People’s Council which have contents falling within the ambit of state management functions and tasks of his/ her agency.
The head of the legal organization or a unit assigned to perform legal affairs in a specialized agency of a provincial-level People’s Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units in, assisting the head of his/ her specialized agency in reviewing and systematizing documents.
The head of another agency having drafted documents of his/ her People’s Council or People’s Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the legal department of his/ her People’s Council, the director of the provincial-level Justice Department, the head of the district-level Justice Division and relevant agencies in, reviewing and systematizing documents;
d/ The director of the provincial-level Justice Department or the head of the district-level Justice Division shall urge, guide, and summarize the results of, review and systematization of documents of his/ her People’s Council and People’s Committee.
4. Responsibilities of a People’s Committee in a special administrative-economic unit:
a/ To review and systematize documents promulgated by itself and its People’s Council; to coordinate with relevant agencies in proposing its People’s Council to process the results of review and systematization of documents of the People’s Council;
b/ To specifically define responsibilities of agencies under its management in assisting the People’s Committee in reviewing and systematizing documents.
5. In case of dissolution, merger, division, or adjustment of the administrative boundaries, of administrative units, the People’s Committee of the new administrative unit shall review and systematize documents promulgated by the People’s Councils or People’s Committees of the old administrative units.
Section 2. PROPOSALS FOR REVIEW OF LEGAL DOCUMENTS, DOCUMENTS USED FOR REVIEW AND SYSTEMATIZATION, BASES FOR REVIEW, FORMS OF HANDLING REVIEWED LEGAL DOCUMENTS, AND USE OF REVIEW RESULTS
Article 140. Proposal for review of a document
1. An agency, an organization or a citizen shall, when detecting a document that contains unlawful, contradictory, overlapping or inappropriate contents, propose a responsible state agency defined in Article 139 of this Decree to review such document.
2. An agency that receives a proposal for review of a document shall consider reviewing such document or transfer the proposal to an agency responsible for reviewing documents and, at the same time, notify such to the proposing agency, organization or citizen.
Article 141. Documents used for review and systematization
1. A document shall be used for review and systematization in the following order of priority:
a/ Master original, original;
b/ Document published on the printed or e-Cong Bao;
c/ Certified true copy, duplicate made by a competent agency or person;
d/ Document in the national legal database;
dd/ Document in the Collection of systematized legal documents announced by a competent state agency.
2. If a consolidated document is available, it shall be used for review and systematization.
Article 142. Bases for review of a document
1. A document used as a basis for review is a document that is promulgated later and contains provisions relating to the document to be reviewed, including:
a/ A legal document that has the legal effect higher than the document to be reviewed; and a legal document of the agency or person that has promulgated the document to be reviewed;
b/ A treaty which the Socialist Republic of Vietnam accedes to after the promulgation of the document to be reviewed.
2. The socio-economic development situation used as a basis for review shall be identified based on the policies and line of the Party and State; and investigation and survey results and practical information relating to the subjects and scope of regulation of the document to be reviewed.
Article 143. Forms of handling a reviewed document
1. Annulment of the whole or part of a document:
a/ Annulment of the whole of a document shall apply in case the subjects of regulation of such document no longer exist or all provisions of such document are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review, or are no longer suitable to the socio-economic development situation but it is unnecessary to promulgate a replacing document;
b/ Annulment of part of a document shall apply in case some of the subjects of regulation of such document no longer exist or part of the contents of such document is contrary or contradictory to or overlaps that of the document used as a basis for review, or is no longer suitable to the socio-economic development situation but it is unnecessary to promulgate an amending and supplementing document;
c/ An annulled document shall be included in a list to be announced under Article 157 of this Decree.
2. Replacement of a document shall apply in case the whole or majority of contents of such document are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review, or are no longer suitable to the socio-economic development situation.
3. Amendment and supplementation of a document shall apply in case part of contents of such document is contrary or contradictory to or overlaps the document used as a basis for review, or is no longer suitable to the socio-economic development situation.
4. Promulgation of a new document shall apply in case it is detected through a review that a social relation needs to be regulated by another document having a higher legal effect, or that a social relation needs to be regulated but there is not yet any legal provision to regulate it.
5. Suspension from implementation of part or the whole of the contents of a document shall apply in case the reviewed document has unlawful, contradictory or overlapping provisions which, if not being amended, supplemented, annulled or replaced in time and if being further implemented, are likely to cause serious consequences, affecting interests of the State and lawful rights and interests of organizations and individuals.
6. Cessation of the effect of part or the whole of a document for a certain period shall apply in case of review of a document based on socio-economic development situation in order to settle arising socio-economic issues.
Article 144. Use of results of review and systematization of documents
1. Results of review and systematization of documents shall be used to serve the elaboration of legal documents and improvement of the legal system; search in the process of law application and implementation; and update of information on documents to the national legal database.
2. Results of review of documents shall be used to serve the consolidation of documents, codification of legal norms and control of administrative procedures.
Section 3. CONTENTS AND ORDER OF REVIEW OF LEGAL DOCUMENTS AND PROCESSING OF REVIEW RESULTS
Article 145. Identification of documents used as the basis for review and of documents subject to review
1. A document amending, supplementing, replacing, annulling, suspending the implementation of, or ceasing the effect of, one or more document(s) shall be used as a basis for review; a document which is amended, supplemented, replaced or annulled, ceases to be effective, or is suspended from implementation shall be reviewed.
2. A document amending, supplementing, replacing, annulling, ceasing the effect of, or suspending the implementation of, a document used as a basis for promulgation of one or more document(s) shall be used as a basis for review; a document promulgated on the basis of a document which is amended, supplemented, replaced or annulled, ceases to be effective, or is suspended from implementation shall be reviewed.
3. A document amending, supplementing, replacing, annulling, ceasing the effect of, or suspending the implementation of, a document referred to in one or more document(s) shall serve as a basis for review; a document having the contents referred to in the document which is amended, supplemented, replaced or annulled, ceases to be effective, or is suspended from implementation shall be reviewed.
4. A document containing provisions relating to one or more previously promulgated document(s) shall be used as a basis for review; the previously promulgated document shall be reviewed.
Article 146. Identification of socio-economic development situation for review of a document
The socio-economic development situation for review of a document shall be identified based on:
1. The Statutes, Platform, resolutions, circulars, directives and other official documents of the Party; and official documents of competent state agencies which are related to the document to be reviewed;
2. Investigation and survey results; socio-economic information; statistical data and reports; practical information and data, and other materials relating to the document to be reviewed, which are announced by competent state agencies.
Article 147. Contents of review of a document based on another document
1. Effect of the document.
2. Bases for promulgation of the document.
3. Competence to promulgate the document.
4. Contents of the document.
Article 148. Contents of review of a document based on socio-economic development situation
1. Subjects of regulation of the document.
2. Format of the document.
3. Contents of the document.
4. New social relations which need to be regulated by a legal document.
Article 149. Order of review of a document based on another document
1. The head of an agency or a unit shall assign a person to review documents right after the document used as a basis for review is approved or signed.
2. The document-reviewing person shall identify a document to be reviewed and report it to the head of the agency or unit for decision.
3. The document-reviewing person shall consider and assess the bases for promulgation of the reviewed document in order to fully identify and collect the documents used as the basis for review.
4. The document-reviewing person shall consider and determine the effect of the reviewed document as follows:
a/ In case the reviewed document ceases to be effective or is suspended from implementation under Article 153, or Clause 1, 2 or 3, Article 154, of the Law, He/she shall identify part or the whole of the contents, reason for and time of cessation or suspension of the effect, of the reviewed document. The determination of the effect of a document under Clause 4, Article 154 of the Law must comply with Article 38 of this Decree.
In case a document is reviewed based on a document promulgated according to the order and procedures prescribed in the 1996 Law on Promulgation of Legal Documents and the 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Promulgation of Legal Documents, the determination of cases of cessation of the effect of such document must comply with Article 78 of the 1996 Law on Promulgation of Legal Documents.
In case a document is reviewed based on a document promulgated according to the order and procedures prescribed in the 2008 Law on Promulgation of Legal Documents, the determination of cases of cessation of the effect of such document must comply with Article 81 of the 2008 Law on Promulgation of Legal Documents.
In case a document is reviewed based on a document promulgated according to the order and procedures prescribed in the 2004 Law on Promulgation of Legal Documents of People’s Councils and People’s Committees, the determination of cases of cessation of the effect of such document must comply with Article 53 of the 2004 Law on Promulgation of Legal Documents of People’s Councils and People’s Committees;
b/ A document identified as ceasing to be effective or having its effect suspended in part or in whole shall be included in a list for announcement under Article 157 of this Decree;
c/ A document identified as remaining effective shall be further reviewed in terms of competence and content as prescribed in Clauses 5 and 6 of this Article.
5. The document-reviewing person shall consider and assess the competence in terms of format and competence in terms of content of the reviewed document.
6. The document-reviewing person shall consider and assess the contents of the reviewed document for identifying provisions that are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review.
Article 150. Sequence of review of a document based on socio-economic development situation
1. The head of an agency or a unit shall assign a person to review documents right after the socio-economic situation sees a change that is likely to make the contents of a certain document no longer suitable.
2. The document-reviewing person shall identify a document to be reviewed and report it to the head of the agency or unit for decision.
3. The document-reviewing person shall, based on the subjects and scope of regulation of the reviewed document, collect information, materials and documents used as the basis for identifying the change of the socio-economic situation under Article 146 of this Decree.
4. The document-reviewing person shall consider and assess the reviewed document for identifying the contents mentioned in Article 148 of this Decree.
Article 151. Making a document review slip
1. In case a reviewed document has provisions that are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review, or that are no longer suitable to the socio-economic development situation, the document-reviewing person shall make a document review slip according to form No. 01 provided in Appendix No. IV to this Decree
In case the review results have complicated contents, the document-reviewing person shall propose the head of his/ her agency or unit to consider and collect opinions from related agencies and units for improving the review results.
2. In case a reviewed document has no provisions that are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review, or that are still suitable to the socio- economic development situation, the document-reviewing person shall not make a document review slip but shall sign in the top comer of the reviewed document and write his/ her full name and date of review.
Article 152. Making a document review dossier
The document-reviewing person shall make a document review dossier, which must comprise:
1. The reviewed document;
2. The document used as a basis for review and relevant documents on the socio-economic development situation;
3. The document review slip;
4. A draft report on review results, made by the agency or unit of the reviewing person to the minister, head of ministerial-level agency or People’s Committee, containing assessments of the effect, competence to promulgate, and provisions of the reviewed document that are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review, or that are no longer suitable to the socio-economic development situation, and proposed solutions;
5. A draft document on collection of opinions on the processing of review results (if any) from the agency(ies) that jointly promulgate(s) the document under review;
6. A draft document of the ministry, ministerial-level agency or People’s Committee proposing a competent agency or person to handle the document;
7. Other relevant documents.
Article 153. Collection of opinions on and finalization of a document review dossier
1. A document-reviewing agency or unit of a ministry or ministerial-level agency shall collect opinions from the legal organization; a document-reviewing agency or a unit under the Ministry of Justice shall collect opinions from the Bureau of Legal Documents Post-Review; a provincial-level document-reviewing agency or unit shall collect opinions from the provincial- level Justice Department; and a district-level document-reviewing agency or unit shall collect opinions from the district-level Justice Division, on document review results.
The document-reviewing agency shall collect opinions on the document review results from the agency(ies) that jointly promulgate(s) the document under review.
2. The consulted agency or unit shall give a written reply, clearly stating the contents it agrees and disagrees with and reasons, and other opinions.
3. The document-reviewing agency or unit shall finalize the document review dossier based on the collected opinions before submitting it to the minister, head of ministerial-level agency or People’s Committee for consideration and processing.
Article 154. Processing, or proposing the processing, of document review results
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies or People’s Committees at all levels shall decide on the processing of, or propose competent agencies or persons to process, document review results.
2. Legal organizations, provincial-level Justice Departments, district-level Justice Divisions or commune-level People’s Committees shall open a “Book for monitoring reviewed documents” according to form No. 02 provided in Appendix IV to this Decree.
Article 155. Review of documents and processing of review results at the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the State Audit Office of Vietnam
The review of documents and processing of review results at the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the State Audit Office of Vietnam must comply with the order prescribed by the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General.
Article 156. Review of documents and processing of review results of People’s Councils and People’s Committees in special administrative-economic units
The review of documents and processing of review results of People’s Councils and People’s Committees in special administrative-economic units must comply with the order prescribed by the People’s Committees in special administrative-economic units.
Article 157. Announcement of lists of documents that cease to be effective or have their effect suspended
1. Annually, ministers, heads of ministerial-level agencies, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General or chairpersons of People’s Committees shall announce their lists of documents that cease to be effective or have their effect suspended and fall within their reviewing responsibility, which include detailing documents that cease to be effective, under Clauses 3,4 and 5, Article 38 of this Decree.
2. A document announcing the list of documents that cease to be effective or have their effect suspended is an administrative decision which shall be published in Cong Bao and on the e-portal or website (if any) of the document-reviewing agency or publicly displayed at the places mentioned in Article 98 of this Decree.
3. A document that ceases to be effective or has its effect suspended and is included in a list for annual announcement is a document that has the time of cessation of its effect or the time of commencement of suspension of its effect falling in the same year (from January 1 through December 31).
In case there is a document that ceases to be effective or has its effect suspended and needs to be announced in the previous period but has not been announced yet, the document-reviewing agency shall include such document in the list of documents for announcement.
4. A decision announcing the list of documents that cease to be effective or have their effect suspended, which is issued by a minister, the head of a ministerial-level agency or a provincial-level People’s Committee chairperson, shall be sent to the Ministry of Justice; such decision of a district-level People’s Committee chairperson shall be sent to the provincial-level People’s Committee and Justice Department; and such decision of a commune-level People’s Committee chairperson shall be sent to the district-level People’s Committee and Justice Division, for monitoring and summarization.
5. A list of documents that cease to be effective or have their effect suspended shall be made according to form No. 03 or No. 04 provided in Appendix IV to this Decree.
Article 158. Handling of documents detected to be unlawful at the time of promulgation
1. When detecting an unlawful document at the time of its promulgation which is subject to examination, the document-reviewing agency shall examine such document or propose a competent agency to examine it under Chapter VIII of this Decree.
2. When detecting that a document of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the President, the Government, or the Prime Minister contains provisions that are contrary to the Constitution or a law at the time of its promulgation, the document- reviewing agency shall coordinate with related agencies in proposing a competent agency or person to consider and handle such document.
Section 4. OVERALL REVIEW OF THE SYSTEM OF LEGAL DOCUMENTS, REVIEW OF LEGAL DOCUMENTS BY TOPIC, SECTOR OR GEOGRAPHICAL AREA
Article 159. Overall review of the system of documents
1. The Government shall propose the National Assembly Standing Committee to decide on an overall review of the system of documents; and submit a plan on overall review of the system of documents to the National Assembly Standing Committee for promulgation, and organize the implementation thereof.
2. The Ministry of Justice shall assist the Government in formulating, and act as the focal point in organizing the implementation of, a plan on overall review of the system of documents.
Article 160. Decision on review of documents by topic, sector or geographical area
1. The Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General or chairpersons of People’s Committees at all levels shall decide on a review of documents by topic or sector in order to consider and re-assess documents that jointly regulate one or more groups of social relations within a specified period of time.
2. The Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies or chairpersons of People’s Committees at all levels shall decide on a review of documents by geographical area in order to consider and re-assess the promulgated documents that have a scope and subjects of regulation within a specified geographical area in order to meet state management requirements or in case of adjustment of administrative boundaries.
Article 161. Plan on review of documents by topic, sector or geographical area
1. A minister or the head of a ministerial-level agency shall assist the Prime Minister in formulating a plan on, and organizing, a review of documents by topic, sector or geographical area as decided by the Prime Minister within his/ her state management competence.
The head of a specialized unit of a ministry or ministerial-level agency shall assist his/ her minister or the head of his/ her ministerial-level agency in formulating, and organizing the implementation of, a plan on a review of documents that regulate matters falling within the state management functions and tasks of his/ her unit.
The head of a specialized agency of a provincial- or district-level People’s Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the legal department of the People’s Council and related agencies in, formulating, and organizing the implementation of, a plan on a review of documents of the same-level People’s Committee and People’s Council that regulate matters falling within the state management functions and tasks of his/ her agency.
2. A plan on review of documents must state the purpose, requirements, objects and scope of the review; time and schedule of implementation of the plan; identify responsible and coordinating agencies and units in the plan implementation; and funds and conditions to ensure the plan implementation.
Article 162. Results of overall review of the system of documents and review of documents by topic, sector or geographical area
1. Results of an overall review of the system of documents and a review of documents by topic, sector or geographical area include assessments of the actual status of the system of documents; and recommendations and proposals for handling documents in order to improve the legal system.
2. Results of an overall review of the system of documents and a review of documents by topic, sector or geographical area shall be expressed in a report and lists of documents as follows:
a/ A report on the results of the overall review of the system of documents or review of documents by topic, sector or geographical area, which must clearly state the process of organizing the review; results achieved through the overall review or review; and assessments of the actual status of the system of reviewed documents, and recommendations and proposals for handling documents;
b/ A list of documents remaining effective, including documents that cease to be effective in part: a list of documents that cease to be effective or have their effect suspended in whole; a list of documents that cease to be effective or have their effect suspended in part; and a list of documents that need to be suspended from implementation, have their effect suspended, or be amended, supplemented, replaced, annulled or promulgated.
The above lists of documents shall be made according to forms No. 03, 04, 05 and 06 provided in Appendix IV to this Decree.
Article 163. Announcement of results of overall review of the system of documents or review of documents by topic, sector or geographical area
1. The Government shall submit results of an overall review of the system of documents to the National Assembly Standing Committee for decision to announce these results.
2. An agency or a person that decides on a review of documents by topic, sector or geographical area shall decide on announcement of its results.
Section 5. CONTENTS, ORDER AND PROCEDURES FOR SYSTEMATIZATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 164. Periodical systematization of documents
Effective legal documents shall be periodically systematized and the systematization results shall be announced once every 5 years. The point of time for identifying documents subject to systematization for announcement (below refereed to as the time of systematization) is December 31 of the fifth year counting from the time of the previous systematization.
Article 165. Contents of systematization of documents
1. Collecting documents subject to systematization.
2. Re-checking the results of reviews of documents and conducting additional reviews.
3. Arranging documents that remain effective according to the criteria mentioned in Article 168 of this Decree.
4. Announcing the lists of documents and the Collection of systematized documents that remain effective.
Article 166. Plan on systematization of documents
1. A plan shall be made for the periodical systematization of documents.
2. Such a plan must have the following contents:
a/ Purpose and requirements of the systematization;
b/ Objects and scope of systematization;
c/ Duration and schedule of systematization;
d/ Assignment of responsible and coordinating units;
dd/ Funds and conditions for implementation.
Article 167. Order of systematization of documents
1. Collecting documents and document review results for systematization:
a/ Documents subject to periodical systematization include documents in the Collection of systematized documents in the previous period of systematization and documents promulgated in the current period of systematization, including those that have not yet taken effect;
b/ Document review results for systematization shall be collected from the databases serving the examination, review and systematization of documents of agencies or persons competent to examine, review and systematize documents.
2. Re-checking document review results and conducting additional reviews:
a/ Document review results for systematization shall be re-checked to ensure the accuracy of th e effect of documents by the time of systematization;
b/ If the document review results fail to update the legal status of a document or it is detected that a document has not yet been reviewed under regulations, the agency or person with reviewing competence shall immediately review such document in accordance with this Decree.
3. Identifying documents subject to systematization:
a/ Based on the document review results already re-checked and additionally review results, the document-systematizing person shall identify documents subject to systematization;
b/ Documents subject to systematization include documents in the Collection of systematized documents in the previous period of systematization which have been reviewed and identified as remaining effective; documents promulgated in the current period of systematization which have been reviewed and identified as remaining effective; and documents promulgated in the current period of systematization but not yet taken effect by the time of systematization.
4. Making lists of documents:
a/ A list of legal documents that remain effective, including legal documents that cease to be effective in part and documents that have not yet taken effect by the time of systematization; a list of legal documents that cease to be effective or have their effect suspended in whole; a list of legal documents that cease to be effective or have their effect suspended in part; and a list of legal documents that need to be suspended from implementation, have their effect suspended, or be amended, supplemented, replaced, annulled or promulgated;
b/ The above lists of documents shall be made according to forms No. 03, 04, 05 and 06 provided in Appendix IV to this Decree.
5. Arrangement of documents that remain effective into a Collection of systematized documents:
Based on the list of documents that remain effective, the document-systematizing person shall arrange them into a Collection of systematized documents.
6. Announcement of systematization results:
a/ A minister, the head of a ministerial-level agency, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General, or the chairperson of a People’s Committee shall announce document systematization results;
b/ Document systematization results include the lists of documents and the Collection of systematized documents prescribed in Clauses 4 and 5 of this Article;
c/ A document announcing document systematization results shall be issued in the form of administrative decision;
d/ Document systematization results shall be announced within 30 days, for documents promulgated by central agencies, or 60 days, for documents promulgated by People’s Councils and People’s Committees at all levels, from the time of systematization.
7. Document systematization results shall be published on the e-portal or website (if any) of the document-systematizing agency. When necessary, such agency shall issue the Collection of systematized documents in paper form.
The lists of documents promulgated by central and provincial-level agencies which cease to be effective or have their effect suspended shall be published in Cong Bao. The lists of documents promulgated by district-level agencies which cease to be effective or have their effect suspended shall be publicly displayed at the offices of the document-reviewing agencies.
After being announced, if the lists of documents and the Collection of systematized effective documents are found to contain errors, such documents shall be re-reviewed and errors shall be corrected.
Article 168. Criteria for arrangement of documents in the Collection of systematized documents and lists of documents
Documents in the Collection of systematized documents and lists of documents shall be arranged according to the following criteria:
1. State management field of an agency or field decided by the document-systematizing agency.
2. Sequence of documents, in the descending order of their legal effect.
3. Chronological sequence of promulgation of documents, from those promulgated first to those promulgated later.
4. Other criteria to meet state management requirements.
Article 169. Coordination among agencies and units in the systematization of documents
1. Legal organizations of ministries or ministerial-level agencies, the Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice, provincial-level Justice Departments or district-level Justice Divisions shall assist their ministers, heads of their ministerial-level agencies or their People’s Committees in formulating plans on systematization of documents and act as the focal points in organizing the implementation thereof.
2. Specialized units of ministries or ministerial-level agencies shall systematize documents according to the sequence of systematization of documents and send document systematization results to the legal organizations of their ministries or ministerial-level agencies for summarization.
A specialized unit of the Ministry of Justice shall systematize documents according to the sequence of systematization of documents and send document systematization results to the Bureau of Legal Documents Post-Review for summarization.
Provincial- or district-level document-systematizing agencies and units shall systematize documents according to the sequence of systematization of documents and send document systematization results to provincial-level Justice Departments or district-level Justice Divisions for summarization.
3. Legal organizations, the Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice, provincial-level Justice Departments or district-level Justice Divisions shall re- check document systematization results and submit them to their ministers, the heads of their ministerial-level agencies or the chairpersons of their People’s Committees for consideration and announcement.
4. Coordination among units managed by the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy or the State Audit Office of Vietnam in the systematization of documents must comply with regulations of the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General.
5. Ministries, ministerial-level agencies or provincial-level People’s Committees shall send reports on document systematization results within 20 days from the date of announcement of these results under Point d, Clause 6, Article 167 of this Decree to the Ministry of Justice for monitoring, summarization and reporting to the Prime Minister.
Section 6. REPORTING REGIME, FORMS USED IN THE REVIEW AND SYSTEMATIZATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 170. Annual reporting regime
1. Annual reporting on the review and systematization of documents by ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees at all levels is prescribed as follows:
a/ The Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice, legal organizations of ministries or ministerial-level agencies, provincial-level Justice Departments, district-level Justice Divisions or justice-civil status officers shall make annual reports on the review and systematization of documents and submit them to their ministers, the heads of their ministerial-level agencies or the chairpersons of their People’s Committees.
b/ Annual reports on the review and systematization of documents of ministries, ministerial- level agencies and provincial-level People’s Committees shall be sent to the Ministry of Justice for summarization and reporting to the Prime Minister.
Annual reports on the review and systematization of documents of district-level People’s Committees shall be sent to provincial-level People’s Committees and Justice Departments and provincial-level Justice Departments shall summarize and report them to provincial-level People’s Committees.
Annual reports on the review and systematization of documents of commune-level People’s Committees shall be sent to district-level People’s Committees and Justice Divisions, and district- level Justice Divisions shall summarize and report them to district-level People’s Committees.
c/ The time limit for sending reports and the time of collecting data for annual reporting on the review and systematization of documents must comply with the statistical law.
2. Annually, based on reports on the review and systematization of documents of ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees as prescribed in Clause 1 of this Article, the Ministry of Justice shall summarize and report them to the Prime Minister.
3. An annual report on the review and systematization of documents must have the following contents:
a/ Results of the review and systematization of documents, including data on the number of documents subject to review and number of documents already reviewed, document review results, and handling of the reviewed documents; document systematization results; and results of review of documents by topic, sector or geographical area;
b/ General assessment of the quality of the elaboration and promulgation of documents subject to review or systematization;
c/ Assessment of institutions on the review and systematization of documents; organization, payroll and funds for the review and systematization of documents;
d/ Coordination in the review and systematization of documents; training and retraining in and other conditions for the review and systematization of documents;
dd/ Difficulties, problems and recommendations;
e/ Other relevant matters.
4. The Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the State Auditor General shall provide information on the situation and results of review and systematization of documents under Point dd, Clause 1, Article 186 of this Decree.
Article 171. Forms used in the review and systematization of documents
1. Slip of review of legal documents (form No. 01 provided in Appendix IV).
2. Book for monitoring reviewed legal documents (form No. 02 provided in Appendix IV).
3. List of legal documents that cease to be effective or have their effect suspended in whole (form No. 03 provided in Appendix IV).
4. List of legal documents that cease to be effective or have their effect suspended in part (form No. 04 provided in Appendix IV).
5. List of legal documents that remain effective (form No. 05 provided in Appendix IV).
6. List of legal documents which need to be suspended from implementation, have their effect suspended, or be amended, supplemented, replaced, annulled or promulgated (form No. 06 provided in Appendix IV).
Chapter X
ASSURANCE OF RESOURCES FOR ELABORATION AND PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS
Section 1. ASSURANCE OF HUMAN RESOURCES
Article 172. Cadres and civil servants engaged in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system
1. Cadres and civil servants engaged in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system have the following major tasks:
a/ To formulate policies, conduct regulatory impact assessment and make proposals for elaboration of legal documents;
b/ To draft and revise legal documents;
c/ To appraise and verify proposals for elaboration of legal documents; to appraise and verify draft legal documents;
d/ To examine, review and systematize legal documents;
dd/ To consolidate legal documents and codify the system of legal norms;
e/ To control administrative procedures;
g/ To monitor the situation of observance of law.
2. Cadres and civil servants engaged in die elaboration of legal documents and improvement of the legal system shall be assigned, employed, trained and refrained in accordance with the law on cadres and civil servants and this Decree.
Article 173. Assignment and employment of cadres and civil servants engaged in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system
1. Agencies, organizations and persons that have competence in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system shall:
a/ Ensure sufficient numbers of capable and qualified cadres and civil servants in their total payrolls to engage in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system;
b/ Strengthen the contingents of cadres and civil servants engaged in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system;
c/ Regularly review the contingents of cadres and civil servants in order to transfer or second, upon request, capable and qualified cadres and civil servants from other agencies to engage in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system.
2. Agencies, organizations and persons that have competence in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system shall prioritize the employment of cadres and civil servants who have been trained in law and have lawmaking capacity to elaborate legal documents which they are in charge of drafting or are competent to promulgate.
Article 174. Training and retraining of cadres and civil servants engaged in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system
1. Agencies, organizations and persons that have competence in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system shall:
a/ At least once every year organize refresher courses for cadres and civil servants directly engaged in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system to improve their professional knowledge and skills;
b/ Appoint their cadres and civil servants directly engaged in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system to attend the Ministry of Justice-organized intensive courses in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system;
c/ Send potential cadres and civil servants directly engaged in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system to attend overseas long-term legal training courses.
2. The Minister of Justice shall:
a/ Compile manuals on the elaboration and promulgation of legal documents and improvement of the legal system;
b/ Organize professional training in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system;
c/ Annually organize intensive courses for cadres and civil servants engaged in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system on policy formulation knowledge, methods and skills, regulatory impact assessment and policy appraisal in the process of making proposals for elaboration and drafting of legal documents; drafting of legal documents and appraisal of draft legal documents; examination, review, systematization and consolidation of legal documents and codification of the system of legal norms; control of administrative procedures; collection of opinions on draft legal documents; and assessment of the implementation of legal documents.
Article 175. Employment of experts
1. In the process of making proposals for elaboration of legal documents, drafting, appraising and verifying legal documents, heads of agencies, organizations or units may employ experts who have capabilities relevant to each task.
2. The employment of an expert must adhere to the following principles:
a/ He/she is selected based on specific criteria for each task;
b/ He/she is hired to work under a work-based contract;
c/ An expert who has participated in formulating policies or drafting a legal document shall not be employed to appraise or verify the proposal for elaboration of such legal document or its draft.
3. An expert shall be entitled to:
a/ Receive remuneration as agreed in the contract;
b/ Be provided with relevant information while performing his/ her task stated in the contract;
c/ Receive financial support to pay expenses for attending domestic scientific conferences and seminars with contents relevant to his/ her task stated in the contract at a level under current regulations;
d/ Propose methods of performing his/ her task stated in the contract to meet the professional requirements of such task;
dd/ Be commended and honored for his/ her contributions to the lawmaking and improvement of the legal system of Vietnam.
Preferential treatment for experts being overseas Vietnamese or foreigners must comply with regulations on attraction of scientists and technologists to work in Vietnam.
4. Remuneration and financial support for experts are prescribed as follows:
a/ Remuneration and financial support for experts shall be covered by the state budget as decentralized or by other lawful funding sources (if any);
b/ Remuneration for experts shall be paid at the level stated in their contracts;
c/ The payment and finalization of remuneration and financial support for experts must comply with law and shall be based on their performance results.
Article 176. Employment of collaborators in examination, review and systematization of documents
1. Document examination collaborators:
a/ A document examination collaborator is a person who has experiences in the elaboration and examination of documents relevant to the field of the examined documents, who shall sign a package or definite-term collaboration contract with the head of the document- examining agency and be managed and professionally instructed and perform tasks assigned by such agency;
b/ A document-examining agency shall build and manage its document examination collaborators. The number of document examination collaborators of each document-examining agency must depend on the scope and nature of documents falling within the examining competence of such agency;
c/ Heads of document-examining agencies of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial- or district-level People’s Committees shall advise and propose their ministers, the heads of their ministerial-level agencies, the heads of their government-attached agencies or their provincial- or district-level People’s Committee chairpersons to base themselves on the requirements and practical conditions of their agencies or localities to issue regulations on document examination collaborators, and sign collaboration contracts with these collaborators in accordance with the law on contracts.
2. Document review and systematization collaborators:
a/ A document review and systematization collaborator is a person who has experience in the elaboration, review and systematization of documents relevant to the field of the reviewed and systematized documents, who shall sign a collaboration contract with the head of the document- reviewing agency;
b/ A reviewing agency or unit shall build and manage its document review and systematization collaborators. The number of document review and systematization collaborators of each document-reviewing agency or unit must depend on the scope and nature of documents falling within the review and systematization competence of such agency or unit.
Section 2. ASSURANCE OF PHYSICAL FOUNDATIONS FOR ELABORATION OF LEGAL DOCUMENTS AND IMPROVEMENT OF THE LEGAL SYSTEM
Article 177. Modernization of facilities and technical infrastructure
Agencies, organizations and persons that have competence in the elaboration of legal documents and improvement of the legal system shall:
1. Prioritize funds for modernization of facilities and technical infrastructure to serve the elaboration of legal documents and improvement of the legal system.
2. Apply scientific and technological achievements, especially information technology, in order to speed up the drafting progress; provide relevant information to ensure the elaboration of quality legal documents and improvement of the legal system.
3. Improve and efficiently operate the national legal database in order to ensure uninterrupted and continuous connection between central and local levels, and ensure prompt, full and accurate update of documents to this database to meet exploitation and use demands.
Article 178. Database serving examination, review and systematization of documents
1. A database serving the examination, review and systematization of documents includes paper documents which are classified and arranged in a scientific manner and computerized for unified management, search and use.
2. A database serving the examination, review and systematization of documents includes:
a/ Documents serving examination, review and systematization activities;
b/ Document review dossiers prescribed in Article 152 of this Decree;
c/ Document systematization results;
d/ Document examination and processing results; information on examination operations;
dd/ Other relevant documents.
3. A database mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article shall be connected and integrated with the national legal database.
4. Ministries, ministerial-level agencies and provincial- and district-level People’s Committees shall update the contents prescribed in Clause 2 of this Article into the database serving the examination, review and systematization of documents.
Section 3. ASSURANCE OF FUNDS FOR ELABORATION OF LEGAL DOCUMENTS AND IMPROVEMENT OF THE LEGAL SYSTEM
Article 179. Funding sources
1. Funds for the elaboration of legal documents and improvement of the legal system shall be covered by the state budget according to the current decentralization regime.
2. In the process of elaboration of legal documents and improvement of the legal system, agencies may use financial support from projects and organizations and individuals at home and abroad in accordance with law to supplement the funds for the elaboration of legal documents and improvement of the legal system.
Article 180. Principles of allocation of funds
1. Funds for the elaboration of legal documents and improvement of the legal system shall be covered by the state budget in accordance with the Law on the State Budget and detailing and guiding documents.
2. The allocation of funds for the elaboration of legal documents and improvement of the legal system by agencies and units must comply with the Party’s line and policies, the State’s policies, and these agencies’ and units’ functions and tasks, and with approved programs and plans on elaboration of legal documents, and conform to. the task performance schedule.
3. The use of funds for the elaboration of legal documents and improvement of the legal system must be for proper purposes, contents and comply with spending regulations and norms prescribed by law.
4. The allocation of package funds shall be based on the results of elaboration of legal documents as guided by the Ministry of Finance, ensuring that the spent amounts must not exceed the assigned cost estimates.
5. Agencies in charge of elaboration of legal documents and improvement of the legal system may use financial support from projects and organizations and individuals at home and abroad in accordance with law to supplement the funds allocated for such work.
Article 181. Activities of elaboration of legal documents and improvement of the legal system to be funded by the state budget
1. Making proposals for elaboration of legal documents and law- and ordinance-making programs, including such activities as reviewing law enforcement; surveying and assessing the actual situation of relevant social relations; conducting scientific research, studying relevant information and treaties and translating foreign documents into Vietnamese; formulating contents of policies; conducting regulatory impact assessment; collecting opinions from related agencies and organizations; revising and finalizing proposals for elaboration of legal documents; and making lists, programs and plans on elaboration of legal documents of the Government, the Prime Minister, ministries, ministerial-level agencies and local administrations.
2. Elaborating legal documents, including such activities as organizing the drafting of documents; collecting, reviewing and assessing relevant documents; assessing impacts of documents; collecting opinions from related agencies and organizations, and revising and finalizing documents.
3. Giving opinions to, appraising and verifying proposals for elaboration of legal documents and draft legal documents, including such activities as forming appraisal advisory councils, appraisal councils or verification councils; collecting opinions from experts and scientists when necessary; making and revising appraisal reports and verification reports; and written opinions.
4. Activities relating to the organization of law enforcement, including such activities as organizing law dissemination and education; examining and handling legal documents; reviewing and systematizing legal documents; controlling administrative procedures; organizing and monitoring law enforcement; consolidating legal documents and codifying legal norms; publishing Cong Bao; and translating legal documents into foreign languages and ethnic minority languages.
5. Spending contents and levels for the activities prescribed in this Article must comply with the Minister of Finance’s regulations.
Article 182. Estimation, management, use and finalization of funds for elaboration of legal documents and improvement of the legal system
1. Funds for the elaboration of legal documents and improvement of the legal system, including funds for making proposals for elaboration of laws and ordinances, shall be covered by the state budget and included in regular expenditure estimates of ministries, sectors or local specialized agencies.
Apart from these funds, the state budget shall allocate a separate fund for the drafting of laws and ordinances of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, including also approved law- and ordinance-making programs, to agencies and units in charge of drafting laws, ordinances and resolutions.
2. The estimation, management and allocation of funds for the work of elaboration of legal documents and improvement of the legal system must comply with the Law on the State Budget and relevant documents. Based on the allocated state budget estimates, the complexity of documents to be elaborated, and activities to improve the legal system, heads of agencies and units assigned to take charge of these activities shall decide to allocate funds as appropriate.
3. In case of allocation of package funds based on the results of elaboration of legal documents, such funds shall be finalized on the basis of: a competent authority’s decision approving the program or plan on elaboration of legal documents; legal documents promulgated according to the approved program or plan and assigned cost estimates; and a report to a competent authority for promulgation of legal documents according to the schedule set in the approved program or plan. Agencies and organizations in charge of drafting legal documents shall preserve dossiers and documents for the finalization of funds under the Minister of Finance’s guidance.
4. If, at the year-end, the task, of elaboration of legal documents and improvement of the legal system has not yet been fulfilled and is permitted by a competent agency to be further performed in the subsequent year, corresponding funds may be transferred to the subsequent year for use and finalization.
Chapter XI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 183. Responsibility to organize implementation of legal documents
The implementation of legal documents shall be organized in a timely and effective manner. For a law or an ordinance, the organization of its implementation must focus on:
1. Planning the organization of implementation of the legal document.
2. Organizing the implementation of policies and measures in the legal document.
3. Disseminating the legal document.
4. Promulgating documents (if any) detailing the implementation of the legal document.
5. Training in the legal document.
6. Receiving and processing reports and proposals of individuals and organizations.
7. Ensuring physical foundations, funds, organizational apparatus and human resources for the implementation of the legal document.
8. Monitoring, examining and urging the implementation of the legal document.
9. Making preliminary and final reviews of the implementation of the legal document.
10. Reporting on the organization of implementation of the legal document and proposed solutions to problems arising in such organization.
Article 184. Responsibilities of ministers, heads of ministerial-level agencies or People’s Committees to ensure conditions for elaboration of legal documents and improvement of the legal system
1. To observe the order and procedures for elaboration and promulgation of legal documents prescribed in the Law and this Decree.
2. To ensure conditions for the elaboration of legal documents in ministries, ministerial- level agencies or localities.
3. To organize training to improve capacity to make proposals for elaboration of legal documents; drafting skills and skills to assess impacts of policies and collect opinions on draft documents; and to assess the implementation of legal documents.
4. To provide information relating to sectors or fields under their management at the request of agencies in charge of drafting or agencies appraising and verifying legal documents.
5. To guide the elaboration and promulgation of legal documents and improvement of the legal system in ministries, ministerial-level agencies or localities.
6. The Ministry of Justice shall provide uniform professional guidance on the elaboration of legal documents and improvement of the legal system.
Article 185. Responsibilities of agencies and individuals in examination and handling of legal documents
1. Responsibilities of a minister or the head of a ministerial-level agency:
a/ To formulate, and organize the implementation of, plans on examination of documents falling within the examining competence of his/ her ministry or sector;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, the Government Office and related agencies in, examining and processing documents that contain provisions falling in the state management field of his/ her ministry or sector and are promulgated by ministries, ministerial-level agencies or provincial-level People’s Councils or People’s Committees;
c/ To organize training courses on examination and handling of documents for cadres and civil servants engaged in the examination of documents; to organize and manage document examination collaborators under the management of his/ her ministry or sector;
d/ To organize information networks, and update and manage the database serving the examination and handling of documents in his/ her ministry or ministerial-level agency;
dd/ To organize preliminary and final reviews of the examination and handling of documents of his/ her ministry or ministerial-level agency.
2. Responsibilities of the Minister of Justice:
a/ To assist the Government in performing the unified state management of the examination and handling of documents nationwide;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and related ministries, sectors and agencies in, organizing the implementation of plans on examination of documents falling within his/ her examining competence;
c/ To urge, direct and inspect the examination and handling of documents by ministries, ministerial-level agencies and local administrations;
d/ To guide and inspect the examination and handling of documents by legal organizations of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies, provincial-level Justice Departments or district-level Justice Divisions;
dd/ To organize training courses on examination and handling of documents for cadres and civil servants engaged in the examination of documents; to organize and manage document examination collaborators;
e/ To organize information networks, and update and manage the database serving the examination of documents; to organize scientific research into examination and handling of documents;
g/ To organize preliminary and final reviews of the examination and handling of documents by the Ministry of Justice.
3. Responsibilities of a provincial- or district-level People’s Committee:
a/ To formulate, and organize the implementation of, plans on examination of documents in its locality;
b/ To urge, direct and inspect the examination of handling of documents in its locality;
c/ To coordinate with and create conditions for document-examining agencies to examine documents according to their competence;
d/ To organize training courses on examination of documents; to organize and manage document examination collaborators in its locality; to organize scientific research into examination of documents;
dd/ To organize information networks, and update and manage the database serving the examination of documents;
e/ To organize preliminary and final reviews of the examination and handling of documents in its locality.
The provincial-level Justice Department or district-level Justice Division shall assist its People’s Committee in performing the state management of examination and handling of documents as prescribed in this Clause.
Article 186. Responsibilities of agencies and individuals in review and systematization of legal documents
1. Responsibilities of a minister, the head of a ministerial-level agency, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General:
a/ To urge and inspect the review and systematization of legal documents according to his/ her competence;
b/ To provide guidance and training to improve the skills of review and systematization of legal documents; to organize and manage document review and systematization collaborators;
c/ To organize information networks, and update and manage the database serving the review and systematization of legal documents;
d/ To organize preliminary and final reviews of the review and systematization of legal documents;
dd/ The Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General shall provide information and results of the review and systematization of documents for the Ministry of Justice to assist the Government in summarizing such information and reports for submission to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee.
2. Responsibilities of the Minister of Justice:
a/ To assist the Government in performing the unified state management of the review and systematization of legal documents;
b/ To urge, direct and inspect the review and systematization of legal documents by ministries, ministerial-level agencies and local administrations;
c/ To provide guidance and training to improve the skills of review and systematization of documents nationwide; to organize and manage document review and systematization collaborators;
d/ To organize information networks, and update and manage the database serving the review and systematization of legal documents;
dd/ To organize preliminary and final reviews of the review and systematization of legal documents.
3. Responsibilities of a People’s Committee:
a/ To assign the focal point in charge of, establish assignment and coordination mechanisms and provide conditions for, the review and systematization of legal documents;
b/ To urge and direct the review and systematization of legal documents in its locality;
c/ To provide guidance and training to improve the work of review and systematization of legal documents; to organize and manage document review and systematization collaborators;
d/ To organize information networks, and update and manage the database serving the review and systematization of legal documents;
dd/ To organize preliminary and final reviews of the review and systematization of legal documents in localities.
Article 187. Responsibilities of agencies in relation to Cong Bao
1. The Government Office shall assist the Government in performing the unified state management of Cong Bao activities and adopt policies on socialization of these activities, having the following responsibilities:
a/ To manage, publish and distribute Cong Bao of the Socialist Republic of Vietnam; and organize the printing Cong Bao through public bidding in accordance with the bidding law;
b/ To guide forms, format and techniques of presenting Cong Bao publications;
c/ To professionally guide and examine the publishing of documents in Cong Bao by the Offices of provincial-level People’s Committees;
d/ To organize preliminary and final reviews of the implementation of regulations on Cong Bao;
dd/ To maintain and manage the e-Cong Bao and integrate it on the Government Portal.
2. Responsibilities of a provincial-level People’s Committee:
To ensure the publishing of documents on provincial-level Cong Bao publications to meet the demands for legal information and serve state management activities in its locality; to decide on funds for publishing provincial-level Cong Bao publications on the basis of fund estimates approved by the provincial-level People’s Council; to set the sale price of provincial-level Cong Bao publications under pricing regulations of the Minister of Finance; to decide on free distribution of provincial-level Cong Bao publications; to examine the publishing and distribution of Cong Bao publications in its locality; to direct the management, use and exploitation of Cong Bao publications distributed free of charge in its locality.
Article 188. Transitional provisions
1. Legal documents which are promulgated before July 1, 2016, remain effective and have not yet been examined, reviewed or systematized, shall be examined, reviewed and systematized in accordance with the Law and this Decree.
2. The free distribution of Cong Bao publications of the Socialist Republic of Vietnam to communes, wards and townships in 2016 must still comply with Clause 2, Article 16 of the Government’s Decree No. 100/2010/ND-CP of September 28, 2010, on Cong Bao.
Article 189. Effect
1. This Decree takes effect on July 1, 2016.
2. The Government’s Decree No. 24/2009/ND-CP of March 5, 2009, detailing, and prescribing measures to implement, the Law on Promulgation of Legal Documents; Decree No. 91/ 2006/ ND-CP of September 6,20,06, detailing a number of articles of the Law on Promulgation of Legal Documents of People’s Councils and People’s Committees; Decree No. 40/2010/ND-CP of April 12,2010, on examination and handling of legal documents; Decree No. 100/2010/ND-CP of September 28, 2010, on Cong Bao; and Decree No. 16/2013/ND-CP of February 6, 2013, on review and systematization of legal documents, cease to be effective on the effective date of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực