Chương VIII: Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 34/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/05/2016 | Số công báo: | Từ số 365 đến số 366 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản QPPL, Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản QPPL,…
1. Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Theo Nghị định số 34, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, nghị định của Chính phủ ngay sau khi nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo Khoản 1 Điều 37 và Điều 87 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
2. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Theo quy định tại Nghị định 34/2016, dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được thảo luận và thông qua tại phiên họp Chính phủ vào tháng 01 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH.
3. Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực được Nghị định số 34 năm 2016 quy định như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các Điều, Khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
- Theo NĐ 34/2016/NĐ-CP, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
- Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ còn quy định trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Nghị định 34 năm 2016 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có Điều, Khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể Điều, Khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều Điều, Khoản hoặc vừa quy định chi tiết các Điều, Khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các Điều, Khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
5. Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
Theo NĐ 34 của Chính phủ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước CHXHCN Việt Nam.
6. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật được Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp tỉnh, HĐND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật của UBND cấp tỉnh, UBND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
7. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ quy định thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31/12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
Nghị định 34 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Văn bản được kiểm tra gồm:
a) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
b) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân;
d) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
2. Văn bản được xử lý gồm:
a) Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành;
b) Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;
c) Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
1. Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung.
2. Kiểm tra về nội dung của văn bản.
3. Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản.
1. Bảo đảm tính toàn diện, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
2. Không được lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra và quyết định xử lý văn bản.
1. Tự kiểm tra văn bản.
2. Kiểm tra văn bản theo thẩm quyền:
a) Kiểm tra văn bản do cơ quan, người ban hành văn bản gửi đến;
b) Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật;
c) Kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản, chuyên đề, ngành, lĩnh vực.
Căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra là văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm các điều kiện sau:
1. Có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được kiểm tra;
2. Đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra hoặc chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra nhưng đã được thông qua hoặc ký ban hành và sẽ có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được kiểm tra.
Văn bản ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 153 của Luật không được sử dụng làm căn cứ pháp lý để kiểm tra văn bản từ thời điểm ngưng hiệu lực đến thời điểm tiếp tục có hiệu lực theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ vào nội dung trái pháp luật của văn bản và mức độ thiệt hại trên thực tế do văn bản trái pháp luật gây ra, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản kiến nghị:
1. Cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thi hành văn bản trái pháp luật gây ra;
2. Cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức xử lý đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật.
1. Kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật phải được cơ quan, người đã ban hành văn bản đó đăng Công báo, đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản hoặc niêm yết tại các địa điểm theo quy định tại Điều 98 của Nghị định này.
2. Kết quả xử lý các văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 của Nghị định này phải được gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi. Trường hợp văn bản đó đã được đăng Công báo, đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành hoặc được niêm yết thì kết quả xử lý cũng phải được công bố trên các phương tiện thông tin đó.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm tra văn bản.
2. Hồ sơ kiểm tra văn bản bao gồm: văn bản có nội dung trái pháp luật, Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này, kết quả xử lý văn bản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Hồ sơ kiểm tra văn bản được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tự kiểm tra văn bản do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành ngay sau khi văn bản được ban hành hoặc nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, người có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tự kiểm tra văn bản:
a) Người đứng đầu tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện việc tự kiểm tra thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành;
b) Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc tự kiểm tra thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành;
c) Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với tổ chức pháp chế thuộc bộ mà Bộ trưởng bộ đó đã ban hành văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc tự kiểm tra văn bản;
d) Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân giúp Hội đồng nhân dân thực hiện việc tự kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân;
đ) Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp, người đứng đầu cơ quan được Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản;
e) Công chức tư pháp - hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tự kiểm tra văn bản.
3. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, người đứng đầu tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tự kiểm tra thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Các cơ quan, đơn vị có liên quan phải kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết và phối hợp với các cơ quan, người có trách nhiệm quy định tại khoản 2, 3 Điều này trong việc tự kiểm tra văn bản.
1. Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 111 của Nghị định này có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm tra văn bản và báo cáo ngay kết quả kiểm tra văn bản với cơ quan, người đã ban hành văn bản đó để xem xét, xử lý theo quy định.
2. Báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật gồm những nội dung sau:
a) Đánh giá nội dung có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản và đề xuất hướng xử lý, thời hạn xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản gây ra (nếu có);
b) Xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản.
3. Cơ quan, người ban hành có trách nhiệm xử lý kịp thời văn bản trái pháp luật đã ban hành.
4. Kết quả xử lý văn bản phải được công bố theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Nghị định này.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ kiểm tra văn bản có quy định thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra: thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nội dung quy định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ trong thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;
b) Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra văn bản quy định tại điểm a khoản này.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền kiểm tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
4. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thực hiện thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền kiểm tra văn bản thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc kiểm tra văn bản được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
1. Tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra
Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở “Sổ văn bản đến” để theo dõi việc gửi và tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra.
2. Thủ trưởng cơ quan kiểm tra văn bản phân công người kiểm tra văn bản.
3. Người kiểm tra văn bản tiến hành xem xét, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản được kiểm tra.
4. Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản và đề xuất hướng xử lý:
a) Khi phát hiện văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra văn bản lập Phiếu kiểm tra văn bản, báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra và đề xuất hướng xử lý;
b) Căn cứ vào tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả gây ra, người kiểm tra văn bản có thể đề xuất: hình thức xử lý văn bản trái pháp luật; xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật; xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức đã tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản trái pháp luật trong trường hợp người đó có lỗi.
5. Kết luận kiểm tra văn bản:
a) Thủ trưởng cơ quan kiểm tra văn bản xem xét, kết luận theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, kết luận về nội dung trái pháp luật của văn bản;
b) Kết luận kiểm tra được gửi cho cơ quan, người đã ban hành văn bản để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản không xử lý văn bản trái pháp luật hoặc cơ quan kiểm tra văn bản không nhất trí với kết quả xử lý thì cơ quan kiểm tra văn bản trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Hồ sơ trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản gồm: báo cáo của cơ quan kiểm tra văn bản; văn bản được kiểm tra; cơ sở pháp lý để kiểm tra; Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này; ý kiến của các cơ quan (nếu có); kết luận kiểm tra của cơ quan kiểm tra văn bản; các văn bản giải trình, thông báo kết quả xử lý của cơ quan có văn bản được kiểm tra (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở “Sổ theo dõi xử lý văn bản trái pháp luật” để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
1. Kiểm tra văn bản theo địa bàn:
a) Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, nếu thấy cần thiết, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 113 và khoản 3 Điều 114 của Nghị định này quyết định thành lập Đoàn kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản. Cơ quan kiểm tra văn bản có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra về thành phần, thời gian, địa điểm, nội dung làm việc. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, hồ sơ liên quan theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản;
b) Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, kết luận, kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, kiến nghị việc xử lý văn bản trái pháp luật; đồng thời kiến nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, người xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật;
c) Trường hợp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra văn bản theo địa bàn thì cơ quan có văn bản được kiểm tra phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra chuẩn bị điều kiện cần thiết phục vụ Đoàn kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực và đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền kiểm tra;
c) Cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra biết trước khi thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kiểm tra trong việc thực hiện kiểm tra văn bản, chuẩn bị các nội dung, hồ sơ liên quan đến văn bản được kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và kế hoạch kiểm tra của cơ quan kiểm tra văn bản;
d) Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra, cơ quan, địa phương nơi có văn bản được kiểm tra thực hiện theo kế hoạch kiểm tra văn bản đã được phê duyệt; kết luận và kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền kiến nghị việc xử lý đối với các nội dung kiểm tra; báo cáo cơ quan chủ trì kiểm tra về kết quả kiểm tra văn bản của Đoàn kiểm tra.
Việc kiểm tra các văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:
1. Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ:
a) Thông tư trái pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành;
b) Quyết định trái pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành.
2. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ:
a) Nội dung trái pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ trong thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, đồng thời, yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thỏa thuận với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng xử lý văn bản đó;
b) Nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
1. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
a) Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
2. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
a) Thực hiện thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;
đ) Kiến nghị xử lý văn bản liên tịch có dấu hiệu trái pháp luật giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 122 của Nghị định này.
3. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
a) Thực hiện thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định: tại khoản 1 Điều này;
b) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Kiến nghị xử lý thông tư liên tịch có dấu hiệu trái pháp luật giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 4 Điều 122 của Nghị định này.
1. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
2. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, báo cáo Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ.
Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản phải gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định sau:
1. Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành gửi đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp và tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo ngành, lĩnh vực.
Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do bộ, cơ quan ngang bộ đã liên tịch ban hành gửi đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp.
2. Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi đến Sở Tư pháp.
3. Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến Phòng Tư pháp.
1. Thủ tục do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiến hành:
a) Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, người đứng đầu tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kết luận kiểm tra, gửi cơ quan, người đã ban hành văn bản để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo đúng thời hạn quy định hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất trí với kết quả xử lý thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền kiểm tra văn bản tiến hành xử lý văn bản theo quy định tại Điều 119 của Nghị định này.
2. Thủ tục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành:
a) Khi kiểm tra, phát hiện văn bản trái pháp luật, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật kết luận kiểm tra, gửi cơ quan, người đã ban hành văn bản để xem xét, xử lý. Đối với nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ trong Thông tư liên tịch giữa bộ, cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì sau khi nhận được kết luận kiểm tra, các cơ quan đã ban hành thông tư liên tịch phải phối hợp để xem xét, xử lý văn bản theo quy định;
b) Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý hoặc Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật không nhất trí với kết quả xử lý thì Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiến hành kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp phát hiện nội dung quy định thuộc lĩnh vực của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thông tư liên tịch có dấu hiệu trái pháp luật thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (đối với thông tư liên tịch với Bộ Tư pháp) kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý văn bản trái pháp luật thì hồ sơ kiến nghị gửi đến Bộ Tư pháp, đồng thời gửi đến Văn phòng Chính phủ.
2. Đối với văn bản trái pháp luật, không còn ý kiến khác nhau về tính hợp hiến, hợp pháp và hướng xử lý thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định tại Điều 118 của Nghị định này.
3. Đối với văn bản còn có ý kiến khác nhau về tính hợp hiến, hợp pháp hoặc có đề nghị xem xét lại quyết định xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 132 của Nghị định này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành xử lý văn bản theo thủ tục sau:
a) Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản báo cáo về văn bản trái pháp luật cần phải xử lý;
b) Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản bị kiến nghị xử lý và đề xuất hướng xử lý;
c) Cơ quan, người ban hành văn bản bị kiến nghị xử lý giải trình về những nội dung liên quan đến văn bản;
d) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thảo luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản;
đ) Bộ trưởng Bộ Tư pháp kết luận, đề xuất hướng xử lý văn bản và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp kết luận kiểm tra, gửi cơ quan đã ban hành văn bản xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo thời hạn quy định hoặc Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp không nhất trí với kết quả xử lý thì Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xử lý theo quy định tại Điều 120 của Nghị định này.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xem xét, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản.
2. Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản không nhất trí với kết quả xử lý văn bản thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn xử lý, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
3. Việc xử lý nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân phải được tiến hành tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
1. Việc kiểm tra văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 của Nghị định này được tiến hành khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Văn bản được kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân;
b) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc văn bản có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, xử lý văn bản quy định tại khoản 2 Điều 126 của Nghị định này khi nhận được kết luận của cơ quan, người có thẩm quyền.
1. Thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 126 của Nghị định này và văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành. Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản giúp Bộ trưởng kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định tại điểm này;
b) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiểm tra, xử lý đối với các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 126 của Nghị định này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp ban hành;
c) Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành;
d) Trưởng Phòng Tư pháp thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; các văn bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chức danh khác ở cấp xã ban hành, có chứa quy phạm pháp luật.
2. Thủ tục kiểm tra, xử lý đối với các văn bản trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 122, Điều 124 và khoản 1 Điều 129 của Nghị định này.
3. Việc kiểm tra, xử lý đối với văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc văn bản có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành được thực hiện như sau:
a) Đối với các văn bản do người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức ở cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành được kiểm tra, xử lý theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này. Trường hợp người đã ban hành văn bản không tự kiểm tra, xử lý thì người có thẩm quyền kiểm tra báo cáo, kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xử lý theo thẩm quyền;
b) Đối với các văn bản do người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức ở cấp huyện ban hành được kiểm tra, xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp người đã ban hành văn bản không xem xét, xử lý thì người có thẩm quyền kiểm tra đề nghị cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan đó xem xét, xử lý.
4. Việc kiểm tra, xử lý các văn bản có chứa quy phạm pháp luật, văn bản có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các cơ quan của Hội đồng nhân dân ban hành được thực hiện như đối với văn bản của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
1. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản gửi kết luận kiểm tra cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân nơi có văn bản được kiểm tra để chỉ đạo, tổ chức việc xử lý văn bản theo quy định. Kết luận kiểm tra đồng thời được gửi cho cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật và tổ chức pháp chế của bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cơ quan được Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao là đầu mối, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã nơi có văn bản được kiểm tra.
2. Kết luận kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau đây: tên văn bản được kiểm tra; tên và nội dung văn bản làm căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; ý kiến về nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; yêu cầu cơ quan, người đã ban hành văn bản xem xét, xử lý và thông báo kết quả xử lý văn bản, đồng thời kiến nghị việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã tham mưu xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật đó.
3. Trường hợp phát hiện văn bản được kiểm tra có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn được ban hành sau văn bản được kiểm tra hoặc không hợp lý, khả thi, không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, đình chỉ thi hành hoặc ngưng hiệu lực bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành thì trong kết luận kiểm tra, cơ quan kiểm tra văn bản kiến nghị cơ quan ban hành văn bản thực hiện việc rà soát, xử lý theo quy định tại Chương IX của Nghị định này.
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản trong trường hợp nội dung trái pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nếu không được bãi bỏ kịp thời.
2. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trong các trường hợp sau:
a) Một phần hoặc toàn bộ văn bản được ban hành trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung; văn bản vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành;
b) Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 của Nghị định này.
3. Đính chính văn bản được thực hiện đối với văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày. Cơ quan, người ban hành văn bản đính chính văn bản bằng văn bản hành chính. Việc đính chính văn bản của Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện.
1. Gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra theo quy định; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
2. Gửi đăng Công báo, niêm yết văn bản đã được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Giải trình về nội dung văn bản theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
4. Tự kiểm tra kịp thời để phát hiện và xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 111 và Điều 112 của Nghị định này.
5. Thông báo kết quả xử lý văn bản trái pháp luật cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
6. Tạo điều kiện cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản.
7. Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 118 của Nghị định này.
8. Thực hiện các quyết định, kiến nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo quy định tại Điều 119 của Nghị định này; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định tại Điều 120 của Nghị định này.
1. Được thông báo về kế hoạch, nội dung kiểm tra, nội dung được yêu cầu.
2. Trình bày ý kiến liên quan đến nội dung văn bản được kiểm tra.
3. Từ chối trả lời, cung cấp thông tin không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc những thông tin thuộc bí mật nhà nước không được phép cung cấp theo quy định của pháp luật.
4. Giải trình và đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản xem xét lại kết luận kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật.
5. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản vẫn quyết định xử lý theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Nghị định này thì cơ quan, người có văn bản được kiểm tra có quyền đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản xem xét lại quyết định xử lý. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại quyết định xử lý, nếu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản không trả lời thì cơ quan, người có văn bản được kiểm tra có quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nếu cơ quan, người đã xử lý văn bản là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu cơ quan, người đã xử lý văn bản là Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Khi thực hiện các quyền quy định tại khoản 4 và 5 Điều này, cơ quan, người có văn bản được kiểm tra cần chứng minh văn bản do mình ban hành đúng pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về tính trung thực trong báo cáo, đề nghị của mình.
1. Không gửi văn bản theo quy định; không cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
2. Không thực hiện việc đăng Công báo, niêm yết các văn bản quy phạm pháp luật đã được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Không tổ chức tự kiểm tra để phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật do mình ban hành.
4. Không xử lý văn bản khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra hoặc yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan thông tin đại chúng.
5. Có hành vi cản trở, gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra trong quá trình kiểm tra văn bản.
6. Báo cáo sai sự thật khi thực hiện các quyền quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 132 của Nghị định này.
7. Không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản do mình ban hành.
8. Những hành vi vi phạm pháp luật khác trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản.
Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản, cơ quan, người có văn bản được kiểm tra phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó.
2. Việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật;
b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Cơ quan, người ban hành văn bản khi nhận được kết luận kiểm tra, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản mà không thực hiện việc xem xét, xử lý văn bản trái pháp luật hoặc không thực hiện thông báo kết quả xử lý theo quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Chế độ báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện cụ thể như sau:
a) Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cơ quan được Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao nhiệm vụ có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
b) Báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được gửi đến Bộ Tư pháp. Báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đồng thời gửi đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để được tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân;
c) Thời hạn gửi báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản thực hiện theo quy định về công tác thống kê, báo cáo của ngành Tư pháp.
2. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo tình hình công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp báo cáo, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo hằng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản có các nội dung cơ bản sau:
a) Số liệu do bộ, ngành, địa phương mình ban hành đã được tự kiểm tra và xử lý; kiểm tra theo thẩm quyền đã được gửi đến để kiểm tra và thực tế đã kiểm tra; đã phát hiện có nội dung trái pháp luật và yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản xem xét, xử lý; đã được xử lý theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản; đã xử lý theo thẩm quyền.
Cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo việc phối hợp với tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tự kiểm tra và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền các văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Tình hình rà soát văn bản làm căn cứ pháp lý phục vụ công tác kiểm tra văn bản trong lĩnh vực được giao;
c) Đánh giá về kiểm tra, xử lý văn bản; tổ chức, cán bộ; kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản; công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác kiểm tra văn bản;
d) Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị;
đ) Danh mục văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung.
1. Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời.
2. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương.
3. Tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cơ quan được Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao nhiệm vụ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong việc đôn đốc, chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở bộ, ngành, địa phương.
Chapter VIII
EXAMINATION AND HANDLING OF LEGAL DOCUMENTS
Section 1. SUBJECTS, CONTENTS, PRINCIPLES AND METHODS OF EXAMINATION AND HANDLING OF LEGAL DOCUMENTS
Article 103. Documents to be examined and handled
1. Documents to be examined comprise:
a/ Circulars of ministers and heads of ministerial-level agencies:
b/ Joint circulars of ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
c/ Resolutions of People’s Councils, decisions of People’s Committees;
d/ Documents which contain legal norms but do not take the form of legal document; documents which contain legal norms or take the form of legal document but are promulgated by agencies or persons without promulgating competence.
2. Documents to be handled comprise:
a/ Unlawful documents, including documents promulgated ultra vires; documents with contents contrary to the Constitution or legal documents of higher legal effect; documents seriously violating regulations on order and procedures for formulation and promulgation of legal documents;
b/ Documents with errors in promulgation bases or presentation formats or techniques;
c/ Documents prescribed at Point d, Clause 1 of this Article.
Article 104. Contents of document examination
1. Examination of the document promulgating competence, including examination of competence with regard to form and content.
2. Examination of contents of documents.
3. Examination of promulgation bases; presentation formats and techniques; document formulation and promulgation order and procedures.
Article 105. Principles of document examination and handling
1. To ensure comprehensiveness, timeliness, objectivity, publicity and transparency; proper competence, order and procedures; combination of examination by competent agencies and persons and self-examination by promulgating agencies and persons; and coordination among related agencies.
2. Not to take advantage of the examination and handling of documents for self-seeking purposes, or to cause difficulties to the operation of agencies or persons competent to promulgate documents and intervene in the process of handling unlawful documents.
3. Agencies and persons competent to examine and handle documents shall take responsibility for examination conclusions and document handling decisions.
Article 106. Methods of document examination
1. Self-examination.
2. Competence-based examination:
a/ Examination of documents sent by promulgating agencies or persons;
b/ Examination of documents when receiving requests or recommendations on documents with unlawful signs;
c/ Locality-based examination of documents at promulgating agencies, and examination of documents based on subject matters, sectors or fields.
Article 107. Legal bases for determining unlawful contents of examined documents
The legal bases for determining unlawful contents of an examined document are legal documents meeting the following conditions:
1. Their legal effect are higher than the examined document’s;
2. They are effective at the time of promulgating the examined document or have not yet been effective at the time of promulgating the examined document but have been passed or signed for promulgation and will be effective before or at the same time with the examined document.
A document with suspended effect prescribed in Article 153 of the Law may not be used as the legal basis for examining documents from the time of suspension to the time of resumption of its effect under the decision of a competent state agency.
Article 108. Proposal for handling agencies and persons promulgating unlawful documents
On the basis of unlawful contents of a document and the level of actual damage caused by the unlawful document, the agency or person competent to examine that document shall propose:
1. The agency or person having promulgated the unlawful document to promptly take measures to remedy the consequences caused by the promulgation and implementation of the unlawful document.
2. A competent agency or person to consider and decide on the form of handling the agency or person having promulgated the unlawful document.
Article 109. Disclosure of document handling results
1. The result of handling an unlawful legal document shall be published by the agency or person promulgating such document in “CONG BAO”, the web portal or website of the promulgating agency or posted up at the places prescribed in Article 98 of this Decree.
2. The result of handling the documents prescribed at Point d, Clause 1, Article 103 of this Decree shall be sent to the agencies, organizations and individuals to which those documents were sent previously. In case those documents have been published in “CONG BAO” web portals or websites of the promulgating agencies or posted up, the handling result shall be published in those media.
Article 110. Document examination dossiers
1. Agencies and persons competent to examine documents shall make document examination dossiers.
2. A document examination dossier must comprise the document containing unlawful contents, the document examination form made according to Form No. 01 provided in Appendix III to this Decree, the document handling result and other related documents (if any).
3. Document examination dossiers shall be kept in accordance with the law on archives.
Section 2. SELF-EXAMINATION AND HANDLING OF LEGAL DOCUMENTS
Article 111. Responsibility for self-examination of documents
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, People’s Councils and People’s Committees at all levels, and local administrations of special administrative-economic units shall examine documents promulgated or jointly promulgated by them right after the documents are promulgated or when receiving requests or recommendations from agencies, organizations or individuals.
2. Agencies and responsible persons shall assist ministers, heads of ministerial-level agencies, People’s Councils and People’s Committees at all levels, and local administrations of special administrative-economic units in the self-examination of documents:
a/ Heads of legal organizations of ministries or ministerial-level agencies shall act as the focal point for assisting ministers or heads of ministerial-level agencies in the self examination of circulars and joint circulars promulgated by ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
b/ The director of the Department of Examination of Legal Normative Documents of the Ministry of Justice shall act as the focal point for assisting the Minister of Justice in the self-examination of circulars and joint circulars promulgated by the Minister of Justice and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
c/ Heads of legal organizations of government-attached agencies shall coordinate with legal organizations of ministries whose ministers have promulgated documents on the fields of operation of government-attached agencies in the self-examination of documents;
d/ Legal Affairs Boards of People’s Councils shall assist People’s Councils in the self- examination of documents of the latter;
dd/ Directors of provincial-level Justice Departments, heads of Justice Divisions and heads of agencies acting as the focal point as assigned by People’s Committees of special administrative-economic units, shall assist People’s Committees of the same level in the self- examination of documents;
e/ Judiciary-civil status officers shall assist commune-level People’s Committees in the self-examination of documents.
3. The director of the Department of Examination of Legal Normative Documents of the Ministry of Justice, heads of legal organizations of ministries or ministerial-level agencies shall coordinate with related agencies and units of the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy in the self-examination of joint circulars of ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
4. Related agencies and units shall promptly provide necessary information and documents and coordinate with agencies and responsible persons prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article in the self-examination of documents.
Article 112. Handling of unlawful documents
1. When detecting a document with unlawful signs, an agency or a unit conducting self- examination prescribed in Clause 2 or 3, Article 111 of this Decree shall make a document examination dossier and promptly report on the document examination result to the agency or person having promulgated that document for consideration and handling in accordance with law.
2. A report on self-examination of a document with unlawful signs must cover the following contents:
a/ Evaluation of the document’s unlawful contents and proposal for handling, handling time limit and remedies of consequences caused by the document (if any);
b/ Determination of responsibilities of cadres and civil servants advising the formulation of, appraising and promulgating the document.
3. The promulgating agency or person shall promptly handle the promulgated unlawful document.
4. The document handling result shall be disclosed in accordance with Clause 1, Article 109 of this Decree.
Section 3. EXAMINATION AND HANDLING OF DOCUMENTS ACCORDING TO COMPETENCE
Sub-section 1. DOCUMENT EXAMINATION COMPETENCE
Article 113. Competence of ministers and heads of ministerial-level agencies
1. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall examine documents on issues related to sectors or fields under their management, which are promulgated by other ministers, heads of other ministerial-level agencies, provincial-level People’s Councils and People’s Committees and local administrations of special administrative-economic units.
Heads of legal organizations of ministries or ministerial-level agencies shall assist ministers or heads of ministerial-level agencies in examining documents under the examination competence of ministers or heads of ministerial-level agencies.
Heads of legal organizations of government-attached agencies shall coordinate with legal organizations of ministries and ministerial-level agencies performing the state management of the sectors or fields of operation of government-attached agencies in examining documents containing provisions on the fields of operation of government-attached agencies.
2. Competence of the Minister of Justice:
a/ The Minister of Justice shall exercise the document examination power in accordance with Clause 1 of this Article and assist the Prime Minister in examining circulars of ministers and heads of ministerial-level agencies; contents of pro visions on the fields of state management of ministries or ministerial-level agencies of joint circulars of ministers or heads of ministerial- level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy; resolutions of provincial-level People’s Councils, decisions of provincial-level People’s Committees, legal documents of local administrations of special administrative-economic units related to various sectors or fields of state management;
b/ The director of the Department of Examination of Legal Normative Documents of the Ministry of Justice shall assist the Minister of Justice in examining the documents prescribed at Point a of this Clause.
3. The Minister of Justice shall request ministries, ministerial-level agencies and local administrations to examine legal documents under the examination competence of the latter when there are reports or recommendations of individuals or organizations.
4. The Minister-Chairperson of the Government Office shall exercise the examination power in accordance with Clause 1 of this Article and assist the Prime Minister in examining circulars of the Minister of Justice; and joint circulars of the Minister of Justice and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
5. The Minister of Justice shall report on cases of dispute over the document examination competence to the Prime Minister for decision.
Article 114. Competence of chairpersons of provincial- and district-level People’s Committees
1. Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall examine documents of district-level People’s Councils and People’s Committees.
2. Chairpersons of district-level People’s Committees shall examine documents of commune-level People’s Councils and People’s Committees.
3. Directors of provincial-level Justice Departments and heads of district-level Justice Divisions shall assist chairpersons of People’s Committees of the same level in examining the documents prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 115. Order of document examination according to competence
1. Receipt of a document to be examined
A document-examining agency shall open a book of incoming documents to monitor the receipt of documents to be examined.
2. The head of the document-examining agency shall appoint a person to examine the document.
3. The document examiner shall consider and evaluate the constitutionality, lawfulness and consistency of the examined document.
4. Reporting on the document examination result and proposal for handling:
a/ When detecting unlawful signs of the examined document, the document examiner shall make a document examination form, report on the examination result to the head of the examining agency and propose handling measures;
b/ Depending on the nature and severity of unlawfulness of the document and its consequences, the document examiner may propose the form of handling the document; handling of responsibilities of the competent agency or person having promulgated the unlawful document; handling of responsibilities of cadres and civil servants having advised the formulation, appraisal, verification and promulgation of the unlawful document in case they are at fault.
5. Conclusion of document examination:
a/ The head of the document-examining agency shall consider and conclude according to his/ her competence or propose a competent agency or person to consider and conclude unlawful contents of the document;
b/ The examination result shall be sent to the agency or person having promulgated the document for consideration and handling in accordance with law.
6. In case the agency or person having promulgated the document fails to handle the unlawful document or the document-examining agency disagrees with the handling result, the document-examining agency shall propose a competent agency or person to consider and handle the document in accordance with regulations.
A dossier submitted to a competent agency or person for consideration and handling of a document must comprise a report of the document-examining agency; the examined document; legal bases for examination; the document examination form made according to Form No. 01 provided in Appendix III to this Decree; opinions of agencies (if any); the examination conclusion of the document-examining agency; written explanations and notices of handling results of the agency having the examined document (if any) and related documents (if any).
The document-examining agency shall open a book for monitoring the handling of unlawful documents according to Form No. 02 provided in Appendix III to this Decree to monitor and urge the handling of documents.
Article 116. Examination of documents based on localities, subject matters, sectors and fields
1. Locality-based document examination:
a/ When detecting unlawful signs of a document lately affecting the economy and society, if finding necessary, an agency or a person competent to examine documents prescribed in Clause l, or Point b, Clause 2 of Article 113, or Clause 3, Article 114 of this Decree, shall form a team for locality-based examination of the document at the document-promulgating agency. The document-examining agency shall notify the agency having the document to be examined of the examination team composition, and examination time and place and agenda. The agency having the document to be examined shall prepare related contents and dossiers at the request of the document-examining agency;
b/ The examination team shall conduct examination and make conclusions and proposals for, or report to a competent agency or person to consider and propose, the handling of the unlawful document; and concurrently propose the consideration of responsibilities of the agency or person formulating and promulgating the unlawful document;
c/ In case of forming an inter-agency team for locality-based examination of a document, the agency having the document to be examined shall coordinate with the agency in charge of examination in preparing necessary conditions to serve the examination team and implementing the examination plan in accordance with Clause 2 of this Article.
2. Document examination based on subject matters, sectors and fields:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and district-level People’s Committees shall approve plans on document examination based on subject matters, sectors or fields and urge, direct and examine the implementation of these plans;
b/ Ministers, heads of ministerial-level agencies, and chairpersons of provincial- and district-level People’s Committees shall decide to form inter-agency examination teams to examine documents based on subject matters or sectors or fields under their examination competence;
c/ Examining agencies shall notify in advance the examination based on subject matters, sectors or fields to agencies having documents to be examined. Agencies having documents to be examined shall coordinate with examination teams in examining documents, preparing relevant contents and dossiers related to examined documents at the request of examination teams and according to the examination plans of document-examining agencies;
d/ An inter-agency examination team conducting examination of a document based on subject matter, sector or field shall organize, and coordinate with the agency in charge of examination and agency or locality having the document to be examined in, the implementation of the approved document examination plan; make conclusions and proposals for, or report to a competent agency or person to propose, the handling of examined contents; and report on the examination team’s document examination result to the agency in charge of examination.
Article 117. Examination of documents with state secret contents
The examination of documents with state secret contents must comply with the law on protection of state secrets and relevant laws.
Sub-section 2. COMPETENCE TO HANDLE UNLAWFUL DOCUMENTS
Article 118. The Minister of Justice proposing the Prime Minister to handle unlawful documents
The Minister of Justice shall propose the Prime Minister to decide on:
1. Termination of implementation, annulment of part or whole of:
a/ Unlawful circulars promulgated by ministers and heads of ministerial-level agencies;
b/ Unlawful decisions promulgated by provincial-level People’s Committees and People’s Committees of special administrative-economic units.
2. Termination of implementation of part or whole of:
a/ Unlawful contents on the fields of state management of ministries or ministerial-level agencies of joint circulars promulgated by ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy; concurrently request for ministers or heads of ministerial-level agencies to reach agreement with the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy on joint handling of those documents;
b/ Unlawful resolutions of provincial-level People’s Councils and People’s Councils of special administrative-economic units, and concurrently request for annulment by the Standing Committee of the National Assembly.
Article 119. Competence of ministers and heads of ministerial-level agencies in handling unlawful documents
1. Competence of ministers and heads of ministerial-level agencies:
a/ To propose other ministers or heads of other ministerial-level agencies to terminate the implementation or annul part or whole of the latter’s promulgated unlawful documents related to the sectors or fields under the former’s charge. In case such proposal is not accepted, to propose it to the Prime Minister for decision;
b/ To propose the Prime Minister to decide on the termination of implementation of part or whole of unlawful resolutions of provincial-level People’s Councils and People’s Councils of special administrative-economic units on the sectors or fields under their charge, and concurrently propose annulment by the Standing Committee of the National Assembly;
c/ To propose the Prime Minister to decide on the termination of implementation, annulment of part or whole of unlawful decisions of provincial-level People’s Committees and People’s Committees of special administrative-economic units on the sectors or fields under their charge.
2. Competence of the Minister of Justice:
a/ To exercise the power to handle unlawful documents in accordance with Clause 1 of this Article;
b/ To propose ministers and heads of ministerial-level agencies to terminate the implementation, or annul part or whole of their promulgated unlawful documents. In case such proposal is not accepted, to propose it to the Prime Minister for decision;
c/ To propose the Prime Minister to decide on the termination of implementation of unlawful resolutions of provincial-level People’s Councils and People’s Councils of special administrative-economic units on various sectors or fields of state management;
d/ To propose the Prime Minister to decide on the termination of implementation, annulment of part or whole of unlawful decisions of provincial-level People’s Committees and People’s Committees of special administrative-economic units on various sectors or fields of state management;
dd/ To propose the handling of joint documents with unlawful signs of ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy in accordance with the procedures prescribed in Clause 4, Article 122 of this Decree.
3. Competence of the Minister-Chairperson of the Government Office:
a/ To exercise the power to handle unlawful documents in accordance with Clause 1 of this Article;
b/ To propose the Minister of Justice to terminate the implementation or annul part or whole of unlawful documents of the Minister of Justice. In case such proposal is not accepted, to propose it to the Prime Minister for decision;
c/ To propose the handling of joint circulars with unlawful signs of the Minister of Justice and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy in accordance with Clause 4, Article 122 of this Decree.
Article 120. Competence of chairpersons of provincial- and district-level People’s Committees in handling unlawful documents
1. To terminate the implementation or annul part or whole of unlawful documents of immediate subordinate People’s Committees.
2. To terminate the implementation of unlawful resolutions of immediate subordinate People’s Councils and report such to People’s Committees for proposal to People’s Councils of the same level for annulment.
Sub-section 3. PROCEDURES FOR EXAMINATION AND HANDLING OF UNLAWFUL DOCUMENTS
Article 121. Time for sending documents to examination agencies
Within 3 working days after the date of passing or signing for promulgation a document, an agency or a person competent to promulgate the document shall send the document to an agency or a person competent to examine that document in accordance with the following provisions:
1. Documents of ministers, heads of ministerial-level agencies, provincial-level People’s Councils and People’s Committees, local administrations of special administrative-economic units shall be sent to the Department of Examination of Legal Normative Documents of the Ministry of Justice or legal organizations of ministries and ministerial-level agencies competent to examine the documents based on sectors or fields.
Joint circulars of ministers or heads of ministerial-level agencies and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy jointly promulgated by ministries or ministerial-level agencies shall be sent to the Department of Examination of Legal Normative Documents of the Ministry of Justice.
2. Documents of district-level People’s Councils and People’s Committees shall be sent to provincial-level Justice Departments.
3. Documents of commune-level People’s Councils and People’s Committees shall be sent to Justice Divisions.
Article 122. Procedures conducted by ministers and heads of ministerial-level agencies for examining and handling unlawful documents
1. Procedures conducted by ministers and heads of ministerial-level agencies:
a/ When examining and detecting a document with unlawful signs, the head of the legal organization of a ministry or ministerial-level agency shall report to the minister or head of ministerial-level agency on the examination result and send it to the agency or person having promulgated that document for consideration and handling in accordance with law;
b/ In case the agency or person having promulgated that document fails to handle the document within to the prescribed time limit or the minister or head of ministerial-level agency disagrees with the handling result, the minister or head of ministerial-level agency competent to examine the document shall handle the document in accordance with Article 119 of this Decree.
2. Procedures conducted by the Minister of Justice:
a/ When examining and detecting a document with unlawful signs, the director of the Department of Examination of Legal Normative Documents shall make examination conclusions and send them to the agency or person having promulgated that document for consideration and handling. For contents under the state management of a ministry or ministerial-level agency of a joint circular of that ministry or agency and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the agencies having promulgated the joint circular shall coordinate in considering and handling the document in accordance with regulations;
b/ In case the agency or person having promulgated the unlawful document fails to handle the document or the director of the Department of Examination of Legal Normative Documents disagrees with the handling result, the director of the Department of Examination of Legal Normative Documents shall report such to the Minister of Justice for handling in accordance with Articles 118 and 119 of this Decree.
3. The Minister-Chairperson of the Government Office shall examine and handle unlawful documents promulgated or jointly promulgated by the Minister of Justice in accordance with the procedures prescribed in Clause 1 of this Article.
4. In case of detecting unlawful contents of provisions on the fields of the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy of joint circulars, the Minister of Justice or the Minister-Chairperson of the Government Office (for joint circulars of the Ministry of Justice) shall propose the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy to consider and handle them in accordance with law.
Article 123. Procedures for handing unlawful documents at the proposal of ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees to the Prime Minister
1. A minister, the head of a ministerial-level agency or the chairperson of a provincial-level People’s Committee who proposes the Prime Minister to handle an unlawful document shall send a proposal dossier to the Ministry of Justice and concurrently to the Government Office.
2. For an unlawful document without different opinions about its constitutionality, lawfulness and handling measures, within 15 days after receiving a proposal, the Minister of Justice shall consider and report it to the Prime Minister for handling in accordance with Article 118 of this Decree.
3. For a document with different opinions about its constitutionality and lawfulness or for which a proposal for reconsideration of the handling decision as prescribed in Clause 5, Article 132 of this Decree is made, within 30 days after receiving a proposal, the Minister of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister-Chairperson of the Government Office, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees in handling the document in accordance with the following procedures:
a/ The agency or person competent to examine the document reports on the unlawful document to be handled;
b/ The Minister of Justice reports on the constitutionality and lawfulness of the document proposed to be handled and proposes the handling measures;
c/ The agency or person promulgating the document proposed to be handled explains contents related to the document;
d/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees discuss the constitutionality and lawfulness of the document;
dd/ The Minister of Justice makes conclusions, proposes measures to handle the document and reports to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 124. Procedures conducted by chairpersons of provincial- and district-level People’s Committees for examining and handling unlawful documents
1. When examining and detecting a document with unlawful signs, the director of a provincial-level Justice Department or the head of a district-level Justice Division shall make examination conclusions and send them to the agency or person having promulgated that document for consideration and handling in accordance with law.
2. In case the agency or person having promulgated the unlawful document fails to handle the document or the director of the provincial-level Justice Department or the head of the district-level Justice Division disagrees with the handling result, the latter shall report such to the chairperson of the People’s Committee of the same level for handling in accordance with Article 120 of this Decree.
Article 125. Time limit for handling unlawful documents
1. Within 30 days after receiving the conclusion of examination of an unlawful document, the agency or person having promulgated that document shall consider and handle that document and notify the handling result to the document-examining agency.
2. In case the agency or person having promulgated the unlawful document fails to handle the document in accordance with Clause 1 of this Article, or the agency or person competent to examine and handle the document disagrees with the handling result, within 15 days after the handling deadline, the latter shall report such to a competent agency or person for consideration and handling in accordance with regulations.
3. Unlawful resolutions of People’s Councils shall be handled at the nearest sessions of the People’s Councils.
Sub-section 4. EXAMINATION AND HANDLING OF DOCUMENTS WHICH CONTAIN LEGAL NORMS BUT ARE NOT PROMULGATED IN PROPER FORM OR ACCORDING TO PROPER COMPETENCE
Article 126. Documents to be examined
1. The examination of documents prescribed at Point d, Clause 1, Article 103 of this Decree shall be conducted upon receipt of requests or recommendations of agencies, organizations and individuals.
2. Documents to be examined prescribed in Clause 1 of this Article comprise:
a/ Documents promulgated by ministers, heads of ministerial-level agencies, People’s Councils, People’s Committees and local administrations of special administrative-economic units which contain legal norms but do not take the form of circular of minister or head of ministerial-level agency, resolution of People’s Council or decision of People’s Committee;
b/ Documents which contain legal norms or take the form of legal document but are promulgated by agencies or persons that do not have the promulgating competence.
Article 127. Responsibilities for document handling
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of People’s Councils and People’s Committees shall consider and handle the documents prescribed in Clause 2, Article 126 of this Decree when receiving conclusions of competent agencies or persons.
Article 128. Competence and procedures for examination and handling
1. Competence to examine and handle documents:
a/ The Minister of Justice shall examine and handle the documents prescribed at Point a, Clause 2, Article 126 of this Decree and documents containing legal norms or taking the form of legal document which are promulgated by heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees, chairpersons of People’s Committees of special administrative-economic units, heads of units of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies, specialized agencies of provincial-level People’s Committees, and specialized agencies of People’s Committees of special administrative-economic units. The director of the Department of Examination of Legal Normative Documents shall assist the Minister in examining and handling documents in accordance with this Point;
b/ The Minister-Chairperson of the Government Office shall examine and handle the documents prescribed in Clause 2, Article 126 of this Decree which are promulgated by the Minister of Justice or heads of units of the Ministry of Justice;
c/ Directors of provincial-level Justice Departments shall examine and handle documents promulgated by district-level People’s Councils or People’s Committees which contain legal norms but do not take the form of resolution of People’s Council or decision of People’s Committee; and documents containing legal norms or taking the form of legal document which are promulgated by chairpersons of district-level People’s Committees and heads of specialized agencies of district-level People’s Committees;
d/ Heads of district-level Justice Divisions shall examine and handle documents promulgated by commune-level People’s Councils or People’s Committees which contain legal norms but do not take the form of resolution of People’s Council or decision of People’s Committee; and documents containing legal norms which are promulgated by chairpersons of commune-level People’s Committees or holders of other titles at the commune level.
2. The procedures for examining and handling unlawful documents prescribed in Clause 1 of this Article must comply with Clauses 2 and 3, Article 122, Article 124, and Clause 1, Article 129 of this Decree.
3. The examination and handling of documents containing legal norms or taking the form of legal document which are promulgated by heads of agencies and units of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies organized at the provincial, district and special administrative-economic unit levels shall be conducted as follows:
a/ The examination and handling of documents which are promulgated by heads of agencies and units of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies organized at the provincial, district and special administrative-economic unit levels must comply with Points a and b, Clause 1 of this Article. In case the person having promulgated a document fails to examine and handle it himself/ herself, a person competent to examine the document shall report and propose the minister or head of ministerial-level agency to handle the document according to competence;
b/ The examination and handling of documents promulgated by heads of agencies and units of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies organized at the district level must comply with Point a, Clause 1 of this Article. In case the person having promulgated a document fails to examine and handle it himself/ herself, a person competent to examine the document shall propose the superior managing agency of that agency to consider and handle the document.
4. Documents promulgated by chairpersons of People’s Councils, standing bodies of People’s Councils and agencies of People’s Councils, which contain legal norms or take the form of legal documents shall be examined and handled as documents of People’s Councils of the same level.
Sub-section 5. HANDLING OF UNLAWFUL DOCUMENTS
Article 129. Conclusions on examination of unlawful documents
1. An agency competent to examine a document shall send the examination conclusion to a minister, the head of a ministerial-level agency or government-attached agency, or the chairperson of a People’s Council or People’s Committee having the examined document for directing and organizing the handling of the document in accordance with regulations. The examination conclusion shall be concurrently sent to the agency or person having promulgated the unlawful document and the legal organization of the ministry or ministerial-level agency or the provincial-level Justice Department, the district-level Justice Division, the agency assigned by the People’s Committee of the special administrative-economic unit to act as the focal point or the commune-level judiciary-civil status officer of the locality which has the examined document.
2. The examination conclusion must contain the following basic contents: title of the examined document; titles and contents of documents serving as the legal bases for determining unlawful contents of the examined document; opinions about unlawful contents of the examined document; request for the agency or person having promulgated the document to consider and handle the document and notify the handling result, and concurrently proposal for consideration and handling of responsibilities of agencies and persons having advised the formulation and promulgation of the unlawful document.
3. When detecting the examined document contains unlawful contents, contents inconsistent or overlapping with a document of higher legal effect which is promulgated after the examined document, or contents which are unreasonable, unenforceable or unsuitable with the socio-economic situation; or part or whole of a document serving as the basis for promulgating the examined document is replaced, amended, supplemented, annulled, terminated from implementation or ceases to be effective with another document of a competent state agency, consequently making the document’s contents no longer conformable with the current law, in the examination conclusion, the document-examining agency shall propose the document-promulgating agency to review and handle the document in accordance with Chapter IX of this Decree.
Article 130. Forms of handling unlawful documents and documents with errors in promulgation bases, formats and techniques
1. To terminate the implementation of part or whole of a document in case its unlawful contents harm the interests of the State, or lawful rights and interests of organizations or individuals if it is not annulled promptly.
2. To annul part or whole of a document in the following cases:
a/ Part or whole of the document is promulgated unlawfully regarding promulgation competence or content; the document seriously violates the order and procedures for formulation and promulgation:
b/ The document is prescribed at Point d, Clause 1, Article 103 of this Decree.
3. A document shall be corrected when it has errors in promulgation bases or presentation formats or techniques. The agency or person having promulgated a document shall correct that document in an administrative document. Documents of People’s Councils shall be corrected by their standing bodies.
Section 4. TASKS AND RIGHTS OF AGENCIES AND PERSONS Promulgating examined DOCUMENTS
Article 131. Tasks of the agency or person promulgating an examined document
1. To send the document to an agency or a person competent to examine that document in accordance with regulations; to provide necessary information and documents for the agency or person competent to examine the document.
2. To send for publication in “CONG BAO”, and post up, the handled document in accordance with law.
3. To explain contents of the document at the request of the agency or person competent to examine the document.
4. To conduct self-examination to promptly detect and handle the document with unlawful signs in accordance with Clause 1, Article 111, and Article 112 of this Decree.
5. To notify the result of handling the unlawful document to the agency or person competent to examine the document.
6. To create conditions for the competent agency or person to examine the document.
7. To implement decisions and requests of the Prime Minister in accordance with Article 118 of this Decree.
8. To implement decisions and proposals of ministers and heads of ministerial-level agencies in accordance with Article 119 of this Decree; resolutions of provincial- and district- level People’s Councils and decisions of chairpersons of provincial- and district-level People’s Committees in accordance with Article 120 of this Decree.
Article 132. Rights of the agency or person having an examined document
1. To be notified of the examination plan and contents and requested contents.
2. To give opinions related to the examined document’s contents.
3. To refuse to reply and provide information outside its/ his/ her functions, tasks and powers or information of state secrets the provision of which is not permitted as prescribed by law.
4. To make explanations and propose a minister, the head of a ministerial-level agency or the chairperson of a provincial- or district-level People’s Committee competent to examine and handle the document to reconsider the conclusion on examination and handling of the unlawful document.
5. In case the agency or person competent to examine and handle the document still decides to handle the document in accordance with Articles 119 and 120 of this Decree, to propose that agency or person to reconsider its/ his/ her handling decision. Within 15 days after receiving a proposal for reconsideration of the handling decision, if the agency or person competent to handle the document fails to give a reply, to report such to the Prime Minister in case the agency or person having handled the document is a minister, the head of a ministerial-level agency, a provincial-level People’s Council or the chairperson of a provincial-level People’s Committee, or to the chairperson of a provincial-level People’s Committee in case the agency or person having handled the document is a district-level People’s Council or the chairperson of a district-level People’s Committee.
When exercising the rights prescribed in Clauses 4 and 5 of this Article, the agency or person having the examined document needs to prove the lawful promulgation of its/ his/ her document and shall take responsibility before its/ his/ her superiors and law for the truthfulness of its/ his/ her report or proposal.
Article 133. Violations of agencies or persons having documents examined in the examination and handling of documents
1. Failing to send documents under regulations; failing to provide necessary information or materials to the agency or person with document-examining competence.
2. Failing to publish in Cong Bao or publicly display the handled legal documents in accordance with law.
3. Failing to organize self-examination in order to detect and handle unlawful documents they have promulgated.
4. Failing to handle documents as requested or proposed by the agency or person with document-examining competence or by other agencies, organizations or individuals or mass media agencies.
5. Obstructing or causing difficulties to the agency or person with document-examining competence in the course of examination of documents.
6. Making an untruthful report when exercising the rights prescribed in Clauses 4 and 5, Article 132 of this Decree.
7. Failing to comply with a decision of an agency competent to handle documents they promulgate.
8. Other violations in the course of examination and handling of documents.
Depending on the nature and severity of their violations in the examination and handling of documents, agencies or persons having documents examined shall be handled in accordance with law.
Article 134. Consideration and determination of responsibilities of agencies or persons promulgating unlawful documents
1. The consideration and determination of responsibilities of an agency or a person that has promulgated an unlawful document shall be based on the contents, nature and level of unlawfulness of such document and consequences caused by its unlawful contents to the society, and on the nature and severity of the violation of the agency or person that has promulgated, or advised on the promulgation of, such document.
2. The consideration of collective or individual responsibility is prescribed as follows:
a/ The agency that has promulgated a document containing unlawful contents shall review and determine the responsibility of its collective and report such to a competent superior agency for consideration and decision in accordance with law and, at the same time, consideration of the responsibility of its head in the promulgation of such document;
b/ Cadres or civil servants who have advised on the drafting, appraisal, verification or promulgation of a document containing unlawful contents shall, depending on the nature and severity of their fault and on the unlawful contents of such document, be held responsible in accordance with the law on cadres and civil servants.
Procedures for disciplining cadres and civil servants must comply with the law on cadres and civil servants.
3. After receiving a conclusion of an examination or a proposal from the document- examining agency, if the agency or person that has promulgated an unlawful document fails to consider and handle the document in question or fails to notify the result of handling such document under regulations, it/ He/she shall be handled in accordance with the law on cadres and civil servants.
Section 5. REPORTING REGIME, URGING, DIRECTION AND INSPECTION OF THE EXAMINATION AND HANDLING OF DOCUMENTS
Article 135. Reporting regime
1. The annual reporting on the examination and handling of documents by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, People’s Committees at all levels, or by local administrations in special administrative-economic units is prescribed as follows:
a/ The Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice, the legal organization of a ministry, a ministerial-level agency or a government-attached agency, a provincial-level Justice Department, a district-level Justice Division, or an agency assigned by a People’s Committee in a special administrative-economic unit shall prepare annual reports on the examination and handling of documents and submit them to its minister, the head of its ministerial-level agency, head of its government-attached agency or the chairperson of the provincial- or district-level People’s Committee or of the People’s Committee of the special administrative-economic unit;
b/ Annual reports on the examination and handling of documents of a ministry, ministerial- level agency, government-attached agency, provincial-level People’s Committee, or local administration in a special administrative-economic unit shall be sent to the Ministry of Justice. Annual reports on the examination and handling of documents of a district- or commune-level People’s Committee shall be sent to the provincial- or district-level People’s Committee and concurrently to the provincial-level Justice Department or district-level Justice Division for summarization and reporting to its People’s Committee;
c/ The time limit for sending, and the time of collecting data for, annual reports on the examination and handling of documents must comply with the justice sector’s statistical and reporting regulations.
2. Annually, the Ministry of Justice shall summarize the reports on the examination and handling of documents of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial-level People’s Committees, and local administrations in special administrative- economic units prescribed in Clause 1 of this Article, and submit a summarization report to the Minister of Justice for consideration and reporting to the Prime Minister.
3. An annual report on the examination and handling of documents must have the following principal contents:
a/ Data on documents promulgated and already self-examined and handled by the ministry, sector or locality; documents sent for examination and documents actually examined; unlawful contents detected and requested to be considered and handled by the agency or person competent to promulgate documents; documents already handled at the request of the document-examining agency or handled according to competence.
A government-attached agency shall report on its coordination with legal organizations of ministries or ministerial-level agencies in the self-examination and examination of documents in the field under its management according to its competence;
b/ The situation of the review of documents used as a legal basis for the examination of documents in the assigned field;
c/ Assessments of the examination and handling of documents; organization and personnel; funds for the examination of documents; training and retraining in the examination of documents, and other conditions to ensure the examination of documents;
d/ Difficulties, problems and proposals;
dd/ A list of unlawful documents in terms of competence and content.
Article 136. Urging, direction and inspection of the examination and handling of documents
1. Urging, direction and inspection of the examination and handling of documents shall be conducted in a regular and prompt manner.
2. The Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice shall assist the Minister of Justice in urging, directing and inspecting the examination and handling of documents by ministries, sectors and localities.
3. Legal organizations of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies, provincial-level Justice Departments, district-level Justice Divisions, or agencies assigned by People’s Committees in special administrative-economic units shall assist their ministers, heads of their ministerial-level agencies, heads of their government-attached agencies, or chairpersons of their provincial- or district-level People’s Committees or People’s Committees of their special administrative-economic units in urging and directing the examination and handling of documents in their ministries, sectors or localities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực