Chương XI: Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 34/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/05/2016 | Số công báo: | Từ số 365 đến số 366 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản QPPL, Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản QPPL,…
1. Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Theo Nghị định số 34, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, nghị định của Chính phủ ngay sau khi nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo Khoản 1 Điều 37 và Điều 87 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
2. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Theo quy định tại Nghị định 34/2016, dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được thảo luận và thông qua tại phiên họp Chính phủ vào tháng 01 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH.
3. Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực được Nghị định số 34 năm 2016 quy định như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các Điều, Khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
- Theo NĐ 34/2016/NĐ-CP, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
- Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ còn quy định trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Nghị định 34 năm 2016 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có Điều, Khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể Điều, Khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều Điều, Khoản hoặc vừa quy định chi tiết các Điều, Khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các Điều, Khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
5. Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
Theo NĐ 34 của Chính phủ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước CHXHCN Việt Nam.
6. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật được Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp tỉnh, HĐND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật của UBND cấp tỉnh, UBND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
7. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ quy định thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31/12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
Nghị định 34 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Văn bản quy phạm pháp luật phải được tổ chức thi hành kịp thời, hiệu quả. Đối với luật, pháp lệnh, nội dung tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào các vấn đề sau:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
2. Tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp trong văn bản quy phạm pháp luật;
3. Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật;
4. Ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật (nếu có);
5. Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật;
6. Tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
7. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
8. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
9. Sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
10. Báo cáo việc tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị, xử lý vướng mắc trong việc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Luật và Nghị định này.
2. Bảo đảm các điều kiện cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương.
3. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kỹ năng soạn thảo, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến góp ý đối với dự án, dự thảo; đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Cung cấp thông tin liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách khi có yêu cầu của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, thẩm tra.
5. Hướng dẫn việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương.
6. Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của bộ, ngành mình;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, xử lý văn bản có quy định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành mình do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức kiểm tra văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản thuộc quyền quản lý của bộ, ngành mình;
d) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra, xử lý văn bản trong bộ, cơ quan ngang bộ;
đ) Sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý văn bản trong phạm vi toàn quốc;
b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
c) Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương;
d) Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công tác kiểm tra, xử lý văn bản đối với tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp;
đ) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức kiểm tra văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản;
e) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản; tổ chức nghiên cứu khoa học về kiểm tra, xử lý văn bản;
g) Sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của bộ.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản ở địa phương;
b) Đôn đốc, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở địa phương;
c) Phối hợp và tạo điều kiện để các cơ quan kiểm tra văn bản thực hiện việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền;
d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản tại địa phương; tổ chức nghiên cứu khoa học về kiểm tra văn bản;
đ) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản;
e) Sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của địa phương.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại khoản này.
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước:
a) Đôn đốc, kiểm tra hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền;
b) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
c) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
d) Sơ kết, tổng kết về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước cung cấp thông tin, kết quả về tình hình rà soát, hệ thống hóa văn bản để Bộ Tư pháp giúp Chính phủ tổng hợp, xây dựng báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
b) Đôn đốc, chỉ đạo và kiểm tra công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương;
c) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản trong phạm vi toàn quốc; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
d) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Sơ kết, tổng kết về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Quy định cụ thể về đầu mối chủ trì, cơ chế phân công phối hợp, điều kiện bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
b) Đôn đốc, chỉ đạo công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;
c) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
d) Tổ chức mạng lưới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Sơ kết, tổng kết về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.
1. Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác Công báo và có chính sách xã hội hóa Công báo, có trách nhiệm:
a) Quản lý, xuất bản, phát hành Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc in công báo theo hình thức đấu thầu công khai theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Hướng dẫn hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày ấn phẩm Công báo;
c) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đăng văn bản trên Công báo đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Sơ kết, tổng kết tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công báo;
đ) Duy trì và quản lý Trang công báo điện tử và thực hiện tích hợp Trang công báo trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm hoạt động đăng văn bản trên Công báo cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu thông tin pháp luật, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương; quyết định kinh phí cho hoạt động xuất bản Công báo cấp tỉnh trên cơ sở dự toán kinh phí được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; quy định giá bán Công báo cấp tỉnh trên cơ sở định mức giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn; quyết định cấp phát Công báo cấp tỉnh miễn phí; kiểm tra hoạt động xuất bản, phát hành Công báo ở địa phương; tổ chức chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, khai thác Công báo cấp phát miễn phí của địa phương.
1. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đang còn hiệu lực, chưa được kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa thì việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa được thực hiện theo quy định của Luật và Nghị định này.
2. Việc cấp phát miễn phí Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho xã, phường, thị trấn năm 2016 tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Công báo.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Công báo; Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.
Chapter XI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 183. Responsibility to organize implementation of legal documents
The implementation of legal documents shall be organized in a timely and effective manner. For a law or an ordinance, the organization of its implementation must focus on:
1. Planning the organization of implementation of the legal document.
2. Organizing the implementation of policies and measures in the legal document.
3. Disseminating the legal document.
4. Promulgating documents (if any) detailing the implementation of the legal document.
5. Training in the legal document.
6. Receiving and processing reports and proposals of individuals and organizations.
7. Ensuring physical foundations, funds, organizational apparatus and human resources for the implementation of the legal document.
8. Monitoring, examining and urging the implementation of the legal document.
9. Making preliminary and final reviews of the implementation of the legal document.
10. Reporting on the organization of implementation of the legal document and proposed solutions to problems arising in such organization.
Article 184. Responsibilities of ministers, heads of ministerial-level agencies or People’s Committees to ensure conditions for elaboration of legal documents and improvement of the legal system
1. To observe the order and procedures for elaboration and promulgation of legal documents prescribed in the Law and this Decree.
2. To ensure conditions for the elaboration of legal documents in ministries, ministerial- level agencies or localities.
3. To organize training to improve capacity to make proposals for elaboration of legal documents; drafting skills and skills to assess impacts of policies and collect opinions on draft documents; and to assess the implementation of legal documents.
4. To provide information relating to sectors or fields under their management at the request of agencies in charge of drafting or agencies appraising and verifying legal documents.
5. To guide the elaboration and promulgation of legal documents and improvement of the legal system in ministries, ministerial-level agencies or localities.
6. The Ministry of Justice shall provide uniform professional guidance on the elaboration of legal documents and improvement of the legal system.
Article 185. Responsibilities of agencies and individuals in examination and handling of legal documents
1. Responsibilities of a minister or the head of a ministerial-level agency:
a/ To formulate, and organize the implementation of, plans on examination of documents falling within the examining competence of his/ her ministry or sector;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, the Government Office and related agencies in, examining and processing documents that contain provisions falling in the state management field of his/ her ministry or sector and are promulgated by ministries, ministerial-level agencies or provincial-level People’s Councils or People’s Committees;
c/ To organize training courses on examination and handling of documents for cadres and civil servants engaged in the examination of documents; to organize and manage document examination collaborators under the management of his/ her ministry or sector;
d/ To organize information networks, and update and manage the database serving the examination and handling of documents in his/ her ministry or ministerial-level agency;
dd/ To organize preliminary and final reviews of the examination and handling of documents of his/ her ministry or ministerial-level agency.
2. Responsibilities of the Minister of Justice:
a/ To assist the Government in performing the unified state management of the examination and handling of documents nationwide;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and related ministries, sectors and agencies in, organizing the implementation of plans on examination of documents falling within his/ her examining competence;
c/ To urge, direct and inspect the examination and handling of documents by ministries, ministerial-level agencies and local administrations;
d/ To guide and inspect the examination and handling of documents by legal organizations of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies, provincial-level Justice Departments or district-level Justice Divisions;
dd/ To organize training courses on examination and handling of documents for cadres and civil servants engaged in the examination of documents; to organize and manage document examination collaborators;
e/ To organize information networks, and update and manage the database serving the examination of documents; to organize scientific research into examination and handling of documents;
g/ To organize preliminary and final reviews of the examination and handling of documents by the Ministry of Justice.
3. Responsibilities of a provincial- or district-level People’s Committee:
a/ To formulate, and organize the implementation of, plans on examination of documents in its locality;
b/ To urge, direct and inspect the examination of handling of documents in its locality;
c/ To coordinate with and create conditions for document-examining agencies to examine documents according to their competence;
d/ To organize training courses on examination of documents; to organize and manage document examination collaborators in its locality; to organize scientific research into examination of documents;
dd/ To organize information networks, and update and manage the database serving the examination of documents;
e/ To organize preliminary and final reviews of the examination and handling of documents in its locality.
The provincial-level Justice Department or district-level Justice Division shall assist its People’s Committee in performing the state management of examination and handling of documents as prescribed in this Clause.
Article 186. Responsibilities of agencies and individuals in review and systematization of legal documents
1. Responsibilities of a minister, the head of a ministerial-level agency, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General:
a/ To urge and inspect the review and systematization of legal documents according to his/ her competence;
b/ To provide guidance and training to improve the skills of review and systematization of legal documents; to organize and manage document review and systematization collaborators;
c/ To organize information networks, and update and manage the database serving the review and systematization of legal documents;
d/ To organize preliminary and final reviews of the review and systematization of legal documents;
dd/ The Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General shall provide information and results of the review and systematization of documents for the Ministry of Justice to assist the Government in summarizing such information and reports for submission to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee.
2. Responsibilities of the Minister of Justice:
a/ To assist the Government in performing the unified state management of the review and systematization of legal documents;
b/ To urge, direct and inspect the review and systematization of legal documents by ministries, ministerial-level agencies and local administrations;
c/ To provide guidance and training to improve the skills of review and systematization of documents nationwide; to organize and manage document review and systematization collaborators;
d/ To organize information networks, and update and manage the database serving the review and systematization of legal documents;
dd/ To organize preliminary and final reviews of the review and systematization of legal documents.
3. Responsibilities of a People’s Committee:
a/ To assign the focal point in charge of, establish assignment and coordination mechanisms and provide conditions for, the review and systematization of legal documents;
b/ To urge and direct the review and systematization of legal documents in its locality;
c/ To provide guidance and training to improve the work of review and systematization of legal documents; to organize and manage document review and systematization collaborators;
d/ To organize information networks, and update and manage the database serving the review and systematization of legal documents;
dd/ To organize preliminary and final reviews of the review and systematization of legal documents in localities.
Article 187. Responsibilities of agencies in relation to Cong Bao
1. The Government Office shall assist the Government in performing the unified state management of Cong Bao activities and adopt policies on socialization of these activities, having the following responsibilities:
a/ To manage, publish and distribute Cong Bao of the Socialist Republic of Vietnam; and organize the printing Cong Bao through public bidding in accordance with the bidding law;
b/ To guide forms, format and techniques of presenting Cong Bao publications;
c/ To professionally guide and examine the publishing of documents in Cong Bao by the Offices of provincial-level People’s Committees;
d/ To organize preliminary and final reviews of the implementation of regulations on Cong Bao;
dd/ To maintain and manage the e-Cong Bao and integrate it on the Government Portal.
2. Responsibilities of a provincial-level People’s Committee:
To ensure the publishing of documents on provincial-level Cong Bao publications to meet the demands for legal information and serve state management activities in its locality; to decide on funds for publishing provincial-level Cong Bao publications on the basis of fund estimates approved by the provincial-level People’s Council; to set the sale price of provincial-level Cong Bao publications under pricing regulations of the Minister of Finance; to decide on free distribution of provincial-level Cong Bao publications; to examine the publishing and distribution of Cong Bao publications in its locality; to direct the management, use and exploitation of Cong Bao publications distributed free of charge in its locality.
Article 188. Transitional provisions
1. Legal documents which are promulgated before July 1, 2016, remain effective and have not yet been examined, reviewed or systematized, shall be examined, reviewed and systematized in accordance with the Law and this Decree.
2. The free distribution of Cong Bao publications of the Socialist Republic of Vietnam to communes, wards and townships in 2016 must still comply with Clause 2, Article 16 of the Government’s Decree No. 100/2010/ND-CP of September 28, 2010, on Cong Bao.
Article 189. Effect
1. This Decree takes effect on July 1, 2016.
2. The Government’s Decree No. 24/2009/ND-CP of March 5, 2009, detailing, and prescribing measures to implement, the Law on Promulgation of Legal Documents; Decree No. 91/ 2006/ ND-CP of September 6,20,06, detailing a number of articles of the Law on Promulgation of Legal Documents of People’s Councils and People’s Committees; Decree No. 40/2010/ND-CP of April 12,2010, on examination and handling of legal documents; Decree No. 100/2010/ND-CP of September 28, 2010, on Cong Bao; and Decree No. 16/2013/ND-CP of February 6, 2013, on review and systematization of legal documents, cease to be effective on the effective date of this Decree.