Chương V: Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 34/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/05/2016 | Số công báo: | Từ số 365 đến số 366 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản QPPL, Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản QPPL,…
1. Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Theo Nghị định số 34, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, nghị định của Chính phủ ngay sau khi nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo Khoản 1 Điều 37 và Điều 87 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
2. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Theo quy định tại Nghị định 34/2016, dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được thảo luận và thông qua tại phiên họp Chính phủ vào tháng 01 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH.
3. Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực được Nghị định số 34 năm 2016 quy định như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các Điều, Khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
- Theo NĐ 34/2016/NĐ-CP, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
- Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ còn quy định trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Nghị định 34 năm 2016 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có Điều, Khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể Điều, Khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều Điều, Khoản hoặc vừa quy định chi tiết các Điều, Khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các Điều, Khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
5. Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
Theo NĐ 34 của Chính phủ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước CHXHCN Việt Nam.
6. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật được Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp tỉnh, HĐND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật của UBND cấp tỉnh, UBND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
7. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ quy định thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31/12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
Nghị định 34 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phần mở đầu của văn bản gồm: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành, số, ký hiệu văn bản, địa danh, ngày, tháng, năm ban hành, tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
2. Đối với văn bản được ban hành kèm theo một văn bản, thì phần mở đầu của văn bản được ban hành kèm theo gồm: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành, tên văn bản. Dưới tên văn bản được ban hành kèm theo phải ghi rõ tên, số, ký hiệu và ngày, tháng, năm ban hành của văn bản ban hành kèm theo.
1. Quốc hiệu là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
2. Tiêu ngữ là: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và ở liền phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
1. Tên cơ quan ban hành văn bản là tên của cơ quan hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản căn cứ theo quy định của pháp luật. Tên cơ quan ban hành văn bản phải là tên gọi chính thức và phải được ghi đầy đủ.
2. Tên cơ quan ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ chữ 13, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.
1. Số, ký hiệu của văn bản gồm: số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
2. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập, gồm số thứ tự đăng ký được đánh theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành trong một năm và năm ban hành văn bản đó; bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hằng năm; năm ban hành phải ghi đầy đủ các số.
3. Ký hiệu của văn bản gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản.
Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành văn bản phải được quy định cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, đúng quy định.
4. Số, ký hiệu của văn bản được trình bày như sau:
a) Số, ký hiệu của các văn bản được sắp xếp theo thứ tự như sau: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản-tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản, thứ tự sắp xếp này được viết liền nhau, không cách chữ;
b) Số, ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
c) Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước;
d) Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng;
đ) Giữa số, năm ban hành và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không cách chữ.
1. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở. Địa danh ghi trên văn bản do các cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính của cơ quan ban hành văn bản đó.
Đối với những đơn vị hành chính được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó.
2. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số thể hiện ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả Rập; đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 thì phải ghi thêm số 0 phía trước.
3. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy (,); địa danh và ngày, tháng, năm được đặt dưới ở giữa, cân đối so với Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
1. Tên văn bản gồm tên loại và tên gọi của văn bản. Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản theo quy định của Luật. Tên gọi của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ, phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.
2. Tên văn bản được trình bày như sau:
a) Tên loại văn bản bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa theo chiều ngang của văn bản;
b) Tên gọi của văn bản bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản;
c) Đối với văn bản được ban hành kèm theo thì nội dung chú thích về việc ban hành văn bản kèm theo được đặt trong ngoặc đơn, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14 và đặt canh giữa liền dưới tên văn bản.
1. Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành văn bản đó và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản.
2. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều, khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể điều, khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều điều, khoản hoặc vừa quy định chi tiết các điều, khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các điều, khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
3. Căn cứ ban hành văn bản được thể hiện bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm(.).
1. Tùy theo nội dung, văn bản có thể được bố cục như sau:
a) Phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;
b) Phần, chương, mục, điều, khoản, điểm;
c) Chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;
d) Chương, mục, điều, khoản, điểm;
đ) Chương, điều, khoản, điểm;
e) Điều, khoản, điểm.
2. Mỗi điểm trong bố cục của văn bản chỉ được thể hiện một ý và phải được trình bày trong một câu hoàn chỉnh hoặc một đoạn, không sử dụng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm.
3. Phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
4. Nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, được dàn đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1cm đến 1,27cm; khoảng cách giữa các đoạn văn đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng chọn tối thiểu từ cách dòng đơn hoặc từ 15pt trở lên.
5. Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm thì trình bày như sau:
a) Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
b) Từ “Mục”, “Tiểu mục” và số thứ tự của mục, tiểu mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục dùng chữ số Ả Rập. Tiêu đề của mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
c) Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, cách lề trái từ 1cm đến 1,27cm, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.); cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
d) Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.), cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;
đ) Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng.
Văn bản ban hành kèm theo văn bản khác gồm 02 phần:
1. Phần văn bản ban hành kèm theo văn bản khác chứa đựng các nội dung quy định về việc ban hành kèm theo văn bản đó, tổ chức thực hiện và hiệu lực của văn bản.
2. Phần văn bản được ban hành kèm theo chứa đựng các quy định cụ thể của văn bản. Tùy theo nội dung, phần văn bản được ban hành kèm theo có thể bố cục theo khoản 1 Điều 62 của Nghị định này.
1. Phần kết thúc của văn bản gồm: chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản; dấu của cơ quan ban hành văn bản; nơi nhận văn bản.
2. Đối với văn bản ban hành kèm theo văn bản khác, thì phần kết thúc của văn bản được ban hành kèm theo gồm: chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản; dấu của cơ quan ban hành văn bản.
1. Đối với nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký ban hành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thay mặt Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ký ban hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ký ban hành và phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước từ “Chính phủ”, “Hội đồng Thẩm phán” và “Ủy ban nhân dân”.
Đối với nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ban hành và phải ghi chữ “TM.” trước chữ “Chính phủ”, “Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước thì Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực.
Đối với thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ký ban hành.
Trường hợp cấp phó ký thay văn bản thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” (ký thay) vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản.
2. Chức vụ, họ tên của người ký ban hành, người ký thay mặt văn bản phải được thể hiện đầy đủ trong văn bản. Đối với văn bản liên tịch thì phải ghi rõ chức vụ và tên cơ quan của người ký ban hành văn bản.
3. Các chữ viết tắt “TM.”, “KT.” hoặc “Q.” (quyền), quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Họ tên của người ký văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt ở giữa, cân đối so với quyền hạn, chức vụ của người ký.
1. Dấu của cơ quan ban hành văn bản chỉ được đóng vào văn bản sau khi người có thẩm quyền ký văn bản.
2. Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư.
Mẫu dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật) đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Nơi nhận văn bản gồm: cơ quan giám sát, cơ quan kiểm tra, cơ quan ban hành văn bản, cơ quan Công báo và các cơ quan, tổ chức khác, tùy theo nội dung của văn bản.
2. Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng, ngang hàng với dòng chữ “quyền hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái, sau có dấu hai chấm (:), bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm.
Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;); riêng dòng cuối cùng gồm chữ “Lưu”, sau đó có dấu hai chấm (:), tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (văn thư), dấu phẩy, chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu được đặt trong ngoặc đơn, dấu chấm (.), viết tắt tên người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành, cuối cùng là dấu chấm (.).
1. Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
b) Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;
c) Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;
d) Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù;
đ) Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.
2. Việc trình bày bố cục của văn bản phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản, nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau;
b) Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản, các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập và có tính hệ thống, lô gích với nhau;
c) Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong văn bản, việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, điều;
d) Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong văn bản, việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Tiểu mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, mục, điều;
đ) Điều có thể được trình bày theo khoản, điểm. Nội dung của từng điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp;
e) Khoản được sử dụng trong trường hợp nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau, nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý; mỗi khoản phải viết đầy đủ thành câu;
g) Điểm được sử dụng trong trường hợp nội dung khoản có nhiều ý khác nhau.
1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt, chính xác, phổ thông.
2. Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế. Từ ngữ nước ngoài có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến hoặc phải phiên âm sang tiếng Việt.
3. Văn bản phải sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Trong văn bản có thuật ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích.
4. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản.
Đối với văn bản sử dụng nhiều từ viết tắt, cần quy định riêng một điều giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong văn bản.
5. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp dùng từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích theo nghĩa được sử dụng trong văn bản.
Không sử dụng từ nghi vấn, các biện pháp tu từ trong văn bản.
6. Từ ngữ phải được sử dụng thống nhất trong văn bản.
1. Số trong văn bản phải được thể hiện bằng số Ả Rập và được chú thích bằng chữ ngay sau phần số, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Số ở phần mở đầu, phần kết thúc văn bản; số chỉ độ dài của thời hạn, số chỉ thời điểm, số chỉ số lượng của đơn vị đo lường được thể hiện bằng số Ả Rập.
3. Tên, ký hiệu và cách thức trình bày của các đơn vị đo lường được thực hiện theo quy định pháp luật về đo lường.
4. Ký hiệu, công thức trong văn bản phải được sử dụng bằng ký hiệu và có phần chú giải kèm theo.
1. Trường hợp thời hạn được xác định bằng giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm thì thời hạn được trình bày bằng số chỉ độ dài của thời hạn và đơn vị thời hạn.
2. Trường hợp thời điểm được xác định bằng giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm thì thời điểm được trình bày bằng số chỉ thời điểm và đơn vị thời điểm.
3. Đơn vị thời hạn, đơn vị thời điểm được thể hiện bằng chữ và được trình bày liền sau số chỉ độ dài của thời hạn, số chỉ thời điểm.
1. Trường hợp văn bản được ban hành có nội dung sửa đổi, bổ sung phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm, cụm từ của các văn bản khác thì các nội dung này được trình bày tại chương hoặc điều về điều khoản thi hành. Nội dung sửa đổi, bổ sung có thể bố cục thành các điều, khoản, điểm tùy theo phạm vi và mức độ sửa đổi, bổ sung.
2. Tại nội dung sửa đổi, bổ sung phải xác định rõ phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
Quy định chuyển tiếp được quy định thành điều riêng tại phần cuối của văn bản, được đặt tên là “Quy định chuyển tiếp” hoặc quy định thành khoản riêng tại các điều cần phải có quy định chuyển tiếp hoặc quy định thành khoản riêng tại điều quy định về hiệu lực thi hành.
1. Hiệu lực thi hành của văn bản phải được xác định cụ thể ngày, tháng, năm có hiệu lực của văn bản.
2. Tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị thay thế, bãi bỏ phải được liệt kê cụ thể tại điều quy định về hiệu lực thi hành của văn bản. Trường hợp có nhiều văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị thay thế, bãi bỏ thì có thể lập danh mục ban hành kèm theo.
1. Khi viện dẫn văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi văn bản.
2. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục của một văn bản quy phạm pháp luật thì phải xác định cụ thể phần, chương, mục, tiểu mục của văn bản đó.
3. Trường hợp viện dẫn đến điều, khoản, điểm thì không phải xác định rõ đơn vị bố cục phần, chương, mục, tiểu mục có chứa điều, khoản, điểm đó.
4. Trường hợp viện dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản thì phải viện dẫn theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và tên của văn bản; nếu viện dẫn từ khoản, điểm này đến khoản, điểm khác trong cùng một điều hoặc từ mục, điều này đến mục, điều khác trong cùng một chương của cùng một văn bản thì không phải xác định tên của văn bản nhưng phải viện dẫn cụ thể.
Khổ giấy, định lề trang văn bản được thực hiện theo Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Phông chữ sử dụng trình bày văn bản là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
Trang của văn bản được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản. Số trang của phụ lục được đánh số riêng theo từng phụ lục.
1. Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều là văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một hoặc một số quy định của văn bản hiện hành. Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều phải xác định rõ chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ.
2. Tên của văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều gồm: tên loại văn bản có kèm theo cụm từ “sửa đổi, bổ sung một số điều của” và tên đầy đủ của văn bản được sửa đổi, bổ sung một số điều.
1. Nội dung văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của một văn bản có thể được bố cục thành 04 điều: Điều 1 quy định về nội dung sửa đổi, bổ sung; Điều 2 quy định về việc bãi bỏ hoặc thay đổi từ ngữ liên quan đến nhiều điều, khoản trong văn bản được sửa đổi, bổ sung; Điều 3 quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện (nếu có) và Điều 4 quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản.
2. Các khoản quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với trật tự các điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
1. Việc đánh số thứ tự của điều, khoản bổ sung được thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào nội dung bổ sung để xác định vị trí của điều, khoản bổ sung trong văn bản được sửa đổi, bổ sung;
b) Đánh số thứ tự của điều, khoản bổ sung bằng cách ghi kèm chữ cái theo bảng chữ cái tiếng Việt vào sau số chỉ điều, khoản đứng liền trước đó;
c) Số thứ tự của chương, mục, tiểu mục, điều, khoản được bổ sung được thể hiện gồm phần số và phần chữ. Phần số được thể hiện theo số thứ tự của chương, mục, tiểu mục, điều, khoản trong văn bản được sửa đổi, bổ sung. Phần chữ được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Số thứ tự của điểm được bổ sung được thể hiện gồm phần chữ và phần số. Phần chữ được thể hiện theo thứ tự của điểm trong văn bản được sửa đổi, bổ sung. Phần số được sắp xếp theo thứ tự bắt đầu từ số 1.
2. Việc trình bày văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều không được làm thay đổi trật tự các điều, khoản, điểm không bị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
1. Văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản là văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ đồng thời các quy định của nhiều văn bản có liên quan.
2. Tùy theo nội dung được sửa đổi, bổ sung, tên của văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản được thể hiện như sau: tên loại văn bản kèm theo cụm từ “sửa đổi, bổ sung một số điều của” văn bản được sửa đổi, bổ sung có cùng nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan được khái quát hoặc liệt kê cụ thể tên văn bản được sửa đổi, bổ sung.
1. Tùy theo nội dung, văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản có thể bố cục thành các điều khác nhau, mỗi điều chứa đựng nội dung được sửa đổi, bổ sung của một văn bản, trừ điều quy định về trách nhiệm, tổ chức thực hiện, thời điểm có hiệu lực của chính văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản đó.
2. Nội dung các điều, khoản của văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của các văn bản liên quan được sửa đổi, bổ sung.
Tên điều của văn bản là quy định chỉ dẫn việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế của từng văn bản cụ thể.
3. Điều của văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản có thể được bố cục thành các khoản; khoản có thể được bố cục thành các điểm.
4. Khoản gồm quy định chỉ dẫn việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm kèm theo nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế.
5. Nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với trật tự các điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
Chapter V
FORMAT AND TECHNIQUE FOR PRESENTATION OF LEGAL DOCUMENTS
Section 1. FORMAT OF LEGAL DOCUMENTS
Sub-section 1. PRESENTATION OF THE BEGINNING PART OF A DOCUMENT
Article 55. The beginning part of a document
1. The beginning part of a document must consist of the official name and motto of the country, name of the promulgating agency, number and code of the document; place-name and date of promulgation, title of the document and bases for promulgation of the document.
2. The beginning part of a document which is promulgated as an attached document must consist of the official name and motto of the country, name of the promulgating agency, and title of the document, which is followed by the title, number, code and date of promulgation of the document promulgating such attached document.
Article 56. Official name and motto of the country
1. The official name of the country is: “CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM” (the Socialist Republic of Vietnam). The official name of the country shall be presented in 12- or 13-point upright and bold capital letters, in top upper right comer of the first page of a document.
2. The official motto is “Doc lap - Tu do - Hanh phuc” (Independence - Freedom - Happiness). The official motto shall be presented in 13- or 14-point upright and bold lowercase letters right below the line of official name of the country. The first letter of each phrase of the motto shall be capitalized. Phrases shall be separated from one another by a hyphen (-) and a space; below the motto is a solid line of a length equal to that of the line of words.
Article 57. Names of promulgating agencies
1. The name of a promulgating agency is the name of an agency or the state title of a person competent to promulgate the document as prescribed by law. The name of a promulgating agency must be the official name and written in full.
2. The name of a promulgating agency shall be presented in upright and bold capital letters of a font size of 13 points; below the name of the promulgating agency is a solid line of a length equal to one-third or half of the length of the line of words which shall be centered and balanced against the line of words.
Article 58. Number and code of a document
1. The number and code of a document must consist of the serial number, year of promulgation, type of document, and promulgating agency.
2. The number of a document shall be written in Arabic numerals, consisting of the serial number of registration, which shall be given for each type of documents promulgated by the agency promulgating such document in a year and the year of promulgation of such document, starting from 01 on January 1 and ending on December 31 every year; the year of promulgation shall be written with all numerals.
3. The code of a document must consist of the abbreviation of the type name of the document and the abbreviation of the name of the agency or the state title of the person competent to promulgate the document.
Abbreviations of names of promulgating agencies shall be specifically prescribed to be short, easy-to-understand and conformable with regulations.
4. The number and code of a document shall be presented as follows:
a/ The number and code of a document shall be arranged in the following order: serial number of the document/ year of promulgation/ abbreviation of the type name of the document- abbreviation of the name of the agency or the state title of the person competent to promulgate the document, and written without space;
b/ The number and code of a document shall be placed centered below the name of the promulgating agency.
c/ The word “Number” shall be presented in 13-point upright lowercase letters, followed by a colon (:), with a leading zero (0) added in front of numbers below 10;
d/ The code of a document shall be presented in 13-point upright capital letters;
dd/ The number, year of promulgation and code of a document shall be separated from one another by a slash (/ ); abbreviations in the code of a document shall be separated from one another by a hyphen (-) without space.
Article 59. Place-name and date of promulgation of a document
1. The place-name written in a document promulgated by a central-level state agency is the official name of the province or centrally run city where such agency is headquartered. The place-name written in a document promulgated by a state agency in a locality is the official name of the administrative unit of the promulgating agency.
The name of an administrative unit which is named after a person, in a number or after a historical event shall be written in full.
2. The date of promulgation of a document is the date when such document is approved or signed for promulgation. The date of promulgation of a document shall be written in full with numbers expressing the day, month, year written in Arabic numerals and a leading zero added in front of numbers below 10 and in front of the numbers expressing January and February.
3. The place-name and date of promulgation of a document shall be presented on the same line with the line of number and code of the document, in 13- or 14-point upright and italic lowercase letters. The place-name must have its first letter capitalized and shall be followed by a comma (,); the place-name and date of promulgation shall be placed below and centered and balanced against the line of official name and motto of the country.
Article 60. Title of a document
1. The title of a document must consist of the type name and specific title of the document. The type name of the document is the name of each type of documents prescribed in the Law. The specific title of the document is a short sentence or a phrase generally expressing the major content of the document.
2. The title of a document shall be presented as follows:
a/ The name of type of a document shall be presented in 14-point upright and bold capital letters; and aligned centered;
b/ The specific title of a document shall be presented in 14-point upright and bold lowercase letters, aligned centered and placed right below the line of type name of the document;
c/ For a document which is promulgated together with another document, the notes on the promulgation of the document shall be put in brackets, presented in 14-point italic lowercase letters and placed below and centered against the line of title of the document.
Article 61. Bases for promulgation of a document
1. Bases for promulgation of a document are legal documents of higher legal effect which are effective or have been promulgated or signed for promulgation and have not yet become effective but will be effective before or at the same time with the to-be-promulgated document. Bases for promulgation of a document comprise legal documents defining the competence and functions of the agency promulgating such document and legal documents of higher legal effect which provide the contents and bases for promulgation of the document.
2. In case a legal document of higher legal effect contains articles or clauses to be assigned for detailing, the detailing document must clearly state such articles or clauses in the part of bases for promulgation.
In case a document detailing many articles and clauses or detailing articles and clauses as assigned and concurrently providing for other contents, it is unnecessary to state articles and clauses assigned for detailing in the part of bases for promulgation.
3. Bases for promulgation shall be presented in 14-point italic lowercase letters and placed below the title of the document; each base for promulgation shall be presented in a separate paragraph ended with a semi colon (;); the last paragraph shall be ended with a period (.).
Sub-section 2. PRESENTATION OF THE PART OF CONTENTS OF A DOCUMENT
Article 62. Structure of a document
1. Depending on its contents, a document may be structured as follows:
a/ Part, chapter, section, sub-section, article, clause, and point;
b/ Part, chapter, section, article, clause, and point;
c/ Chapter, section, sub-section, article, clause, and point;
d/ Chapter, section, article, clause, and point;
d/ Chapter, article, clause, and point; or,
e/ Article, clause, and point.
2. Each point of a document must express only one idea and shall be presented in a complete sentence or a paragraph. Other symbols may not be used to express ideas in a point.
3. Each part, chapter, section, sub-section and article of a document must have a title which is a phrase expressing the main content of such part, chapter, section, sub-section or article.
4. The contents of a document shall be presented in 13- or 14-point upright lowercase letters and aligned justified; the first line of each paragraph shall be indented 1-1.27cm; the paragraph spacing is at least 6 points; and line spacing is at least single or 15 points;
5. A document which has parts, chapters, sections, sub-sections, articles, clauses, and points shall be presented as follows:
a/ The word “Part” or “Chapter” and the serial number of a part or chapter shall be placed in a separate line, aligned centered and presented in 13- or 14-point upright and bold lowercase letters. The serial number of a part or chapter shall be presented in Roman numerals. The title of a part or chapter shall be presented in 13-or 14-point upright and bold capital letters, aligned centered and placed below the line of serial number of part or chapter;
b/ The word “Section” or “Sub-section” and the serial number of a section or sub-section shall be placed in a separate line, aligned centered and presented in 13- or 14-point upright and bold lowercase letters. The serial number of a section shall be presented in Arabic numerals. The title of a section shall be placed right below the line of its serial number, aligned centered and presented in 13- or 14-point upright and bold capital letters;
c/ The word “Article”, serial number and title of an article shall be presented in 13- or 14-point upright and bold lowercase letters, left-indented by 1-1.27cm, with the serial number written in Arabic numerals, followed by a dot (.);
d/ The serial number of clauses in a section shall be written in Arabic numerals, followed by a dot (.) and presented in upright lowercase letters of a font size of 13 or 14 points which is equal to that of the text. For a clause which has a title, its serial number and title shall be placed in a separate line, presented in upright lowercase letters of a font size of 13 or 14 points which is equal to that of the text;
dd/ The serial number of points in a clause shall be written in Vietnamese letters in the order of Vietnamese alphabet, followed by the right closing bracket, and presented in upright lowercase letters of a font size of 13 or 14 points which is equal to that of the text.
Article 63. A document promulgating an attached document A document promulgating an attached document must consist of 2 parts:
1. The part of the document promulgating an attached document, which provides the promulgation of such attached document, organization of implementation and effect of such document.
2. The part of the attached document, which contain specific provisions of the document. Depending on its contents, an attached document may be structured according to Clause 1, Article 62 of this Decree.
Sub-section 3. PRESENTATION OF THE ENDING PART OF A DOCUMENT
Article 64. Presentation of the ending part of a document
1. The ending part of a document must consist of the position, full name and signature of the person competent to sign the document for promulgation; the promulgating agency’s seal; and recipients of the document.
2. The ending part of a document promulgated together with another document must consist of the position, full name and signature of the person competent to sign the document for promulgation; and the promulgating agency’s seal.
Article 65. Presentation of the signature in a document
1. For a decree of the Government, a resolution of the Judicial Council of the Supreme People’s Court, or a decision of a provincial-, district- or commune-level People’s Committee, the Prime Minister on behalf of the Government, the Chief Justice of the Supreme People’s Court on behalf of the Judicial Council of the Supreme People’s Court, or the chairperson of the People’s Committee of the respective level shall respectively sign to promulgate that document and the abbreviation “TM.” (on behalf of) must precede the word “the Government”, “the Judicial Council” or “the People’s Committee”.
For a joint resolution of the Government and the Presidium of the Vietnam Fatherland Front Central Committee, the Prime Minister on behalf of the Government and the Chairperson of the Vietnam Fatherland Front Central Committee on behalf of the Presidium of the Vietnam Fatherland Front Central Committee shall sign to promulgate that resolution and the abbreviation “TM.” must precede the word “the Government” and “the Presidium of the Vietnam Fatherland Front Central Committee”.
For a decision of the Prime Minister, a circular of a minister, the head of a ministerial- level agency, the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, or a decision of the State Auditor General, the Prime Minister, the minister or the head of the ministerial-level agency, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General shall sign to promulgate that document.
For a resolution of a provincial-, district-, or commune-level People’s Council, the chairperson of the respective People’s Council shall sign to certify that resolution.
For a joint circular of the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy; a joint circular of a minister or the head of a ministerial-level agency and the Chief Justice of the Supreme People’s Court or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the minister or head of the ministerial-level agency shall sign to promulgate that circular.
In case a deputy signs a document on behalf of the person competent to sign the document for promulgation, the abbreviation “KT.” (sign on behalf of) must precede the position of the competent signee.
2. The position and full name of the person competent to sign a document for promulgation or the person signing on behalf of the former shall be fully indicated in the document. For a joint document, the positions and agency names of the signees shall be clearly written.
3. The abbreviation “TM.”, “K.T.” or “Q.” (acting), the authorization and position of the signee shall be presented in 13- or 14-point upright and bold capital letters.
The signee’s full name shall be presented in 13- or 14-point upright and bold lowercase letters and placed centered and balanced against the line of authorization and position of the signee.
Article 66. Seals of promulgating agencies
1. A promulgating agency’s seal may only be appended on a document after it is signed by a competent person.
2. Seals shall be appended on documents in accordance with the Government’s regulations on clerical work.
Marks of confidentiality (extremely confidential, strictly confidential or confidential) on documents of state secret must comply with the law on state secret protection.
Article 67. Recipients
1. Recipients of a document must include the agencies overseeing, examining and promulgating that document, “CONG BAO” office, and other agencies and organizations depending on the document contents.
2. The word “recipients” shall be presented separately (in the same line with the phrase “authorization and position of signee” and at the left margin) in 12-point italic and bold lowercase letters, ended with a colon (:);
Names of recipients of the document shall be presented in 11-point upright lowercase letters; the name of each recipient or group of recipients shall be presented in a separate line started with a dash at the left margin and ended with a semicolon (;); in the last line there must be the word “file” followed by a colon (:), then the abbreviation “VT.” (clerical section), a comma, abbreviation of the name of the unit (or section) drafting the document and the number of copies for file placed in brackets, a period (.), abbreviation of the name of the person drafting the document, the number of copies distributed, and ended with a period (.).
Section 2. DOCUMENT PRESENTATION TECHNIQUES
Article 68. Presentation of the structure of a document
1. The arrangement of provisions on the same issue in a part, chapter, section or sub-section must adhere to the following principles:
a/ General provisions precede specific provisions;
b/ Substantive provisions precede procedural provisions;
c/ Provisions on rights and obligations precede provisions on sanction;
d/ Universal provisions precede particular provisions;
dd/ General provisions precede provisions on exceptional cases.
2. A document’s structure shall be presented according to the following principles:
a/ Part is the largest structural unit of a document. Parts of a document are independent from one another;
b/ Chapter is the second largest structural unit of a document. Chapters of a document are relatively independent from one another and arranged in a systematic and logical manner;
c/ Section is the third largest structural unit of a document. Sections are divided in a relatively independent and systematic and logical manner. Sections may be used in chapters containing many provisions and articles;
d/ Sub-section is the fourth largest structural unit of a document. Sections are divided in a relatively independent and systematic and logical manner. Sub-sections may be used in chapters containing many provisions, sections and articles;
dd/ Articles may be presented with clauses and points. Each article shall be presented in full, complete and grammatically correct sentences;
e/ Clauses are used when an article contains relatively independent ideas. Each clause shows a complete idea and is presented in complete sentences;
f/ Points are used when a clause contains different ideas.
Article 69. Use of language in documents
1. The language used in documents is precise universal Vietnamese.
2. Dialectal, archaic and colloquial words may not be used. A foreign word may be used only when a substituting Vietnamese term is unavailable. A foreign word may be used directly if it is a popular or universal word, otherwise it must be transcribed into Vietnamese.
3. A document must use written language with clear, simple and understandable expression. A document containing a technical term which requires clarification must explain that term.
4. An abbreviation may only be used when necessary and explanation about that abbreviation is required at its first appearance in a document.
A document containing many abbreviations must have a separate article explaining all abbreviations used in that document.
5. Words used in a document must accurately demonstrate ideas to be conveyed without leading to different interpretations. When a word may lead to different interpretations, its intended meaning shall be explained in the document.
Interrogative words and rhetoric expressions may not be used in a document.
6. Words shall be used consistently in a document.
Article 70. Presentation of figures and units of measurement in documents
1. Figures in a document shall be presented in Arabic numerals and then written out in words, except the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Figures in the beginning and ending parts of a document; figures expressing the length of time, point of time and quantity of units of measurement shall be presented in Arabic numerals.
3. Names, symbols and way of presenting units of measurement must comply with the law on measurement.
4. Symbols and formulas in a document shall be presented in symbols accompanied with explanations.
Article 71. Presentation of time limits and points of time
1. Time limits which are determined in seconds, minutes, hours, days, weeks, months, quarters or years shall be presented in numbers expressing the length of time and units of time.
2. Points of time which are determined in seconds, minutes, hours, days, weeks, months, quarters or years shall be presented in numbers expressing the point of time and units of point of time.
3. Units of time or units of point of time shall be presented in words following the numbers expressing the length of time or point of time.
Article 72. Presentation of amended and supplemented contents in the chapter or article on implementation provisions
1. A document which amends or supplements a part, chapter, section, sub-section, article, clause, point or phrase of another document must provide such amendments or supplements in the chapter or article on implementation provisions. These amendments or supplements may be structured in articles, clauses and points depending on their scope and levels.
2. The amendments or supplements must specify the part, chapter, section, sub-section, article, clause or point of the revised document.
Article 73. Presentation of transitional provisions
Transitional provisions shall be provided in a separate article in the ending part of a document titled “transitional provisions”, or in a separate clause of an article requiring transitional provisions, or in a separate clause of the article on effect of the document.
Article 74. Presentation of provisions on effect of a document
1. A document must specify the date, month and year of its effect.
2. The article on the effect of a document must specify the title of a document, or a part, chapter, section, sub-section, article, clause or point of a document, to be annulled. A document annulling many other documents or many articles, clauses and points of another document shall be attached with a list of annulled documents or provisions.
Article 75. Document invocation techniques
1. A document invoking another document must fully indicate the type name, serial number and code, and the date of approval or signing for promulgation, of the latter; and the name of the agency or person competent to promulgate, and the title of, such document.
2. A document invoking a part, chapter, section or sub-section of another document must specify that part, chapter, section or sub-section.
3. A document invoking an article, or a clause or point of another document is not required to specify the part, chapter and section containing that article, clause or point.
4. A document invoking a part, chapter, section, sub-section, article, clause and point of another document must invoke them in the order from small to large structural units, including the document title. When invoking from a clause or point to another clause or point of the same article, or from a section or an article to another section or article of the same chapter of the same document, the document title is not required to be specified but such invocation must be specific.
Article 76. Paper sizes, margins, fonts and numbering of pages of documents
The paper size and margins of pages of a document must comply with Appendix II to this Decree.
Fonts used for presenting a document must be under Vietnamese character code Unicode according to Vietnamese standard TCVN 6909:2001.
Pages of a document shall be numbered in 13- or 14-point upright Arabic numerals consecutively from the second page of the document horizontally in the center on the top margin of the document. Pages of appendices shall be numbered separately by appendix.
Section 3. PRESENTATION OF AMENDING AND SUPPLEMENTING DOCUMENTS
Sub-section 1. PRESENTATION OF DOCUMENTS AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES
Article 77. Documents amending and supplementing a number of articles
1. A document amending and supplementing a number of articles means a document amending, supplementing or annulling one or a number of provisions of an existing document. A document amending and supplementing a number of articles must specify the chapters, sections, sub-sections, articles, clauses and points which are to be amended, supplemented, replaced or annulled.
2. The title of a document amending and supplementing a number of articles must comprise that document’s type name together with the phrase “amending and supplementing a number of articles of” and the full title of the revised document.
Article 78. Structure of a document amending and supplementing a number of articles
1. A document amending and supplementing a number of articles of another document may comprise 4 articles: Article I provides amendments and supplements; Article 2 provides the annulment or replacement of words or expressions related to many articles and clauses of the revised document; Article 3 provides implementation responsibilities (if any); and Article 4 provides the document’s effective date.
2. Clauses on amendments, supplements, replacement or annulment shall be arranged in the order corresponding to the order of articles, clauses and points of the revised document.
Article 79. Numbering of added articles and clauses and sequence of articles and clauses of a revised document
1. Added articles and clauses shall be numbered as follows:
a/ Based on contents to be added, to determine the positions of articles and clauses to be added to an existing document;
b/ To number added articles and clauses by adding a letter in the order of the Vietnamese alphabet to the number of the preceding article or clause.
c/ The serial number of a chapter, section, sub-section, article or clause to be added must consist of a number and a letter. The number is the serial number of the chapter, section, sub-section, article or clause of the revised document. The letter shall be arranged in the order of the Vietnamese alphabet.
The serial number of a point to be added must consist of a letter and a number. The letter shall be presented in the order of the points of the revised document. The number starts from 1.
2. The presentation of a document amending and supplementing a number of articles must not cause changes in the sequence of the revised document’s articles and clauses which are not amended, supplemented, or annulled.
Sub-section 2. PRESENTATION OF DOCUMENTS AMENDING AND SUPPLEMENTING MORE THAN ONE DOCUMENT
Article 80. Documents amending and supplementing more than one document
1. A document amending and supplementing more than one document means a document amending, supplementing, annulling or replacing provisions of a number of related documents.
2. Depending on to-be-revised contents, the title of a document amending and supplementing more than one document may consist of that document’s type name together with the phrase “amending and supplementing a number of articles of’ followed by the titles of revised documents with generalized revised provisions or specific titles of all revised documents.
Article 81. Structure of a document amending and supplementing more than one document
1. Depending on its content, a document amending and supplementing more than one document may be presented in separate articles each of which contains amendments and supplements to a document, except the articles on implementation responsibilities, organization of implementation and effect of the amending and supplementing document.
2. Articles and clauses of a document amending and supplementing more than one document must specify the titles of the revised documents and articles, clauses and points to be revised.
The title of an article of the amending and supplementing document is the order guiding the amendment, supplementation, annulment or replacement of each specific document.
3. Articles of a document amending and supplementing more than one document may be presented in clauses; clauses may be presented in points.
4. A clause comprises an order guiding the amendment, supplementation, annulment or replacement of a chapter, section, sub-section, article, clause or point, and the content of such revision.
5. Amendments, supplements, or annulment or replacement provisions shall be provided in the order corresponding to the sequence of articles, clauses and points of the revised documents.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực