Chương II: Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 34/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/05/2016 | Số công báo: | Từ số 365 đến số 366 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản QPPL, Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản QPPL,…
1. Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Theo Nghị định số 34, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, nghị định của Chính phủ ngay sau khi nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo Khoản 1 Điều 37 và Điều 87 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
2. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Theo quy định tại Nghị định 34/2016, dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được thảo luận và thông qua tại phiên họp Chính phủ vào tháng 01 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH.
3. Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực được Nghị định số 34 năm 2016 quy định như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các Điều, Khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
- Theo NĐ 34/2016/NĐ-CP, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
- Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ còn quy định trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Nghị định 34 năm 2016 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có Điều, Khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể Điều, Khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều Điều, Khoản hoặc vừa quy định chi tiết các Điều, Khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các Điều, Khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
5. Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
Theo NĐ 34 của Chính phủ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước CHXHCN Việt Nam.
6. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật được Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp tỉnh, HĐND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật của UBND cấp tỉnh, UBND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
7. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ quy định thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31/12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
Nghị định 34 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật, pháp lệnh.
2. Nghị quyết của Quốc hội quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 15 của Luật; nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật.
3. Nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 và 3 Điều 19 của Luật.
4. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 27 của Luật.
1. Xác định các vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân của từng vấn đề.
2. Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể cần đạt được khi giải quyết các vấn đề.
3. Xác định định hướng, giải pháp để giải quyết từng vấn đề.
4. Xác định đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nhóm đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách.
5. Xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề.
Tác động của chính sách được đánh giá gồm:
1. Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế;
2. Tác động về xã hội của chính sách được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội;
3. Tác động về giới của chính sách (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới;
4. Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách;
5. Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo khả năng về thi hành và tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tác động đối với tổ chức bộ máy nhà nước, khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế.
Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính. Trong trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do.
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm:
a) Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định này;
b) Lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo báo cáo.
2. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp được đại biểu Quốc hội đề nghị hỗ trợ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm hỗ trợ đại biểu Quốc hội xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo quy định của Nghị định này.
Thông tin được sử dụng khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải chính xác, trung thực và ghi rõ nguồn thông tin.
Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm:
1. Tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong đề nghị và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật và tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý;
2. Xác định rõ từng chính sách trong đề nghị cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng cần lấy ý kiến và địa chỉ tiếp nhận ý kiến;
3. Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức có liên quan để lấy ý kiến. Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để lấy ý kiến;
4. Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến;
5. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
6. Nghiên cứu ý kiến góp ý để hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến phải được đăng tải cùng với các tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan lập đề nghị.
Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức lập đề nghị có thể huy động sự tham gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học vào các hoạt động sau:
1. Tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;
2. Khảo sát, điều tra xã hội học; đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan đến các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
3. Tập hợp, nghiên cứu, so sánh tài liệu, điều ước quốc tế có liên quan đến các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
4. Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội để Chính phủ thảo luận.
Trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có thể gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội tới các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến; tổ chức cuộc họp có sự tham gia của đại diện cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học để lấy ý kiến đối với đề nghị.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, nghị định của Chính phủ đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng;
b) Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ;
c) Trường hợp cần thiết, tổ chức họp tư vấn thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học;
d) Đề nghị cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ thuyết trình về đề nghị xây dựng văn bản và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến các chính sách trong đề nghị;
đ) Trường hợp cần thiết, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng;
b) Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết;
c) Trường hợp cần thiết, tổ chức họp tư vấn thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học;
d) Trường hợp cần thiết, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về đề nghị xây dựng nghị quyết.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có trách nhiệm:
a) Gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 37 hoặc Điều 87 của Luật đến Bộ Tư pháp để thẩm định;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; thuyết trình đề nghị theo đề nghị của Bộ Tư pháp;
c) Bảo đảm sự tham gia của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình lập đề nghị; nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý đề nghị trên cơ sở ý kiến thẩm định để trình Chính phủ;
d) Gửi đề nghị đã được chỉnh lý và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định đến Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ.
2. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cử đại diện tham gia thẩm định đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ do Bộ Tư pháp thẩm định.
3. Cơ quan, tổ chức lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 114 của Luật đến Sở Tư pháp để thẩm định;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; cử đại diện tham dự Hội đồng tư vấn thẩm định và các cuộc họp liên quan đến thẩm định theo đề nghị của Sở Tư pháp;
c) Bảo đảm sự tham gia của Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập đề nghị; nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý đề nghị trên cơ sở ý kiến thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cử đại diện tham gia thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Sở Tư pháp thẩm định.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ ngay sau khi nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 37 và Điều 87 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 114 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Sở Tư pháp.
1. Báo cáo thẩm định được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trường hợp Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp kết luận đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa đủ điều kiện trình Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp phải nêu rõ lý do trong Báo cáo thẩm định.
1. Cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ;
b) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định của Luật và Nghị định này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị cơ quan lập đề nghị hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải đề xuất đưa vào chương trình phiên họp gần nhất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ vào phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Trường hợp có nhiều đề nghị hoặc căn cứ vào chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp đề xuất phiên họp chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng pháp luật.
Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị, cơ quan lập đề nghị chủ động tiến hành việc soạn thảo dự án, dự thảo văn bản.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh vào phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân để trình Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp chấp thuận, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có văn bản phân công cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, thời hạn trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm cho việc soạn thảo.
Chapter II
MAKING OF PROPOSALS FOR FORMULATION OF LEGAL DOCUMENTS
Section 1. FORMULATION OF CONTENTS OF POLICIES AND REGULATORY IMPACT ASSESSMENT
Article 4. Cases requiring the making of proposals for formulation of legal documents
1. Laws and ordinances.
2. The National Assembly’s resolutions prescribed at Points b and c, Clause 2, Article 15 of the Law; and the National Assembly Standing Committee’s resolutions prescribed at Point b, Clause 2, Article 16 of the Law.
3. The Government’s decrees prescribed in Clauses 2 and 3, Article 19 of the Law.
4. Resolutions of provincial-level People’s Councils which are prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 27 of the Law.
Article 5. Formulation of contents of policies
1. Identifying issues which need to be resolved and causes of each issue.
2. Identifying general and specific objectives which need to be obtained when resolving issues.
3. Identifying orientations and solutions for resolving each issue.
4. Identifying subjects directly affected by policies and groups of subjects responsible for implementing the policies.
5. Identifying the competence to promulgate policies for resolving issues.
Article 6. Regulatory impact assessment
The to-be-assessed impacts of a policy include:
1. Economic impacts, which shall be assessed on the basis of conducting cost-benefit analysis for one matter or several matters related to production, business, consumption, the investment and business environment, competitiveness of enterprises, organizations and individuals, national or local economic development structure, public spending, public investment and other economic matters.
2. Social impacts, which shall be assessed on the basis of analyzing and forecasting impacts on one matter or several matters related to population, employment, property, health, the environment, healthcare, education, travel, poverty reduction, traditional cultural value, community connection, social affairs, and other social affairs.
3. Gender impacts (if any), which shall be assessed on the basis of analyzing and forecasting economic and social impacts related to the opportunities, conditions and capacity of exercising rights and enjoying benefits of each gender.
4. Impacts of administrative procedures (if any), which shall be assessed on the basis of analyzing and forecasting the necessity, lawfulness, reasonability and observance costs of administrative procedures to implement the policy.
5. Impacts on the legal system, which shall be assessed on the basis of analyzing and forecasting agencies’, organizations’ and individuals’ capacity for implementing and observing the policy, impacts on the state apparatus, and Vietnam’s capacity for implementing and observing treaties.
Article 7. Methods of regulatory impact assessment
Regulatory impact assessment shall be conducted by the quantitative and qualitative methods. In case of impossibility to apply the quantitative method, a regulatory impact assessment report must clearly state the reason.
Article 8. Responsibility to make regulatory impact assessment reports
1. Agencies, organizations and National Assembly deputies that make proposals for formulation of legal documents shall:
a/ Make regulatory impact assessment reports according to form No. 1 provided in Appendix V to this Decree;
b/ Collect opinions and criticism opinions on draft regulatory policy impact assessment reports; accept such opinions and finalize draft reports.
2. The National Assembly Office, National Assembly delegations’ offices and the Legislative Research Institute which are requested by National Assembly deputies to support the latter in making law or ordinance formulation proposals shall support National Assembly deputies in making regulatory impact assessment reports in accordance with this Decree.
Article 9. Use of information when making regulatory impact assessment reports
Information used to make regulatory impact assessment reports must be accurate and truthful with sources of information cited.
Section 2. COLLECTION OF OPINIONS ON PROPOSALS FOR FORMULATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 10. Responsibility to collect opinions in the course of making proposals for formulation of legal documents
In the course of making a proposal for formulation of a legal document, the proposal- making agency shall:
1. Collect opinions of subjects directly affected by the policies determined in the proposal and of related agencies, organizations and individuals as prescribed by the Law, and summarize, study, explain and accept such opinions.
2. Clearly identify each policy in the proposal on which opinions need to be collected in conformity with each subject whose opinions shall be collected and addresses for receiving opinions.
3. Send a dossier of proposal for legal document formulation to ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and related agencies and organizations, for proposals for formulation of legal documents of central agencies, or to specialized agencies under the provincial-level People’s Committee, related line ministries and ministerial-level agencies, and other related agencies and organizations, for proposals for formulation of resolutions of provincial-level People’s Councils.
4. Send a dossier of proposal for legal document formulation to the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, for proposals for formulation of legal documents of central agencies, or to the provincial-level Committee of the Vietnam Fatherland Front, for proposals for formulation of resolutions of provincial-level People’s Councils, or to the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, for proposals for formulation of legal documents related to rights and obligations of enterprises, to collect their opinions.
5. Hold meetings to collect opinions on basic policies determined in the proposal when necessary.
6. Study opinions so as to finalize the proposal for legal document formulation. The explanatory report on acceptance of opinions shall be published together with other documents in the dossier of proposal for legal document formulation on the Government Portal, the e-portal of the concerned province or centrally run city and the e-portal or website of the proposal-making agency.
Article 11. Organizations’ and individuals’ participation in the course of making proposals for formulation of legal documents
In the course of making a proposal for formulation of a legal document, the proposal-making agency or organization may mobilize the participation of research institutes, universities, societies, associations, other related organizations, specialists and scientists in the following activities:
1. Reviewing and evaluating the situation of law enforcement; reviewing and evaluating current legal documents.
2. Conducting sociological surveys and investigations; evaluating the actual status of social relations concerning the policies determined in the proposal.
3. Collecting, studying and comparing documents and treaties related to the policies determined in the proposal.
4. Conducting regulatory impact assessment for the policies determined in the proposal.
Article 12. Government’s giving of opinions on proposals for formulation of legal documents not to be submitted by the Government and recommendations on laws and ordinances
1. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Government Office and related agencies and organizations in. preparing the Government’s opinions on proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee not to be submitted by the Government, and National Assembly deputies’ recommendations on laws and ordinances for discussion by the Government.
When necessary, the Ministry of Justice may send dossiers of proposal for formulation of laws and resolutions of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, not to be submitted by the Government, and National Assembly deputies’ recommendations on laws and ordinances to related ministries and ministerial-level agencies for opinion; hold meetings with the participation of representatives of the proposal- making agencies, ministries, ministerial-level agencies, related agencies and organizations, specialists and scientists to collect their opinions on the proposals.
2. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office in, accepting opinions of the Government in order to revise draft documents on the Government’s opinions on proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee not to be submitted by the Government, and National Assembly deputies’ recommendations on laws and ordinances for submission to the Prime Minister for consideration and decision.
Section 3. APPRAISAL OF PROPOSALS FOR FORMULATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 13. Responsibility to appraise proposals for formulation of legal documents
1. The Ministry of Justice shall:
a/ Organize the appraisal of proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly and ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee to be submitted by the Government, and decrees of the Government, ensuring the drafting schedule and quality;
b/ Study contents related to proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees of the Government;
c/ When necessary, hold appraisal consultancy meetings or establish appraisal consultancy councils with the participation of representatives of the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Government Office, related agencies and organizations, specialists and scientists;
d/ Request agencies that make proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees of the Government, to explain about the proposals and provide information and documents relating to the policies determined in the proposals;
dd/ When necessary, organize seminars and talks about proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees* of the Government.
2. Provincial-level Justice Departments shall:
a/ Organize the appraisal of proposals for formulation of resolutions of provincial-level Councils to be submitted by provincial-level People’s Committees, ensuring drafting schedule and quality;
b/ Study contents related to resolution formulation proposals;
c/ When necessary, hold appraisal consultancy meetings or form appraisal consultancy councils with the participation of representatives of provincial-level Departments of Finance; Home Affairs; and Labor, War Invalids and Social Affairs, provincial-level People’s Committee Offices, related agencies and organizations, specialists and scientists;
d/ When necessary, hold seminars and talks about resolution formulation proposals.
Article 14. Responsibilities of agencies making proposals for formulation of legal documents and agencies involved in appraisal of proposals for formulation of legal documents
1. A ministry or ministerial-level agency that makes a proposal for formulation of a law or an ordinance of the National Assembly, an ordinance or a resolution of the National Assembly Standing Committee, or a decree of the Government shall:
a/ Send a proposal dossier as prescribed in Clause 1, Article 37 or Article 87 of the Law to the Ministry of Justice for appraisal;
b/ Provide relevant information and documents; give explanations about the proposal at the request of the Ministry of Justice;
c/ Ensure the participation of the Ministry of Justice and the Government Office in the course of making the proposal; study and accept appraisal opinions and revise the proposal on the basis of appraisal opinions for submission to the Government;
d/ Send the revised proposal, together with an explanatory report on acceptance of appraisal opinions, to the Ministry of Justice when submitting the proposal to the Government.
2. The Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Government Office shall appoint representatives to participate in the appraisal of proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee and decrees of the Government, which are appraised by the Ministry of Justice.
3. An agency or organization that makes a proposal for formulation of a resolution of a provincial-level People’s Council shall:
a/ Send a proposal dossier as prescribed in Article 114 of the Law to the provincial-level Justice Department for appraisal;
b/ Provide relevant information and documents; appoint representatives to join the appraisal consultancy council and attend appraisal meetings at the request of the provincial- level Justice Department;
c/ Ensure the participation of the provincial-level Justice Department and People’s Committee Office in the course of making the proposal; study and accept appraisal opinions and revise the proposal on the basis of appraisal opinions for submission to the provincial-level People’s Committee.
4. The provincial-level Departments of Finance; Home Affairs; and Labor, War Invalids and Social Affairs, and provincial-level People’s Committee Office shall appoint representatives to join the appraisal of a proposal for formulation of a resolution of the provincial-level People’s Council, which is appraised by the provincial-level Justice Department.
Article 15. Receipt and examination of dossiers of proposal for formulation of legal documents
1. The Ministry of Justice shall receive and examine dossiers of proposal for formulation of laws and ordinances of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees of the Government.
In case a dossier fails to meet the requirements specified in Clause 1, Article 37. and Article 87 of the Law, within 2 working days after receiving the dossier, the Ministry of Justice shall request the proposal-making agency to supplement the dossier. The proposal-making agency shall supplement the dossier at the request of the Ministry of Justice.
2. Provincial-level Justice Departments shall receive and examine dossiers of proposal for formulation of resolutions of provincial-level People’s Councils to be submitted by provincial- level People's Committees.
In case a dossier fails to meet the requirements prescribed in Article 114 of the Law, within 2 working days after receiving the dossier, the provincial-level Justice Department shall request the proposal-making agency to supplement the dossier. The proposal-making agency shall supplement the dossier at the request of the provincial-level Justice Department.
Article 16. Appraisal reports
1. Appraisal reports shall be made on the basis of studying, and results of appraisal meetings on, proposals for formulation of legal documents.
2. In case the Ministry of Justice or a provincial-level Justice Department concludes that a proposal for formulation of a legal document is unqualified for submission to the Government or the provincial-level Justice Committee, the Ministry of Justice or the provincial-level Justice Department shall state the reason in the appraisal report.
Section 4. APPROVAL OF PROPOSALS FOR FORMULATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 17. Submission of proposals for formulation of legal documents
1. Proposal-making agencies shall revise and finalize dossiers of proposal for formulation of legal documents for submission to the Government or provincial-level People’s Committees.
2. Responsibility to receive and examine dossiers of proposal for formulation of legal documents:
a/ The Government Office shall receive and examine dossiers of proposal for formulation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees of the Government;
b/ Provincial-level People’s Committee Offices shall receive and examine dossiers of proposal for formulation of resolutions of provincial-level People’s Councils.
In case a dossier is incomplete as prescribed in the Law and this Decree, within 3 working days after receiving the dossier, the provincial-level People’s Committee Office shall request the proposal-making agency to complete the dossier, and shall include the proposal in the agenda of the nearest upcoming working session of the provincial-level People’s Committee within 5 working days after receiving the dossier.
Article 18. Approval of proposals for formulation of legal documents
1. The Government shall consider proposals for formulation of laws and resolutions of the National Assembly; ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; and decrees of the Government at its regular meetings. In case many proposals are made at the same time or according to the working agendas of the Government and the Prime Minister, the Government Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, proposing the holding of a specialized legislative meeting of the Government.
On the basis of the Government’s resolution approving a proposal for legal document formulation, the proposal-making agency shall take the initiative in drafting the document.
2. Provincial-level People’s Committees shall consider and approve proposals for formulation of resolutions of provincial-level People’s Councils at their regular meetings for submission to provincial-level People’s Council Standing Bodies. In case of approval, provincial-level People’s Council Standing Bodies shall issue a document assigning agencies and organizations to submit the draft resolutions, stating the deadline for submission to provincial- level People’s Councils and assigning provincial-level People’s Committees to allocate funds for the drafting.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực