Chương IX: Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 34/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/05/2016 | Số công báo: | Từ số 365 đến số 366 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản QPPL, Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản QPPL,…
1. Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Theo Nghị định số 34, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, nghị định của Chính phủ ngay sau khi nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo Khoản 1 Điều 37 và Điều 87 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
2. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Theo quy định tại Nghị định 34/2016, dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được thảo luận và thông qua tại phiên họp Chính phủ vào tháng 01 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH.
3. Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực được Nghị định số 34 năm 2016 quy định như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các Điều, Khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
- Theo NĐ 34/2016/NĐ-CP, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
- Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ còn quy định trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Nghị định 34 năm 2016 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có Điều, Khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể Điều, Khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều Điều, Khoản hoặc vừa quy định chi tiết các Điều, Khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các Điều, Khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
5. Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
Theo NĐ 34 của Chính phủ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước CHXHCN Việt Nam.
6. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật được Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp tỉnh, HĐND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật của UBND cấp tỉnh, UBND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
7. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ quy định thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31/12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
Nghị định 34 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Văn bản được rà soát, hệ thống hóa gồm các văn bản quy định tại Điều 4 của Luật, trừ Hiến pháp.
1. Việc rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát.
2. Việc hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, đồng bộ; kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản; tuân thủ trình tự hệ thống hóa.
3. Việc rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ;
b) Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình. Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở Tổng cục và tương đương, Cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình;
c) Người đứng đầu tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của bộ, cơ quan ngang bộ.
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Bộ Tư pháp.
2. Trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước:
a) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành; văn bản do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo và văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; văn bản do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo và văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành; văn bản do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo và văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước;
b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân:
a) Ủy ban nhân dân thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân kiến nghị Hội đồng nhân dân xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành;
c) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản.
Thủ trưởng các cơ quan khác đã chủ trì soạn thảo văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản;
d) Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt:
a) Thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành; phối hợp với cơ quan có liên quan kiến nghị Hội đồng nhân dân xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân;
b) Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý trong việc giúp Ủy ban nhân dân thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản.
5. Trường hợp giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính thì Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính trước đó ban hành.
1. Cơ quan, tổ chức và công dân khi phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp thì kiến nghị cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện rà soát văn bản được quy định tại Điều 139 của Nghị định này.
2. Cơ quan nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét để thực hiện rà soát văn bản hoặc chuyển kiến nghị đến cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản, đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức và công dân đã kiến nghị rà soát văn bản.
1. Văn bản được sử dụng để rà soát, hệ thống hóa theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Bản gốc, bản chính;
b) Văn bản đăng trên công báo in, công báo điện tử;
c) Bản sao y bản chính, bản sao lục của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
đ) Văn bản trong Tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
2. Trường hợp có văn bản hợp nhất thì sử dụng văn bản hợp nhất để rà soát, hệ thống hóa.
1. Văn bản là căn cứ để rà soát là văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến văn bản được rà soát, gồm:
a) Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;
b) Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên sau thời điểm ban hành văn bản được rà soát.
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ để rà soát được xác định căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả điều tra, khảo sát và thông tin thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát.
1. Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản:
a) Bãi bỏ toàn bộ văn bản được áp dụng trong trường hợp đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế;
b) Bãi bỏ một phần văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung;
c) Văn bản bị bãi bỏ phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại Điều 157 của Nghị định này.
2. Thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Sửa đổi, bổ sung văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
4. Ban hành văn bản mới được áp dụng trong trường hợp qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.
5. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản được áp dụng trong trường hợp văn bản được rà soát có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo nếu chưa được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế kịp thời và tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Ngưng hiệu lực một phần hoặc toàn bộ văn bản trong một thời hạn nhất định được áp dụng trong trường hợp rà soát văn bản căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh.
1. Kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản được sử dụng trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật; cập nhật thông tin của văn bản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
2. Kết quả rà soát văn bản được sử dụng để phục vụ công tác hợp nhất văn bản, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính.
1. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát; văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, bị ngưng hiệu lực, bị đình chỉ việc thi hành là văn bản cần rà soát.
2. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ngưng hiệu lực, đình chỉ việc thi hành văn bản được sử dụng làm căn cứ ban hành một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát; văn bản có văn bản là căn cứ ban hành được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, bị ngưng hiệu lực, bị đình chỉ việc thi hành là văn bản cần rà soát.
3. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ngưng hiệu lực, đình chỉ văn bản được dẫn chiếu trong nội dung của một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát; văn bản có chứa nội dung được dẫn chiếu đến văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, bị ngưng hiệu lực, bị đình chỉ việc thi hành là văn bản cần rà soát.
4. Văn bản có quy định liên quan đến một hoặc nhiều văn bản ban hành trước đó là căn cứ để rà soát; văn bản được ban hành trước đó là văn bản cần rà soát.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ rà soát văn bản được xác định trên cơ sở các tài liệu, thông tin sau:
1. Điều lệ, cương lĩnh, nghị quyết, thông tri, chỉ thị, tài liệu chính thức khác của Đảng; văn bản, tài liệu chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến văn bản được rà soát;
2. Kết quả điều tra, khảo sát; thông tin kinh tế - xã hội; số liệu và báo cáo thống kê; thông tin, số liệu thực tiễn, tài liệu khác liên quan đến văn bản được rà soát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
1. Hiệu lực của văn bản.
2. Căn cứ ban hành của văn bản.
3. Thẩm quyền ban hành văn bản.
4. Nội dung của văn bản.
1. Đối tượng điều chỉnh của văn bản.
2. Hình thức văn bản.
3. Nội dung của văn bản.
4. Quan hệ xã hội mới cần được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân công người rà soát văn bản ngay sau khi văn bản là căn cứ rà soát được thông qua hoặc ký ban hành.
2. Người rà soát xác định văn bản cần rà soát, báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Người rà soát xem xét, đánh giá phần căn cứ ban hành văn bản được rà soát để xác định và tập hợp đầy đủ văn bản là căn cứ rà soát.
4. Người rà soát xem xét, xác định hiệu lực của văn bản được rà soát theo các trường hợp sau:
a) Trường hợp văn bản được rà soát hết hiệu lực, ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 153 và khoản 1, 2 và 3 Điều 154 của Luật, người rà soát xác định một phần hoặc toàn bộ nội dung, lý do, thời điểm hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của văn bản được rà soát. Việc xác định hiệu lực của văn bản quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Nghị định này.
Trường hợp văn bản được rà soát có văn bản là căn cứ rà soát được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 thì việc xác định các trường hợp hết hiệu lực của văn bản thực hiện theo Điều 78 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996.
Trường hợp văn bản được rà soát có văn bản là căn cứ rà soát được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì việc xác định các trường hợp hết hiệu lực của văn bản thực hiện theo Điều 81 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
Trường hợp văn bản được rà soát có văn bản là căn cứ rà soát được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thì việc xác định các trường hợp hết hiệu lực của văn bản thực hiện theo Điều 53 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
b) Văn bản được xác định hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại Điều 157 của Nghị định này;
c) Văn bản được xác định còn hiệu lực thì tiếp tục được rà soát về thẩm quyền và nội dung theo quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.
5. Người rà soát xem xét, đánh giá thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung của văn bản được rà soát.
6. Người rà soát xem xét, đánh giá nội dung văn bản được rà soát để xác định quy định trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ rà soát.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân công người rà soát văn bản ngay khi tình hình kinh tế - xã hội có sự thay đổi có thể làm cho nội dung của văn bản không còn phù hợp.
2. Người rà soát xác định văn bản cần rà soát, báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Người rà soát căn cứ vào đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát, tập hợp thông tin, tài liệu, văn bản là căn cứ xác định sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội theo quy định tại Điều 146 của Nghị định này.
4. Người rà soát văn bản xem xét, đánh giá văn bản được rà soát để xác định các nội dung quy định tại Điều 148 của Nghị định này.
1. Người rà soát lập Phiếu rà soát văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này trong trường hợp văn bản được rà soát có quy định trái, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản là căn cứ rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Trường hợp kết quả rà soát văn bản có nội dung phức tạp, người rà soát đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện kết quả rà soát.
2. Người rà soát không lập Phiếu rà soát văn bản mà ký vào góc trên của văn bản được rà soát, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm rà soát trong trường hợp văn bản được rà soát không có quy định trái, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản là căn cứ rà soát hoặc còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Người rà soát lập hồ sơ rà soát gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản được rà soát;
2. Văn bản là căn cứ rà soát; tài liệu liên quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội;
3. Phiếu rà soát văn bản;
4. Dự thảo báo cáo kết quả rà soát của cơ quan, đơn vị trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, trong đó đánh giá về hiệu lực, thẩm quyền ban hành, nội dung trái, chồng chéo, mâu thuẫn của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kiến nghị xử lý;
5. Dự thảo văn bản lấy ý kiến cơ quan liên tịch ban hành văn bản được rà soát về việc xử lý kết quả rà soát (nếu có);
6. Dự thảo văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản;
7. Các tài liệu khác có liên quan.
1. Cơ quan, đơn vị rà soát thuộc bộ, cơ quan ngang bộ lấy ý kiến tổ chức pháp chế; cơ quan, đơn vị rà soát thuộc Bộ Tư pháp lấy ý kiến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp; cơ quan, đơn vị rà soát cấp tỉnh lấy ý kiến Sở Tư pháp; cơ quan, đơn vị rà soát cấp huyện lấy ý kiến Phòng Tư pháp về kết quả rà soát văn bản.
Cơ quan rà soát lấy ý kiến cơ quan liên tịch ban hành văn bản được rà soát về kết quả rà soát văn bản.
2. Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ nội dung nhất trí, nội dung không nhất trí và lý do hoặc ý kiến khác.
3. Cơ quan, đơn vị rà soát hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở ý kiến góp ý để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, quyết định xử lý.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả rà soát.
2. Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã lập “Sổ theo dõi văn bản được rà soát” theo Mẫu số 02 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
Việc rà soát văn bản và xử lý kết quả rà soát tại Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo trình tự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước quy định.
Việc rà soát và xử lý kết quả rà soát văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện theo trình tự do Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định.
1. Định kỳ hằng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc trách nhiệm rà soát của mình, bao gồm cả văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 38 của Nghị định này.
2. Văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực là quyết định hành chính, phải được đăng Công báo và đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát (nếu có) hoặc niêm yết tại các địa điểm quy định tại Điều 98 của Nghị định này.
3. Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực được đưa vào danh mục để công bố định kỳ hằng năm là văn bản có thời điểm hết hiệu lực, thời điểm bắt đầu ngưng hiệu lực trong một năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12).
Trường hợp văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc đối tượng của kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố thì cơ quan rà soát đưa văn bản đó vào danh mục văn bản để công bố.
4. Quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Tư pháp; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.
5. Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực được lập theo Mẫu số 03, 04 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
1. Khi phát hiện văn bản trái pháp luật tại thời điểm ban hành thuộc đối tượng kiểm tra thì cơ quan rà soát thực hiện việc kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại Chương VIII của Nghị định này.
2. Khi phát hiện văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung không hợp hiến, hợp pháp tại thời điểm ban hành thì cơ quan rà soát văn bản phối hợp với các cơ quan có liên quan kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
1. Chính phủ kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tổng rà soát hệ thống văn bản; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản.
1. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản cùng điều chỉnh một hoặc nhiều nhóm quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian cụ thể.
2. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo địa bàn nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản đã được ban hành có phạm vi và đối tượng điều chỉnh tại một địa bàn cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước hoặc khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Thủ tướng Chính phủ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình.
Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
2. Nội dung kế hoạch rà soát văn bản bao gồm mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi; thời gian, tiến độ thực hiện; phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện; kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
1. Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn gồm: đánh giá về thực trạng hệ thống văn bản; kiến nghị, đề xuất xử lý văn bản nhằm hoàn thiện pháp luật.
2. Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn phải được xây dựng thành báo cáo và các danh mục văn bản như sau:
a) Báo cáo kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn nêu rõ quá trình tổ chức thực hiện; kết quả đạt được thông qua việc tổng rà soát, rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; các đánh giá về thực trạng hệ thống văn bản được rà soát và kiến nghị, đề xuất xử lý văn bản;
b) Danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.
Các danh mục văn bản được lập theo Mẫu số 03, 04, 05, 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
1. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định công bố kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản.
2. Cơ quan, người quyết định rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn quyết định công bố kết quả rà soát.
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố (sau đây gọi là thời điểm hệ thống hóa) là ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
1. Tập hợp các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa.
2. Kiểm tra lại kết quả rà soát văn bản và rà soát bổ sung.
3. Sắp xếp các văn bản còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Điều 168 của Nghị định này.
4. Công bố các danh mục văn bản và tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực.
1. Việc định kỳ hệ thống hóa văn bản phải được lập thành kế hoạch.
2. Nội dung kế hoạch gồm:
a) Mục đích, yêu cầu hệ thống hóa;
b) Đối tượng, phạm vi hệ thống hóa;
c) Thời gian, tiến độ thực hiện;
d) Phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp;
đ) Kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
1. Tập hợp văn bản và kết quả rà soát văn bản để hệ thống hóa:
a) Văn bản để hệ thống hóa theo định kỳ bao gồm: các văn bản trong Tập hệ thống hóa của kỳ hệ thống hóa trước và các văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hóa hiện tại, gồm cả văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hóa hiện tại nhưng chưa có hiệu lực;
b) Kết quả rà soát văn bản để hệ thống hóa được tập hợp từ cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản.
2. Kiểm tra lại kết quả rà soát văn bản và rà soát bổ sung:
a) Kết quả rà soát văn bản để hệ thống hóa phải được kiểm tra lại để bảo đảm tính chính xác về hiệu lực của văn bản tính đến thời điểm hệ thống hóa;
b) Trường hợp kết quả rà soát văn bản phản ánh không cập nhật tình trạng pháp lý của văn bản hoặc phát hiện văn bản chưa được rà soát theo quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền rà soát phải tiến hành rà soát ngay theo quy định tại Nghị định này.
3. Xác định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa:
a) Trên cơ sở kết quả rà soát văn bản đã được kiểm tra lại và được rà soát bổ sung, người thực hiện hệ thống hóa xác định các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa;
b) Văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa văn bản gồm: văn bản trong Tập hệ thống hóa của kỳ hệ thống hóa trước đã được rà soát xác định còn hiệu lực, văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hóa hiện tại đã được rà soát xác định còn hiệu lực, văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hóa hiện tại nhưng chưa có hiệu lực tính đến thời điểm hệ thống hóa.
4. Lập các danh mục văn bản:
a) Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, gồm cả văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần và văn bản chưa có hiệu lực tính đến thời điểm hệ thống hóa; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới;
b) Các danh mục văn bản được lập theo Mẫu số 03, 04, 05 và 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
5. Sắp xếp các văn bản còn hiệu lực thành Tập hệ thống hóa văn bản:
Căn cứ vào Danh mục văn bản còn hiệu lực, người thực hiện hệ thống hóa văn bản sắp xếp các văn bản thành Tập hệ thống hóa văn bản.
6. Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp công bố kết quả hệ thống hóa văn bản;
b) Kết quả hệ thống hóa văn bản gồm các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản quy định tại khoản 4 và 5 Điều này;
c) Hình thức văn bản công bố kết quả hệ thống hóa văn bản là quyết định hành chính;
d) Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được công bố chậm nhất là 30 ngày đối với văn bản của trung ương, 60 ngày đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp kể từ thời điểm hệ thống hóa.
7. Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan hệ thống hóa văn bản (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan hệ thống hóa văn bản phát hành Tập hệ thống hóa văn bản bằng hình thức văn bản giấy.
Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực ở trung ương và cấp tỉnh phải được đăng Công báo. Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực ở cấp huyện và cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát.
Trường hợp sau khi công bố, phát hiện các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực có sai sót thì tiến hành rà soát lại và đính chính.
Văn bản trong Tập hệ thống hóa văn bản và các danh mục văn bản phải được sắp xếp theo các tiêu chí sau:
1. Lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan hoặc lĩnh vực do cơ quan hệ thống hóa quyết định;
2. Thứ tự văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đến văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn;
3. Thứ tự thời gian ban hành văn bản từ văn bản được ban hành trước đến văn bản được ban hành sau;
4. Tiêu chí khác phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước.
1. Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp chủ trì giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân xây dựng và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch hệ thống hóa.
2. Các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện hệ thống hóa văn bản theo trình tự hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả cho tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ để tổng hợp.
Các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp thực hiện hệ thống hóa văn bản theo trình tự hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp để tổng hợp.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện hệ thống hóa văn bản cấp tỉnh, cấp huyện hệ thống hóa văn bản theo trình tự hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để tổng hợp.
3. Tổ chức pháp chế, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp kiểm tra lại kết quả hệ thống hóa văn bản, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, công bố.
4. Quan hệ phối hợp giữa các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong việc hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản về Bộ Tư pháp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày công bố kết quả hệ thống hóa theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 167 của Nghị định này để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Chế độ báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định sau:
a) Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp; tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm xây dựng báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
b) Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp để Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Thời hạn gửi báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê.
2. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản cần có các nội dung sau:
a) Kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, gồm: số liệu về số văn bản phải rà soát, số văn bản đã được rà soát, kết quả rà soát văn bản, tình hình xử lý văn bản được rà soát; kết quả hệ thống hóa văn bản; kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn;
b) Đánh giá chung về chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa;
c) Đánh giá về thể chế rà soát, hệ thống hóa văn bản; tổ chức, biên chế, kinh phí cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản;
d) Hoạt động phối hợp trong rà soát, hệ thống hóa văn bản; tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản và các điều kiện bảo đảm khác;
đ) Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị;
e) Những vấn đề khác có liên quan.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước cung cấp thông tin về tình hình, kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 186 của Nghị định này.
1. Phiếu rà soát văn bản quy phạm pháp luật (Mẫu số 01 Phụ lục IV).
2. Sổ theo dõi văn bản quy phạm pháp luật được rà soát (Mẫu số 02 Phụ lục IV).
3. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ (Mẫu số 03 Phụ lục IV).
4. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần (Mẫu số 04 Phụ lục IV).
5. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực (Mẫu số 05 Phụ lục IV).
6. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới (Mẫu số 06 Phụ lục IV).
Chapter IX
REVIEW AND SYSTEMATIZATION OF LEGAL DOCUMENTS
Section 1. OBJECTS, PRINCIPLES AND RESPONSIBILITIES FOR REVIEW AND SYSTEMATIZATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 137. Documents to be reviewed and systematized
Documents to be reviewed and systematized include the documents mentioned in Article 4 of the Law, except the Constitution.
Article 138. Principles of review and systematization of documents
1. To review legal documents on a regular basis right upon the availability of a basis for the review; not to omit any document subject to review; to timely process review results; to observe the order of review.
2. To systematize documents on a regular and synchronous basis; to timely announce the Collection of systematized documents which remain effective and lists of documents; to observe the order of systematization.
3. The review and systematization of documents that contain state secrets must comply with the law on state secrets.
Article 139. Responsibilities for review and systematization of documents
1. Responsibilities of a minister or the head of a ministerial-level agency:
a/ A minister or the head of a ministerial-level agency shall review and systematize documents He/she has promulgated or has taken charge of the drafting thereof, and documents submitted by an agency or organization or a National Assembly deputy which regulate matters in the fields under the state management of his/ her ministry or agency;
b/ The head of a specialized unit of a ministry or a ministerial-level agency shall assist his/ her minister or the head of his/ her ministerial-level agency in reviewing and systematizing documents which regulate matters falling within the ambit of the state management functions and tasks of his/ her unit. The head of a legal organization or the head of a unit assigned to perform legal affairs of a general department or an equivalent unit or of a department of a ministry or ministerial-level agency, shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units in, assisting his/ her general director or director in reviewing and systematizing documents which regulate matters falling in the state management sector or field of his/ her agency or unit;
c/ The head of a legal organization of a ministry or a ministerial-level agency shall urge, guide, and summarize the results of, review and systematization of documents of the ministry or ministerial-level agency.
The Director of the Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice shall urge, guide, and summarize the results of, review and systematization of documents of the Ministry of Justice.
2. Responsibilities of the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the State Auditor General:
a/ The Chief Justice of the Supreme People’s Court shall review and systematize documents promulgated by the Judicial Council or Chief Justice of the Supreme People’s Court; documents drafted by the Supreme People’s Court; and documents submitted by agencies, organizations or National Assembly deputies which have contents falling within the ambit of the tasks and powers of the Supreme People’s Court.
The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall review and systematize documents promulgated by him/ her; documents drafted by the Supreme People’s Procuracy; and documents submitted by agencies, organizations or National Assembly deputies which have contents falling within the ambit of the tasks and powers of the Supreme People’s Procuracy.
The State Auditor General shall review and systematize documents promulgated by him/ her; documents drafted by the State Audit Office of Vietnam; and documents submitted by agencies, organizations or National Assembly deputies which have contents falling within the ambit of the tasks and powers of the State Audit Office of Vietnam;
b/ Heads of units of the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy or the State Audit Office of Vietnam shall review and systematize documents under regulations of the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General.
3. Responsibilities of a People’s Committee:
a/ A People’s Committee shall review and systematize documents promulgated by itself and its People’s Council; and coordinate with the standing body of its People’s Council in proposing the People’s Council to process the results of review and systematization of documents of the People’s Council;
b/ The chairperson of a provincial- or district-level People’s Committee shall direct specialized agencies of its People’s Committee in reviewing and systematizing documents promulgated by its People’s Council or by the People’s Committee.
The chairperson of a commune-level People’s Committee shall organize the review and systematization of documents promulgated by the commune-level People’s Council and by his/ her People’s Committee;
c/ The head of a specialized agency of a provincial- or district-level People’s Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the legal department of his/ her People’s Council and relevant agencies in, reviewing and systematizing documents of his/ her People’s Committee and People’s Council which have contents falling within the ambit of state management functions and tasks of his/ her agency.
The head of the legal organization or a unit assigned to perform legal affairs in a specialized agency of a provincial-level People’s Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units in, assisting the head of his/ her specialized agency in reviewing and systematizing documents.
The head of another agency having drafted documents of his/ her People’s Council or People’s Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the legal department of his/ her People’s Council, the director of the provincial-level Justice Department, the head of the district-level Justice Division and relevant agencies in, reviewing and systematizing documents;
d/ The director of the provincial-level Justice Department or the head of the district-level Justice Division shall urge, guide, and summarize the results of, review and systematization of documents of his/ her People’s Council and People’s Committee.
4. Responsibilities of a People’s Committee in a special administrative-economic unit:
a/ To review and systematize documents promulgated by itself and its People’s Council; to coordinate with relevant agencies in proposing its People’s Council to process the results of review and systematization of documents of the People’s Council;
b/ To specifically define responsibilities of agencies under its management in assisting the People’s Committee in reviewing and systematizing documents.
5. In case of dissolution, merger, division, or adjustment of the administrative boundaries, of administrative units, the People’s Committee of the new administrative unit shall review and systematize documents promulgated by the People’s Councils or People’s Committees of the old administrative units.
Section 2. PROPOSALS FOR REVIEW OF LEGAL DOCUMENTS, DOCUMENTS USED FOR REVIEW AND SYSTEMATIZATION, BASES FOR REVIEW, FORMS OF HANDLING REVIEWED LEGAL DOCUMENTS, AND USE OF REVIEW RESULTS
Article 140. Proposal for review of a document
1. An agency, an organization or a citizen shall, when detecting a document that contains unlawful, contradictory, overlapping or inappropriate contents, propose a responsible state agency defined in Article 139 of this Decree to review such document.
2. An agency that receives a proposal for review of a document shall consider reviewing such document or transfer the proposal to an agency responsible for reviewing documents and, at the same time, notify such to the proposing agency, organization or citizen.
Article 141. Documents used for review and systematization
1. A document shall be used for review and systematization in the following order of priority:
a/ Master original, original;
b/ Document published on the printed or e-Cong Bao;
c/ Certified true copy, duplicate made by a competent agency or person;
d/ Document in the national legal database;
dd/ Document in the Collection of systematized legal documents announced by a competent state agency.
2. If a consolidated document is available, it shall be used for review and systematization.
Article 142. Bases for review of a document
1. A document used as a basis for review is a document that is promulgated later and contains provisions relating to the document to be reviewed, including:
a/ A legal document that has the legal effect higher than the document to be reviewed; and a legal document of the agency or person that has promulgated the document to be reviewed;
b/ A treaty which the Socialist Republic of Vietnam accedes to after the promulgation of the document to be reviewed.
2. The socio-economic development situation used as a basis for review shall be identified based on the policies and line of the Party and State; and investigation and survey results and practical information relating to the subjects and scope of regulation of the document to be reviewed.
Article 143. Forms of handling a reviewed document
1. Annulment of the whole or part of a document:
a/ Annulment of the whole of a document shall apply in case the subjects of regulation of such document no longer exist or all provisions of such document are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review, or are no longer suitable to the socio-economic development situation but it is unnecessary to promulgate a replacing document;
b/ Annulment of part of a document shall apply in case some of the subjects of regulation of such document no longer exist or part of the contents of such document is contrary or contradictory to or overlaps that of the document used as a basis for review, or is no longer suitable to the socio-economic development situation but it is unnecessary to promulgate an amending and supplementing document;
c/ An annulled document shall be included in a list to be announced under Article 157 of this Decree.
2. Replacement of a document shall apply in case the whole or majority of contents of such document are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review, or are no longer suitable to the socio-economic development situation.
3. Amendment and supplementation of a document shall apply in case part of contents of such document is contrary or contradictory to or overlaps the document used as a basis for review, or is no longer suitable to the socio-economic development situation.
4. Promulgation of a new document shall apply in case it is detected through a review that a social relation needs to be regulated by another document having a higher legal effect, or that a social relation needs to be regulated but there is not yet any legal provision to regulate it.
5. Suspension from implementation of part or the whole of the contents of a document shall apply in case the reviewed document has unlawful, contradictory or overlapping provisions which, if not being amended, supplemented, annulled or replaced in time and if being further implemented, are likely to cause serious consequences, affecting interests of the State and lawful rights and interests of organizations and individuals.
6. Cessation of the effect of part or the whole of a document for a certain period shall apply in case of review of a document based on socio-economic development situation in order to settle arising socio-economic issues.
Article 144. Use of results of review and systematization of documents
1. Results of review and systematization of documents shall be used to serve the elaboration of legal documents and improvement of the legal system; search in the process of law application and implementation; and update of information on documents to the national legal database.
2. Results of review of documents shall be used to serve the consolidation of documents, codification of legal norms and control of administrative procedures.
Section 3. CONTENTS AND ORDER OF REVIEW OF LEGAL DOCUMENTS AND PROCESSING OF REVIEW RESULTS
Article 145. Identification of documents used as the basis for review and of documents subject to review
1. A document amending, supplementing, replacing, annulling, suspending the implementation of, or ceasing the effect of, one or more document(s) shall be used as a basis for review; a document which is amended, supplemented, replaced or annulled, ceases to be effective, or is suspended from implementation shall be reviewed.
2. A document amending, supplementing, replacing, annulling, ceasing the effect of, or suspending the implementation of, a document used as a basis for promulgation of one or more document(s) shall be used as a basis for review; a document promulgated on the basis of a document which is amended, supplemented, replaced or annulled, ceases to be effective, or is suspended from implementation shall be reviewed.
3. A document amending, supplementing, replacing, annulling, ceasing the effect of, or suspending the implementation of, a document referred to in one or more document(s) shall serve as a basis for review; a document having the contents referred to in the document which is amended, supplemented, replaced or annulled, ceases to be effective, or is suspended from implementation shall be reviewed.
4. A document containing provisions relating to one or more previously promulgated document(s) shall be used as a basis for review; the previously promulgated document shall be reviewed.
Article 146. Identification of socio-economic development situation for review of a document
The socio-economic development situation for review of a document shall be identified based on:
1. The Statutes, Platform, resolutions, circulars, directives and other official documents of the Party; and official documents of competent state agencies which are related to the document to be reviewed;
2. Investigation and survey results; socio-economic information; statistical data and reports; practical information and data, and other materials relating to the document to be reviewed, which are announced by competent state agencies.
Article 147. Contents of review of a document based on another document
1. Effect of the document.
2. Bases for promulgation of the document.
3. Competence to promulgate the document.
4. Contents of the document.
Article 148. Contents of review of a document based on socio-economic development situation
1. Subjects of regulation of the document.
2. Format of the document.
3. Contents of the document.
4. New social relations which need to be regulated by a legal document.
Article 149. Order of review of a document based on another document
1. The head of an agency or a unit shall assign a person to review documents right after the document used as a basis for review is approved or signed.
2. The document-reviewing person shall identify a document to be reviewed and report it to the head of the agency or unit for decision.
3. The document-reviewing person shall consider and assess the bases for promulgation of the reviewed document in order to fully identify and collect the documents used as the basis for review.
4. The document-reviewing person shall consider and determine the effect of the reviewed document as follows:
a/ In case the reviewed document ceases to be effective or is suspended from implementation under Article 153, or Clause 1, 2 or 3, Article 154, of the Law, He/she shall identify part or the whole of the contents, reason for and time of cessation or suspension of the effect, of the reviewed document. The determination of the effect of a document under Clause 4, Article 154 of the Law must comply with Article 38 of this Decree.
In case a document is reviewed based on a document promulgated according to the order and procedures prescribed in the 1996 Law on Promulgation of Legal Documents and the 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Promulgation of Legal Documents, the determination of cases of cessation of the effect of such document must comply with Article 78 of the 1996 Law on Promulgation of Legal Documents.
In case a document is reviewed based on a document promulgated according to the order and procedures prescribed in the 2008 Law on Promulgation of Legal Documents, the determination of cases of cessation of the effect of such document must comply with Article 81 of the 2008 Law on Promulgation of Legal Documents.
In case a document is reviewed based on a document promulgated according to the order and procedures prescribed in the 2004 Law on Promulgation of Legal Documents of People’s Councils and People’s Committees, the determination of cases of cessation of the effect of such document must comply with Article 53 of the 2004 Law on Promulgation of Legal Documents of People’s Councils and People’s Committees;
b/ A document identified as ceasing to be effective or having its effect suspended in part or in whole shall be included in a list for announcement under Article 157 of this Decree;
c/ A document identified as remaining effective shall be further reviewed in terms of competence and content as prescribed in Clauses 5 and 6 of this Article.
5. The document-reviewing person shall consider and assess the competence in terms of format and competence in terms of content of the reviewed document.
6. The document-reviewing person shall consider and assess the contents of the reviewed document for identifying provisions that are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review.
Article 150. Sequence of review of a document based on socio-economic development situation
1. The head of an agency or a unit shall assign a person to review documents right after the socio-economic situation sees a change that is likely to make the contents of a certain document no longer suitable.
2. The document-reviewing person shall identify a document to be reviewed and report it to the head of the agency or unit for decision.
3. The document-reviewing person shall, based on the subjects and scope of regulation of the reviewed document, collect information, materials and documents used as the basis for identifying the change of the socio-economic situation under Article 146 of this Decree.
4. The document-reviewing person shall consider and assess the reviewed document for identifying the contents mentioned in Article 148 of this Decree.
Article 151. Making a document review slip
1. In case a reviewed document has provisions that are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review, or that are no longer suitable to the socio-economic development situation, the document-reviewing person shall make a document review slip according to form No. 01 provided in Appendix No. IV to this Decree
In case the review results have complicated contents, the document-reviewing person shall propose the head of his/ her agency or unit to consider and collect opinions from related agencies and units for improving the review results.
2. In case a reviewed document has no provisions that are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review, or that are still suitable to the socio- economic development situation, the document-reviewing person shall not make a document review slip but shall sign in the top comer of the reviewed document and write his/ her full name and date of review.
Article 152. Making a document review dossier
The document-reviewing person shall make a document review dossier, which must comprise:
1. The reviewed document;
2. The document used as a basis for review and relevant documents on the socio-economic development situation;
3. The document review slip;
4. A draft report on review results, made by the agency or unit of the reviewing person to the minister, head of ministerial-level agency or People’s Committee, containing assessments of the effect, competence to promulgate, and provisions of the reviewed document that are contrary or contradictory to or overlap those of the document used as a basis for review, or that are no longer suitable to the socio-economic development situation, and proposed solutions;
5. A draft document on collection of opinions on the processing of review results (if any) from the agency(ies) that jointly promulgate(s) the document under review;
6. A draft document of the ministry, ministerial-level agency or People’s Committee proposing a competent agency or person to handle the document;
7. Other relevant documents.
Article 153. Collection of opinions on and finalization of a document review dossier
1. A document-reviewing agency or unit of a ministry or ministerial-level agency shall collect opinions from the legal organization; a document-reviewing agency or a unit under the Ministry of Justice shall collect opinions from the Bureau of Legal Documents Post-Review; a provincial-level document-reviewing agency or unit shall collect opinions from the provincial- level Justice Department; and a district-level document-reviewing agency or unit shall collect opinions from the district-level Justice Division, on document review results.
The document-reviewing agency shall collect opinions on the document review results from the agency(ies) that jointly promulgate(s) the document under review.
2. The consulted agency or unit shall give a written reply, clearly stating the contents it agrees and disagrees with and reasons, and other opinions.
3. The document-reviewing agency or unit shall finalize the document review dossier based on the collected opinions before submitting it to the minister, head of ministerial-level agency or People’s Committee for consideration and processing.
Article 154. Processing, or proposing the processing, of document review results
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies or People’s Committees at all levels shall decide on the processing of, or propose competent agencies or persons to process, document review results.
2. Legal organizations, provincial-level Justice Departments, district-level Justice Divisions or commune-level People’s Committees shall open a “Book for monitoring reviewed documents” according to form No. 02 provided in Appendix IV to this Decree.
Article 155. Review of documents and processing of review results at the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the State Audit Office of Vietnam
The review of documents and processing of review results at the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the State Audit Office of Vietnam must comply with the order prescribed by the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General.
Article 156. Review of documents and processing of review results of People’s Councils and People’s Committees in special administrative-economic units
The review of documents and processing of review results of People’s Councils and People’s Committees in special administrative-economic units must comply with the order prescribed by the People’s Committees in special administrative-economic units.
Article 157. Announcement of lists of documents that cease to be effective or have their effect suspended
1. Annually, ministers, heads of ministerial-level agencies, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General or chairpersons of People’s Committees shall announce their lists of documents that cease to be effective or have their effect suspended and fall within their reviewing responsibility, which include detailing documents that cease to be effective, under Clauses 3,4 and 5, Article 38 of this Decree.
2. A document announcing the list of documents that cease to be effective or have their effect suspended is an administrative decision which shall be published in Cong Bao and on the e-portal or website (if any) of the document-reviewing agency or publicly displayed at the places mentioned in Article 98 of this Decree.
3. A document that ceases to be effective or has its effect suspended and is included in a list for annual announcement is a document that has the time of cessation of its effect or the time of commencement of suspension of its effect falling in the same year (from January 1 through December 31).
In case there is a document that ceases to be effective or has its effect suspended and needs to be announced in the previous period but has not been announced yet, the document-reviewing agency shall include such document in the list of documents for announcement.
4. A decision announcing the list of documents that cease to be effective or have their effect suspended, which is issued by a minister, the head of a ministerial-level agency or a provincial-level People’s Committee chairperson, shall be sent to the Ministry of Justice; such decision of a district-level People’s Committee chairperson shall be sent to the provincial-level People’s Committee and Justice Department; and such decision of a commune-level People’s Committee chairperson shall be sent to the district-level People’s Committee and Justice Division, for monitoring and summarization.
5. A list of documents that cease to be effective or have their effect suspended shall be made according to form No. 03 or No. 04 provided in Appendix IV to this Decree.
Article 158. Handling of documents detected to be unlawful at the time of promulgation
1. When detecting an unlawful document at the time of its promulgation which is subject to examination, the document-reviewing agency shall examine such document or propose a competent agency to examine it under Chapter VIII of this Decree.
2. When detecting that a document of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the President, the Government, or the Prime Minister contains provisions that are contrary to the Constitution or a law at the time of its promulgation, the document- reviewing agency shall coordinate with related agencies in proposing a competent agency or person to consider and handle such document.
Section 4. OVERALL REVIEW OF THE SYSTEM OF LEGAL DOCUMENTS, REVIEW OF LEGAL DOCUMENTS BY TOPIC, SECTOR OR GEOGRAPHICAL AREA
Article 159. Overall review of the system of documents
1. The Government shall propose the National Assembly Standing Committee to decide on an overall review of the system of documents; and submit a plan on overall review of the system of documents to the National Assembly Standing Committee for promulgation, and organize the implementation thereof.
2. The Ministry of Justice shall assist the Government in formulating, and act as the focal point in organizing the implementation of, a plan on overall review of the system of documents.
Article 160. Decision on review of documents by topic, sector or geographical area
1. The Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General or chairpersons of People’s Committees at all levels shall decide on a review of documents by topic or sector in order to consider and re-assess documents that jointly regulate one or more groups of social relations within a specified period of time.
2. The Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies or chairpersons of People’s Committees at all levels shall decide on a review of documents by geographical area in order to consider and re-assess the promulgated documents that have a scope and subjects of regulation within a specified geographical area in order to meet state management requirements or in case of adjustment of administrative boundaries.
Article 161. Plan on review of documents by topic, sector or geographical area
1. A minister or the head of a ministerial-level agency shall assist the Prime Minister in formulating a plan on, and organizing, a review of documents by topic, sector or geographical area as decided by the Prime Minister within his/ her state management competence.
The head of a specialized unit of a ministry or ministerial-level agency shall assist his/ her minister or the head of his/ her ministerial-level agency in formulating, and organizing the implementation of, a plan on a review of documents that regulate matters falling within the state management functions and tasks of his/ her unit.
The head of a specialized agency of a provincial- or district-level People’s Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the legal department of the People’s Council and related agencies in, formulating, and organizing the implementation of, a plan on a review of documents of the same-level People’s Committee and People’s Council that regulate matters falling within the state management functions and tasks of his/ her agency.
2. A plan on review of documents must state the purpose, requirements, objects and scope of the review; time and schedule of implementation of the plan; identify responsible and coordinating agencies and units in the plan implementation; and funds and conditions to ensure the plan implementation.
Article 162. Results of overall review of the system of documents and review of documents by topic, sector or geographical area
1. Results of an overall review of the system of documents and a review of documents by topic, sector or geographical area include assessments of the actual status of the system of documents; and recommendations and proposals for handling documents in order to improve the legal system.
2. Results of an overall review of the system of documents and a review of documents by topic, sector or geographical area shall be expressed in a report and lists of documents as follows:
a/ A report on the results of the overall review of the system of documents or review of documents by topic, sector or geographical area, which must clearly state the process of organizing the review; results achieved through the overall review or review; and assessments of the actual status of the system of reviewed documents, and recommendations and proposals for handling documents;
b/ A list of documents remaining effective, including documents that cease to be effective in part: a list of documents that cease to be effective or have their effect suspended in whole; a list of documents that cease to be effective or have their effect suspended in part; and a list of documents that need to be suspended from implementation, have their effect suspended, or be amended, supplemented, replaced, annulled or promulgated.
The above lists of documents shall be made according to forms No. 03, 04, 05 and 06 provided in Appendix IV to this Decree.
Article 163. Announcement of results of overall review of the system of documents or review of documents by topic, sector or geographical area
1. The Government shall submit results of an overall review of the system of documents to the National Assembly Standing Committee for decision to announce these results.
2. An agency or a person that decides on a review of documents by topic, sector or geographical area shall decide on announcement of its results.
Section 5. CONTENTS, ORDER AND PROCEDURES FOR SYSTEMATIZATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 164. Periodical systematization of documents
Effective legal documents shall be periodically systematized and the systematization results shall be announced once every 5 years. The point of time for identifying documents subject to systematization for announcement (below refereed to as the time of systematization) is December 31 of the fifth year counting from the time of the previous systematization.
Article 165. Contents of systematization of documents
1. Collecting documents subject to systematization.
2. Re-checking the results of reviews of documents and conducting additional reviews.
3. Arranging documents that remain effective according to the criteria mentioned in Article 168 of this Decree.
4. Announcing the lists of documents and the Collection of systematized documents that remain effective.
Article 166. Plan on systematization of documents
1. A plan shall be made for the periodical systematization of documents.
2. Such a plan must have the following contents:
a/ Purpose and requirements of the systematization;
b/ Objects and scope of systematization;
c/ Duration and schedule of systematization;
d/ Assignment of responsible and coordinating units;
dd/ Funds and conditions for implementation.
Article 167. Order of systematization of documents
1. Collecting documents and document review results for systematization:
a/ Documents subject to periodical systematization include documents in the Collection of systematized documents in the previous period of systematization and documents promulgated in the current period of systematization, including those that have not yet taken effect;
b/ Document review results for systematization shall be collected from the databases serving the examination, review and systematization of documents of agencies or persons competent to examine, review and systematize documents.
2. Re-checking document review results and conducting additional reviews:
a/ Document review results for systematization shall be re-checked to ensure the accuracy of th e effect of documents by the time of systematization;
b/ If the document review results fail to update the legal status of a document or it is detected that a document has not yet been reviewed under regulations, the agency or person with reviewing competence shall immediately review such document in accordance with this Decree.
3. Identifying documents subject to systematization:
a/ Based on the document review results already re-checked and additionally review results, the document-systematizing person shall identify documents subject to systematization;
b/ Documents subject to systematization include documents in the Collection of systematized documents in the previous period of systematization which have been reviewed and identified as remaining effective; documents promulgated in the current period of systematization which have been reviewed and identified as remaining effective; and documents promulgated in the current period of systematization but not yet taken effect by the time of systematization.
4. Making lists of documents:
a/ A list of legal documents that remain effective, including legal documents that cease to be effective in part and documents that have not yet taken effect by the time of systematization; a list of legal documents that cease to be effective or have their effect suspended in whole; a list of legal documents that cease to be effective or have their effect suspended in part; and a list of legal documents that need to be suspended from implementation, have their effect suspended, or be amended, supplemented, replaced, annulled or promulgated;
b/ The above lists of documents shall be made according to forms No. 03, 04, 05 and 06 provided in Appendix IV to this Decree.
5. Arrangement of documents that remain effective into a Collection of systematized documents:
Based on the list of documents that remain effective, the document-systematizing person shall arrange them into a Collection of systematized documents.
6. Announcement of systematization results:
a/ A minister, the head of a ministerial-level agency, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General, or the chairperson of a People’s Committee shall announce document systematization results;
b/ Document systematization results include the lists of documents and the Collection of systematized documents prescribed in Clauses 4 and 5 of this Article;
c/ A document announcing document systematization results shall be issued in the form of administrative decision;
d/ Document systematization results shall be announced within 30 days, for documents promulgated by central agencies, or 60 days, for documents promulgated by People’s Councils and People’s Committees at all levels, from the time of systematization.
7. Document systematization results shall be published on the e-portal or website (if any) of the document-systematizing agency. When necessary, such agency shall issue the Collection of systematized documents in paper form.
The lists of documents promulgated by central and provincial-level agencies which cease to be effective or have their effect suspended shall be published in Cong Bao. The lists of documents promulgated by district-level agencies which cease to be effective or have their effect suspended shall be publicly displayed at the offices of the document-reviewing agencies.
After being announced, if the lists of documents and the Collection of systematized effective documents are found to contain errors, such documents shall be re-reviewed and errors shall be corrected.
Article 168. Criteria for arrangement of documents in the Collection of systematized documents and lists of documents
Documents in the Collection of systematized documents and lists of documents shall be arranged according to the following criteria:
1. State management field of an agency or field decided by the document-systematizing agency.
2. Sequence of documents, in the descending order of their legal effect.
3. Chronological sequence of promulgation of documents, from those promulgated first to those promulgated later.
4. Other criteria to meet state management requirements.
Article 169. Coordination among agencies and units in the systematization of documents
1. Legal organizations of ministries or ministerial-level agencies, the Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice, provincial-level Justice Departments or district-level Justice Divisions shall assist their ministers, heads of their ministerial-level agencies or their People’s Committees in formulating plans on systematization of documents and act as the focal points in organizing the implementation thereof.
2. Specialized units of ministries or ministerial-level agencies shall systematize documents according to the sequence of systematization of documents and send document systematization results to the legal organizations of their ministries or ministerial-level agencies for summarization.
A specialized unit of the Ministry of Justice shall systematize documents according to the sequence of systematization of documents and send document systematization results to the Bureau of Legal Documents Post-Review for summarization.
Provincial- or district-level document-systematizing agencies and units shall systematize documents according to the sequence of systematization of documents and send document systematization results to provincial-level Justice Departments or district-level Justice Divisions for summarization.
3. Legal organizations, the Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice, provincial-level Justice Departments or district-level Justice Divisions shall re- check document systematization results and submit them to their ministers, the heads of their ministerial-level agencies or the chairpersons of their People’s Committees for consideration and announcement.
4. Coordination among units managed by the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy or the State Audit Office of Vietnam in the systematization of documents must comply with regulations of the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the State Auditor General.
5. Ministries, ministerial-level agencies or provincial-level People’s Committees shall send reports on document systematization results within 20 days from the date of announcement of these results under Point d, Clause 6, Article 167 of this Decree to the Ministry of Justice for monitoring, summarization and reporting to the Prime Minister.
Section 6. REPORTING REGIME, FORMS USED IN THE REVIEW AND SYSTEMATIZATION OF LEGAL DOCUMENTS
Article 170. Annual reporting regime
1. Annual reporting on the review and systematization of documents by ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees at all levels is prescribed as follows:
a/ The Bureau of Legal Documents Post-Review of the Ministry of Justice, legal organizations of ministries or ministerial-level agencies, provincial-level Justice Departments, district-level Justice Divisions or justice-civil status officers shall make annual reports on the review and systematization of documents and submit them to their ministers, the heads of their ministerial-level agencies or the chairpersons of their People’s Committees.
b/ Annual reports on the review and systematization of documents of ministries, ministerial- level agencies and provincial-level People’s Committees shall be sent to the Ministry of Justice for summarization and reporting to the Prime Minister.
Annual reports on the review and systematization of documents of district-level People’s Committees shall be sent to provincial-level People’s Committees and Justice Departments and provincial-level Justice Departments shall summarize and report them to provincial-level People’s Committees.
Annual reports on the review and systematization of documents of commune-level People’s Committees shall be sent to district-level People’s Committees and Justice Divisions, and district- level Justice Divisions shall summarize and report them to district-level People’s Committees.
c/ The time limit for sending reports and the time of collecting data for annual reporting on the review and systematization of documents must comply with the statistical law.
2. Annually, based on reports on the review and systematization of documents of ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees as prescribed in Clause 1 of this Article, the Ministry of Justice shall summarize and report them to the Prime Minister.
3. An annual report on the review and systematization of documents must have the following contents:
a/ Results of the review and systematization of documents, including data on the number of documents subject to review and number of documents already reviewed, document review results, and handling of the reviewed documents; document systematization results; and results of review of documents by topic, sector or geographical area;
b/ General assessment of the quality of the elaboration and promulgation of documents subject to review or systematization;
c/ Assessment of institutions on the review and systematization of documents; organization, payroll and funds for the review and systematization of documents;
d/ Coordination in the review and systematization of documents; training and retraining in and other conditions for the review and systematization of documents;
dd/ Difficulties, problems and recommendations;
e/ Other relevant matters.
4. The Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the State Auditor General shall provide information on the situation and results of review and systematization of documents under Point dd, Clause 1, Article 186 of this Decree.
Article 171. Forms used in the review and systematization of documents
1. Slip of review of legal documents (form No. 01 provided in Appendix IV).
2. Book for monitoring reviewed legal documents (form No. 02 provided in Appendix IV).
3. List of legal documents that cease to be effective or have their effect suspended in whole (form No. 03 provided in Appendix IV).
4. List of legal documents that cease to be effective or have their effect suspended in part (form No. 04 provided in Appendix IV).
5. List of legal documents that remain effective (form No. 05 provided in Appendix IV).
6. List of legal documents which need to be suspended from implementation, have their effect suspended, or be amended, supplemented, replaced, annulled or promulgated (form No. 06 provided in Appendix IV).