Chương IV: Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 34/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/05/2016 | Số công báo: | Từ số 365 đến số 366 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản QPPL, Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản QPPL,…
1. Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Theo Nghị định số 34, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, nghị định của Chính phủ ngay sau khi nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo Khoản 1 Điều 37 và Điều 87 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
2. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Theo quy định tại Nghị định 34/2016, dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được thảo luận và thông qua tại phiên họp Chính phủ vào tháng 01 của năm trước năm dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH.
3. Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực được Nghị định số 34 năm 2016 quy định như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các Điều, Khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
- Theo NĐ 34/2016/NĐ-CP, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
- Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ còn quy định trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Nghị định 34 năm 2016 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có Điều, Khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể Điều, Khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều Điều, Khoản hoặc vừa quy định chi tiết các Điều, Khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các Điều, Khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
5. Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật
Theo NĐ 34 của Chính phủ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước CHXHCN Việt Nam.
6. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật được Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp tỉnh, HĐND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật của UBND cấp tỉnh, UBND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
7. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Mặt khác, Nghị định 34/2016/NĐ quy định thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31/12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
Nghị định 34 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật.
2. Bảo đảm sự tham gia của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Gửi hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan địa phương đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến.
4. Chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết sau khi Chính phủ quyết định trình dự án luật, pháp lệnh.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì soạn thảo:
a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật;
b) Nghị định của Chính phủ nếu thấy cần thiết.
2. Thành phần Ban soạn thảo theo quy định tại Điều 53 và điểm b khoản 2 Điều 90 của Luật.
Ban soạn thảo chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi văn bản được ban hành.
3. Ban soạn thảo hoạt động theo các nguyên tắc sau:
a) Thảo luận tập thể;
b) Bảo đảm tính minh bạch, tính khách quan và khoa học;
c) Đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban soạn thảo, thành viên Ban soạn thảo.
4. Cuộc họp của Ban soạn thảo được tiến hành theo quy định sau:
a) Trưởng Ban soạn thảo triệu tập cuộc họp của Ban soạn thảo tùy theo tính chất, nội dung của dự án, dự thảo và yêu cầu về tiến độ soạn thảo;
b) Cuộc họp của Ban soạn thảo có sự tham dự của đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và các thành viên Tổ biên tập;
c) Tại cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo thảo luận những vấn đề quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật;
d) Tài liệu họp Ban soạn thảo phải được cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị và gửi đến các thành viên Ban soạn thảo chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
1. Trường hợp thành lập Ban soạn thảo thì Trưởng Ban soạn thảo có thể thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo. Thành viên Tổ biên tập do cơ quan, tổ chức có đại diện là thành viên Ban soạn thảo cử, các chuyên gia, nhà khoa học và không quá 1/2 số thành viên là các chuyên gia của cơ quan chủ trì soạn thảo.
Tổ trưởng Tổ biên tập là thành viên Ban soạn thảo, do Trưởng Ban soạn thảo chỉ định, có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban soạn thảo về công việc được giao. Thành viên Tổ biên tập có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Tổ biên tập và chịu sự phân công của Tổ trưởng Tổ biên tập.
2. Trường hợp không thành lập Ban soạn thảo thì cơ quan chủ trì soạn thảo có thể thành lập Tổ biên tập với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và các chuyên gia của cơ quan chủ trì soạn thảo.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung được giao quy định chi tiết có trách nhiệm:
a) Đề xuất văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, trong đó nêu rõ tên văn bản được quy định chi tiết, điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết; dự kiến tên văn bản quy định chi tiết, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp, thời hạn trình ban hành;
b) Tập hợp các nội dung luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước giao cho địa phương quy định chi tiết;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua; trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ký ban hành, bộ, cơ quan ngang bộ gửi danh mục văn bản quy định chi tiết quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này đến Bộ Tư pháp.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, tổng hợp các đề xuất để lập danh mục văn bản quy định chi tiết quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này; gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ được dự kiến phân công soạn thảo;
b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ lập và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật;
c) Thông báo bằng văn bản cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định trình Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định danh mục nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
1. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết:
a) Bảo đảm chất lượng, tiến độ soạn thảo, thời hạn trình văn bản quy định chi tiết theo quyết định ban hành danh mục văn bản quy định chi tiết của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành;
b) Chậm nhất là ngày 23 hằng tháng, cập nhật thông tin điện tử hoặc gửi thông tin về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước về tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp để theo dõi và tổng hợp. Chậm nhất là ngày 25 hằng tháng, tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp cập nhật thông tin điện tử hoặc gửi thông tin về Bộ Tư pháp;
c) Trường hợp đề nghị điều chỉnh thời điểm trình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, cơ quan chủ trì soạn thảo phải có văn bản đề nghị nêu rõ lý do, giải pháp, thời hạn thực hiện và gửi về Bộ Tư pháp hoặc Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
2. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp:
a) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết;
b) Hằng quý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, tiến độ và những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết.
3. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:
a) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước ở địa phương để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết;
b) Hằng quý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về tình hình, tiến độ và những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ kết quả rà soát và yêu cầu quản lý nhà nước đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, thay thế, bãi bỏ nghị định của Chính phủ có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Tư pháp để thẩm định theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Sau khi Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp vào chương trình công tác của Chính phủ; theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo, trình nghị định quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 và 3 Điều 19 của Luật nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính sách phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đề xuất chính sách mới, cơ quan, tổ chức đề xuất chính sách mới có trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động đối với chính sách mới.
Báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới được xây dựng theo quy định tại Điều 5, 6, 7, điểm a khoản 1 Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này và được đưa vào hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định.
Đối với văn bản do Chính phủ trình, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm báo cáo Chính phủ về nội dung chính sách mới (nếu có); đối với văn bản không do Chính phủ trình, Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thẩm tra để kịp thời báo cáo Chính phủ về nội dung chính sách mới (nếu có).
2. Khi soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới (nếu có) trước khi soạn thảo văn bản.
Báo cáo đánh giá tác động của chính sách được xây dựng theo quy định tại Điều 5, 6, 7, điểm a khoản 1 Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này.
3. Trường hợp phát sinh chính sách mới trong quá trình soạn thảo nghị định quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật; quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tính quy định chi tiết văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 128 của Luật thì cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách theo quy định của Luật và Nghị định này trước khi soạn thảo văn bản.
Trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể huy động sự tham gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan hoặc các chuyên gia, nhà khoa học vào các hoạt động sau:
1. Đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo văn bản;
2. Soạn thảo văn bản và các hoạt động khác theo đề nghị của cơ quan chủ trì soạn thảo.
1. Xử lý hồ sơ dự án, dự thảo tại Văn phòng Chính phủ:
a) Văn phòng Chính phủ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, dự thảo. Trường hợp hồ sơ dự án, dự thảo không đầy đủ, chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ có văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, dự thảo, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định đưa ra phiên họp Chính phủ.
Trường hợp quy định tại Điều 60, Điều 94, khoản 1 Điều 100 của Luật, chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày Văn phòng Chính phủ nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp giữa các cơ quan có liên quan. Chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày cuộc họp được tổ chức, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ.
2. Xử lý hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự thảo. Trường hợp hồ sơ dự thảo không đầy đủ, chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, quyết định việc đưa ra phiên họp của Ủy ban nhân dân.
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan tiếp thu ý kiến của Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; tờ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, nghị quyết; trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nghị định sau khi Chính phủ thông qua.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo không do Chính phủ trình, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm báo cáo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ phân công bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị ý kiến của Chính phủ. Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm gửi văn bản tham gia ý kiến về những nội dung của dự án, dự thảo đến bộ, cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ phân công chủ trì chuẩn bị ý kiến.
3. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của cơ quan chủ trì chuẩn bị ý kiến, Thủ tướng Chính phủ quyết định thảo luận dự án, dự thảo tại phiên họp của Chính phủ.
4. Trên cơ sở văn bản tham gia ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ phân công chuẩn bị ý kiến chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp tổng hợp, hoàn thiện văn bản tham gia ý kiến của Chính phủ; thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký văn bản, gửi đến cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành một văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành trong các trường hợp sau:
a) Khi cần hoàn thiện pháp luật để kịp thời thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Khi cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ đồng thời nhiều văn bản mà nội dung được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc cùng một lĩnh vực hoặc có mối liên quan chặt chẽ để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;
c) Trong văn bản đề nghị ban hành có nội dung liên quan đến một hoặc nhiều văn bản khác do cùng một cơ quan ban hành mà trong văn bản đề nghị ban hành có quy định khác với văn bản đó;
d) Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành một văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thủ tướng Chính phủ tự mình hoặc theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 146 và khoản 3 Điều 147 của Luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tự mình hoặc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 146 và khoản 4 Điều 147 của Luật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 146 và khoản 4 Điều 147 của Luật.
4. Nội dung của văn bản đề nghị theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này phải nêu rõ căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, tên văn bản, sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; nội dung chính của văn bản; dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo và thời gian trình văn bản.
1. Xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành:
Ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 151 và Điều 152 của Luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo phải dự kiến cụ thể ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở bảo đảm đủ thời gian để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp cận văn bản, các đối tượng thi hành có điều kiện chuẩn bị thi hành văn bản.
2. Xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực:
a) Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
b) Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
c) Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật có trách nhiệm:
a) Lập, công bố theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền công bố danh mục các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết theo quy định tại khoản 2 Điều này trước ngày văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản để thay thế văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực toàn bộ quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan đã ban hành các văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực có trách nhiệm:
a) Công bố danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật trước ngày các văn bản đó hết hiệu lực;
b) Quy định việc bãi bỏ các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực tại điều khoản thi hành của văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản quy định chi tiết.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Lập, công bố theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp công bố danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần theo quy định tại khoản 2 Điều này do mình ban hành và do Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành trước ngày văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành văn bản để thay thế văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực toàn bộ quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh số thứ tự của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để tạo thuận lợi cho việc theo dõi, tham gia ý kiến đối với dự thảo.
2. Việc đánh số thứ tự của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:
a) Dự thảo 1 là dự thảo được đơn vị chủ trì soạn thảo trình Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo;
b) Dự thảo 2 là dự thảo được Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định gửi và đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc của cơ quan chủ trì soạn thảo, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến;
c) Dự thảo 3 là dự thảo được gửi đến cơ quan thẩm định sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Dự thảo 4 là dự thảo đã tiếp thu ý kiến thẩm định và trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trình Chính phủ xem xét, thông qua đối với dự thảo nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành đối với dự thảo quyết định; trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, ban hành đối với dự thảo thông tư và thông tư liên tịch; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc trình Hội đồng nhân dân đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân; trình Ủy ban nhân dân xem xét, ban hành quyết định;
đ) Dự thảo 5 là dự thảo được chỉnh lý về mặt kỹ thuật sau khi tiếp thu ý kiến của Chính phủ và trước khi Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký hoặc ủy quyền ký trình Quốc hội đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trước khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đối với dự thảo nghị định; sau khi tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ý kiến của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước khi ký ban hành đối với thông tư và thông tư liên tịch; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Tổ chức thẩm định dự án, dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
2. Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan.
3. Tổ chức họp tư vấn thẩm định, thành lập Hội đồng thẩm định.
4. Đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cử đại diện phối hợp thẩm định.
5. Bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
1. Gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
3. Cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo trên cơ sở ý kiến thẩm định để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định.
Trường hợp hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 58, khoản 2 Điều 92, khoản 2 Điều 98, khoản 4 Điều 109 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị. Thời điểm thẩm định được tính từ ngày Bộ Tư pháp nhận đủ hồ sơ.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58, khoản 1 Điều 92 và khoản 1 Điều 98 của Luật.
2. Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, đại diện các cơ quan, tổ chức khác có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học.
Tổng số thành viên của Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. Trường hợp thẩm định dự án, dự thảo do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo hoặc dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì đại diện Bộ Tư pháp không quá 1/3 tổng số thành viên.
3. Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
4. Trong trường hợp không thành lập Hội đồng thẩm định, Bộ Tư pháp có thể tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học.
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định. Cuộc họp chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Trường hợp không thể tham gia cuộc họp của Hội đồng, thành viên Hội đồng phải gửi Chủ tịch Hội đồng ý kiến của mình bằng văn bản.
2. Tài liệu họp Hội đồng thẩm định phải được Bộ Tư pháp gửi đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
1. Báo cáo thẩm định được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trường hợp Bộ Tư pháp kết luận dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Chính phủ thì phải nêu rõ lý do trong báo cáo thẩm định.
1. Tổ chức thẩm định dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
2. Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan.
3. Đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan.
4. Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công các đơn vị khác phối hợp thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định.
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm:
a) Gửi hồ sơ dự thảo đến tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo theo yêu cầu của tổ chức pháp chế;
b) Nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trên cơ sở ý kiến thẩm định; báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đồng thời gửi bản giải trình đến tổ chức pháp chế.
2. Các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Cử đại diện tham gia thẩm định theo đề nghị của tổ chức pháp chế;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định theo yêu cầu của tổ chức pháp chế.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định đối với các thông tư quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm Chủ tịch, Thư ký và các thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Tổng số thành viên của Hội đồng tư vấn thẩm định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định, trong đó đại diện của tổ chức pháp chế không quá 1/3 tổng số thành viên.
2. Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Tài liệu họp Hội đồng tư vấn thẩm định phải được đơn vị chủ trì thẩm định gửi đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
4. Trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về dự thảo thông tư, tổ chức pháp chế chủ trì thẩm định có trách nhiệm hoàn thành báo cáo thẩm định gửi đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
1. Tổ chức thẩm định dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
2. Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan.
3. Tổ chức họp tư vấn thẩm định, thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định.
4. Tham gia các hoạt động của cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo văn bản.
5. Đề nghị các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành của tỉnh cử đại diện phối hợp thẩm định.
6. Bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có liên quan.
1. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật. Hội đồng gồm Chủ tịch là lãnh đạo Sở Tư pháp, Thư ký là đại diện Sở Tư pháp và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
2. Tổng số thành viên của Hội đồng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định. Đối với trường hợp thẩm định dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì đại diện Sở Tư pháp không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng.
3. Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Cuộc họp chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Trường hợp không thể tham gia cuộc họp của Hội đồng, thành viên Hội đồng phải gửi Chủ tịch Hội đồng ý kiến của mình bằng văn bản.
2. Tài liệu họp Hội đồng phải được Sở Tư pháp gửi đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
3. Cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định được tiến hành theo trình tự sau:
a) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản;
b) Thành viên Hội đồng thảo luận về nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 121 của Luật và những vấn đề khác liên quan đến nội dung dự thảo văn bản. Trước khi thành viên Hội đồng thảo luận, Thư ký Hội đồng đọc văn bản góp ý kiến của thành viên Hội đồng vắng mặt;
c) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung dự thảo theo đề nghị của thành viên Hội đồng;
d) Chủ tịch Hội đồng kết luận và nêu rõ ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Thư ký Hội đồng tư vấn thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng ký.
1. Báo cáo thẩm định được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trường hợp Sở Tư pháp kết luận dự thảo chưa đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phải nêu rõ lý do trong báo cáo thẩm định.
1. Tổ chức thẩm định dự thảo đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
2. Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan.
3. Tham gia các hoạt động của cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo văn bản.
4. Đề nghị các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các ban, ngành của huyện có ý kiến đối với dự thảo văn bản trước khi tiến hành thẩm định.
1. Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Đối với dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực thì trước khi tiến hành thẩm định, Phòng Tư pháp có thể tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của các cơ quan, ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học.
3. Trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về dự thảo, Phòng Tư pháp có trách nhiệm hoàn thành báo cáo thẩm định gửi đơn vị chủ trì soạn thảo. Trường hợp Phòng Tư pháp kết luận dự thảo chưa đủ điều kiện trình theo quy định tại khoản 2 Điều 134 và khoản 3 Điều 139 của Luật thì phải nêu rõ lý do trong báo cáo thẩm định.
Chapter IV
DRAFTING AND APPRAISAL OF DRAFT LEGAL DOCUMENTS
Section 1. DRAFTING OF LEGAL DOCUMENTS
Article 25. Responsibilities of agencies and organizations in charge of drafting legal documents
1. To perform the tasks prescribed by the Law.
2. To ensure the participation of the Ministry of Justice and the Government Office in the course of drafting legal documents.
3. To send dossiers of draft legal documents to the Vietnam Fatherland Front’s Central Committee, for legal documents of central agencies; to Vietnam Fatherland Front’s Committees of the same level, for legal documents of local agencies; or to the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, for legal documents concerning rights and obligations of enterprises, to collect their opinions.
4. To prepare draft detailing documents after the Government decides to submit the relevant draft laws and ordinances.
Article 26. Establishment and operation of Drafting Boards
1. A minister or ministerial-level agency head shall establish a Drafting Board in case his/ her ministry or agency is assigned to take charge of drafting:
a/ A law or an ordinance of the National Assembly, or an ordinance or a resolution of the National Assembly Standing Committee to be submitted by the Government, except the case prescribed in Clause 1, Article 52 of the Law;
b/ A decree of the Government, if necessary.
2. The composition of a Drafting Board must comply with Article 53 and Point b. Clause 2, Article 90 of the Law.
A Drafting Board shall terminate its operation and resolve after the legal document is promulgated.
3. The Drafting Board shall operate on the following principles:
a/ Collegial discussion;
b/ Ensuring transparency, objectivity and scientificity;
c/ Upholding personal responsibility of the head and members of the Drafting Board.
4. A meeting of the Drafting Board shall be held as follows:
a/ The head of the Drafting Board shall convene the meeting, depending on the characteristics and contents of the draft legal document and requirements on the drafting schedule:
b/ The meeting shall be attended by representatives of related agencies and organizations, specialists, scientists and members of the editorial group;
c/ Members of the Drafting Board shall discuss issues prescribed in Clause 2, Article 54 of the Law at the meeting;
d/ Documents of the meeting shall be prepared by the agency in charge of the drafting and sent to members of the Drafting Board at least 5 working days before the meeting is held.
Article 27. Establishment of editorial groups
1. In case a Drafting Board is established, its head may set up an editorial group to assist the Drafting Board. The editorial group shall be composed of members appointed by agencies and organizations whose representatives are members of the Drafting Board, specialists and scientists. The editorial group shall have at most half of its members being specialists from the agency in charge of the drafting.
The head of the editorial group is a member of the Drafting Board who shall be appointed by the head of the Drafting Board and report to the head of the Drafting Board on assigned tasks. Members of the editorial group shall participate in all activities of the editorial group and be subject to the assignment of the head of the editorial group.
2. In case no Drafting Board is established, the agency in charge of the drafting may establish an editorial group with the participation of specialists, scientists and experts from the agency in charge of the drafting.
Article 28. Responsibility to propose and make lists of detailing documents
1. Ministries and ministerial-level agencies in charge of drafting legal documents with contents to be assigned for detailing shall:
a/ Propose documents detailing laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and orders and decisions of the President, clearly stating the titles of documents to be detailed; articles, clauses and points to be assigned for detailing; tentative names of detailing documents, agencies in charge of, and agencies coordinating in, the drafting, and intended date of submission and promulgation of the draft;
b/ Collect contents of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and orders or decisions of the President to be assigned to localities for detailing;
c/ Within 20 days after a law or resolution of the National Assembly, an ordinance or a resolution of the National Assembly Standing Committee is passed; or within 10 days after an order or a decision of the President is signed, the ministry or ministerial-level agency in charge of the drafting shall send to the Ministry of Justice a list of detailing documents prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article.
2. The Ministry of Justice shall:
a/ Receive and summarize proposals so as to make lists of detailing documents specified at Points a and b, Clause 1 of this Article and send them to ministries and ministerial-level agencies to be assigned to draft such detailing documents for opinion;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office in, making and submitting to the Prime Minister for consideration and decision lists of documents detailing laws and resolution of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and orders and decisions of the President according to Clause 2, Article 82 of the Law;
c/ Notify in writing provincial-level People’s Councils and People’s Committees of lists of contents to be assigned to localities for detailing prescribed at Point b, Clause 1 of this Article.
3. Provincial-level Justice Departments shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level People’s Council Offices and related agencies and organizations in, making and submitting to provincial- level People’s Council Standing Bodies for decision lists of resolutions of provincial-level People’s Councils which detail laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committees, and orders and decisions of the President;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level People’s Committee Offices and related agencies and organizations in, making and submitting to provincial- level People’s Committee chairpersons lists of decisions of provincial-level People’s Committees which detail laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committees, and orders and decisions of the President.
Article 29. Responsibility to formulate, and monitor and urge the formulation of, detailing documents
1. Responsibilities of agencies in charge of drafting detailing documents:
a/ To ensure drafting quality and schedule and comply with the deadlines for submission of detailing documents as prescribed in decisions promulgating lists of detailing documents issued by the Prime Minister, provincial-level People’s Committee chairpersons and provincial-level People’s Council Standing Bodies;
b/ By the 23rd every month, to update e-information or send information on the formulation and promulgation of detailing documents to legal organizations of ministries or ministerial-level agencies or provincial-level Justice Departments for monitoring and summarization. By the 25th every month, legal organizations of ministries or ministerial-level agencies or provincial-level Justice Departments shall update e-information or send information to the Ministry of Justice;
c/ In case of proposing to adjust the time for submitting a detailing document, the agency in charge of the drafting shall make a written proposal, clearly stating the reason, solutions and implementation schedule and send such proposal to the Ministry of Justice or provincial-level Justice Department for summarization and reporting to the Prime Minister or to the provincial- level People’s Committee chairperson for consideration and decision.
2. Responsibilities of the Ministry of Justice:
a/ To monitor, urge and examine the drafting of detailing documents, ensuring drafting schedule and quality;
b/ Quarterly, to report to the Prime Minister on the situation, progress and matters arising in the course of drafting detailing documents.
3. Responsibilities of provincial-level Justice Departments:
a/ To monitor, urge and examine the drafting of detailing documents in localities, ensuring drafting schedule and quality;
b/ Quarterly, to report to provincial-level People’s Committee chairpersons and Ministry of Justice on the situation, progress and matters arising in the course of drafting detailing documents.
Article 30. Responsibility to formulate, and monitor and urge the promulgation of, new decrees of the Government and decrees amending, supplementing, replacing or annulling existing ones
1. Ministries and ministerial-level agencies shall base on review results and state management requirements to propose promulgating new decrees of the Government and amending, supplementing, replacing and annulling existing ones and send proposal dossiers to the Ministry of Justice for appraisal according to Chapter II of this Decree.
2. After the Government approves decree formulation proposals, the Government Office shall include such proposals into the Government’s working program; and monitor and urge the drafting and submission of decrees as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 31. Regulatory impact assessment for policies determined in draft legal documents
1. In the course of drafting, appraising, verifying, considering and giving opinions on drafts of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and decrees of the Governments as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 19 of the Law, if such documents are proposed to be added with new policies, the agencies, organizations and individuals proposing the policies shall make regulatory impact assessment reports for such new policies within 10 days after proposing new policies.
Regulatory impact assessment reports for new policies shall be made according to Articles 5, 6 and 7; Point a, Clause 1, Article 8; and Article 9, of this Decree and included in dossiers of draft laws, resolutions, ordinances and decrees.
For documents to be submitted by the Government, agencies in charge of drafting the documents shall report to the Government on the contents of new policies (if any); for documents not to be submitted by the Government, the Ministry of Justice shall coordinate with verification agencies so as to timely report to the Government on the contents of new policies (if any).
2. Before drafting decisions of the Prime Minister and circulars of ministries and ministerial-level agencies prescribed in Clause 2, Article 24 of the Law, agencies in charge of the drafting shall make regulatory impact assessment reports for new policies (if any).
Regulatory impact assessment reports shall be made according to Articles 5, 6 and 7; Point a, Clause 1, Article 8; and Article 9, of this Decree.
3. In case new policies are proposed to be added to a draft decree detailing a law or resolution of the National Assembly, an ordinance or a resolution of the National Assembly Standing Committee, or an order or a decision of the President prescribed in Clause 1, Article 19 of the Law; or a draft decision of a provincial-level People’s Committee detailing a document of a superior state agency prescribed at Point c, Article 128 of the Law in the course of drafting such decree or decision, the agency in charge of the drafting shall conduct regulatory impact assessment in accordance with the Law and this Decree before drafting the decree or decision.
Article 32. Participation of organizations and individuals in the course of drafting legal documents
In the course of drafting legal documents, agencies in charge of the drafting may mobilize the participation of research institutes, universities, societies, associations and other related organizations or specialists and scientists in the following activities:
1. Conducting regulatory impact assessment for policies determined in draft legal documents.
2. Drafting documents and conducting other activities at the request of agencies in charge of the drafting.
Article 33. Processing of dossiers of draft legal documents at the Government Office and provincial-level People’s Committee Offices
1. Processing of the dossier of a draft legal document at the Government Office:
a/ The Government Office shall receive and examine the dossier. In case the dossier is incomplete, within 3 working days after receiving it, the Government Office shall request in writing the agency in charge of the drafting to supplement and complete the dossier;
b/ Within 5 working days after receiving a complete dossier, the Government Office shall submit it to the Prime Minister for the latter to consider and decide to bring it to the Government’s meeting;
In the cases prescribed in Articles 60 and 94; and Clause 1, Article 100, of the Law, within 7 days after the Government Office receives a complete dossier, the Minister-Chairperson of the Government Office shall hold a meeting of related agencies. Within 7 days after the meeting is held, the agency in charge of the drafting shall coordinate with related agencies in further revising and finalizing the draft for submission to the Government.
2. Processing the dossier of a draft legal document at a provincial-level People’s Committee Office:
a/ The provincial-level People’s Committee Office shall receive and examine the dossier. In case the dossier is incomplete, within 3 working days after receiving it, the provincial-level People’s Committee Office shall request in writing the agency in charge of the drafting to supplement and complete the dossier;
b/ Within 5 working days after receiving a complete dossier, the provincial-level People’s Committee Office shall submit it to the provincial-level People’s Committee chairperson for latter to consider and decide to bring it to the provincial-level People’s Committee meeting.
Article 34. Revision of draft legal documents after obtaining the Government’s opinions
1. Agencies in charge of the drafting shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, the Government Office and related agencies in, accepting opinions of the Government and revising and finalizing draft documents.
2. Under the authorization of the Prime Minister, ministers and heads of ministerial-level agencies shall, on behalf of the Government, sign reports on submission of draft laws and resolutions to the National Assembly; submission of draft ordinances and resolutions to the National Assembly Standing Committee; and submission of draft decrees to the Prime Minister for signing after they are approved by the Government.
Article 35. Preparation of the Government’s opinions on draft laws, ordinances and resolutions not to be submitted by the Government
1. Within 3 working days after receiving the dossier of a draft law, ordinance or resolution not to be submitted by the Government, the Government Office shall report and propose the Prime Minister to assign a ministry or ministerial-level agency to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, preparing the Government’s opinions. The agency in charge of preparing the Government’s opinions shall send the dossier of the draft to related ministries and ministerial-level agencies for opinion.
2. Within 5 working days after receiving the dossier, ministries and ministerial-level agencies shall send their written opinions on the draft to the ministry or ministerial-level agency assigned by the Prime Minister to take charge of preparing the Government’s opinions.
3. When necessary or at the request of the agency in charge of preparing the Government’s opinions, the Prime Minister shall decide to discuss the draft at a meeting of the Government.
4. On the basis of written opinions of ministries and ministerial-level agencies and opinions of members of the Government, the minister or head of the ministerial-level agency assigned by the Prime Minister to prepare the Government’s opinions shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and the Ministry of Justice in, summarizing and finalizing a document on the Government’s opinions, then sign the document and send it to the agency or organization in charge of the drafting on behalf of the Government and under the authorization of the Prime Minister.
Article 36. Drafting and promulgation of a document amending, supplementing, replacing or annulling many legal documents
1. A ministry or ministerial-level agency shall promulgate according to its competence, or propose a competent agency to promulgate, a legal document amending, supplementing, replacing or annulling many legal documents promulgated by the same agency in the following cases:
a/ When it is necessary to timely complete the legal system to implement a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
b/ When it is necessary to concurrently amend, supplement, replace or annul many legal documents of same sector or having a close relationship so as to ensure the consistency with a new legal document;
c/ The to-be-promulgated document has contents which are related to one document or many documents promulgated by the same agency but differ from provisions in such document(s);
d/ To implement an approved plan on simplification of administrative procedures.
2. Agencies, organizations and persons competent to propose People’s Councils or People’s Committees to promulgate legal documents shall propose People’s Councils or People’s Committees of the same level to issue a legal document amending, supplementing, replacing or annulling many legal documents promulgated by the same agency in the cases prescribed in Clause 1 of this Article,
Article 37. Proposals for formulation and promulgation of legal documents according to the simplified order and procedures
1. The Prime Minister shall, at his/ her own will or at the request of a minister or the head of a ministerial-level agency, decide according to his/ her competence or propose a competent agency to decide to apply the simplified order and procedures as prescribed in Article 146 and Clause 3, Article 147 of the Law.
2. Provincial-level People’s Council Standing Bodies shall, at their own will or at the request of provincial-level People’s Committees, decide to apply the simplified order and procedures in the formulation and promulgation of resolutions of provincial-level People’s Councils as prescribed in Article 146, and Clause 4, Article 147, of the Law.
3. Provincial-level People’s Committee chairpersons shall, at their own will or at the request of specialized agencies under provincial-level People’s Committees, decide to apply the simplified order and procedures in the formulation and promulgation of decisions of provincial- level People’s Committees as prescribed in Article 146, and Clause 4, Article 147, of the Law.
4. A written proposal prescribed in Clause 1, 2 or 3 of this Article shall clearly state the grounds for application of the simplified order and procedures; the title of the document and the necessity to promulgate the document; subjects and scope of regulation of the document; major contents of the document; agency expected to take charge of the drafting and intended time for submission of the document.
Article 38. Determination of effect of legal documents
1. Determination of effect of legal documents upon promulgation:
The effective date of a legal document shall be specified right in the document as prescribed in Articles 151 and 152 of the Law. The agency in charge of the drafting shall specify the intended effective date of the legal document right in the draft document on the basis of ensuring sufficient time for agencies, organizations and individuals to access the document and for subjects responsible for implementing the document to prepare for the implementation.
2. Identification of detailing documents ceasing to be effective:
a/ In case a legal document ceases to be effective, the legal document detailing articles, clauses and points as assigned in such document shall also cease to be effective;
b/ In case a legal document with contents assigned for detailing ceases to be effective in part, its parts which detail the contents ceasing to be effective shall cease to be effective concurrently with these contents. In case of impossibility to identify contents ceasing to be effective of a detailing document, such document shall cease to be effective in whole;
c/ In case a document details many legal documents of which only one document or several documents with contents assigned for detailing cease(s) to be effective, the detailing document shall have its contents ceasing to be effective concurrently with the document(s) with contents assigned for detailing which cease to be effective. In case of impossibility to identify the detailing document’s contents ceasing to be effective, such document shall cease to be effective in whole.
3. Ministries and ministerial-level agencies in charge of drafting legal documents which cease to be effective as prescribed in Clause 4, Article 154 of the Law shall:
a/ Make and publicize according to their competence, or submit to competent agencies for publicization, lists of detailing documents ceasing to be effective concurrently with documents with contents assigned for detailing as prescribed in Clause 2 of this Article before the date the documents with contents assigned for detailing cease to be effective;
b/ Promulgate according to their competence or propose competent agencies to promulgate documents to replace detailing documents ceasing to be effective in whole prescribed at Points b and c, Clause 2 of this Article.
4. Agencies that have promulgated detailing documents ceasing to be effective shall:
a/ Publicize lists of detailing documents ceasing to be effective as prescribed in Clause 4, Article 154 of the Law before the date such documents cease to be effective;
b/ Provide the annulment of detailing documents ceasing to be effective in the implementation provisions of legal documents amending, supplementing or replacing such detailing documents.
5. People’s Committees at various levels shall:
a/ Make and publicize according to their competence, or submit to Standing Bodies of People’s Councils of the same level for publicization, lists of detailing documents issued by People’s Committees or People’s Councils of the same level, which cease to be effective in whole or in part as prescribed in Clause 2 of this Article, before the date the documents with contents assigned for detailing cease to be effective;
b/ Promulgate according to their competence, or propose People’s Councils of the same level to promulgate, documents to replace detailing documents ceasing to be effective in whole as prescribed at Points b and c, Clause 2 of this Article.
Article 39. Numbering of draft legal documents
1. Agencies in charge of the drafting shall number drafts of legal documents so as to facilitate the monitoring and giving of opinions on such drafts.
2. Drafts of a legal document shall be numbered as follows:
a/ The 1st draft is the draft which is submitted by the unit assigned to draft the document to the head of the agency in charge of the drafting;
b/ The 2nd draft is the draft which is decided by the head of the agency in charge of the drafting to be sent to the Government Portal for publishing, to be published on the e-portal of the agency in charge of the drafting or of the concerned province or centrally run city for public opinion;
c/ The 3rd draft is the draft which is sent to the appraisal agency after being revised based on opinions of agencies, organizations and individuals;
d/ The 4th draft is the draft which has been revised based on appraisal opinions and is submitted to the Government for the latter to consider and decide on the submission to the National Assembly, for draft laws and resolutions of the National Assembly; submitted to the National Assembly Standing Committee, for draft ordinances or resolution of the National Assembly Standing Committee; submitted to the Government for consideration and approval, for draft decrees; submitted to the Prime Minister for consideration and promulgation, for draft decisions; submitted to a minister or the head of a ministerial-level agency for consideration and promulgation, for draft circulars and joint circulars; or submitted to a provincial-level People’s Committee for consideration and decision on the submission to the People’s Council, for draft resolutions of People’s Councils, or submitted to a People’s Committee for consideration and promulgation, for draft decisions;
dd/ The 5th draft is the draft which has been technically revised on the basis of opinions of the Government before the Prime Minister, on behalf of the Government, signs or authorizes the signing of, the draft for submission to the National Assembly, for draft laws and resolutions of the National Assembly, or for submission to the National Assembly Standing Committee, for draft ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; or before it is signed by the Prime Minister for promulgation, for draft decrees; or which has been technically revised on the basis of the Prime Minister’s opinions, for draft decisions of the Prime Minister, or which has been technically revised on the basis of opinions of the minister(s) or head(s) of ministerial-level agency(ies) before it is signed for promulgation, for circulars and joint circulars; and resolutions of provincial-level People’s Councils and decisions of provincial- level People’s Committees.
Section 2. APPRAISAL OF DRAFT LEGAL DOCUMENTS
Sub-section 1. APPRAISAL OF DRAFT LEGAL DOCUMENTS BY THE MINISTRY OF JUSTICE
Article 40. Responsibilities of the Ministry of Justice
1. To organize the appraisal of draft legal documents, ensuring the prescribed time limits and quality requirements.
2. To study related contents.
3. To hold appraisal consultancy meetings or form appraisal councils.
4. To request ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies to appoint representatives to coordinate in the appraisal.
5. To ensure the participation of related agencies and organizations, specialists and scientists.
Article 41. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies in charge of the drafting
1. To send dossiers of draft legal documents to the Ministry of Justice according to regulations.
2. To provide relevant information and documents at request of the Ministry of Justice.
3. To appoint representatives to join appraisal councils at the request of the Ministry of Justice.
4. To coordinate with the Ministry of Justice and the Government Office in studying, accepting appraisal opinions and revising draft legal documents on the basis of such opinions for submission to the Government and the Prime Minister.
Article 42. Receipt and examination of appraisal dossiers
1. The Ministry of Justice shall receive and examine a dossier of a draft legal document sent to it for appraisal.
In case the dossier does not meet the requirements prescribed in Clause 2, Article 58; Clause 2, Article 92; Clause 2, Article 98; and Clause 4, Article 109, of the Law, within 2 working days after receiving the dossier, the Ministry of Justice shall request the agency in charge of the drafting to supplement the dossier.
2. The agency in charge of the drafting shall supplement the dossier within 7 days after receiving the request. The appraisal time limit shall be counted from the date the Ministry of Justice receives a complete dossier.
Article 43. Establishment of appraisal councils
1. The Minister of Justice shall establish an appraisal council in the cases prescribed in Clause 1, Article 58; Clause 1, Article 92; and Clause 1, Article 98, of the Law.
2. An appraisal council shall be composed of a chairperson, a secretary and other members being representatives of the Ministry of Justice, the Government Office and other related agencies and organizations, specialists and scientists.
The total number of members of the appraisal council shall be decided by the Minister of Justice. In case of appraising a legal document which is drafted by the Ministry of Justice or has complicated contents concerning many sectors and fields, the number of representatives from the Ministry of Justice must not exceed one-third of the total number of members.
3. The appraisal council shall operate on the principle of collegial discussion and vote by majority and automatically dissolve after completing its tasks.
4. If deciding not to establish an appraisal council, the Ministry of Justice may hold an appraisal consultancy meeting with the participation of representatives of the agency in charge of the drafting, related units of the Ministry of Justice, representatives of related agencies and organizations, specialists and scientists.
Article 44. Meetings of appraisal councils
1. The chairperson of an appraisal council shall hold meetings of the appraisal council. A meeting may be held only when at least two-thirds of the total number of members are present. In case of impossibility to attend a meeting of the appraisal council, a member shall send his/ her written opinions to the Chairperson of the appraisal council.
2. Documents of a meeting of the appraisal council shall be sent by the Ministry of Justice to members of the council at least 5 working days before the meeting is held.
Article 45. Appraisal reports
1. Appraisal reports shall be made on the basis of studying draft legal documents and results of appraisal meetings.
2. In case the Ministry of Justice concludes that a draft legal document is unqualified to be submitted to the Government, it shall clearly state the reason in the appraisal report.
Sub-section 2. APPRAISAL OF DRAFT CIRCULARS BY LEGAL ORGANIZATIONS
Article 46. Responsibilities of legal organizations of ministries and ministerial-level agencies
1. To organize the appraisal of draft legal documents, ensuring the prescribed time limits and quality requirements.
2. To study related contents.
3. To request agencies in charge of the drafting to provide relevant information and documents.
4. To request ministers and heads of ministerial-level agencies to assign units to coordinate in the appraisal or establish appraisal consultancy councils.
Article 47. Responsibilities of units under ministries and ministerial-level agencies
1. Units under ministries and ministerial-level agencies in charge of drafting legal documents shall:
a/ Send dossiers of draft legal documents to legal organizations of ministries and ministerial- level agencies; provide information and documents relating to the draft legal documents at the request of legal organizations;
b/ Study and accept appraisal opinions and revise draft legal documents on the basis of appraisal opinions; report to ministers and heads of ministerial-level agencies and at the same time, send the written explanations to legal organizations.
2. Units under ministries and ministerial-level agencies, within the scope of their functions, tasks and powers, shall:
a/ Appoint representatives to participate in the appraisal at the request of legal organizations;
b/ To provide information and documents relating to the appraisal at the request of legal organizations.
Article 48. Appraisal of draft circulars
1. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall establish consultancy councils for appraisal of the circulars specified in Clause 1, Article 102 of the Law. An appraisal consultancy council shall be composed of a chairperson, a secretary and members being representatives of related agencies and organizations, specialists and scientists.
The total number of members of an appraisal consultancy council shall be decided by the minister or ministerial-level agency head, of which the number of representatives from the legal organization of such ministry or ministerial-level agency must not exceed one-third of the total number of members.
2. An appraisal consultancy council shall terminate its operation and resolve after completing its tasks.
3. Documents of a meeting of an appraisal consultancy council shall be sent by the agency in charge of the appraisal to members of the council at least 3 working days before the date when the meeting is held.
4. On the basis of studying, and results of appraisal meetings on, draft circulars, legal organizations in charge of the appraisal shall complete appraisal reports for sending to units in charge of drafting circulars.
Sub-section 3. APPRAISAL OF DRAFT LEGAL DOCUMENTS BY PROVINCIAL-LEVEL JUSTICE DEPARTMENTS
Article 49. Responsibilities of provincial-level Justice Departments
1. To organize the appraisal of draft legal documents, ensuring the prescribed time limits and quality requirements.
2. To study related contents.
3. To hold appraisal consultancy meetings and establish appraisal consultancy councils.
4. To participate in activities of agencies in charge of the drafting in the course of drafting documents.
5. To request specialized agencies and provincial departments to appoint representatives to coordinate in the appraisal.
6. To ensure the participation of related agencies and organizations, specialists and scientists.
Article 50. Establishment and operation of appraisal consultancy councils
1. Provincial-level Justice Department Directors shall establish appraisal consultancy councils according to Clause 1, Article 121 of the Law. A council shall be composed of a chairperson who is a leader of the provincial-level Justice Department, a secretary being a representative of the provincial-level Justice Department and members being representatives of specialized agencies under the provincial-level People’s Committee, other related agencies and organizations, specialists and scientists.
2. The total number of members of an appraisal consultancy council shall be decided by the provincial-level Justice Department Director. In case of appraising a draft which has complicated contents concerning many sectors and fields, or is drafted by the provincial-level Justice Department, the number of representatives from the provincial-level Justice Department must not exceed one-third of the total number of members.
3. An appraisal consultancy council shall terminate its operation and resolve after completing its tasks.
Article 51. Meetings of appraisal consultancy councils
1. A meeting shall be conducted only when at least two-thirds of the total number of members are present. In case a member of the council cannot attend a meeting, He/she shall send his/ her written opinions to the chairperson of the council.
2. The documents of a meeting shall be sent by the provincial-level Justice Department to members of the Council at least 3 working days before the meeting is held.
3. A meeting of an appraisal consultancy council shall be conducted according to the following order:
a/ A representative of the agency in charge of the drafting presents basic contents of the draft legal document;
b/ Members of the council discuss to-be-appraised contents according to Clause 3, Article 121 of the Law and other matters related to contents of the draft document. Before members of the council discuss, the secretary of the council shall read aloud opinions of members who are absent;
c/ A representative of the agency in charge of the drafting explains about matters related to the draft at the request of members of the council;
d/ The chairperson of the council concludes and clearly states whether or not the draft is qualified for submission to the provincial-level People’s Committee.
4. The secretary of the council makes a minutes of the meeting for submission to the council chairperson for signing.
Article 52. Appraisal reports
1. Appraisal reports shall be made on the basis of studying, and results of appraisal meetings on, draft legal documents.
2. In case the provincial-level Justice Department concludes that a draft is unqualified for submission to the provincial-level People’s Committee, it shall clearly state the reason in the appraisal report.
Sub-section 4. APPRAISAL OF DRAFT LEGAL DOCUMENTS BY DISTRICT-LEVEL JUSTICE DIVISIONS
Article 53. Responsibilities of district-level Justice Divisions
1. To organize the appraisal of draft legal documents, ensuring the prescribed time limits and quality requirements.
2. To study related contents.
3. To participate in activities of agencies in charge of the drafting in the course of drafting documents.
4. To request specialized agencies under district-level People’s Councils and departments and sectors to give opinions on draft documents before conducting the appraisal.
Article 54. Organization of appraisal of draft resolutions of district-level People’s Councils and draft decisions of district-level People’s Committees
1. The heads of district-level Justice Divisions shall organize the appraisal of draft resolutions of district-level People’s Councils and draft decisions of district-level People’s Committees.
2. For draft documents which have complicated contents concerning many sectors and fields, before conducting the appraisal, district-level Justice Divisions may held meetings to collect opinions of agencies, departments, sectors, specialists and scientists.
3. On the basis of studying, and results of appraisal meetings on, draft documents, district- level Justice Divisions shall complete appraisal reports and send them to units in charge of the drafting. In case a district-level Justice Division concludes that a draft is unqualified for submission as prescribed in Clause 2, Article 134, and Clause 3, Article 139, of the Law, it shall clearly state the reason in the appraisal report.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực