Nghị định số 16/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 16/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/02/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 18/02/2013 | Số công báo: | Từ số 111 đến số 112 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản); việc xử lý kết quả rà soát; trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản và các điều kiện bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản.
2. Nghị định này điều chỉnh hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rà soát văn bản là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
2. Hệ thống hóa văn bản là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí sắp xếp văn bản quy định tại Nghị định này.
3. Định kỳ hệ thống hóa văn bản là việc hệ thống hóa văn bản theo mốc thời gian được xác định trở về trước nhằm hệ thống hóa toàn bộ các văn bản đã được rà soát, xác định còn hiệu lực.
1. Rà soát văn bản nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
2. Hệ thống hóa văn bản nhằm công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản, giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.
1. Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện rà soát.
2. Hoạt động hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, đồng bộ; kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản; tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện hệ thống hóa.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp (sau đây gọi là cơ quan rà soát) có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản như sau:
1. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo; phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình.
Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của Bộ Tư pháp.
2. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân kiến nghị Hội đồng nhân dân xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung điều chỉnh những vấn đề, thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
Trưởng phòng pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của các cơ quan chuyên môn liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành.
3. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản trong trường hợp có sự điều chỉnh địa giới hành chính
a) Trong trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành các đơn vị hành chính mới thì Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính mới có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính trước khi được chia ban hành.
b) Trong trường hợp nhiều đơn vị hành chính được sáp nhập thành một đơn vị hành chính mới thì Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính trước khi được sáp nhập ban hành.
1. Kiến nghị rà soát văn bản của cơ quan, tổ chức, công dân
Cơ quan, tổ chức, công dân khi phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp thì kiến nghị cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện rà soát văn bản được quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Trách nhiệm của cơ quan nhận được kiến nghị
a) Trường hợp nội dung kiến nghị rà soát thuộc trách nhiệm rà soát của mình thì cơ quan nhận được kiến nghị xem xét để thực hiện rà soát theo quy định.
b) Trường hợp nội dung kiến nghị rà soát không thuộc trách nhiệm rà soát của mình thì cơ quan nhận được kiến nghị phải chuyển kiến nghị đó đến cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản, đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, công dân có kiến nghị rà soát.
1. Văn bản được sử dụng để rà soát, hệ thống hóa theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Bản gốc, bản chính;
b) Văn bản đăng trên công báo in, công báo điện tử;
c) Bản sao y bản chính, bản sao lục của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp có văn bản hợp nhất thì sử dụng văn bản hợp nhất để rà soát, hệ thống hóa. Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì sử dụng văn bản được hợp nhất để rà soát, hệ thống hóa.
Kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản được sử dụng trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật. Kết quả rà soát văn bản cũng được sử dụng để phục vụ công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản và kiểm soát thủ tục hành chính.
Việc rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được áp dụng theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xem xét, quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn (bao gồm cả việc rà soát khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính).
3. Trách nhiệm thực hiện, nội dung, trình tự, thủ tục rà soát đối với từng văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
4. Kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn (sau đây gọi là kế hoạch rà soát văn bản)
a) Việc tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn phải được lập kế hoạch.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Thủ tướng Chính phủ lập kế hoạch, làm đầu mối tổ chức thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản hoặc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn do Thủ tướng Chính phủ quyết định liên quan đến nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giúp Thủ tướng Chính phủ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản.
b) Nội dung kế hoạch rà soát văn bản bao gồm mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi tổng rà soát, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; thời gian và tiến độ thực hiện; phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện; kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
1. Rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
Văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát là văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến quy định của văn bản được rà soát và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát, bao gồm cả điều ước quốc tế mà Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký hoặc gia nhập sau thời điểm ban hành văn bản được rà soát;
b) Văn bản của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;
c) Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cùng cấp với cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát.
2. Rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ để rà soát được xác định căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả điều tra, khảo sát và thông tin về thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát.
1. Rà soát hiệu lực của văn bản được rà soát, bao gồm xác định rõ các trường hợp văn bản còn hiệu lực, văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
Văn bản được xác định hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản được rà soát;
b) Văn bản được rà soát đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
c) Văn bản được rà soát bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền;
d) Văn bản được rà soát không còn đối tượng điều chỉnh;
đ) Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hết hiệu lực thi hành thì văn bản được rà soát là văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản đó cũng hết hiệu lực.
2. Rà soát phần căn cứ ban hành của văn bản được rà soát
a) Xác định các văn bản thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản là căn cứ ban hành của văn bản được rà soát;
b) Xác định các văn bản khác mới được ban hành có quy định liên quan đến quy định của văn bản được rà soát.
3. Rà soát về thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát
Xem xét sự phù hợp về thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát với quy định của văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát, bao gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung.
4. Rà soát phần nội dung của văn bản được rà soát
Xem xét, xác định những nội dung của văn bản được rà soát có quy định trái, chồng chéo, mâu thuẫn với quy định của văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát.
Trường hợp các văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; nếu các văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát do một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản được ban hành sau.
1. Xác định văn bản được rà soát
Cơ quan rà soát có trách nhiệm xác định văn bản được rà soát ngay sau khi văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát văn bản đó được ban hành.
2. Xem xét, đánh giá phần căn cứ ban hành để xác định và tập hợp đầy đủ văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát.
3. Xem xét, xác định hiệu lực của văn bản được rà soát
a) Căn cứ các trường hợp hết hiệu lực của văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này, cơ quan rà soát xác định một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản được rà soát hết hiệu lực, đồng thời xác định rõ lý do hết hiệu lực, thời điểm hết hiệu lực.
Trường hợp văn bản được xác định hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần theo Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì cơ quan rà soát bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản đó.
b) Văn bản được xác định hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
4. Xem xét, đánh giá về thẩm quyền ban hành và nội dung của văn bản được rà soát
Văn bản không thuộc trường hợp hết hiệu lực toàn bộ quy định tại Khoản 3 Điều này được tiếp tục rà soát về thẩm quyền ban hành và nội dung, theo các nội dung quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
1. Kết quả rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý bao gồm nội dung đánh giá về hiệu lực của văn bản, căn cứ pháp lý, thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát; những nội dung của văn bản được rà soát có quy định trái, chồng chéo, mâu thuẫn với quy định của văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát. Kết quả rà soát được thể hiện bằng Phiếu rà soát văn bản.
2. Căn cứ vào kết quả rà soát văn bản, cơ quan rà soát tiến hành xử lý hoặc lập hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản theo các hình thức quy định tại Điều 19 Nghị định này.
3. Cơ quan rà soát xử lý văn bản được rà soát do mình ban hành hoặc phối hợp với cơ quan liên tịch ban hành văn bản để xử lý trong trường hợp văn bản đó được liên tịch ban hành.
Việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản được rà soát thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan rà soát phải được thực hiện để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát. Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân, việc xử lý kết quả rà soát phải được tiến hành tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
4. Trong trường hợp rà soát phát hiện nội dung cần xử lý thuộc thẩm quyền của cơ quan khác thì cơ quan rà soát lập hồ sơ kiến nghị cơ quan đó tiến hành xử lý.
Hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản được rà soát bao gồm văn bản được rà soát, văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát; văn bản kiến nghị của cơ quan rà soát đối với cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản được rà soát; ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ kiến nghị phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền trước thời điểm có hiệu lực của văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát.
Cơ quan rà soát xem xét, đối chiếu nội dung của văn bản được rà soát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm xác định những nội dung không còn phù hợp, cụ thể như sau:
1. Đối tượng điều chỉnh của văn bản được rà soát không còn;
2. Quy định cụ thể của văn bản được rà soát không còn phù hợp;
3. Quy định của văn bản được rà soát cần được ban hành bằng hình thức văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn;
4. Phát sinh các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh nhưng chưa có quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Xác định văn bản được rà soát
Cơ quan rà soát có trách nhiệm xác định văn bản được rà soát khi tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản có sự thay đổi đến mức làm cho nội dung của văn bản không còn phù hợp.
2. Tập hợp văn bản là căn cứ xác định sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội.
3. Xem xét, đối chiếu nội dung của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ xác định sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội nhằm xác định nội dung không còn phù hợp theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
1. Kết quả rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội bao gồm nội dung đánh giá về đối tượng điều chỉnh của văn bản được rà soát, quy định cụ thể của văn bản được rà soát không còn phù hợp, quy định của văn bản được rà soát cần được ban hành bằng hình thức văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, các quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả rà soát được thể hiện bằng Phiếu rà soát văn bản.
2. Căn cứ vào kết quả rà soát, cơ quan rà soát xem xét, quyết định việc xử lý hoặc lập hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản theo các hình thức quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
3. Cơ quan rà soát xử lý văn bản được rà soát do mình ban hành hoặc phối hợp với cơ quan liên tịch ban hành văn bản để xử lý trong trường hợp văn bản đó được liên tịch ban hành.
4. Trong trường hợp rà soát phát hiện nội dung cần xử lý thuộc thẩm quyền của cơ quan khác thì cơ quan rà soát lập hồ sơ kiến nghị cơ quan đó tiến hành xử lý.
Hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản được rà soát bao gồm văn bản được rà soát, văn bản thể hiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo đánh giá của cơ quan rà soát về nội dung văn bản được rà soát không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kiến nghị hình thức xử lý và ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
1. Cơ quan rà soát có trách nhiệm lập hồ sơ rà soát văn bản bao gồm văn bản được rà soát, văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát, văn bản là căn cứ xác định sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, văn bản thể hiện ý kiến của người được phân công rà soát, hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản được rà soát (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ rà soát văn bản được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản được áp dụng trong trường hợp văn bản được rà soát nếu chưa được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế kịp thời và tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản
a) Bãi bỏ toàn bộ văn bản được áp dụng trong trường hợp đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế.
b) Bãi bỏ một phần văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
c) Trường hợp ban hành văn bản chỉ có nội dung bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản được rà soát thì cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính để bãi bỏ. Văn bản bị bãi bỏ phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
Văn bản bãi bỏ văn bản ở Trung ương và cấp tỉnh phải được đăng công báo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát. Văn bản bãi bỏ văn bản ở cấp huyện và cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát (nếu có).
3. Thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sửa đổi, bổ sung văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
5. Ban hành văn bản mới được áp dụng trong trường hợp qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.
1. Định kỳ hàng năm, văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần quy định tại Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 12 và Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định này phải được lập thành danh mục để công bố theo quy định sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc trách nhiệm rà soát của mình;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc trách nhiệm rà soát của Ủy ban nhân dân cấp mình.
2. Hình thức văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần là văn bản hành chính.
Văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần ở Trung ương và cấp tỉnh phải được đăng công báo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát.
Văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần ở cấp huyện và cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có).
1. Trường hợp khi rà soát văn bản phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật tại thời điểm văn bản được ban hành thuộc đối tượng kiểm tra văn bản theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan, người có thẩm quyền rà soát căn cứ quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP thực hiện việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản thực hiện việc kiểm tra.
2. Trường hợp khi rà soát văn bản phát hiện văn bản do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có nội dung không hợp hiến, hợp pháp tại thời điểm văn bản được ban hành thì cơ quan rà soát văn bản phối hợp với các cơ quan có liên quan kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản theo quy định của pháp luật.
1. Hệ thống hóa văn bản theo định kỳ
Văn bản còn hiệu lực do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành được hệ thống hóa định kỳ và công bố kết quả hệ thống hóa 05 (năm) năm một lần. Thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố (sau đây gọi là thời điểm hệ thống hóa) là ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
Thời điểm hệ thống hóa kỳ đầu thống nhất trong cả nước là ngày 31 tháng 12 năm 2013.
2. Hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu quản lý nhà nước
Căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực.
Nội dung hệ thống hóa văn bản bao gồm tập hợp các văn bản thuộc đối tượng, phạm vi hệ thống hóa; kiểm tra lại kết quả rà soát thường xuyên văn bản thuộc đối tượng, phạm vi hệ thống hóa (sau đây gọi tắt là kiểm tra lại kết quả rà soát) và rà soát bổ sung; sắp xếp các văn bản còn hiệu lực theo các tiêu chí đã được xác định; công bố các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực.
1. Việc định kỳ hệ thống hóa văn bản phải được cơ quan hệ thống hóa văn bản lập thành kế hoạch.
2. Nội dung chính của kế hoạch hệ thống hóa văn bản bao gồm:
a) Mục đích, yêu cầu hệ thống hóa;
b) Đối tượng, phạm vi hệ thống hóa;
c) Thời gian và tiến độ thực hiện;
d) Phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp;
đ) Kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
1. Tập hợp các văn bản và kết quả rà soát các văn bản thuộc đối tượng, phạm vi hệ thống hóa
a) Văn bản thuộc đối tượng, phạm vi hệ thống hóa phải được tập hợp theo nguồn văn bản quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Văn bản thuộc đối tượng, phạm vi hệ thống hóa bao gồm các văn bản trong Tập hệ thống hóa của kỳ hệ thống hóa trước đã được rà soát xác định còn hiệu lực; các văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hóa hiện tại đã được rà soát xác định còn hiệu lực.
b) Kết quả rà soát văn bản thuộc đối tượng, phạm vi hệ thống hóa được tập hợp từ cơ sở dữ liệu rà soát, hệ thống hóa văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền rà soát, hệ thống hóa văn bản quy định tại Nghị định này.
2. Kiểm tra lại kết quả rà soát và rà soát bổ sung
a) Kiểm tra lại kết quả rà soát
Kết quả rà soát các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa phải được kiểm tra lại để bảo đảm tính chính xác về hiệu lực của văn bản tính đến thời điểm hệ thống hóa.
b) Rà soát bổ sung
Trong trường hợp kết quả rà soát văn bản phản ánh không cập nhật tình trạng pháp lý của văn bản hoặc phát hiện văn bản chưa được rà soát theo quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền rà soát phải tiến hành rà soát ngay theo quy định tại Nghị định này.
a) Danh mục tổng hợp các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa;
b) Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần;
c) Danh mục văn bản còn hiệu lực;
d) Danh mục văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới.
4. Sắp xếp các văn bản còn hiệu lực thành Tập hệ thống hóa văn bản
Các văn bản còn hiệu lực được sắp xếp thành Tập hệ thống hóa văn bản theo các tiêu chí quy định tại Điều 26 Nghị định này.
5. Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm hệ thống hóa văn bản của mình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân cấp mình.
Kết quả hệ thống hóa văn bản bao gồm Tập hệ thống hóa văn bản và các danh mục văn bản quy định tại Khoản 3 Điều này.
b) Hình thức văn bản công bố kết quả hệ thống hóa văn bản là văn bản hành chính.
c) Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được công bố chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày đối với văn bản của Trung ương, 60 (sáu mươi) ngày đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp kể từ thời điểm hệ thống hóa.
6. Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát (nếu có). Trong trường hợp cần thiết, cơ quan rà soát văn bản phát hành Tập hệ thống hóa văn bản bằng hình thức văn bản giấy.
Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần ở Trung ương và cấp tỉnh phải được đăng công báo.
Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần ở cấp huyện và cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát.
Trường hợp sau khi công bố, phát hiện các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực có sai sót thì tiến hành rà soát lại và đính chính.
Văn bản trong Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực được sắp xếp theo các tiêu chí sau đây:
1. Lĩnh vực quản lý nhà nước;
2. Thứ bậc hiệu lực của văn bản;
3. Trình tự thời gian ban hành văn bản;
4. Các tiêu chí khác phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước.
1. Theo yêu cầu quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực.
2. Việc hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các Điều 23, 24, 25 Nghị định này.
1. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về rà soát, hệ thống hóa văn bản; kế hoạch rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn.
2. Hướng dẫn về nghiệp vụ, đôn đốc, kiểm tra hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản theo thẩm quyền.
3. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành mình.
4. Sơ kết, tổng kết về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm của cơ quan mình.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hàng năm xây dựng báo cáo gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản.
5. Khen thưởng, kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức và cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản theo thẩm quyền.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về rà soát, hệ thống hóa văn bản theo thẩm quyền.
1. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về rà soát, hệ thống hóa văn bản.
2. Hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của các Bộ, ngành, địa phương.
3. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản trong phạm vi toàn quốc.
4. Sơ kết, tổng kết về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản; hàng năm báo cáo Chính phủ về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản trong phạm vi toàn quốc.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực rà soát, hệ thống hóa văn bản.
6. Khen thưởng, kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật các cán bộ, công chức và cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản theo thẩm quyền.
1. Quy định cụ thể về đầu mối chủ trì, cơ chế phân công phối hợp, điều kiện bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản; ban hành kế hoạch rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn tại địa phương.
2. Hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc, chỉ đạo công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản ở địa phương.
3. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản tại địa phương.
4. Sơ kết, tổng kết về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của địa phương; hàng năm báo cáo Bộ Tư pháp (đối với cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với cấp huyện), Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp xã) về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản.
5. Khen thưởng, kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức và cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản ở địa phương mình.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về rà soát, hệ thống hóa văn bản theo thẩm quyền.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí kinh phí, biên chế và các điều kiện bảo đảm khác phục vụ cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng, tính chất và đặc điểm công việc cụ thể của Bộ, ngành và địa phương mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm bố trí biên chế phù hợp để thực hiện hiệu quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản.
Kinh phí bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn và người làm các công tác này của cơ quan, tổ chức thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí của các cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng pháp luật và rà soát, hệ thống hóa văn bản phù hợp với lĩnh vực văn bản được rà soát, hệ thống hóa, được người đứng đầu cơ quan rà soát ký hợp đồng cộng tác.
2. Cơ quan rà soát chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và quản lý đội ngũ cộng tác viên rà soát hệ thống hóa văn bản. Số lượng cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản của từng cơ quan rà soát văn bản tùy thuộc vào phạm vi; tính chất văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm cập nhật các nội dung sau vào Hệ cơ sở dữ liệu làm cơ sở pháp lý phục vụ cho việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
a) Văn bản phục vụ rà soát, hệ thống hóa;
b) Thông tin về tình trạng pháp lý của văn bản;
c) Hồ sơ rà soát văn bản theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
d) Kết quả hệ thống hóa văn bản;
đ) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ sở dữ liệu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được kết nối từ Hệ thống thông tin về văn bản quy phạm pháp luật thống nhất từ Trung ương tới các địa phương.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Bãi bỏ Điều 62 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 12 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm quy định chi tiết thi hành Nghị định này; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước quy định tại Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 16/2013/ND-CP |
Hanoi, February 6,2013 |
ON REVIEW AND SYSTEMATIZATION OF LEGAL NORMATIVE DOCUMENTS
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Promulgation of Legal Normative Documents dated June 3, 2008;
Pursuant to the Law on Promulgation of Legal Normative Documents of People s Councils and People s Committees dated December 3, 2004;
At the proposal of the Minister of Justice,
The Government promulgates the Decree on review and systematization of legal normative documents.
Article 1. Scope and subjects of regulation
1. This Decree specifies the principles, contents, order and procedures for reviewing and systematizing legal normative documents (hereafter referred to as documents); processing of review results; responsibilities for document review and systematization and conditions for assurance of document review and systematization.
2. This Decree regulates the document review and systematization by the ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People’s Committees of all levels.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Document review means the consideration, comparison and assessment of the provisions of documents reviewed with other documents which serve as the legal grounds for reviewing as well as the socio-economic development situation in order to detect and handle or propose the handling of unlawful, inconsistent or overlapping provisions or provisions which are no longer effective or appropriate.
2. Document systematization means gathering and arranging the reviewed documents which remain effective according to the document arrangement criteria prescribed in this Decree.
3. Periodical document systematization means document systematization based on backward time marker in order to systematize all documents which have been reviewed and determined to be still effective.
Article 3. Purposes of document review and systematization
1. Document review aims to detect unlawful, inconsistent, or overlapping provisions or provisions no longer effective or suitable to the socio-economic development situation for termination of enforcement, annulment, supersession, revision, supplementation or promulgation of new documents to assure the constitutionality, lawfulness, consistency and synchronicity of the legal system and in line with the socio-economic development situation.
2. Document systematization aims to announce the collection of systematized effective documents and lists of documents which make the formulation, application and enforcement of laws effective and convenient and enhance the publicity and transparency of the legal system.
Article 4. Principles of document review and systematization
1. The document review must be conducted regularly as soon as there are grounds for such review without omitting any document within review responsibility; promptly processing review results; complying with the review order and procedures.
2. The document systematization must be conducted periodically and synchronously; promptly announcing the collection of systematized effective documents and lists of documents; complying with the systematization order and procedures.
Article 5. Responsibilities for document review and systematization
Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies, and People’s Committees of all levels (hereafter referred to as reviewing agencies) will review and systematize documents as follows:
1. Document review and systematization responsibilities of ministers and heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies.
Ministers or heads of ministerial-level or government-attached agencies will review and systematize documents promulgated or drafted by their ministries; ; documents presented by agencies, organizations or National Assembly deputies with the amended matters under the state management of the Ministries, mistrial-level agencies, which are prepared by agencies, organizations or government-attached agencies.
Heads of professional units of ministries or ministerial-level or government-attached agencies will assist ministers or heads of their agencies in reviewing and systematizing documents which regulate matters under their state management.
Directors of the Legal Affairs Departments of ministries or ministerial-level agencies will urge, guide and summarize the overall review and systematization results of their ministries or ministerial-level agencies for submission to their Ministers or heads.
Heads of legal affairs organizations of government-attached agencies will assume the prime responsibility for, and coordinate with heads of related units in, assisting the heads of their agencies in reviewing and systematizing documents drafted by their agencies; and coordinate with directors of the Legal Affairs Departments of Ministries or ministerial-level agencies in reviewing and systematizing documents related to their sectors or fields of operation.
Heads of legal affairs organizations or heads of units assigned for legal affairs in the General Departments or equivalent or Departments directly under Ministries or ministerial-level agencies will assume the prime responsibility for, and coordinate with related units in assisting their General Directors or Directors in reviewing and systematizing documents related to the sectors or fields under their state management.
The heads of the units assigned to act as the focal point for the document review and systematization of the Ministry of Justice will urge, guide and summarize the overall review and systematization results of the Ministry of Justice.
2. Responsibilities for document review and systematization of People’s Committees
People’s Committees will review and systematize documents that they and People’s Councils of the same level have promulgated; coordinate with the standing People’s Councils in proposing People’s Councils to process the review and systematization results of documents of People’s Councils.
Chairmen of provincial or district-level People’s Committee will direct their professional agencies to review and systematize documents promulgated by their People’s Councils and People’s Committees.
Heads of professional agencies of provincial- or district-level People’s Committees will assume the prime responsibility for, and coordinate with heads of legal affairs sections of People’s Councils and related agencies in, reviewing and systematizing documents of their People’s Committees and People’s Councils of the same level, which regulate matters under their state management.
Heads of legal affairs divisions or units in charge of legal affairs of professional agencies under provincial-level People’s Committees will assume the prime responsibility for, and coordinate with related units in assisting heads of professional agencies in reviewing and systematizing documents under their charge.
Directors of Service of Justice and heads of Justice Division will urge, guide and summarize the overall review and systematization results of related professional agencies for submission to the Chairmen of their People’s Committees.
Chairmen of communal-level People’s Committees will organize the review and systematization of documents promulgated by communal-level People’s Councils and People’s Committees.
3. Responsibilities for document review and systematization in case of adjustment of administrative boundaries
a/ In case an administrative unit is divided into new administrative units, the People’s Committees of the new administrative units will review and systematize documents promulgated by the People’s Council and People’s Committee of the former administrative unit.
b/ In case a number of administrative units are merged into a new administrative unit, the People’s Committee of the new administrative unit will review and systematize documents of the People’s Councils and People’s Committees of the former administrative units.
Article 6. Document review proposed by agencies, organizations and citizens and responsibilities of reviewing agencies upon receipt of proposals
1. Document review proposed by agencies, organizations and citizens
When detecting an unlawful, inconsistent, overlapping or inappropriate document, an agency or organization or a citizen will propose a responsible state agency prescribed in Article 5 of this Decree to review such document.
2. Responsibilities of agencies receiving proposals
a/ An agency which receives a proposal to review a document will review that document under regulations if such review is within its responsibility.
b/ An agency receiving a proposal to review a document which is outside its responsibility will forward that proposal to an agency responsible for reviewing that document and concurrently notify such to the proposing agency, organization or citizen.
Article 7. Sources of documents for review and systematization
1. Documents for review and systematization must be used in the following priority order:
a/ The original;
b/ Documents published on printed and electronic Cong Bao (Official Gazette);
c/ Certified true copies and copies duplicated from the original by competent agencies or persons.
2. In case there are consolidating documents, these documents may be used for review and systematization. In case of technical errors leading to differences in content between consolidating and consolidated documents, consolidated documents may be used for review and systematization.
Article 8. Use of document review and systematization results
Document review and systematization results are used in the formulation of legal documents and improvement of the legal system; and for reference in the application and implementation of law. Review results can also be used for the codification and consolidation of legal documents and control of administrative procedures.
Article 9. Review and systematization of documents with state secret contents
The review and systematization of documents with state secret contents comply with this Decree and the law on protection of state secrets.
Article 10. General document system review, document review under special subject, field and area.
1. The Prime Minister will decide on the general document system review and document review under special subject, field and area according to state management requirements.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies and Chairmen of People’s Committees will, within the scope of their functions, tasks and powers, consider and decide on the document review under special subject, field and area (also including review upon adjustment of administrative boundaries).
3. Implementation responsibilities, contents, order and procedures for every document comply with this Decree.
4. Plans on general document system review and document review under special subject, field and area (below referred to as document review plan)
a/ The general document system review and document review under special subject, field and area must be planned.
The Minister of Justice will assist the Prime Minister in planning, and act as the focal point for conducting, the general document review or document review under special subject, field and area involving different Ministries and ministerial-level agencies as decided by the Prime Minister.
Ministers and heads of ministerial-level agencies will assist the Prime Minister in planning and organizing the document review under special subject, field and area under their state management as decided by the Prime Minister.
Directors of the Legal Affairs Departments of Ministries and ministerial-level agencies and the head of the unit assigned to act as the focal point for organizing the document review and systematization will assist their Ministers or heads in planning and organizing the document review.
Directors of Service of Justice, heads of Justice Division and communal-level judicial and civil-status officers will assist Chairmen of People’s Committees of the same level in planning and organizing the document review.
b/ The contents of document review plan must specify the purpose, requirements, subjects, scope of the general review or document review under special subject, field and area; implementation time and schedule; assignment of the implementing agency and coordinating units; funds and conditions to ensure the plan implementation.
CONTENTS, ORDER AND PROCEDURES OF DOCUMENT REVIEW AND PROCESSING OF DOCUMENT REVIEW RESULTS
Article 11. Grounds for document review
1. Review based on documents serving as the legal grounds
A document serving as the legal grounds for document review is the one which is promulgated after, and contains provisions related to, the document to be reviewed, and falls in one of the following cases:
a/ Its legal effect is higher than the document under review, including also treaties which the State or the Government of the Socialist Republic of Vietnam signs or accedes to after the promulgation of the document under review;
b/ It is a document of the very agency or person having competence to promulgate the document under review;
c/ It is a document of an agency or a person having competence to perform the state management of the sector or field at the same level with the agency or person having competence promulgate the document under review.
2. Review based on the socio-economic development situation
The socio-economic development situation is the ground for review will be determined based on the guidelines, lines and policies of the Party and the State; survey results and practical information relating to the subjects and scope of regulation of documents under review.
Article 12. Review contents based on documents serving as the legal grounds
1. Checking the effectiveness of documents under review, including clear determination of the document to be still effective or wholly or partially ineffective.
A document is determined as wholly or partially ineffective when:
a/ The effective term provided in the document under review has terminated;
b/ The document under review has been revised or superseded with a new document of the state agency that has promulgated it;
c/ The document under review is cancelled or annulled by another document of a competent state agency or person;
d/ The subjects of application of the document under review no longer exist;
dd/ The document under review details and guides the implementation of another document of a People’s Council or People’s Committee which is no longer effective.
2. Reviewing the promulgation grounds of documents under review
a/ To identify documents replacing, canceling, annulling and revising the document serving as the basis for promulgation of the document under review;
b/ To identify newly promulgated documents which contain provisions related to the provisions of the document under review.
3. Checking the competence to promulgate documents under review
To consider the conformity of the competence to promulgate the document under review with the document serving as the legal grounds for review, including competence of both form and content.
4. Checking the contents of documents under review
To consider and determine provisions of the document under review which are contrary, overlapping or inconsistent with provisions of the document serving as the legal grounds for review.
In case documents serving as the legal grounds for review contain different provisions on the same issue, to apply the document of higher legal effect. If documents serving as the legal grounds for review promulgated by a single agency which contain different provisions on the same issue, to apply the document which is promulgated later.
Article 13. Order and procedures for review based on documents serving as the legal grounds
1. Identifying documents under review
Reviewing agencies will identify documents for review as soon as documents serving as the legal grounds for reviewing those documents are promulgated.
2. Considering and evaluating promulgation grounds for identification and gathering of all documents serving as the legal grounds for review.
3. Considering and determining the effectiveness of documents under review
a/ Based on the cases of invalidation of documents specified in Clause 1, Article 12 of this Decree, reviewing agencies will determine documents under review as partially or wholly ineffective and concurrently determine the reason for and the point of time of their invalidation.
When a document is determined to be wholly or partially ineffective under Point d, Clause 1, Article 12 of this Decree, the reviewing agency will annul it according to its competence or propose a competent agency to annul the whole or part of that document.
b/ Documents determined to be wholly or partially ineffective must be listed for announcement under Article 20 of this Decree.
4. Considering and evaluating the promulgation competence and contents of documents under review
Documents which are not wholly ineffective under Clause 3 of this Article will be further reviewed in terms of their promulgation competence and contents under Clauses 3 and 4, Article 12 of this Decree.
Article 14. Processing of results of review based on documents serving as the legal grounds
1. Results of review based on documents serving as the legal grounds include the evaluation of the effectiveness, legal grounds and promulgation competence of documents under review; and provisions of documents under review which are contrary, overlapping or inconsistent with provisions of documents serving as the legal grounds for review. Review results are presented in document review reports.
2. Based on document review results, reviewing agencies will handle or make dossiers proposing the handling of documents according to the forms specified in Article 19 of this Decree.
3. Reviewing agencies will handle reviewed documents they have promulgated or coordinate with the agencies that have jointly promulgated documents in handling those joint documents.
The annulment, revision or supersession of documents under review to be handled by reviewing agencies must be carried out in order to be effective concurrently at the effective time of the documents serving as the legal grounds for review. For resolutions of People’s Councils, review results must be processed at the nearest session of the People’s Councils.
4. When detecting through review contents to be handled by another agency, the reviewing agency will make a dossier proposing that agency to handle those contents.
A record proposing the handling of a document under review comprises the document under review, the document(s) serving as the legal grounds for review; the reviewing agency’s proposal to the agency or person competent to handle the document under review; opinions of related agencies and units and other related documents. This record must be sent to the competent agency before the effective date of the document serving as the legal grounds for review.
Article 15. Contents of review based on the socio-economic development situation
A reviewing agency will consider and compare contents of a document under review with the socio-economic development situation in order to identify contents no longer appropriate, specifically as follows:
1. The subjects of application of the document under review no longer exist;
2. Specific provisions of the document under review are no longer appropriate;
3. Provisions of the document under review should be promulgated in a document of higher legal effect;
4. There arise social relations with regulation required but there have not been competent state agencies’ regulations.
Article 16. Order and procedures for review based on the socio-economic development situation
1. Identifying documents for review
A reviewing agency will identify documents for review when the socio-economic situation relating to the subjects and scope of application of those documents changes to an extent which makes the contents of such documents no longer appropriate.
2. Gathering documents serving as the grounds for identifying changes of the socio-economic situation.
3. Considering and comparing provisions of documents under review with those of documents serving as the grounds for identifying changes of the socio-economic situation in order to identify contents no longer appropriate under Article 15 of this Decree.
Article 17. Processing of results of review based on the socio-economic development situation
1. Results of review based on the socioeconomic development situation include the evaluation of the subjects of application of documents under review, specific provisions of documents under review which are no longer appropriate, provisions of documents under review which should be promulgated in documents of higher legal effect, and social relations which should be amended by documents of competent state agencies. Review results are presented in document review reports.
2. Based on review results, reviewing agencies will consider and decide to handle documents or make dossiers proposing the handling in the forms specified in Article 19 of this Decree.
3. Reviewing agencies will handle reviewed documents they have promulgated or coordinate with agencies that have jointly promulgated documents in handling those joint documents.
4. When detecting through review contents to be handled by another agency, the reviewing agency will make a record to propose that agency to handle those contents.
A record proposing the handling of a document under review comprises the document under review, the document presenting the socio-economic development situation, the reviewing agency’s assessment report on contents of the document under review which are no longer suitable to the socio-economic development situation, proposal for handling and opinions of related agencies and units.
Article 18. Record of document review
1. Reviewing agencies will formulate record of document review which comprise documents under review, documents serving as the legal grounds for review, documents serving as the basis for identifying changes in the socio-economic situation, documents expressing opinions of reviewing persons, records proposing the handling of documents under review (if any) and other related materials.
2. Records of document review must be kept in accordance with the law on archives.
Article 19. Forms of handling the reviewed documents
1. To suspend the enforcement of part or the whole of the document in case this document has not been revised, annulled or superseded in a timely manner and remains enforced, it might cause serious consequences, harming the interests of the State and the rights and legitimate interests of organizations and individuals.
2. To annul the whole or part of documents
a/ To annul the whole of the document when its subjects of application no longer exist or all of its provisions are contrary, overlapping or inconsistent with the document(s) serving as the legal grounds for review or are no longer suitable to the socio-economic development situation, without necessarily promulgating a superseding document.
b/ To annul part of the document when some of its subjects of application no longer exist or some of its contents are contrary, overlapping or inconsistent with the document(s) serving as the legal grounds for review or are no longer suitable to the socio-economic development situation, without necessarily promulgating a replacing or revising document.
c/ In case of promulgating a document which only annuls the whole or part of a reviewed document, the competent agency or person will promulgate an administrative document on such annulment. The annulled document must be listed for announcement under Article 20 of this Decree.
Document annulling central- or provincial- level documents must be published on Cong Bao and the website of the reviewing agency. Document annulling district- or commune- level documents must be posted up at the office of the reviewing agency and published on this agency’s website (if any).
3. To supersede the document when all or most of its contents are contrary, overlapping or inconsistent with the documents serving as the legal grounds for review or are no longer suitable to the socio-economic development situation.
4. To revise the document when some of its contents are contrary, overlapping or inconsistent with the document(s) serving the legal grounds for review or are no longer suitable to the socio-economic development situation.
5. To promulgate a new document when through review detecting a social relation which should be governed in a document of higher legal effect or a social relation which has not been amended by any regulation.
Article 20. Announcement of lists of wholly or partially ineffective documents
1. Annually, wholly or partially ineffective documents as prescribed at Points a, b, c and dd, Clause 1, Article 12, and Point c, Clause 2, Article 19, of this Decree must be listed for announcement according to the following provisions:
a/ Ministers and heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies will announce lists of wholly or partially ineffective documents falling within their review responsibility.
b/ Chairmen of People’s Committees will announce lists of wholly or partially ineffective documents falling within their review responsibility.
2. A document announcing a list of wholly or partially ineffective documents is an administrative document.
A document announcing a list of wholly or partially ineffective documents at central and provincial levels must be published on Cong Bao and the reviewing agency’s website.
A document announcing a list of wholly or partially ineffective documents at district and commune levels must be posted up at the office of the reviewing agency and its website (if any).
Article 21. Handling of documents with unlawful contents which are detected at the time of their promulgation
1. When detecting through review a document with unlawful contents at the time of its promulgation which must be examined under the Government’s Decree No. 40/2010/ND-CP of April 12, 2010, on examination and handling of legal documents, the competent reviewing agency or person will, pursuant to Decree No. 40/2010/ND-CP, examine according to its/his/her competence or propose a competent agency to examine that document.
2. When detecting through review a document promulgated by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the President, the Government or the Prime Minister with unconstitutional or unlawful contents at the time of its promulgation, the reviewing agency will coordinate with related agencies in proposing a competent agency or person to handle that document in accordance with law.
CONTENTS, ORDER AND PROCEDURES FOR DOCUMENT SYSTEMATIZATION
Article 22. Methods of document systematization
1. Periodical document systematization
Effective documents promulgated by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the President, the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, People’s Councils and People’s Committees at all levels will be periodically systematized and have their systematization results announced once for every 5 (five) years. The point of time for determining documents to be systematized for announcement (below referred to as document systematization time) is December 31 of the fifth year counting from the previous document systematization time.
The first document systematization time nationwide is December 31, 2013.
2. Document systematization as required by state management
Based on state management requirements, competent agencies will decide on document systematization based on special subject or field.
Article 23. Document systematization contents
Document systematization includes collecting documents subject to and within the scope of systematization; re-examining results of regular review of documents subject to and within the scope of systematization (hereafter referred to as re-examination of review result) and additional review; arrangement of effective documents according to set criteria; and announcement of lists of documents and collection of systematized effective documents.
Article 24. Document systematization plans
1. Periodical document systematization must be planned by systematizing agencies.
2. A document systematization plan contains the following main contents:
a/ Purpose and requirements of systematization;
b/ Subjects and scope of systematization;
c/ Implementation time and schedule;
d/ Assignment of implementing and coordinating units;
dd/ Funds and conditions for assurance of the plan implementation.
Article 25. Order and procedures for document systematization
1. Collecting documents and results of review of documents subject to and within the scope of systematization
a/ Documents subject to and within the scope of systematization must be collected by sources of documents under Article 7 of this Decree.
Documents subject to and within the scope of systematization include documents in the previous collection of systematized documents which have been determined to be still effective through review, and documents promulgated in the current systematization period which have been reviewed and determined to be still effective.
b/ Review results of documents subject to and within the scope of systematization will be collected from the database of document review and systematization of agencies and persons competent to review and systematize documents under this Decree.
2. Concluding review result re-examination and additional review
a/ Review result re-examination
Review results of documents to be systematized must be re-examined to ensure the accuracy of their effectiveness by the time of systematization.
b/ Additional review
In case document review results show that the status of effectiveness of documents is not updated or there are documents which have not been reviewed under regulations, competent agencies or persons will promptly review those documents in accordance with this Decree.
3. Listing of documents
a/ General list of documents to be systematized;
b/ List of documents which are wholly or partially ineffective;
c/ List of effective documents;
d/ List of documents which need revision, replacement or promulgation.
4. Arrangement of effective documents in the collection of systematized documents
Effective documents will be arranged in the collection of systematized documents according to the criteria specified in Article 26 of this Decree.
5. Announcement of document systematization results
a/ Ministers and heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies will announce document systematization results within their systematization responsibilities. Chairmen of People’s Committees will announce document systematization results within their systematization responsibilities.
Document systematization results include the collection of systematized documents and the lists of documents specified in Clause 3 of this Article.
b/ Document systematization results will be announced in administrative documents.
c/ Document systematization results must be announced within 30 (thirty) days, for central-level documents, or 60 (sixty) days, for documents of People’s Councils and People’s Committees of all levels, after the document by the time of systematization.
6. Document systematization results must be published on the websites (if any) of reviewing agencies. When necessary, reviewing agencies will issue the collection of systematized documents in the form of paper document.
Lists of central- and provincial-level documents which are wholly or partially ineffective must be published on Cong Bao.
Lists of district- and commune-level documents which are wholly or partially ineffective must be posted up at the offices of reviewing agencies.
In case after announcement, lists of documents and the collection of systematized effective documents are detected to contain errors, re-review and correction must be made.
Article 26. Criteria for arrangement of documents in the collection of systematized effective documents
Documents in the collection of systematized effective documents are arranged according to the following criteria:
1. Field of state management;
2. Hierarchy of documents;
3. Promulgation time of documents;
4. Other criteria meeting state management requirements.
Article 27. Document systematization according to state management requirements
1. According to state management requirements, competent agencies will decide on document systematization based on special subject or field.
2. The document systematization based on special subject or field complies with Articles 23, 24 and 25 of this Decree.
STATE MANAGEMENT OF DOCUMENT REVIEW AND SYSTEMATIZATION
Article 28. Responsibilities of Ministers, heads of ministerial-level and government- attached agencies
1. To propose competent agencies to promulgate or promulgate according to their competence the legal documents on document review and systematization; and document review plans based on subject or field.
2. To provide professional guidance on, and urge and examine, document review and systematization activities according to their competence.
3. To organize training and retraining in document review and systematization skills and operations for document review and systematization staffs; to organize and manage document review and systematization collaborators under their management.
4. To perform preliminary and final sum-up of document review and systematization under their management.
Ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies will annually send reports on document review and systematization to the Ministry of Justice for summarization and reporting to the Government.
5. To commend and discipline according to their competence or propose competent authorities to commend and discipline cadres, civil servants and collaborators involved in document review and systematization.
6. To settle complaints and denunciations about document review and systematization according to their competence.
Article 29. Responsibilities of the Minister of Justice for assisting the Government in performing the uniform state management of document review and systematization
1. To propose competent agencies to promulgate or promulgate according to his/her competence legal documents on document review and systematization.
2. To provide professional guidance on, and urge and examine, document review and systematization by ministries, sectors and localities.
3. To organize training and retraining in document review and systematization skills and operations for document review and systematization staffs nationwide.
4. To review document review and systematization activities; to annually report to the Government on document review and systematization nationwide.
5. To carry out international cooperation in document review and systematization.
6. To commend and discipline according to his/her competence or propose competent authorities to commend and discipline cadres, civil servants and collaborators involved in document review and systematization.
Article 30. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. To specify focal points and mechanisms for assignment and coordination and conditions to ensure document review and systematization work; to issue document review plans based on special subject, field and area in their localities.
2. To provide professional guidance on and urge document review and systematization work in their localities.
3. To organize training and retraining in document review and systematization operations; to organize and manage document review and systematization collaborators in their localities.
4. To review document review and systematization activities of their localities; to annually report on document review and systematization to the Ministry of Justice (for the provincial level), provincial-level People’s Committee (for the district level) or district-level People’s Committees (for the commune level).
5. To commend and discipline or propose competent authorities to commend and discipline cadres and civil servants and collaborators involved in document review and systematization in their localities.
6. To settle complaints and denunciations about document review and systematization according to their competence.
CONDITIONS FOR DOCUMENT REVIEW AND SYSTEMATIZATION ASSURANCE
Article 31. Conditions for document review and systematization assurance
Within their assigned functions, tasks and powers, ministers, heads of ministerial-level and government-attached agencies and People’s Committees of all levels will allocate funds and staff and other conditions for document review and systematization assurance.
Article 32. Staffs for document review and systematization
Based on their functions, tasks and volume, nature and characteristics of specific work of their Ministries, sectors and localities, ministers, heads of ministerial-level or government-attached agencies, Chairmen of People’s Committees and heads of professional agencies of provincial and district-level People’s Committees will arrange appropriate staffs to effectively review and systematize documents.
Article 33. Funds for assurance of document review and systematization
Funds for assurance of document review and systematization, general document review and issue-, field- and locality-based document review and staffs for this work of agencies and organizations will come from the state budget of the same level of those agencies and organizations and be included in their annual state budget estimates. The estimation, use and settlement of funds of agencies and organizations comply with the Law on State Budget and its guiding documents.
Article 34. Document review and systematization collaborators
1. Document review and systematization collaborators are persons experienced in lawmaking and document review and systematization relevant to the fields of documents to be reviewed and systematized. The number of document review and systematization collaborators of each reviewing agency depends on the scope and characteristics of documents to be reviewed and systematized by such agency.
Article 35. Database of document review and systematization
1. Ministries, ministerial-level agencies and provincial and district-level People’s Committees will update the following contents in the database serving as the legal grounds for document examination and handling under the Government’s Decree No. 40/2010/ND-CP of April 12, 2010, on examination and handling of legal documents:
a/ Documents serving review and systematization;
b/ Information on the legal status of documents;
c/ Document review records under Article 18 of this Decree;
d/ Document systematization results;
dd/ Other related materials.
2. The database specified at Point a, Clause 1 of this Article will be connected uniformly from the information system of legal documents from central to local levels.
1. This Decree takes effect on July 1, 2013.
2. To annul Article 62 of the Government’s Decree No. 24/2009/ND-CP of March 5, 2009, detailing and providing measures to implement the Law on Promulgation of Legal Documents, and Article 12 of the Government’s Decree No. 91/2006/ND-CP of September 6, 2006, detailing a number of articles of the Law on Promulgation of Legal Documents of People’s Councils and People’s Committees, and previous provisions which are contrary to this Decree.
Article 37. Implementation responsibilities
1. The Minister of Justice will, within his/her tasks and powers, detail the implementation of this Decree; and examine and urge ministries, ministerial-level and government-attached agencies and provincial-level People’s Committees in implementing this Decree.
2. The Minister of Public Security will assume the prime responsibility for, and coordinate with ministers, heads of related ministerial-level and government-attached agencies in, promulgating documents specifically guiding the review and systematization of documents with state secret contents as prescribed in this Decree.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and People’s Councils and People’s Committees of all levels are liable to execute this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |