Chương I Nghị định 16/2013/NĐ-CP rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: Những quy định chung
Số hiệu: | 16/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/02/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 18/02/2013 | Số công báo: | Từ số 111 đến số 112 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản); việc xử lý kết quả rà soát; trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản và các điều kiện bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản.
2. Nghị định này điều chỉnh hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rà soát văn bản là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
2. Hệ thống hóa văn bản là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí sắp xếp văn bản quy định tại Nghị định này.
3. Định kỳ hệ thống hóa văn bản là việc hệ thống hóa văn bản theo mốc thời gian được xác định trở về trước nhằm hệ thống hóa toàn bộ các văn bản đã được rà soát, xác định còn hiệu lực.
1. Rà soát văn bản nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
2. Hệ thống hóa văn bản nhằm công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản, giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.
1. Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện rà soát.
2. Hoạt động hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, đồng bộ; kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản; tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện hệ thống hóa.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp (sau đây gọi là cơ quan rà soát) có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản như sau:
1. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; văn bản do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo; phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình.
Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của Bộ Tư pháp.
2. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân kiến nghị Hội đồng nhân dân xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung điều chỉnh những vấn đề, thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
Trưởng phòng pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của các cơ quan chuyên môn liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành.
3. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản trong trường hợp có sự điều chỉnh địa giới hành chính
a) Trong trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành các đơn vị hành chính mới thì Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính mới có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính trước khi được chia ban hành.
b) Trong trường hợp nhiều đơn vị hành chính được sáp nhập thành một đơn vị hành chính mới thì Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính trước khi được sáp nhập ban hành.
1. Kiến nghị rà soát văn bản của cơ quan, tổ chức, công dân
Cơ quan, tổ chức, công dân khi phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp thì kiến nghị cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện rà soát văn bản được quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Trách nhiệm của cơ quan nhận được kiến nghị
a) Trường hợp nội dung kiến nghị rà soát thuộc trách nhiệm rà soát của mình thì cơ quan nhận được kiến nghị xem xét để thực hiện rà soát theo quy định.
b) Trường hợp nội dung kiến nghị rà soát không thuộc trách nhiệm rà soát của mình thì cơ quan nhận được kiến nghị phải chuyển kiến nghị đó đến cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản, đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, công dân có kiến nghị rà soát.
1. Văn bản được sử dụng để rà soát, hệ thống hóa theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Bản gốc, bản chính;
b) Văn bản đăng trên công báo in, công báo điện tử;
c) Bản sao y bản chính, bản sao lục của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp có văn bản hợp nhất thì sử dụng văn bản hợp nhất để rà soát, hệ thống hóa. Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì sử dụng văn bản được hợp nhất để rà soát, hệ thống hóa.
Kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản được sử dụng trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật. Kết quả rà soát văn bản cũng được sử dụng để phục vụ công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản và kiểm soát thủ tục hành chính.
Việc rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được áp dụng theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xem xét, quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn (bao gồm cả việc rà soát khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính).
3. Trách nhiệm thực hiện, nội dung, trình tự, thủ tục rà soát đối với từng văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
4. Kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn (sau đây gọi là kế hoạch rà soát văn bản)
a) Việc tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn phải được lập kế hoạch.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Thủ tướng Chính phủ lập kế hoạch, làm đầu mối tổ chức thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản hoặc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn do Thủ tướng Chính phủ quyết định liên quan đến nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giúp Thủ tướng Chính phủ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản.
b) Nội dung kế hoạch rà soát văn bản bao gồm mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi tổng rà soát, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; thời gian và tiến độ thực hiện; phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện; kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
Article 1. Scope and subjects of regulation
1. This Decree specifies the principles, contents, order and procedures for reviewing and systematizing legal normative documents (hereafter referred to as documents); processing of review results; responsibilities for document review and systematization and conditions for assurance of document review and systematization.
2. This Decree regulates the document review and systematization by the ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People’s Committees of all levels.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Document review means the consideration, comparison and assessment of the provisions of documents reviewed with other documents which serve as the legal grounds for reviewing as well as the socio-economic development situation in order to detect and handle or propose the handling of unlawful, inconsistent or overlapping provisions or provisions which are no longer effective or appropriate.
2. Document systematization means gathering and arranging the reviewed documents which remain effective according to the document arrangement criteria prescribed in this Decree.
3. Periodical document systematization means document systematization based on backward time marker in order to systematize all documents which have been reviewed and determined to be still effective.
Article 3. Purposes of document review and systematization
1. Document review aims to detect unlawful, inconsistent, or overlapping provisions or provisions no longer effective or suitable to the socio-economic development situation for termination of enforcement, annulment, supersession, revision, supplementation or promulgation of new documents to assure the constitutionality, lawfulness, consistency and synchronicity of the legal system and in line with the socio-economic development situation.
2. Document systematization aims to announce the collection of systematized effective documents and lists of documents which make the formulation, application and enforcement of laws effective and convenient and enhance the publicity and transparency of the legal system.
Article 4. Principles of document review and systematization
1. The document review must be conducted regularly as soon as there are grounds for such review without omitting any document within review responsibility; promptly processing review results; complying with the review order and procedures.
2. The document systematization must be conducted periodically and synchronously; promptly announcing the collection of systematized effective documents and lists of documents; complying with the systematization order and procedures.
Article 5. Responsibilities for document review and systematization
Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies, and People’s Committees of all levels (hereafter referred to as reviewing agencies) will review and systematize documents as follows:
1. Document review and systematization responsibilities of ministers and heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies.
Ministers or heads of ministerial-level or government-attached agencies will review and systematize documents promulgated or drafted by their ministries; ; documents presented by agencies, organizations or National Assembly deputies with the amended matters under the state management of the Ministries, mistrial-level agencies, which are prepared by agencies, organizations or government-attached agencies.
Heads of professional units of ministries or ministerial-level or government-attached agencies will assist ministers or heads of their agencies in reviewing and systematizing documents which regulate matters under their state management.
Directors of the Legal Affairs Departments of ministries or ministerial-level agencies will urge, guide and summarize the overall review and systematization results of their ministries or ministerial-level agencies for submission to their Ministers or heads.
Heads of legal affairs organizations of government-attached agencies will assume the prime responsibility for, and coordinate with heads of related units in, assisting the heads of their agencies in reviewing and systematizing documents drafted by their agencies; and coordinate with directors of the Legal Affairs Departments of Ministries or ministerial-level agencies in reviewing and systematizing documents related to their sectors or fields of operation.
Heads of legal affairs organizations or heads of units assigned for legal affairs in the General Departments or equivalent or Departments directly under Ministries or ministerial-level agencies will assume the prime responsibility for, and coordinate with related units in assisting their General Directors or Directors in reviewing and systematizing documents related to the sectors or fields under their state management.
The heads of the units assigned to act as the focal point for the document review and systematization of the Ministry of Justice will urge, guide and summarize the overall review and systematization results of the Ministry of Justice.
2. Responsibilities for document review and systematization of People’s Committees
People’s Committees will review and systematize documents that they and People’s Councils of the same level have promulgated; coordinate with the standing People’s Councils in proposing People’s Councils to process the review and systematization results of documents of People’s Councils.
Chairmen of provincial or district-level People’s Committee will direct their professional agencies to review and systematize documents promulgated by their People’s Councils and People’s Committees.
Heads of professional agencies of provincial- or district-level People’s Committees will assume the prime responsibility for, and coordinate with heads of legal affairs sections of People’s Councils and related agencies in, reviewing and systematizing documents of their People’s Committees and People’s Councils of the same level, which regulate matters under their state management.
Heads of legal affairs divisions or units in charge of legal affairs of professional agencies under provincial-level People’s Committees will assume the prime responsibility for, and coordinate with related units in assisting heads of professional agencies in reviewing and systematizing documents under their charge.
Directors of Service of Justice and heads of Justice Division will urge, guide and summarize the overall review and systematization results of related professional agencies for submission to the Chairmen of their People’s Committees.
Chairmen of communal-level People’s Committees will organize the review and systematization of documents promulgated by communal-level People’s Councils and People’s Committees.
3. Responsibilities for document review and systematization in case of adjustment of administrative boundaries
a/ In case an administrative unit is divided into new administrative units, the People’s Committees of the new administrative units will review and systematize documents promulgated by the People’s Council and People’s Committee of the former administrative unit.
b/ In case a number of administrative units are merged into a new administrative unit, the People’s Committee of the new administrative unit will review and systematize documents of the People’s Councils and People’s Committees of the former administrative units.
Article 6. Document review proposed by agencies, organizations and citizens and responsibilities of reviewing agencies upon receipt of proposals
1. Document review proposed by agencies, organizations and citizens
When detecting an unlawful, inconsistent, overlapping or inappropriate document, an agency or organization or a citizen will propose a responsible state agency prescribed in Article 5 of this Decree to review such document.
2. Responsibilities of agencies receiving proposals
a/ An agency which receives a proposal to review a document will review that document under regulations if such review is within its responsibility.
b/ An agency receiving a proposal to review a document which is outside its responsibility will forward that proposal to an agency responsible for reviewing that document and concurrently notify such to the proposing agency, organization or citizen.
Article 7. Sources of documents for review and systematization
1. Documents for review and systematization must be used in the following priority order:
a/ The original;
b/ Documents published on printed and electronic Cong Bao (Official Gazette);
c/ Certified true copies and copies duplicated from the original by competent agencies or persons.
2. In case there are consolidating documents, these documents may be used for review and systematization. In case of technical errors leading to differences in content between consolidating and consolidated documents, consolidated documents may be used for review and systematization.
Article 8. Use of document review and systematization results
Document review and systematization results are used in the formulation of legal documents and improvement of the legal system; and for reference in the application and implementation of law. Review results can also be used for the codification and consolidation of legal documents and control of administrative procedures.
Article 9. Review and systematization of documents with state secret contents
The review and systematization of documents with state secret contents comply with this Decree and the law on protection of state secrets.
Article 10. General document system review, document review under special subject, field and area.
1. The Prime Minister will decide on the general document system review and document review under special subject, field and area according to state management requirements.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies and Chairmen of People’s Committees will, within the scope of their functions, tasks and powers, consider and decide on the document review under special subject, field and area (also including review upon adjustment of administrative boundaries).
3. Implementation responsibilities, contents, order and procedures for every document comply with this Decree.
4. Plans on general document system review and document review under special subject, field and area (below referred to as document review plan)
a/ The general document system review and document review under special subject, field and area must be planned.
The Minister of Justice will assist the Prime Minister in planning, and act as the focal point for conducting, the general document review or document review under special subject, field and area involving different Ministries and ministerial-level agencies as decided by the Prime Minister.
Ministers and heads of ministerial-level agencies will assist the Prime Minister in planning and organizing the document review under special subject, field and area under their state management as decided by the Prime Minister.
Directors of the Legal Affairs Departments of Ministries and ministerial-level agencies and the head of the unit assigned to act as the focal point for organizing the document review and systematization will assist their Ministers or heads in planning and organizing the document review.
Directors of Service of Justice, heads of Justice Division and communal-level judicial and civil-status officers will assist Chairmen of People’s Committees of the same level in planning and organizing the document review.
b/ The contents of document review plan must specify the purpose, requirements, subjects, scope of the general review or document review under special subject, field and area; implementation time and schedule; assignment of the implementing agency and coordinating units; funds and conditions to ensure the plan implementation.