Lý thuyết Sinh học 11 Bài 43 (mới 2023 + Bài Tập): Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

Tóm tắt lý thuyết Sinh 11 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 11 Bài 43.

1 4,911 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 11 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, học sinh phải:

- Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: chiết cành, giâm cành, ghép cành, ghép chồi.

- Nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính.

- Thực hiện được các phương pháp nhân giống vô tính: giâm cành, ghép cành, ghép chồi.

II. CHUẨN BỊ

1. Giâm cành và giâm lá

- Mẫu vật: cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống, cây dâu, rau ngót,…

- Dụng cụ: dao, kéo để cắt cành, chậu đất ẩm.

2. Ghép cây

- Mẫu vật: cây đào, cây xoài non 1 - 2 năm tuổi, cây cam, bưởi,…

- Dụng cụ: dao, kéo sắc để rạch vỏ cây và cắt thân cây, dây nilon.

III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

1. Giâm cành và giâm lá

a. Giâm cành

Lý thuyết Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Cắt thân của một cây trong các cây sắn, rau ngót, cây dâu, khoai lang, rau muống,… thành nhiều đoạn (hom), mỗi đoạn dài 10 – 15 cm và có số lượng các chồi (mắt) bằng nhau.

- Đem các hom cắm nghiêng cho đầu dưới vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất.

- Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh ra từ các hom khác nhau xuất phát từ cùng một thân cây. Kết quả quan sát ghi vào bảng dưới đây và từ đó rút ra nhận xét về khả năng nhân giống sinh dưỡng của các phần khác nhau trên thân cây mẹ.

Vị trí của hom trên cây mẹ kể từ đỉnh

 

Số chồi đã nảy

Chiều dài của chồi (cm)

Đánh dấu X vào ô chỉ hom có chồi dài nhất

Ngày

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

Kết luận: Ghi phần thân có khả năng nhân giống sinh dưỡng tốt nhất. Giải thích?

b. Giâm lá

Lý thuyết Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Cắt một lá cây lá bỏng rồi đặt nó xuống đất ẩm. Theo dõi sự xuất hiện các cây mới từ mép của phiến lá.

2. Ghép cành

Lý thuyết Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)Lý thuyết Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Dùng dao sắt cắt vát, gọn và sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc của cành ghép áp thật sát vào mặt vát của gốc ghép.

- Cắt bỏ tất cả các lá có trên cành ghép và loại bỏ bớt chừng 1/3 số lá trên gốc ghép.

- Buộc thật chặt cành ghép với gốc ghép để cho dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

3. Ghép chồi

Lý thuyết Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)Lý thuyết Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Rạch lớp vỏ trên gốc ghép thành hình chữ T dài khoảng 2 cm. Dùng sống dao tách vỏ theo vết rạch một khoảng đủ để đặt mắt ghép.

- Chọn một chồi mới nhú trên cành ghép làm chồi ghép. Dùng dao sắc cắt gọn lớp vỏ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt ghép.

- Đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ, sao cho lớp vỏ của gốc ghép và chồi ghép sát nhau ở đầu chữ T. Vỏ của gốc ghép phủ lên vỏ của chồi ghép. Buộc áp vỏ gốc ghép vào chồi ghép và để cho phần gỗ của chồi ghép áp sát vào phần gỗ của gốc ghép giúp cho dòng mạch gỗ di chuyển dễ dàng từ phần gốc ghép sang chồi ghép.

IV. THU HOẠCH

Mỗi học sinh phải:

- Làm bài tường trình về thực hành giâm cành, ghi bảng theo dõi thực hành và kết luận đã rút ra được.

- Tường trình về thực hành ghép cành và thực hành ghép chồi mắt.

- Làm thực hành theo nhóm từ 5 - 6 học sinh để tiến hành giâm cành và giâm lá tại vườn trường.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

Lý thuyết Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Lý thuyết Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Lý thuyết Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người 

Lý thuyết Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4

1 4,911 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: