Lý thuyết Sinh học 11 Bài 44 (mới 2023 + Bài Tập): Sinh sản vô tính ở động vật

Tóm tắt lý thuyết Sinh 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 11 Bài 44.

1 3244 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

Bài giảng Sinh học 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

I. KHÁI NIỆM SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Khái niệm

- Sinh sản vô tính ở động vật là hình thức sinh không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

2. Đặc điểm

- Dựa trên phân bào nguyên nhiễm.

- Chỉ cần 1 cá thể cũng có thể sinh sản được. Điều này thuận lợi cho các loài ít di chuyển hoặc số lượng cá thể của loài quá thấp.

- Các cơ thể mới trong sinh sản vô tính giống hệt với cơ thể gốc → Bảo tồn được đặc tính quý của cơ thể mẹ, tạo ưu thế trong điều kiện môi trường ổn định.

- Hầu như không có sự đổi mới vật chất di truyền ở đời con, làm hạn chế tính đa dạng di truyền của loài, bất lợi trong điều kiện môi trường thay đổi.

II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Phân đôi

- Đại diện: Động vật đơn (trùng biến hình, trùng roi,…) và giun dẹp.

Lý thuyết Sinh sản vô tính ở động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Cơ chế: Một tế bào ban đầu phân chia nhân và phân chia tế bào chất, mỗi phần phát triển thành một tế bào mới.

2. Nảy chồi

- Đại diện: Bọt biển và Ruột khoang.

Lý thuyết Sinh sản vô tính ở động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Cơ chế: Trên cá thể mẹ chồi bắt đầu nhô ra, mỗi chồi phát triển thành cơ thể mới có thể dính hoặc tách rời khỏi cơ thể mẹ.

3. Phân mảnh

- Đại diện: Bọt biển và giun dẹp.

Lý thuyết Sinh sản vô tính ở động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Cơ chế: Cơ thể mẹ bị phá vỡ ra nhiều mảnh, một số hoặc tất cả các mảnh phát triển thành những bọt biển mới.

4. Trinh sinh

- Đại diện: Chân đốt như ong, kiến, rệp,…

Lý thuyết Sinh sản vô tính ở động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Cơ chế: Tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ NST đơn bội.

III. ỨNG DỤNG

1. Nuôi mô sống

- Tách mô từ cơ thể động vật để nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp giúp mô đó tồn tại và phát triển.

- Ứng dụng: Nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da, nuôi cấy tai người,…

Lý thuyết Sinh sản vô tính ở động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Nuôi cấy thành công tai người từ táo

2. Nhân bản vô tính

- Nhân bản vô tính là chuyển nhân của một tế bào xôma 2n vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này phát triển thành một cơ thể mới.


Lý thuyết Sinh sản vô tính ở động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Ứng dụng:

+ Nhân bản vô tính thành công trên nhiều loài động vật như cừu, chuột, lợn, bò, chó,…

+ Triển vọng: Tạo ra các mô, các cơ quan mong muốn, từ đó thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

Lý thuyết Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Lý thuyết Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Lý thuyết Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người 

Lý thuyết Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4 

1 3244 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: