Lý thuyết Sinh học 11 Bài 31 (mới 2023 + Bài Tập): Tập tính của động vật

Tóm tắt lý thuyết Sinh 11 Bài 31: Tập tính của động vật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 11 Bài 31.

1 5653 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 11 Bài 31: Tập tính của động vật

Bài giảng Sinh học 11 Bài 31: Tập tính của động vật

I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?

1. Khái niệm tập tính

 - Tập tính là chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

Lý thuyết Tập tính của động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Chim thực hiện chuỗi phản ứng để xây tổ

2. Vai trò của tập tính

- Các tập tính giúp động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

- Tập tính của động vật chia thành 2 loại: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Lý thuyết Tập tính của động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1) Lý thuyết Tập tính của động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Nhện giăng tơ là tập tính bẩm sinh

Tập tính trốn chạy con người của một số động vật là tập tính học được

- Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được:

Các dạng

Tiêu chí

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Đặc điểm

- Là loại tập tính sinh ra đã có.

 

- Được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

 

- Có tính bền vững, không thay đổi, trả lời kích thích theo một trình tự nhất định.

- Do kiểu gen quy định.

 

- Số lượng hạn chế.

- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể.

- Được hình thành thông qua học tập, rút kinh nghiệm đặc trưng cho cá thể.

- Không bền vững, dễ thay đổi.

 

 

- Do hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron.

- Số lượng phụ thuộc mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của hệ thần kinh.

Cơ sở thần kinh

- Là chuỗi các phản xạ không điều kiện.

- Là chuỗi các phản xạ có điều kiện.

Ví dụ

- Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

- Nhện giăng lưới.

- Người đi xe máy trên đường gặp đèn đỏ thì dừng lại.

- Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt tập tính nào đó ở động vật hoàn toàn là bẩm sinh hay học được. Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh hay học được. Ví dụ: Tập tính bắt chuột ở mèo vừa là tập tính bẩm sinh vừa là do mèo mẹ dạy cho, tập tính xây tổ của chim vừa mang tính bẩm sinh vừa là do học được từ đồng loại.

Lý thuyết Tập tính của động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH

Lý thuyết Tập tính của động vật| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính

- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và các phản xạ có điều kiện. Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ.

- Số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.

- Một số tập tính của động vật là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết: tập tính sinh sản, ngủ đông.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật

Lý thuyết Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Lý thuyết Bài 35: Hoocmôn ở thực vật

Lý thuyết Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa

1 5653 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: