Lý thuyết Sinh học 11 Bài 47 (mới 2023 + Bài Tập): Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người

Tóm tắt lý thuyết Sinh 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 11 Bài 47.

1 6856 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người

Bài giảng Sinh học 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người

I. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

1. Một số biện pháp làm thay đổi số con

a. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp

Lý thuyết Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Lý thuyết Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.

- Tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu, bò,… làm cho trứng nhanh chín và rụng hoặc làm chín và rụng nhiều trứng cùng một lúc, sau đó thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đã chuẩn bị sẵn.

b. Thay đổi các yếu tố môi trường

Lý thuyết Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Ví dụ: thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.

c. Nuôi cấy phôi

- Mối phôi được tạo thành phát triển thành 1 con non: Tiêm hoocmôn thúc đẩy sự chín và rụng của nhiều trứng rồi lấy các trứng đó ra ngoài. Cho các trứng đó thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm và nuôi dưỡng các hợp tử phát triển đến một giai đoạn phôi nhất định. Sau đó, đem các phôi này cấy vào tử cung của con cái.

Lý thuyết Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

- Mỗi phôi được tạo thành phát triển thành nhiều con non: Để tăng nhanh số lượng một số loài động vật quý hiếm vốn chỉ đẻ một con trong một lứa, người ta gây đa thai nhân tạo.

Lý thuyết Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

d. Thụ tinh nhân tạo

- Thụ tinh nhân tạo có tác dụng làm tăng hiệu quả thụ tinh.

- Có thể thực hiện thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể hoặc thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể.

Lý thuyết Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người| Sinh học lớp 11 (ảnh 1) Lý thuyết Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể

Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể

2. Một số biện pháp điều khiển giới tính

- Mục đích: Điều khiển giới tính của động vật theo hướng đực hay cái để phù hợp với nhu cầu sản xuất. Ví dụ, muốn tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm cần tăng nhiều con cái. Muốn nhiều thịt cần tạo nhiều còn đực vì con đực thường to hơn và lớn nhanh hơn.

- Biện pháp:

+ Sử dụng các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm để tách tinh trùng thành 2 loại, một loại NST giới tính X, một loại NST giới tính Y. Tùy theo nhu cầu về đực cái mà chọn loại tinh trùng thích hợp thụ tinh với trứng.

Lý thuyết Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

+ Nuôi cá rô phi bột bằng một loại hoocmôn testostêrôn tổng hợp kèm vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

+ Trứng rùa ấp ở nhiệt độ dưới 28oC sẽ nở thành con đực, trên 32oC thì nở thành con cái.

II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI

1. Khái niệm

- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con, khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Lý thuyết Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

2. Các biện pháp tránh thai

Lý thuyết Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Các biện pháp

tránh thai

Đặc điểm

1. Tính ngày rụng trứng

- Tránh giao hợp vào ngày trứng rụng (vào giữa chu kì kinh nguyệt) để tinh trùng không gặp được trứng.

- Ưu điểm: Không có tác dụng phụ.

- Nhược điểm: Hiệu quả không cao, chỉ áp dụng cho những phụ nữ có kinh nguyệt ổn định.

2. Sử dụng bao cao su

- Ngăn không cho trứng gặp tinh trùng và tránh lây nhiễm các bệnh tình dục khi giao hợp.

- Ưu điểm: Khả năng tránh thai cao đạt 97%.

- Nhược điểm: Giảm khoái cảm, gây dị ứng.

3. Sử dụng thuốc viên tránh thai

- Ngăn không cho trứng chín và rụng, chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại ngăn không cho tinh trùng vào tử cung và ống dẫn trứng để gặp trứng.

- Ưu điểm: Khả năng tránh thai cao đạt đến 99%.

- Nhược điểm: Phải uống thuốc đúng giờ, có thể có tác dụng phụ, thậm chí khó có con vì rối loạn nội tiết tố.

4. Sử dụng vòng tránh thai

- Kích thích lên niêm mạc tử cung gây phản ứng chống lại sự làm tổ của tử cung, hợp tử không làm tổ được sẽ rơi ra ngoài.

- Ưu điểm: Khả năng tránh thai cao đạt 95% - 97%, thực hiện 1 lần kéo dài kết quả nhiều năm.

- Nhược điểm: Có thể bị viêm nhiễm hoặc tuột vòng gây có thai.

5. Cắt và thắt ống dẫn trứng (ở nữ) hoặc ống dẫn tinh (ở nam)

- Không cho trứng gặp tinh trùng.

- Ưu điểm: Hiệu quả cao.

- Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho những người không còn nhu cầu sinh con.

* Nạo phá thai không được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ như mất nhiều máu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục, có thể gây vô sinh, thậm chí có thể gây tử vong đồng thời việc nạo phá thai cũng là đi ngược lại với đạo đức xã hội.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

Lý thuyết Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

Lý thuyết Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Lý thuyết Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Lý thuyết Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4

1 6856 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: