Lý thuyết Sinh học 11 Bài 48 (mới 2023 + Bài Tập): Ôn tập chương 2, 3 và 4

Tóm tắt lý thuyết Sinh 11 Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 11 Bài 48.

1 1,571 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 11 Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4

Bài giảng Sinh học 11 Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4

I. CẢM ỨNG

1. So sánh cảm ứng ở thực vật và động vật

a. Giống nhau

- Đều là phản ứng của sinh vật trước các tác nhân kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

b. Khác nhau

Nội dung

Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở động vật

Khái niệm

- Là khả năng tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường của các bộ phận cơ thể thực vật để tồn tại và phát triển.

- Là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

Đặc điểm

- Phản ứng chậm chạp.

- Không có tổ chức thần kinh.

- Phản ứng nhanh hơn nhờ các phản xạ.

- Có tổ chức thần kinh.

Phân loại

- Gồm hướng động và ứng động.

- Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới, chuỗi hạch, dạng ống.

2. Các giai đoạn của điện thế hoạt động

- Các giai đoạn hình thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.

3. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được

Các dạng

Tiêu chí

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Đặc điểm

- Là loại tập tính sinh ra đã có.

 

- Được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

 

- Có tính bền vững, không thay đổi, trả lời kích thích theo một trình tự nhất định.

- Do kiểu gen quy định.

 

- Số lượng hạn chế.

- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể.

- Được hình thành thông qua học tập, rút kinh nghiệm đặc trưng cho cá thể.

- Không bền vững, dễ thay đổi.

 

 

- Do hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron.

- Số lượng phụ thuộc mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của hệ thần kinh.

Cơ sở thần kinh

- Là chuỗi các phản xạ không điều kiện.

- Là chuỗi các phản xạ có điều kiện.

Ví dụ

- Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

- Nhện giăng lưới.

- Người đi xe máy trên đường gặp đèn đỏ thì dừng lại.

II. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

- Sinh trưởng là quá trình tăng về kích thước, chiều dài hoặc khối lượng cơ thể (động vật) do sự tăng về kích thước và số lượng tế bào.

- Phát triển là toàn bộ chu trình sống của sinh vật bao gồm 3 giai đoạn: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan cơ thể.

- Các loại hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật: auxin, gibêrelin, xitôkinin, êtilen, axit abxixic, hoocmôn ra hoa.

- Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật: hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, hoocmôn ơstrôgen, testostêrôn, juvennin, ecđixơn.

- Phân biệt sinh trưởng qua biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn và không qua biến thái:

Phát triển

không qua biến thái

Phát triển

biến thái hoàn toàn

Phát triển biến thái không hoàn toàn

Là hình thức phát triển mà con non có hình thái, đặc điểm cấu tạo sinh lý giống hệt con trưởng thành.

Là hình thức phát triển mà con non có đặc điểm, hình thái và sinh lý khác hoàn toàn con trưởng thành.

Là hình thức phát triển mà con non có đặc điểm, hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống con trưởng thành và trải qua nhiều lần lột xác.

III. SINH SẢN

1. Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Là hình thức sinh sản tạo ra thế hệ sau không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

- Là hình thức sinh sản tạo ra thế hệ sau có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử.

- Gắn liền với quá trình nguyên phân.

- Gắn liền với quá trình giảm phân để tạo giao tử, quá trình thụ tinh tạo ra hợp tử.

- Con cái sinh ra giống nhau và giống mẹ → Bảo tồn vốn gen quý của loài.

- Con cái nhận được vật chất di truyền từ sự tái tổ hợp vật chất di truyền hai bộ gen của bố và mẹ → Tạo ra sự đa dạng di truyền cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.

- Thế hệ sau kém thích nghi, kém đa dạng về mặt di truyền.

- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.

2. Các hoocmôn điều hòa sinh sản ở động vật

a. Cơ chế điều hòa sinh tinh

Hoocmôn

Cơ quan sản xuất

Cơ quan tác động

Tác động điều hòa sinh tinh

GnRH

Vùng dưới đồi

Tuyến yên

Điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH.

FSH

Tuyến yên

Ống sinh tinh

Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

LH

Tuyến yên

Tế bào kẽ

Kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra testostêrôn.

Testostêrôn

Tế bào kẽ trong tinh hoàn

Ống sinh tinh

Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.

b. Cơ chế điều hòa sinh trứng

Hoocmôn

Cơ quan sản xuất

Cơ quan tác động

Tác động điều hòa sinh tinh

GnRH

Vùng dưới đồi

Tuyến yên

Điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH.

FSH

Tuyến yên

Nang trứng

Kích thích nang trứng phát triển.

LH

Tuyến yên

Thể vàng

Kích thích nang trứng chín và rụng. Hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng.

Prôgestêrôn

Thể vàng

Niêm mạc dạ con

Kích thích niêm mạc dạ con phát triển, dày lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.

Ơstrôgen

Thể vàng

Niêm mạc dạ con

Làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

Lý thuyết Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

Lý thuyết Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Lý thuyết Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Lý thuyết Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ kế hoạch ở người

1 1,571 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: