Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân sơ

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ ngắn gọn mà chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 10.

1 2,338 05/01/2023


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

Có 2 loại tế bào là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Hai loại tế bào này phân biệt nhau bởi tế bào nhân sơ có trước, ADN bên trong tế bào không được màng nhân bảo vệ, chưa có các bào quan và chưa có khung xương tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân sơ (ảnh 1)

Tế bào nhân sơ cấu tạo nên những sinh vật thích nghi nhất trên Trái Đất vì:

  • Kích thước dao động từ 1µm đến 5µm, bằng 1.10 tế bào nhân thực.

  • Tỉ lệ S bề mặt cơ thể / V cơ thể lớn dẫn tới tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh.

  • Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh

  • Sinh sản nhanh

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân sơ (ảnh 2)

Tế bào nhân sơ phổ biến nhất là tế bào hình cầu, hình que và hình xoắn.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân sơ (ảnh 3)

2. Cấu tạo tế bào nhân sơ

a) Lông, roi và màng ngoài:

  • Lông và roi đều có cấu tạo từ bó sợi protein. Mỗi tế bào có 1 roi và nhiều lông. Trong đó, lông có vai trò giúp TB bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt sinh vật khác. Roi có vai trò giúp tế bào định hướng di chuyển.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân sơ (ảnh 4)
  • Màng ngoài có cấu tạo chủ yếu từ lipopolysaccharide. Màng ngoài của vi khuẩn giúp chúng tránh khỏi sự tấn công của bạch cầu.

b) Thành tế bào và màng tế bào:

  • Hầu hết vi khuẩn đều có thành TB. Thành Tb dày 10 nanomet (nm) đến 20nm, được cấu tạo bởi peptidoglycan. Dựa vào độ dày của thành tế bào để chia vi khuẩn thành 2 nhóm: vi khuẩn gram âm (Gr-) và vi khuẩn gram dương (Gr+).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân sơ (ảnh 5)
 
  • Thành tế bào có vai trò như một bộ khung, có tác dụng giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào. 

  • Màng tế bào được cấu tạo từ lớp phospholipid và protein. Màng TB có chức năng trao đổi chất ra vào tế bào có chọn lọc, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất và năng lượng của tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân sơ (ảnh 6)

c) Tế bào chất:

Tế bào chất nằm giữa màng tế bào và vùng nhân, được cấu tạo từ bào tương (chất keo lỏng có thành phần chính là nước, còn lại là các hợp chất hữu cơ và chất khác). 

Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh để đảm bảo hoạt động sống của tế bào.

Ngoài ra tế bào chất có chứa Ribosome là nơi tổng hợp nên protein.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân sơ (ảnh 7)

d) Vùng nhân:

Vùng nhân của vi khuẩn là nơi DNA duy nhất dạng vòng, mạch kép tồn tại. DNA này mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

Ngoài DNA vùng nhân, một số loại vi khuẩn có plasmit, là các phân tử DNA nhỏ dạng vòng, mạch kép và chứa nhiều gen kháng thuốc kháng sinh.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân sơ (ảnh 8)
 

Thành phần

Cấu trúc

Vai trò

Lông

- Cấu tạo từ bó protein

- Mỗi tế bào có 1 roi và nhiều lông.

- Giúp tế bào bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào các bề mặt khác.

Roi

Roi giúp định hướng di chuyển cho tế bào.

Màng ngoài

- Chủ yếu từ lipopolysaccharide

- Bảo vệ VK gây bệnh khỏi sự tấn công của bạch cầu.

Thành tế bào

- Dày 10nm – 20nm.

- Cấu tạo bởi peptidoglycan.

- Giúp ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Màng tế bào

- Cấu tạo từ lớp kép phospholipid.

- Cho các chất ra vào tế bào một cách có chọn lọc.

Tế bào chất

- Chủ yếu là bào tương (dung dịch chủ yếu là nước với một số chất hữu cơ).

- Có chứa ribosome là nơi xảy ra quá trình tổng hợp protein.

- Là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm bảo hoạt động sống của tế bào.

- Một số tế bào plasmit chứa gen kháng thuốc kháng sinh.

Vùng nhân

- Chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vòng kép.

- DNA mang thông tin DT điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

 
Sơ đồ tư duy tế bào nhân sơ:
 
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân sơ (ảnh 10)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

Câu 1: Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi các thành phần chính là

A. thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.

B. thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất,nhân.

C. màng ngoài, màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.

D. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân, lông và roi.

Đáp án đúng là: A

Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi các thành phần chính là thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân. Một số tế bào nhân sơ có thể có thêm các thành phần như lông, roi và màng ngoài.

Câu 2: Bào quan duy nhất tồn tại trong tế bào nhân sơ là

A. ti thể.

B. nhân.

C. ribosome.

D. không bào.

Đáp án đúng là: C

Trong tế bào nhân sơ, không có các bào quan có màng bao bọc → Bào quan duy nhất tồn tại trong tế bào nhân sơ là ribosome.

Câu 3: Gọi là tế bào nhân sơ vì

A. chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền.

B. không có vật chất di truyền trong khối tế bào chất.

C. chưa có màng bao bọc khối tế bào chất.

D. không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Đáp án đúng là: A

Gọi là tế bào nhân sơ vì chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền (vật chất di truyền nằm trong tế bào chất tạo thành vùng nhân).

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là của các tế bào nhân sơ?

A. Có kích thước nhỏ dao động từ 1 μm đến 5 μm.

B. Nhân chưa có màng bọc.

C. Không có các bào quan có màng bao bọc.

D. Có hệ thống nội màng và bộ khung xương tế bào.

Đáp án đúng là: D

Các tế bào nhân sơ chưa có hệ thống nội màng và bộ khung xương tế bào.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn và thành tế bào của thực vật?

A. Thành tế bào của vi khuẩn mỏng còn thành tế bào của thực vật dày.

B. Thành tế bào của vi khuẩn nằm trong màng tế bào còn thành tế bào của thực vật nằm ngoài màng tế bào.

C. Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo bằng peptidoglycan còn thành tế bào của thực vật được cấu tạo bằng cellulose.

D. Thành tế bào của vi khuẩn có chức năng dự trữ các chất dinh dưỡng còn thành tế bào của thực vật có chức năng bảo vệ.

Đáp án đúng là: C

Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo bằng peptidoglycan còn thành tế bào của thực vật được cấu tạo bằng cellulose.

Câu 6: Ở tế bào vi khuẩn, vai trò của lông là

A. giúp vi khuẩn tăng khả năng di chuyển.

B. giúp vi khuẩn tăng khả năng bám dính.

C. giúp vi khuẩn tăng khả năng tiết độc tố.

D. giúp vi khuẩn tăng khả năng dự trữ chất dinh dưỡng.

Đáp án đúng là: B

Ở tế bào vi khuẩn, vai trò của lông là giúp vi khuẩn tăng khả năng bám dính, có thể là bám dính và tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt tế bào của sinh vật khác.

Câu 7: Cho các đặc điểm sau:

(1) Có kích thước nhỏ.

(2) Sống kí sinh và gây bệnh.

(3) Chưa có nhân chính thức.

(4) Cơ thể chỉ có một tế bào.

(5) Sinh sản rất nhanh.

Những đặc điểmcó ở tất cả các loại vi khuẩnlà

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2), (4), (5).

C. (2), (3), (4), (5).

D. (1), (3), (4), (5).

Đáp án đúng là: D

- Vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ → Đặc điểm chung ở tất cả các loại vi khuẩn là: (1), (3), (4), (5).

- (2) Sai. Không phải tất cả các vi khuẩn đều sống kí sinh và gây bệnh, có những chủng vi khuẩn sống tự do và có ích cho con người.

Câu 8: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong các dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?

A. Thành tế bào có vai trò bảo vệ tế bào.

B. Thành tế bào có vai trò quy định hình dạng của tế bào.

C. Thành tế bào có vai trò chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.

D. Thành tế bào có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của các chất độc.

Đáp án đúng là: B

Khi bị loại bỏ thành, các tế bào vi khuẩn trong thí nghiệm bị mất đi hình dạng đặc trưng → Thí nghiệm trên đề cập đến vai trò quy định hình dạng tế bào của thành tế bào.

Câu 9: Kích thước nhỏ giúp tế bào vi khuẩn có lợi thế về

A. khả năng di chuyển trong không gian.

B. khả năng cảm ứng đối với điều kiện ngoại cảnh.

C. khả năng sinh trưởng và sinh sản.

D. khả năng chống lại sự xâm nhập của virus.

Đáp án đúng là: C

Kích thước nhỏ → tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích (S/V) lớn → tế bào trao đổi vật chất với môi trường nhanh chóng → tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác biệt giữa DNA vùng nhân và plasmid của vi khuẩn?

A. DNA vùng nhân thường chỉ có 1 phân tử trong 1 tế bào còn plasmid thường có nhiều phân tử trong 1 tế bào.

B. DNA vùng nhân thường có kích thước nhỏ còn plasmid thường có kích thước lớn.

C. DNA vùng nhân là thành phần không bắt buộc đối với tế bào còn plasmid là thành phần bắt buộc phải có đối với tế bào.

D. DNA vùng nhân có vai trò quy định tính kháng thuốc của tế bào còn plasmid có vai trò mang thông tin di truyền quy định toàn bộ các hoạt động sống của tế bào.

Đáp án đúng là: A

DNA vùng nhân thường chỉ có 1 phân tử trong 1 tế bào còn plasmid thường có nhiều phân tử trong 1 tế bào.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Tế bào nhân thực

Lý thuyết Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Lý thuyết Bài 12: Truyền tin tế bào

Lý thuyết Bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng

Lý thuyết Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào

1 2,338 05/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: