Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân ngắn gọn mà chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 10.

1 3,958 05/01/2023


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

I. Chu kì tế bào của sinh vật nhân thực

Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con. 

Tế bào nhân thực có kích thước và số lượng NST lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ nên chu kì tế bào dài và phức tạp hơn.

Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn chính: kỳ trung gian và quá trình nguyên phân.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 1)

Thời gian của một chu kì tế bào ở mỗi loại tế bào là khác nhau. 

Ví dụ: Tế bào phôi động vật chỉ mất 20 phút để hoàn thành 1 chu kì trong khi đó, 1 chu kì tế bào gan kéo dài tới 6 tháng.

Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển các giai đoạn nghiêm ngặt, đảm bảo chu kì tế bào bình thường. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 1)
Điểm kiểm soát Vai trò
Điểm kiểm soát G1/S Tế bào sẽ kiểm tra xem đủ nguyên liệu hay chưa và đưa ra "quyết định" có nhân đôi DNA hay không?
Điểm kiểm soát G2/S Tế bào "rà soát" quá trình nhân đôi DNA đa hoàn tất chưa và sửa chữa các sai sót để sẵn sàng phân bào chưa?

II. Nguyên phân

Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) là hình thức phân bào xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Nguyên phân bao gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 3)

Phân chia nhân gồm 4 giai đoạn: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối, quá trình phân chia nhân thực chất là phân chia vật chất di truyền (NST) đồng đều cho 2 tế bào con.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 4)

1. Phân chia nhân:

Diễn biến của quá trình phân chia nhân như sau:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 5)

2. Phân chia tế bào chất:

Sau khi phân chia nhân xong, tế bào tiến hành phân chia tế bào chất, quá trình này ở tế bào thực vật và tế bào động vật có một chút khác biệt:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 6)

3. Ý nghĩa của nguyên phân:

  • Nguyên phân giúp duy trì ổn định vật chất tế bào qua các thế hệ tế bào, thay thế các tế bào già, chết, tổn thương, giúp cơ thể lớn lên và tái sinh các bộ phận. 

  • Là hình thức sinh sản ở những loài sinh vật nhân thực đơn bào và loài sinh sản vô tính.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 7)

Ảnh chụp các tế bào thực vật nguyên phân:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 8)

Ảnh chụp các tế bào thực vật nguyên phân:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 9)

III. Bệnh ung thư

1. Cơ sở khoa học của bệnh ung thư:

Khối u xuất hiện từ một tế bào bị đột biến nhiều lần, làm rối loạn các cơ chế điều hòa phan bào, khiến tế bào phân chia không kiểm soát tạo nên các khối u ác tính. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 10)

Tác nhân đột biến ở bên ngoài môi trường gồm: khói thuốc lá, độc tố của vi sinh vật, tia tử ngoại, tia phóng xạ, hóa chất (chất độc da cam) ...

Tác nhân đột biến ở bên trong cơ thể có: virus gây bệnh mãn tính (viêm gan B, viêm tử cung), các gốc tự do trong tế bào ...

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 11)

2. Tình trạng ung thư ở Việt Nam và cách phòng tránh bệnh ung thư:

Tỉ lệ mắc một số bệnh ung thư ở nam và nữ được thể hiện ở hình sau:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 12)

Ung thư có thể phòng tránh bằng cách:

Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây ung thư

Tích cực rèn luyện thể dục thể thao

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 13)

Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì

Chữa trị triệt để những bệnh viêm nhiễm mãn tính do virus và các loại vi sinh vật ...

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 14)
 
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 15)

 

Sơ đồ tư duy chu kì tế bào và nguyên phân:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 16)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Câu 1: Chu kì tế bào la

A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi.

B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để tạo tế bào con.

C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con.

D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

Đáp án đúng là: D

Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

Câu 2: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là

A. G1, G2, S, nguyên phân.

B. G1, S, G2, nguyên phân.

C. S, G1, G2, nguyên phân.

D. G2, G1, S, nguyên phân.

Đáp án đúng là: B

Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là G1, S, G2, nguyên phân.

Câu 3: Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là

A. tăng kích thước tế bào.

B. nhân đôi DNA và NST.

C. tổng hợp các bào quan.

D. tổng hợp và tích lũy các chất.

Đáp án đúng là: B

Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là nhân đôi DNA dẫn đến nhân đôi NST tạo thành NST kép.

Câu 4: Tại sao pha G1 được vừa được coi là pha sinh trưởng vừa được coi là pha kiểm soát của chu kì tế bào?

A. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S.

B. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/M.

C. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S.

D. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/M.

Đáp án đúng là: D

- Pha G1 được coi là pha sinh trưởng vì tại pha G1 diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào giúp tế bào tăng trưởng kích thước.

- Pha G1 được coi là pha kiểm soát vì cuối pha G1 có điểm kiểm soát G1/M, nếu không vượt qua được điểm kiểm soát này thì chu kì tế bào sẽ bị dừng lại.

Câu 5: Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?

A. Tế bào ung thư.

B. Tế bào sinh dục chín.

C. Tế bào sinh dưỡng.

D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Đáp án đúng là: B

Tế bào sinh dục chín không thực hiện quá trình nguyên phân.

Câu 6: Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào diễn ra qua

A. 4 kì.

B. 2 kì.

C. 3 kì.

D. 5 kì.

Đáp án đúng là: A

Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào diễn ra qua 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

Câu 7: Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46 tiến hành nguyên phân. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nguyên phân của tế bào này?

A. Tại kì đầu, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép.

B. Tại kì giữa, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép.

C. Tại kì sau, tế bào chứa 92 nhiễm sắc thể kép.

D. Tại kì cuối, mỗi tế bào con chứa 46 nhiễm sắc thể đơn.

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Tại kì sau, mỗi nhiễm sắc thể kép tách thành 2 nhiễm sắc thể đơn → tế bào chứa 92 nhiễm sắc thể đơn.

Câu 8: Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ

A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.

B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.

C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.

D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân.

Đáp án đúng là: C

Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST: Sự nhân đôi chính xác DNA ở pha S của kì trung gian giúp tăng gấp đôi lượng vật chất di truyền trong nhân. Sau đó, nhờ sự phân li đồng đều của các NST ở kì sau của nguyên phân giúp chia đều vật chất di truyền cho các tế bào.

Câu 9: Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể dẫn tới

A. bệnh đãng trí.

B. bệnh béo phì.

C. bệnh ung thư.

D. bệnh bạch tạng.

Đáp án đúng là: C

Bệnh ung thư là ví dụ về hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể dẫn đến sự phân chia tế bào mất kiểm soát.

Câu 10: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để phòng tránh bệnh ung thư?

A. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây ung thư.

B. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ an toàn.

C. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

D. Chỉ đi khám sức khỏe khi có dấu hiệu của bệnh.

Đáp án đúng là: D

D. Sai. Để phòng tránh và tạo điều kiện cho việc điều trị nên đi khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm ung thư (nếu có).

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Giảm phân

Lý thuyết Bài 19: Công nghệ tế bào

Lý thuyết Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Lý thuyết Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Lý thuyết Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

1 3,958 05/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: