Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 19: Công nghệ tế bào ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 10.

1 5,486 05/01/2023


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19: Công nghệ tế bào

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19: Công nghệ tế bào

I. Công nghệ tế bào động vật

1. Khái niệm:

Là quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 1)

2. Nguyên lí:

Là nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng nguyên phân nhiều lần rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.

Tế bào gốc là những tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 2)

3. Thành tựu:

Ba thành tựu nổi bật và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn của công nghệ tế bào động vật là: (1) Nhân bản vô tính vật nuôi; (2) Liệu pháp tế bào gốc và (3) Liệu pháp gene. 

a) Nhân bản vô tính vật nuôi:

Quy trình nhân bản vô tính được mô tả trong hình 19.1. 

Mục đích của nhân bản vô tính là tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gene ưu việt, tăng số lượng cá thể ở những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 3)

b) Liệu pháp tế bào gốc:

Là phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi ngoài cơ thể vào người bệnh thay thế các tế bào bị bệnh di truyền.

Dù vậy, phương pháp này vẫn mắc phải sự phản đối về vấn đề đạo đức. 

Ví dụ: dùng liệu pháp tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường type I.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 4)

c) Liệu pháp gene:

Là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành. Một số vấn đề đã giải quyết được:

  1. Nhân nuôi tế bào trong ống nghiệm, chỉnh sửa gene hoặc thay thế gene bệnh.

  2.  Sàng lọc tế bào được chỉnh sửa gene và nhân bản trong ống nghiệm

  3. Truyền các tế bào chỉnh sửa gene vào cơ thể bệnh nhân

Chỉ sử dụng cho người bệnh di truyền do hỏng gene nhất định và phải thuộc loại tế bào liên tục phân chia suốt đời.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 5)

II. Công nghệ tế bào thực vật

1. Khái niệm:

Là quy trình công nghệ nuôi cấy các tế bào, mô thực vật ở điều kiện vô trùng để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm nhân giống.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 6)

2, Nguyên lí:

Là dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành cây mới.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 7)

3. Thành tựu:

a) Nuôi cấy mô tế bào:

Các mô tế bào chuyên hóa được tách khỏi cây đưa vào ống nghiệm => Nuôi trong điều kiện vô trùng với đầy đủ dinh dưỡng và hormone => tạo thành mô sẹo (mô callus) => mô seo phân chia hình thành rễ, thân, lá và thành cây con.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 8)
 
b) Lai tế bào sinh dưỡng:

Là kĩ thuật lai tế bào sinh dưỡng của hai loài khác nhau để tạo thành tế bào lai, sau đó đưa tế bào lai nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia thành cây lai.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 9)
 
c) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh:

Hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh được nuôi cấy trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội hoặc lưỡng bội hóa và nuôi cấy để tạo cây hoàn chỉnh.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 10)

Sơ đồ tư duy công nghệ tế bào:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Công nghệ tế bào (ảnh 11)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 19: Công nghệ tế bào

Câu 1: Điểm khác biệt của tế bào gốc phôi so với tế bào gốc trưởng thành là

A. có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành.

B. có nguồn gốc từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang.

C. chỉ có thể biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.

D. chỉ có khả năng phân chia trong khoảng thời gian trước khi cơ thể trưởng thành.

Đáp án đúng là: B

Tế bào gốc phôi có nguồn gốc từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang (phôi sớm), có thể phân chia và biệt hóa thành mọi loại tế bào của cơ thể trưởng thành.

Câu 2: Đâu không phải là thành tựu thực tiễn của công nghệ tế bào động vật?

A. Nhân bản vô tính vật nuôi.

B. Liệu pháp tế bào gốc.

C. Liệu pháp gene.

D. Lai tế bào sinh dưỡng.

Đáp án đúng là: D

Lai tế bào sinh dưỡng là thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính?

A. Quá trình tạo ra cừu Dolly không thông qua sự giảm phân và thụ tinh.

B. Cừu Dolly chỉ mang vật chất di truyền của cừu cho nhân.

C. Cừu Dolly có tuổi thọ dài hơn những con cừu bình thường khác.

D. Cừu Dolly không trải qua giai đoạn phát triển trong tử cung của cừu cái.

Đáp án đúng là: A

Cừu Dolly được tạo ra bằng cách chuyển nhân tế bào tuyến vú của cừu A vào tế bào trứng đã mất nhân của cừu B rồi cho phát triển thành phôi và cấy vào tử cung của cừu cái C → Quá trình tạo ra cừu Dolly không thông qua sự giảm phân và thụ tinh.

Câu 4: Công nghệ tế bào động vật là

A. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

B. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

C. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.

D. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.

Đáp án đúng là: A

Công nghệ tế bào động vật là quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

Câu 5: Liệu pháp tế bào gốc và liệu pháp gene đều có tiềm năng chung là

A. phát triển thịt nhân tạo làm thực phẩm cho con người.

B. sản xuất các chế phẩm sinh học làm thuốc chữa bệnh cho con người.

C. giúp làm tăng số lượng cá thể của những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

D. điều trị các bệnh ở người vốn chưa có phương pháp chữa trị triệt để.

Đáp án đúng là: D

Liệu pháp tế bào gốc và liệu pháp gene đều có tiềm năng chung là điều trị các bệnh ở người vốn chưa có phương pháp chữa trị triệt để.

Câu 6: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là

A. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành mô thực vật.

B. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các khoáng chất thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành mô thực vật.

C. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.

D. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các khoáng chất thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.

Đáp án đúng là: C

Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.

Câu 7: Kĩ thuật nào của công nghệ tế bào có thể tạo ra giống mới?

A. Nhân bản vô tính.

B. Nuôi cấy mô tế bào.

C. Lai tế bào sinh dưỡng.

D. Nuôi cấy hạt phấn chưa thụ tinh.

Đáp án đúng là: C

Lai tế bào sinh dưỡng giúp tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phương pháp tạo giống thông thường không tạo ra được.

Câu 8: Ưu điểm của nuôi cấy mô tế bào thực vật so với các phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giâm, chiết) là

A. giữ nguyên được phẩm chất của cây mẹ.

B. tạo được số lượng lớn cây giống từ một cây mẹ.

C. tạo được cây trồng kháng tất cả các loại bệnh.

D. rút ngắn được thời gian cho ra sản phẩm của cây.

Đáp án đúng là: C

Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và các phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giâm, chiết) đều tạo ra được cây trồng giữ được phẩm chất của cây mẹ. Tuy nhiên, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể cho ra hàng ngàn cây con từ một cây mẹ ban đầu trong khi các phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giâm, chiết) chỉ cho ra được một số lượng cây con hạn định.

Câu 9: Kĩ thuật nào của công nghệ tế bào có thể tạo ra cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene?

A. Nhân bản vô tính.

B. Nuôi cấy mô tế bào.

C. Lai tế bào sinh dưỡng.

D. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.

Đáp án đúng là: D

Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh có thể tạo các cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene.

Câu 10: Kĩ thuật nào của công nghệ tế bào thường được áp dụng nhằm nhân nhanh số lượng lớn cây ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm?

A. Nhân bản vô tính.

B. Nuôi cấy mô tế bào.

C. Lai tế bào sinh dưỡng.

D. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.

Đáp án đúng là: B

Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp thường được áp dụng nhằm nhân nhanh số lượng lớn cây ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Lý thuyết Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Lý thuyết Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

Lý thuyết Bài 24: Khái quát về virus

Lý thuyết Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus

1 5,486 05/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: