Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 10.

1 1,874 05/01/2023


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

I. Các nhóm vi sinh vật

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Vi sinh vật được chia thành:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật (ảnh 1)

Đặc điểm chung của vi sinh vật:

  • Phân bố ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và trên cả cơ thể sinh vật khác.

  • Kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản

  • Đa số là sinh vật nhân sơ

  • Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh

  • Sinh trưởng, sinh sản nhanh và phân bố rộng

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật (ảnh 2)

II. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết từ chất vô cơ gọi là vi sinh vật tự dưỡng. 

Vi sinh vật tổng hợp chất hữu cơ cần thiết từ các chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn gọi là vi sinh vật dị dưỡng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật (ảnh 3)

III. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

1. Phương pháp quan sát:

Được áp dụng khi nghiên cứu hình thái, kích thước và cấu tạo tế bào vi sinh vật.

Tuy nhiên do vi sinh vật rất nhỏ bé nên phải làm tiêu bản tế bào và đem soi dưới kính hiển vi.

  • Soi tươi: đơn giản, nhanh, dùng để quan sát trạng thái sống của vi khuẩn.

  • Nhuộm đơn: nhanh, hữu ích để kiểm tra sự hiện diện và đánh giá sơ bộ về vi khuẩn

  • Nhuộm Gram: ý nghĩa trong việc phân loại vi khuẩn

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật (ảnh 4)

Để xác định chính xác từng đặc điểm của chúng, người ta dùng phương pháp phân tích hóa sinh/sinh học phân tử. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật (ảnh 5)

 

2. Phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật:

Phân lập, nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường thạch, Khuẩn lạc là tập hợp các tế bào sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát bằng mắt thường.

Quy trình nuôi cấy khuẩn lạc như sau:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật (ảnh 6)

Sơ đồ tư duy sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật (ảnh 7)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Câu 1: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật?

A. Vi khuẩn.

B. Vi nấm.

C. Động vật nguyên sinh.

D. Côn trùng.

Đáp án đúng là: D

Mặc dù côn trùng có kích thước nhỏ nhưng vẫn có thể quan sát bằng mắt thường → Côn trùng không phải là vi sinh vật.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?

A. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.

B. Cơ thể đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào nhân sơ.

C. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh.

D. Có nhiều kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Đáp án đúng là: B

B. Sai. Vi sinh vật có thể có cấu tạo nhân sơ hoặc nhân thực.

Câu 3: Số kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là

A. 4 kiểu.

B. 3 kiểu.

C. 2 kiểu.

D. 5 kiểu.

Đáp án đúng là: A

Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu, vi sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng là: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.

Câu 4: Đặc điểm tiên quyết để xếp một loài sinh vật vào nhóm vi sinh vật là

A. kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

B. cấu tạo đơn giản, vật chất di truyền không được bao bọc bởi màng nhân.

C. tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

D. khả năng thích nghi cao với mọi loại môi trường sống.

Đáp án đúng là: A

Vi sinh vật là những sinh vật kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng?

A. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ.

B. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ.

C. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2 còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là các chất hữu cơ.

D. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2.

Đáp án đúng là: B

- Quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng khác nhau về nguồn năng lượng: Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ các chất vô cơ.

- Quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng đều sử dụng nguồn carbon từ CO2, HCO3- hoặc các chất vô cơ tương tự.

Câu 6: Khi nói về các kiểu dinh dưỡng của các vi sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng.

B. Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và màu tía dinh dưỡng theo kiểu quang dị dưỡng.

C. Vi nấm dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.

D. Vi khuẩn nitrate hóa dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.

Đáp án đúng là: D

D. Sai. Vi khuẩn nitrate hóa dinh dưỡng theo kiểu hóa tự dưỡng.

Câu 7: Một loại vi khuẩn chỉ cần amino acid loại methionine làm chất dinh dưỡng hữu cơ và sống trong hang động không có ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của loại vi khuẩn này là

A. quang tự dưỡng.

B. quang dị dưỡng.

C. hóa dị dưỡng.

D. hóa tự dưỡng.

Đáp án đúng là: C

Vi khuẩn này sống trong hang động không có ánh sáng → hình thức dinh dưỡng là hóa dưỡng (loại A và B). Mặt khác, vi khuẩn này cần sử dụng chất hữu cơ → hình thức dinh dưỡng là hóa dị dưỡng (loại D).

Câu 8: Khi quan sát vi sinh vật thường phải làm tiêu bản rồi đem soi dưới kính hiển vi vì

A. vi sinh vật có kích thước nhỏ bé.

B. vi sinh vật có cấu tạo đơn giản.

C. vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh.

D. vi sinh vật có khả năng di chuyển nhanh.

Đáp án đúng là: A

Vi sinh vật có kích thước nhỏ nên để quan sát được chúng người ta cần phải làm tiêu bản rồi quan sát chúng dưới kính hiển vi.

Câu 9: Phương pháp nhuộm Gram được sử dụng để phân biệt 2 loại vi sinh vật nào sau đây?

A. Vi sinh vật tự dưỡng và vi sinh vật dị dưỡng.

B. Vi khuẩn Gr- và vi khuẩn G+.

C. Vi khuẩn hóa dưỡng và vi khuẩn quang dưỡng.

D. Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.

Đáp án đúng là: B

Phương pháp nhuộm Gram được sử dụng để phân biệt 2 loại vi khuẩn là Gr- và Gr+. Dựa trên kết quả nhuộm Gram, các bác sĩ có thể lựa chọn được loại thuốc hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.

Câu 10: Khuẩn lạc là

A. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường.

B. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và phải quan sát dưới kính hiển vi.

C. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ nhiều tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường.

D. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ nhiều tế bào ban đầu trên môi trường thạch và phải quan sát dưới kính hiển vi.

Đáp án đúng là: A

Khuẩn lạc là một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Công nghệ tế bào

Lý thuyết Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Lý thuyết Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

Lý thuyết Bài 24: Khái quát về virus

Lý thuyết Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus

1 1,874 05/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: