Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Trao đổi chất qua màng tế bào

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào ngắn gọn mà chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 10.

1 2784 lượt xem


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

I. Khái niệm trao đổi chất qua màng tế bào

Trao đổi chất qua màng tế bào thực chất là quá trình vận chuyển chất ra, vào tế bào qua màng tế bào. 

Các phân tử nhỏ ra, vào tế bào chủ yếu qua sự khuếch tán. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào kích thước, bản chất phân tử, nhiệt độ, áp suất của môi trường và quan trọng nhất là sự chênh lệch nồng độ của chất khuếch tán.

Các phân tử lớn không thể khuếch tán qua màng, tế bào có các cơ chế đặc biệt để vận chuyển chúng.

II. Các cơ chế trao đổi chất qua màng tế bào

1. Vận chuyển thụ động

Là sự khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp (xuôi chiều gradient nồng độ) và không tiêu tốn năng lượng của tế bào.

Gồm có ba hình thức: khuếch tán đơn giản, khuếch tán tăng cường và thẩm thấu.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Trao đổi chất qua màng tế bào (ảnh 1)
Đặc điểm Khuếch tán đơn giản Khuếch tán tăng cường
Con đường Qua lớp kép phospholipid Qua protein kênh hoặc protein mang
Các chất vận chuyển Không phân cực và nhỏ: O2, CO2, nước. Ion, chất phân cực, nước, amino acid...
Tốc độ vận chuyển

Phụ thuộc vào bản chất chất tan, sự chênh lệch nồng độ.

 

 

Phụ thuộc vào số lượng kênh protein.

Tế bào có thể tự điều chỉnh thông qua việc thêm kênh và đồng mở kênh theo nhu cầu.

Thẩm thấu: sự khuếch tán các phân tử nước qua màng tế bào gọi là sự thẩm thấu. Tốc độ thẩm thấu của nước phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu của tế bào. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Trao đổi chất qua màng tế bào (ảnh 3)

Áp suất thẩm thấu của tế bào cao hay thấp phụ thuộc vào nồng độ chất tan trong tế bào. Dựa vào nồng độ chất tan trong dung dịch có dung môi là nước, người ta chia môi trường bên trong và bên ngoài tế bào thành 3 loại: ưu trương, đẳng trương và nhược trương.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Trao đổi chất qua màng tế bào (ảnh 4)

2. Vận chuyển chủ động

Là kiểu vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

Các phân tử được vận chuyển qua bơm protein, muốn bơm hoạt động, tế bào phải cung cấp cho nó ATP.

VD: các tế bào thận sử dụng 90% năng lượng để lọc máu và bơm các amino acid và glucose từ nước tiểu trở lại máu.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Trao đổi chất qua màng tế bào (ảnh 5)

3. Vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào

Là hình thức vận chuyển các đại phân tử như protein, đường đa, DNA, … không thể đi qua protein xuyên màng. Tế bào lấy các chất này vào bằng cách thực bào (đối với chất không tan) và ẩm bào (với chất tan) và tiêu tốn năng lượng.

a) Thực bào và ẩm bào

Tế bào lấy vào các phân tử có kích thước lớn, hoặc thậm chí là cả một tế bào nhờ sự biến dạng màng tế bào, bọc lấy vật cần chuyển và hình thành bóng chứa tách khỏi màng và di chuyển vào trong.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Trao đổi chất qua màng tế bào (ảnh 6)

b) Xuất bào

Là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn, có thể là các sản phẩm tiết, chất độc hại, chất thải … ra khỏi tế bào. Bóng chứa chất này tiến lại gần màng tế bào và liên kết với màng tế bào, giải phóng chất ra bên ngoài.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Trao đổi chất qua màng tế bào (ảnh 7)

Sơ đồ tư duy trao đổi chất qua màng sinh chất:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Trao đổi chất qua màng tế bào (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Câu 1: Các chất không phân cực, có kích thước nhỏ được vận chuyển thụ động vào trong tế bào nhờ hình thức

A. khuếch tán tăng cường.

B. thẩm thấu.

C. kênh protein rìa màng.

D. khuếch tán đơn giản.

Đáp án đúng là: D

Các chất không phân cực, có kích thước nhỏ được vận chuyển thụ động vào trong tế bào nhờ hình thức khuếch tán đơn giản (khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid).

Câu 2: Điểm khác biệt của vận chuyển thụ động so với vận chuyển chủ động là

A. không cần có các kênh protein vận chuyển.

B. không cần tiêu tốn năng lượng.

C. luôn cần có các kênh protein vận chuyển.

D. luôn cần có các bơm đặc biệt trên màng.

Đáp án đúng là: B

Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp, không cần tiêu tốn năng lượng.

Câu 3:Hiện tượng thẩm thấu là

A. sự khuếch tán của các chất qua màng.

B. sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.

C. sự khuếch tán của các ion qua màng.

D. sự khuếch tán của chất tan qua màng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Hiện tượng thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.

Câu 4: Trao đổi chất ở tế bào là

A. quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào.

B. quá trình vận chuyển các chất ra khỏi tế bào qua màng tế bào.

C. quá trình vận chuyển các chất ra khỏi tế bào qua thành tế bào.

D. quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua thành tế bào.

Đáp án đúng là: A

Trao đổi chất qua màng tế bào thực chất là quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào.

Câu 5: Các cơ chế trao đổi chất qua màng tế bào gồm

A. vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động và vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào.

B. vận chuyển thụ động, vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào, thực bào, ẩm bào và xuất bào.

C. khuếch tán đơn giản, khuếch tán tăng cường, thẩm thấu và vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào.

D. khuếch tán đơn giản, khuếch tán tăng cường, thẩm thấu, thực bào, ẩm bào và xuất bào.

Đáp án đúng là: A

Các cơ chế trao đổi chất qua màng tế bào gồm vận chuyển thụ động (khuếch tán đơn giản, khuếch tán tăng cường, thẩm thấu), vận chuyển chủ động và vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào (thực bào, ẩm bào, xuất bào).

Câu 6: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan cao hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường

A. ưu trương.

B. đẳng trương.

C. nhược trương.

D. bão hoà.

Đáp án đúng là: A

Môi trường bên ngoài chứa nồng độ chất tan cao hơn tổng nồng độ chất tan trong tế bào được gọi là môi trường ưu trương.

Câu 7: Cho tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó, chuyển tế bào này sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Môi trường A và môi trường B thuộc loại môi trường nào?

A. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương.

B. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương.

C. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương.

D. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương.

Đáp án đúng là: C

- A là môi trường ưu trương vì trong môi trường ưu trương, nước sẽ di chuyển từ tế bào ra môi trường gây nên hiện tượng co nguyên sinh.

- B là môi trường nhược trương vì trong môi trường nhược trương, nước sẽ di chuyển từ môi trường vào tế bào gây nên hiện tượng phản co nguyên sinh.

Câu 8: Một tế bào động vật và một tế bào thực vật được đặt trong nước cất. Tế bào động vật trương lên rồi vỡ còn tế bào thực vật trương lên nhưng không vỡ. Sự khác nhau này là do

A. tế bào động vật không có không bào trung tâm.

B. tế bào động vật không có thành tế bào.

C. tế bào thực vật có màng bán thấm.

D. thành tế bào thực vật có tính thấm hoàn toàn.

Đáp án đúng là: B

Nước cất là môi trường nhược trương đối với cả tế bào động vật và tế bào thực vật → Trong môi trường nước cất, nước sẽ đi từ ngoài môi trường vào trong tế bào:

- Tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi nhiều phân tử nước đi bào trong tế bào sẽ làm tế bào trương lên và gây ra áp lực nên thành tế bào dẫn đến ngăn cản các phân tử nước khác đi bào → Tế bào thực vật bị trương lên nhưng không vỡ.

- Tế bào động vật không có thành tế bào nên quá nhiều phân tử nước ồ ạt đi vào tế bào sẽ gây hiện tượng tan bào (tế bào bị phá vỡ).

Câu 9: Thực bào và xuất bào giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Đều không tiêu tốn năng lượng.

B. Đều có sự biến dạng của màng tế bào.

C. Đều là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn vào trong tế bào.

D. Đều là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào.

Đáp án đúng là: B

Thực bào và xuất bào đều là các hình thức vận chuyển vật chất nhờ sự biến dạng của màng tế bào.

Câu 10: Khi ngâm quả sấu ngập trong nước đường khoảng 3 – 4 ngày, quả sấu sẽ bị teo nhỏ và xuất hiện những nếp nhăn là do

A. đường từ môi trường được vận chuyển vào trong quả sấu.

B. nước từ trong quả sấu được vận chuyển ra ngoài môi trường.

C. chất dinh dưỡng trong quả sấu đã bị phân giải hết.

D. đường từ trong quả sấu được vận chuyển ra ngoài môi trường.

Đáp án đúng là: B

Nước đường là môi trường ưu trương so với tế bào. Do đó, khi ngâm sấu, nước từ trong quả sấu được vận chuyển ra ngoài làm tế bào bị mất nước nên quả sấu bị giảm kích thước và nhăn nheo.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Truyền tin tế bào

Lý thuyết Bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng

Lý thuyết Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào

Lý thuyết Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Lý thuyết Bài 17: Giảm phân

1 2784 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: