Lượm - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Lượm Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 918 22/01/2024
Tải về


Tác giả tác phẩm: Lượm - Ngữ văn 6

I. Tác giả

- Tên thật: Nguyễn Kim Thành.

- Quê quán: Thừa Thiên Huế.

- Vị trí: Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.

- Giải thưởng: 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Lượm - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

II. Tác phẩm Lượm

1. Thể loại: Thơ 4 chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1946, diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và Pháp tại Huế, đến tháng 2 năm 1947 quân ta chuyển địa điểm lên chiến khu. Tại thời điểm này, nhà thơ Tố Hữu vừa từ Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm. Không lâu sau đó, trong một chuyến công tác, nhà thơ hay tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường làm nhiệm vụ. Xúc động, nhớ thương trước chú bé liên lạc nhỏ bé mà can trường này, ông đã sáng tác nên bài thơ.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Lượm

Bài thơ viết về Lượm - một chú bé liên lạc hồn nhiên, hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ.

Lượm - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Lượm

3 đoạn

- Đoạn 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế.

- Đoạn 2 (7 khổ thơ tiếp): Sự hi sinh anh dũng, quả cảm của chú bé Lượm

- Đoạn 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với thời gian.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Lượm

- Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

- Qua đây, tác giả cũng bày tỏ niềm cảm phục, trân trọng, ngợi ca trước sự hi sinh to lớn của các em bé giao liên như Lượm đã đóng góp quan trọng vào sự thành công của cách mạng nước nhà.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lượm

- Thể thơ 4 chữ dễ đọc, dễ nhớ, cách gieo vần cách hợp lí phù hợp với lối kể chuyện.

- Kết hợp linh hoạt giữa phương thức kể, miêu tả và biểu cảm.

- Hệ thống từ láy gợi hình, gợi cảm làm nổi bật lên ngoại hình cũng như tính cách, phẩm chất nhân vật.

- Khắc họa nhân vật thành công, để lại nhiều cảm xúc.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lượm

1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với nhà thơ

- Hoàn cảnh: "Huế đổ máu" - Trong hoàn cảnh chiến đấu chống giặc

- Hình dáng: Loắt choắt,chân thoăn thoắt, đầu nghênh ngênh, cười híp mí, má đỏ bồ quân

- Trang phục: "Cái xắc xinh xinh/Ca lô đội lệch"

- Cử chỉ: "Mồm huýt sáo vang/Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng"

- Lời nói: "Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/ Ở Đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà"

Tác giả quan sát trực tiếp lượm bằng mắt nhìn và tai nghe, do đó Lượm được miêu tả rất cụ thể, sống động

- Nghệ thuật: Từ láy, so sánh.

- Đường vàng là con đường trong hồi tưởng là đường cát vàng, đầy nắng vàng, đồng lúa vàng. Hình ảnh so sánh có gí trị gợi hình (Tả rất đúng về hình dáng Lượm: Nhỏ nhắn, hiếu động, tươi vuigiữa không gian cánh đồng lúa vàng). Ngoài ra nó còn có giá trị biểu cảm thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ đối với Lượm.

Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tươi, nhí nhảnh, nghịch ngợm, hồn nhiên, yêu đời.

2. Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh của Lượm

* Lượm đang làm nhiệm vụ:

- Bỏ thư vào bao

- Thư đề thượng khẩn

- "Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo"

Động từ “vụt”, tính từ “vèo vèo”, miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.

- Câu hỏi tu từ: Sợ chi hiểm ngèo?

Nói lên khí phách dũng cảm như một lời thách thức với quân thù.

* Sự hi sinh của Lượm:

- Một dòng máu tươi

- "Cháu nằm trên lúa/Tay nắm chặt bông..."

- Hình ảnh Lượm nằm giữa cánh đồng lúa được miêu tả thật hiện thực và lãng mạn. Lượm ngã ngay trên đất quê hương... Hương thơm của lúa cũng như hương của dòng sữa mẹ đưa em vào giấc ngủ vĩnh hằng. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hoá thân vào non sông đất nước.

- Cái chết của Lượm gợi cho người đọc vừa xót thương, vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng thanh thản. Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương.

- Tình cảm của tác giả: Ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào trước cái chết của Lượm.nhà thơ đã tách câu thơ làm đôi tạo tiếng gọi thân thương thống thiết.

3. Hình ảnh Lượm còn sống mãi

- Điệp lại 2 khổ thơ phần đầu.

→ Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh Lượm còn sống mãi với nhân dân, đất nước.

- Hình ảnh "Nhảy trên đường vàng".

→ Con đường cát vàng, nắng vàng, lúa vàng hay lá vàng. Con đường cách mạng vàng son.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Gấu con chân vòng kiềng

Tác giả tác phẩm: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật

Tác giả tác phẩm: Khan hiếm nước ngọt

Tác giả tác phẩm: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Tác giả tác phẩm: Bức tranh của em gái tôi

1 918 22/01/2024
Tải về