Đêm nay Bác không ngủ - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 4,421 22/01/2024
Tải về


Tác giả tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ - Ngữ văn 6

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Minh Huệ (Minh Huệ 1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái.

- Quê hương ông ở Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi.

- Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi.

- Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV, Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học, Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

- Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

2. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm tiêu biểu: Dòng máu Việt Hoa (1954); Tiếng hát quê hương (1959); Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Đất chiến hào (1970); Mùa xanh đến (1972); Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981); Đêm nay Bác không ngủ (1976); Phút bi kịch cuối cùng (1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (1992)….

- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970).

- Trong số tất cả những sáng tác của mình, “Đêm nay Bác không ngủ” là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hoàn cảnh khi mọi người ngủ ở túp lều tranh. Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ của dân tộc.

Đêm nay Bác không ngủ - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

II. Tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ

1. Thể loại: Thơ 5 chữ.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ viết năm 1951.

- Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hoàn cảnh khi mọi người ngủ ở túp lều tranh.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm + Miêu tả

4. Tóm tắt tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ

Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ cùng anh chiến sĩ. Trong đêm mưa rét ấy, sau một ngày hành quân, Bác vẫn không sao ngủ được vì thương đoàn dân công. Rồi Bác lại không ngồi nghỉ mà đi dém chăn cho từng chiến sĩ một. Hành động ấy khiến anh đội viên vô cùng cảm động và lo lắng cho bác. Sau hai lần khuyên nhủ Bác đi ngủ nhưng không được, anh đã thức cùng Bác với sự tự hào và hạnh phúc.

Đêm nay Bác không ngủ - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ

3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "Lấy sức đâu mà đi"): Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "Anh thức luôn cùng Bác"): Anh đội viên thức dậy lần thứ ba.

- Đoạn 3 (Còn lại): Suy nghĩ của anh đội viên về Bác.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ

- Thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện.

- Phương thức biểu đạt tự sự, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố biểu cảm và miêu tả.

- Hình ảnh, chi tiết giản dị, chân thực, cảm động.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ

1. Tâm tư anh đội viên

- Hoàn cảnh:

+ Thời gian: Trời đã về khuya.

+ Không gian: Mái lều tranh "xơ xác", trời mưa "lâm thâm".

→ Lạnh giá, thiếu thốn, khó khăn.

- Lần thức dậy đầu tiên:

+ Thái độ: Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải, lo lắng vô cùng (khổ 1).

+ Hành động: Nhìn và dõi theo những cử chỉ, hành động của Bác (khổ 2, 3, 4).

+ Tâm trạng:

Mơ màng như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp (khổ 5).

Thổn thức, thì thầm xúc động (khổ 6).

→ Nghệ thuật:

+ Từ láy.

+ Điệp từ "càng": Diễn tả tình thương tăng cấp của anh đội viên với Bác.

+ Ẩn dụ: "Người cha": Bác như người cha của mình, của dân tộc.

+ So sánh: "Như nằm trong giấc mộng"; "Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng": Thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.

- Lần thứ ba thức dậy:

+ Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác ngủ.

+ Đồng cảm, thấu hiểu "Anh đội viên nhìn Bác/ Bác nhìn ngọn lửa hồng".

+ Niềm vui sướng khi hiểu được tấm lòng, sự vĩ đại của Bác "Lòng vui sướng mênh mông".

→ Nghệ thuật:

+ Từ láy "nằng nặc".

+ Đảo trật tự ngôn từ, lặp lại các cụm từ: Diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, lo lắng, tình cảm chân thành của anh đội viên với Bác.

Tình cảm yêu kính của anh đội viên, cũng như của tác giả và toàn dân tộc Việt Nam với Bác.

2. Hình ảnh Bác Hồ

- Cử chỉ: Đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng. → Sự lo lắng, chăm sóc ân cần, tình yêu thương của Bác với chiến sĩ.

- Hình dáng: Vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc, bóng Bác cao lồng lộng. → Bác lặng trong những ưu tư, suy tư. Hình ảnh Bác vừa to lớn, vĩ đại vừa gần gũi, ân tình.

- Lời nói: Chú cứ việc ngủ ngon, không an lòng, thương đoàn dân công → Tình cảm, lòng yêu thương bao la rộng lớn. Sự hi sinh vĩ đại, lo cho dân hơn cho mình.

→ Nghệ thuật:

+ Các từ láy gợi hình.

+ So sánh, ẩn dụ.

- Khổ thơ cuối:

+ Điệp ngữ "Đêm nay" nhấn mạnh việc nhiều đêm không ngủ → Bác thức là một lẽ thường tình.

+ "Bác là Hồ Chí Minh" → Giọng thơ khẳng định: Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Tình cảm yêu thương bao la, sự vĩ đại của Bác với chiến sĩ, đồng bào và đất nước.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Lượm

Tác giả tác phẩm: Gấu con chân vòng kiềng

Tác giả tác phẩm: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật

Tác giả tác phẩm: Khan hiếm nước ngọt

Tác giả tác phẩm: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

1 4,421 22/01/2024
Tải về