Khan hiếm nước ngọt - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Cánh diều
Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Khan hiếm nước ngọt Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Khan hiếm nước ngọt - Ngữ văn 6
I. Tác phẩm Khan hiếm nước ngọt
1. Thể loại: Văn bản nghị luận
2. Xuất xứ: Theo báo Nhân Dân (2003).
3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
4. Tóm tắt tác phẩm Khan hiếm nước ngọt
Nhiều người lầm tưởng rằng loài người trên Trái Đất không bao giờ thiếu nước. Đúng là bề mặt Trái Đất có nhiều nước nhưng là nước mặn chứ không phải nước ngọt và nước sạch. Nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm. Trên thế giới có khoảng 2 tỉ người sống trong cảnh thiếu nước ngọt. Thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi. Trong khi đó nguồn nước ngọt lại phân bố không đồng đều dẫn đến khó khăn cho việc khai thác. Vì vậy cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người phải biết sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.
5. Bố cục tác phẩm Khan hiếm nước ngọt
Chia văn bản làm 3 phần:
- Phần 1: Nêu vấn đề về khan hiếm nước ngọt
- Phần 2: Hiện tượng khan hiếm nước ngọt
- Phần 3: Bài học nhận thức của con người
6. Giá trị nội dung tác phẩm Khan hiếm nước ngọt
- Văn bản nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Từ đó nhắc nhở con người phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Khan hiếm nước ngọt
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Khan hiếm nước ngọt
1. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt
- Đưa ra nhận định sai lầm: Bề mặt Trái Đất mênh mông là nước với đại dương bao quanh, sông ngòi chằng chịt, các hồ nằm sâu trong đất liền.
→ Khẳng định suy nghĩ sai lầm nếu tin rằng con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước.
- Đưa ra nhận định của bản thân:
+ Phân biệt nước ngọt, nước mặn.
+ Nước ngọt trên hành tinh còn lại hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.
+ Con người chỉ có thể khai thác ở sông, suối, đầm, ao...
→ Khẳng định sự không vô tận.
2. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt
- Thực trạng:
+ Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh có hơn 2 tỉ người thiếu nước ngọt.
+ Chẳng hạn vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, bà con phải đi xa vài ba cây số lấy nước.
- Nguyên nhân:
+ Nước ngọt trên hành tinh hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.
+ Con người làm ô nhiễm: rác thải, chất độc đổ thẳng xuống sông suối.
+ Cuộc sống ngày càng tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho nhu cầu của mình.
+ Nguồn nước ngọt phân bố không đều, vấn đề khai thác khó khăn, tốn kém.
- Hậu quả:
+ Khó khăn trong sinh hoạt của người dân.
+ Đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi nếu thiếu nước.
+ Muốn có nước sạch, hợp vệ sinh dùng rất tốn kém.
3. Bài học nhận thức cho con người
- Khai thác nguồn nước ngọt tự nhiên.
- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
Tác giả tác phẩm: Bức tranh của em gái tôi
Tác giả tác phẩm: Điều không tính trước
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án