Ca dao Việt Nam - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Ca dao Việt Nam Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 3,505 22/01/2024
Tải về


Tác giả tác phẩm: Ca dao Việt Nam - Ngữ văn 6

I. Tác phẩm Ca dao Việt Nam

1. Thể loại: Ca dao

2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

3. Tóm tắt tác phẩm Ca dao Việt Nam

Cả ba bài ca dao đều thuộc chủ đề về tình cảm gia đình. Mỗi bài lại nói lên một tình cảm thiêng liêng riêng. Đó là:

- Bài 1: Tình yêu thương của cha mẹ.

- Bài 2: Tình cảm với ông bà, tổ tiên

- Bài 3: Tình cảm anh em ruột thịt

Ca dao Việt Nam - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

4. Bố cục tác phẩm Ca dao Việt Nam

3 phần

- Bài ca dao 1: Công ơn cha mẹ

- Bài ca dao 2: Ghi nhớ nguồn gốc tổ tiên

- Bài ca dao 3: Tình cảm anh em trong gia đình

5. Giá trị nội dung tác phẩm Ca dao Việt Nam

- Ba bài ca dao thể hiện các phương diện tình cảm, trong đó có tình cảm gia đình.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ca dao Việt Nam

- Sử dụng thể thơ lục bát

- Sử dụng biện pháp so sánh tăng sức gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh sự quan trọng của tình cảm gia đình

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ca dao Việt Nam

1. Bài 1: Tình yêu thương của cha mẹ

"Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

- Nội dung chính: Ca ngợi công lao to lớn của đấng sinh thành: cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.

- Nghệ thuật:

+ Biện pháp tu từ so sánh: “công cha” “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên “núi”, “biển” để thể hiện công lao, to lớn của cha mẹ.

+ Hình ảnh “cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề (cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn). dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở).

Hình ảnh thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.

2. Bài 2: Tình cảm với ông bà, tổ tiên

"Con người có cố, có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn"

- Nội dung: Khuyên nhủ con người cần phải ghi nhớ nguồn cội của mình, ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.

- Nghệ thuật:

+ “Có cố, có ông”: chỉ thế hệ đi trước

+ Hình ảnh so sánh “như cây có cội, như sông có nguồn”: mượn hình ảnh thiên nhiên còn có nguồn cội, để khuyên nhủ con người phải ghi nhớ nguồn gốc của mình.

3. Bài ca dao 3: Tình cảm anh em trong gia đình

"Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy"

- Nội dung: Đề cao tình cảm anh em trong gia đình. Nhắc nhở anh em trong một gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau.

- Nghệ thuật:

+ Cụm từ “cùng chung - cùng thân” gợi ra mối quan hệ huyết thống.

+ Biện pháp tu từ so sánh: “yêu nhau như thể tay chân”: gợi ra sự nương tựa, gắn bó trong cuộc sống.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Trong lòng mẹ

Tác giả tác phẩm: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Tác giả tác phẩm: Thời thơ ấu của Hon – da

Tác giả tác phẩm: Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Tác giả tác phẩm: Vẻ đẹp của một bài ca dao

1 3,505 22/01/2024
Tải về