Lập dàn ý cho bài văn phân tích truyện Tí bụi

Trả lời Câu 2 trang 22 SBT Ngữ văn 8 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 8.

1 923 16/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 8 Bài 7: Yêu thương và hi vọng

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập dàn ý cho bài văn phân tích truyện Tí bụi.

Trả lời:

a. Mở bài:

- Tác giả: Quế Hương

+ Quan niệm, văn chương dù thế nào vẫn là cõi ảo, muốn đến sự thật phải băng qua hư cấu, tưởng tượng. Văn chương là cõi tái tạo, chứ không chỉ tái hiện cuộc đời. Vì thế, truyện của chị “là những giấc mơ cuộc đời trên giấy” - những khát khao về người, về đời.

+ Muốn viết về vẻ đẹp lung linh, ấm áp của tình yêu thánh thiện, thủy chung, của tình người, tình đời.

+ Thường viết về trẻ em, người già và phụ nữ. Trong đó, chị luôn tự hào và dành niềm ưu ái đặc biệt đối với mảng đề tài thiếu nhi.

- Truyện ngắn Tí bụi: được in trong tập truyện ngắn Đám cưới cỏ (NXB Kim Đồng, 2004).

- Dẫn dắt vào thân bài.

b. Thân bài:

* Luận điểm 1: nêu chủ đề, phân tích chủ đề

- Chủ đề của truyện Tí bụi: tình yêu thương, lòng vị tha, bao dung với những đứa trẻ bất hạnh.

- Phân tích chủ đề: thể hiện qua sự đối lập về góc nhìn giữa nhân vật “tôi” và người dân trong vùng về Tí bụi.

* Luận điểm 2: nêu và phân tích các yếu tố nghệ thuật đặc sắc

- Chọn người kể chuyện ngôi thứ nhất:

+ Người kể chuyện trong Tí bụi là nhân vật “tôi” – một cô giáo

+ Tác giả chọn nhân vật “tôi” làm người kể chuyện nhằm tăng thêm tính chân thật, sự rung động, cảm xúc cho câu chuyện; đồng thời, với góc nhìn của một cô giáo, cách nhân vật “tôi” nhìn nhận về Tí bụi cũng đầy yêu thương, đồng cảm, nhân văn.

- Xây dựng tính cách nhân vật Tí bụi chân thực, sinh động qua lời nói, hành động với các nét tính cách như:

+ Tinh ranh, lì lợm.

+ Biết phục thiện, biết sửa lỗi sai.

+ Ấm áp, biết quan tâm, yêu thương người thân và loài vật.

- Chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa của một số chi tiết:

+ Chi tiết cô giáo (nhân vật “tôi”) đưa chiếc giỏ thức ăn ra đỡ đòn cho con Win khi nó theo Tí bụi đi ăn cắp thịt ở chợ và bị người ta đánh.

=> Ý nghĩa của chi tiết: thể hiện tấm lòng yêu thương, ý muốn giúp đỡ của cô giáo dành cho chú bé Tí bụi và con Win; giúp cảm hóa đứa trẻ “bụi đời” như Tí bụi.

+ Hình ảnh túp lều của Tí bụi và những dự định của cô giáo: “Nhiều đêm tôi thức giấc, túp lều ngập rác và ngập cả tình yêu ấy bỗng hiện ra. Cả những dự tính. Chẳng hạn chuyện Tí bụi học chữ, đi bán vé số thay vì moi rác và ăn cắp…”.

=> Khẳng định cuộc sống luôn tồn tại tình yêu thương, ngay cả khi cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất; Gửi gắm ước mơ, hi vọng của cô giáo cũng là của nhà văn về một tương lai tươi sáng hơn dành cho những đứa trẻ bất hạnh như Tí bụi.

- Chi tiết Tí bụi “trùm bao tời, khoanh người ủ ấm cho lũ chó con!” sau khi con Win bị bắt đi mất.

=> Thể hiện vẻ đẹp của nhân vật Tí bụi: sự yêu thương, chăm sóc mà chú bé dành cho đàn chó con mất mẹ; Nhấn mạnh thông điệp của nhà văn về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống.

c. Kết bài

- Khẳng định chủ đề: giá trị, sức mạnh của tình yêu thương, bao dung, vị tha trong cuộc sống.

- Cảm nhận/ bài học của người viết: mở rộng tấm lòng để thấu hiểu, yêu thương mọi người xung quanh thay vì “dán nhãn” và phán xét.

1 923 16/11/2023