TOP 8 mẫu Phân tích truyện ngắn Tí bụi (2025) SIÊU HAY
Trả lời Câu 3 trang 22 SBT Ngữ văn 8 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 8.
Phân tích truyện ngắn Tí bụi
Đề bài: Dựa vào dàn ý trên, hãy viết bài văn (không quá 800 chữ) phân tích truyện ngắn Tí bụi của nhà văn Quế Hương.
Dàn ý Phân tích truyện ngắn Tí bụi
a. Mở bài:
- Tác giả: Quế Hương
+ Quan niệm, văn chương dù thế nào vẫn là cõi ảo, muốn đến sự thật phải băng qua hư cấu, tưởng tượng. Văn chương là cõi tái tạo, chứ không chỉ tái hiện cuộc đời. Vì thế, truyện của chị “là những giấc mơ cuộc đời trên giấy” - những khát khao về người, về đời.
+ Muốn viết về vẻ đẹp lung linh, ấm áp của tình yêu thánh thiện, thủy chung, của tình người, tình đời.
+ Thường viết về trẻ em, người già và phụ nữ. Trong đó, chị luôn tự hào và dành niềm ưu ái đặc biệt đối với mảng đề tài thiếu nhi.
- Truyện ngắn Tí bụi: được in trong tập truyện ngắn Đám cưới cỏ (NXB Kim Đồng, 2004).
- Dẫn dắt vào thân bài.
b. Thân bài:
* Luận điểm 1: nêu chủ đề, phân tích chủ đề
- Chủ đề của truyện Tí bụi: tình yêu thương, lòng vị tha, bao dung với những đứa trẻ bất hạnh.
- Phân tích chủ đề: thể hiện qua sự đối lập về góc nhìn giữa nhân vật “tôi” và người dân trong vùng về Tí bụi.
* Luận điểm 2: nêu và phân tích các yếu tố nghệ thuật đặc sắc
- Chọn người kể chuyện ngôi thứ nhất:
+ Người kể chuyện trong Tí bụi là nhân vật “tôi” – một cô giáo
+ Tác giả chọn nhân vật “tôi” làm người kể chuyện nhằm tăng thêm tính chân thật, sự rung động, cảm xúc cho câu chuyện; đồng thời, với góc nhìn của một cô giáo, cách nhân vật “tôi” nhìn nhận về Tí bụi cũng đầy yêu thương, đồng cảm, nhân văn.
- Xây dựng tính cách nhân vật Tí bụi chân thực, sinh động qua lời nói, hành động với các nét tính cách như:
+ Tinh ranh, lì lợm.
+ Biết phục thiện, biết sửa lỗi sai.
+ Ấm áp, biết quan tâm, yêu thương người thân và loài vật.
- Chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa của một số chi tiết:
+ Chi tiết cô giáo (nhân vật “tôi”) đưa chiếc giỏ thức ăn ra đỡ đòn cho con Win khi nó theo Tí bụi đi ăn cắp thịt ở chợ và bị người ta đánh.
=> Ý nghĩa của chi tiết: thể hiện tấm lòng yêu thương, ý muốn giúp đỡ của cô giáo dành cho chú bé Tí bụi và con Win; giúp cảm hóa đứa trẻ “bụi đời” như Tí bụi.
+ Hình ảnh túp lều của Tí bụi và những dự định của cô giáo: “Nhiều đêm tôi thức giấc, túp lều ngập rác và ngập cả tình yêu ấy bỗng hiện ra. Cả những dự tính. Chẳng hạn chuyện Tí bụi học chữ, đi bán vé số thay vì moi rác và ăn cắp…”.
=> Khẳng định cuộc sống luôn tồn tại tình yêu thương, ngay cả khi cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất; Gửi gắm ước mơ, hi vọng của cô giáo cũng là của nhà văn về một tương lai tươi sáng hơn dành cho những đứa trẻ bất hạnh như Tí bụi.
- Chi tiết Tí bụi “trùm bao tời, khoanh người ủ ấm cho lũ chó con!” sau khi con Win bị bắt đi mất.
=> Thể hiện vẻ đẹp của nhân vật Tí bụi: sự yêu thương, chăm sóc mà chú bé dành cho đàn chó con mất mẹ; Nhấn mạnh thông điệp của nhà văn về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống.
c. Kết bài
- Khẳng định chủ đề: giá trị, sức mạnh của tình yêu thương, bao dung, vị tha trong cuộc sống.
- Cảm nhận/ bài học của người viết: mở rộng tấm lòng để thấu hiểu, yêu thương mọi người xung quanh thay vì “dán nhãn” và phán xét.
Phân tích truyện ngắn Tí bụi (mẫu 1)
Nhà văn Quế Hương là một cây bút nữ viết truyện ngắn với những tác phẩm dịu dàng và ấm áp như chính con người chị. Chị quan niệm văn chương là cõi tái tạo, chứ không chỉ tái hiện cuộc đời. Vì thế, truyện của chị “là những giấc mơ cuộc đời trên giấy” - những khát khao về người, về đời. Và đặc biệt, chị rất hay viết về trẻ em - những đứa trẻ đang ở lứa tuổi muốn tập làm người lớn và đã có những suy nghĩ riêng. “Tí bụi” là một trong tác phẩm như vậy. Câu chuyện là cách chị kể cho đọc giả nghe về vẻ đẹp tỏa sáng trong âm thầm, của viên ngọc bị vùi lấp dưới sự mưu sinh của kiếp người; vẻ đẹp ẩn sâu của đứa trẻ phải tự vùng vẫy giữa cuộc đời - Tí bụi. Truyện ngắn Tí bụi đã được in trong tập truyện ngắn Đám cưới cỏ của NXB Kim Đồng năm 2004.
Truyện ngắn Tí bụi của nhà văn Quế Hương viết về những mảnh đời lầm lụi của trẻ em đường phố. Nhân vật chính là Tí bụi – đứa bé không có cha, cậu bé sống cùng người mẹ điên trong căn lều nhỏ như tai nấm, mùa hè thì mát nhưng mùa đông không biết trốn ở đâu để tránh gió. Tí có một con chó rất khôn tên Win. Cu cậu huấn luyện anh bạn bốn chân của mình đi ăn cắp. Chỉ vì quá khổ, quá nghèo mà một đứa trẻ phải làm cái việc xấu xa ấy. Còn con chó, lòng trung thành đã khiến nó nghe theo cậu chủ vô điều kiện. Một ngày nọ, con Win sinh một bầy chó con, thằng Tí vui lắm. Từ nay, nó có thêm bầy chó nhỏ để yêu thương, mấy con chó sẽ giúp nó trông chừng mẹ và coi sóc ruộng rau muống. Thế nhưng, mong ước nhỏ nhoi ấy bỗng tan biến như bong bóng xà phòng. Con Win bị mấy thằng trộm chó dùng gậy sắt quật khi đuổi theo trông chừng mẹ thằng Tí. Truyện ngắn kết thúc bằng hình ảnh thằng bé đen nhẻm ngồi sưởi ấm cho lũ chó con còn chưa mở mắt khiến người đọc không khỏi xót xa. Đôi khi, hạnh phúc là một giấc mơ không có thật.
Toàn bộ câu chuyện được kể dưới góc nhìn của nhân vật “tôi” - một cô giáo mới chuyển về vùng. Ở đó, ta thấy được tấm lòng bao dung, tình yêu thương chân thành của với những đứa trẻ bất hạnh của cô. Khi tìm ra hung thủ ban đầu chỉ là một chú chó đáng thương, nhân vật tôi không hề đánh đập mà còn cho chú chó ăn. Sự việc cứ lặp đi lặp lại thành một thói quen, đến nỗi “tôi và chú chó đã hình thành sợi dây liên kết”. Đến khi phát hiện Tí bụi đứng sau điều kiển chú chó, thay vì chửi mắng, cô thương xót cho những bất hạnh chú bé phải chịu. Điều này hoàn toàn trái ngược với những người dân trong vùng khi họ quá biết rõ gia cảnh cậu bé nhưng vẫn cho rằng Tí là “thằng cắp vặt”. Nhân vật “tôi” đứng dưới góc nhìn của cô giáo để thương xót, đồng cảm, bao dung với cậu bé Tí. Cô hi vọng được giúp đỡ cậu, để cậu bé có thể có thêm quần áo, có thể đến trường, có thể được học chữ. Sự gửi gắm ước mơ, hi vọng của cô giáo cũng là của nhà văn về một tương lai tươi sáng hơn dành cho những đứa trẻ bất hạnh như Tí bụi.
Còn Tí Bụi được xây dựng chân thực, sinh động qua lời nói, hành động với các nét tính cách. Cậu bé có sự tinh ranh, lì lợm của đứa trẻ phải bươn trải để tồn tại. Nhưng ẩn sâu bên trong, đó lại là một đứa trẻ có trái tim ấm áp, biết quan tâm, yêu thương người thân và loài vật. Qua đó, ta thấy được rằng, chỉ vì cuộc đời xô đẩy khiến Tí bụi trở nên như vậy. Chi tiết cô giáo đưa chiếc giỏ thức ăn ra đỡ đòn cho con Win khi nó theo Tí bụi đi ăn cắp thịt ở chợ và bị người ta đánh như một chi tiết thức tỉnh, cảm hóa cậu bé Tí. Sau đấy, câu bé đã biết sửa sai, trả lại giày dép cho cô giáo. Điều đó khẳng định cuộc sống luôn tồn tại tình yêu thương, ngay cả khi cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất. Và chi tiết cuối truyện, khi Tí bụi “trùm bao tời, khoanh người ủ ấm cho lũ chó con!” sau khi con Win bị bắt đi mất đã thể hiện vẻ đẹp của nhân vật Tí bụi, một cậu bé biết yêu thương, chăm sóc cho đàn chó con mất mẹ. Người đọc vừa thương xót vừa nghẹn ngào trước chi tiết đó, để ta thấy được giá trị cao đẹp của tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu chuyện “Tí bụi” kết thúc, nhưng người đọc vẫn mãi suy nghĩ về những mảnh đời, những kiếp người, những đứa trẻ thiếu thốn đến đáng thương. Ta cảm phục, thương xót cho những đứa trẻ ấy. Và sau tất cả, ta vẫn thấy ngọn lửa ấm áp được nhem nhóm - một ngọn lửa về tình người, tình đời giữa nhân gian này.
Phân tích truyện ngắn Tí bụi (mẫu 2)
Tác giả Quế Hương là một trong những nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, với nhiều tác phẩm ngắn, tiểu luận, và bài viết về văn học và văn hóa. Cô được biết đến với lối viết tinh tế, trí tuệ, và nhiều công lao trong việc nâng cao vị trí của văn học ngắn truyện ở Việt Nam. Trong tập truyện ngắn "Đám cưới cỏ," tác phẩm "Tí bụi" đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ với độc giả.
"Tí bụi" là một câu chuyện về tình yêu thương, lòng vị tha, và sự bao dung đối với những đứa trẻ bất hạnh. Chủ đề này thể hiện qua góc nhìn đối lập giữa nhân vật "tôi" - một cô giáo và người dân trong vùng về Tí bụi.
Nhân vật "tôi" được chọn làm người kể chuyện ngôi thứ nhất, điều này tạo thêm tính chân thật và cảm xúc cho câu chuyện. Như một cô giáo, cô ấy nhìn nhận Tí bụi với lòng yêu thương, đồng cảm, và tầm nhìn nhân văn.
Tí bụi, như một nhân vật, được xây dựng vô cùng chân thực và sinh động. Tí bụi là một đứa trẻ tinh ranh, lì lợm, nhưng đồng thời, anh ấy biết phục thiện và biết sửa lỗi sai. Sự ấm áp, yêu thương của Tí bụi không chỉ dành cho con người mà còn dành cho người thân và loài vật.
Trong câu chuyện, một số chi tiết nổi bật góp phần tạo nên tính đặc sắc của tác phẩm. Hình ảnh túp lều của Tí bụi và những dự định của cô giáo cho chú bé tạo nên sự hy vọng và ý nghĩa cho cuộc sống của Tí bụi. Cuộc sống vốn rất khó khăn, nhưng lòng yêu thương vẫn tồn tại và nâng đỡ mọi người.
"Bao dung, lòng vị tha, tình yêu thương" là thông điệp mà tác giả muốn truyền tải qua "Tí bụi." Một lần nữa, văn học cho chúng ta thấy rằng tình yêu và lòng vị tha có thể tồn tại dù trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Tác phẩm này là một minh chứng về giá trị của tình yêu thương và lòng nhân ái trong cuộc sống, và nó khuyến khích chúng ta mở rộng tấm lòng để thấu hiểu và yêu thương mọi người xung quanh.
Phân tích truyện ngắn Tí bụi (mẫu 3)
Truyện ngắn Tí bụi của nhà văn Quế Hương viết về những mảnh đời lầm lụi của trẻ em đường phố. Nhân vật chính là Tí bụi – đứa bé không có cha, cậu bé sống cùng người mẹ điên trong căn nhà nhỏ như tai nấm, mùa hè thì mát nhưng mùa đông không biết trốn ở đâu để tránh gió.
Tí có một con chó rất khôn tên Win. Cu cậu huấn luyện anh bạn bốn chân của mình đi ăn cắp. Chỉ vì quá khổ, quá nghèo mà một đứa trẻ phải làm cái việc xấu xa ấy. Còn con chó, lòng trung thành đã khiến nó nghe theo cậu chủ vô điều kiện. Một ngày nọ, con Win sinh một bầy chó con, thằng Tí vui lắm. Từ nay, nó có thêm bầy chó nhỏ để yêu thương, mấy con chó sẽ giúp nó trông chừng mẹ và coi sóc ruộng rau muống.
Thế nhưng, mong ước nhỏ nhoi ấy bỗng tan biến như bong bóng xà phòng. Con Win bị mấy thằng trộm chó dùng gậy sắt quật khi đuổi theo trông chừng mẹ thằng Tí. Truyện ngắn kết thúc bằng hình ảnh thằng bé đen nhẻm ngồi sưởi ấm cho lũ chó con còn chưa mở mắt khiến người đọc không khỏi xót xa. Đôi khi, hạnh phúc là một giấc mơ không có thật.
Xem thêm lời giải SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:...
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Biệt ngữ xã hội được tạo ra với mục đích gì?...
Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:...
Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập dàn ý cho bài văn phân tích truyện Tí bụi....
Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Thực hiện đề bài sau:...
Xem thêm lời giải SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Những tình huống khôi hài
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo