Sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 674 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới - Chân trời sáng tạo

I. Đọc (trang 32 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên (đã học ở bài Những bí ẩn của thế giới tự nhiên, Ngữ văn 8, tập một) và văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim.

Trả lời:

a. Giống nhau:

- Đều thuộc loại văn bản thông tin

- Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

- Có thể có sa-pô hoặc không có sa-pô

b. Khác nhau:

Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên

Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim

Mục đích

Giải thích một hiện tượng tự nhiên

Giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim.

Cấu trúc

+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về quá trình xảy ra hiện tượng tự nhiên.

+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng.

+ Phần kết thúc (không bắt buộc): trình bày sự việc cuối của hiện tượng hoặc tóm tắt nội dung giải thích.

+ Phần 1: nêu một số thông tin về cuốn sách/ bộ phim (tên tác phẩm, tên tác giả hoặc đạo diễn, diễn viên, người quay phim,…) và trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách/ bộ phim.

+ Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách/ bộ phim và trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về giá trị của cuốn sách/ bộ phim.

Câu 2 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Có phải tất cả các văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim đều có sa-pô hay không? Mục đích của sa-pô trong văn bản là gì?

Trả lời:

- Không phải văn bản nào cũng có sa-pô.

- Mục đích của sa-pô là trình bày tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc.

Câu 3 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong kiểu văn bản này là gì?

Trả lời:

Tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong kiểu văn bản này là truyền tải thông tin về tác phẩm được giới thiệu một cách sinh động, hấp dẫn người đọc.

Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CON CHIM XANH BIẾC BAY VỀ - CỔ TÍCH CHO NGƯỜI LỚN

Lê Hồng Lâm

Với tác phẩm mới, Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục chinh phục bạn đọc bằng câu chuyện cổ tích. Dù cổ điển hay hiện đại, tình yêu trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn sẽ chiến thắng.

1. “Con chim xanh biếc

Đậu hờ trên tay

Yêu anh đến thế

Mà thành mây bay...”

Từ lâu, Nguyễn Nhật Ánh đã xác lập cho mình một vị trí không thể thay thế ở dòng văn chương dành cho tuổi mới lớn. Cảm xúc trong trẻo, hồn hậu gắn liền với kí ức tuổi thơ ở một vùng quê nghèo miền Trung hay những cảm xúc mưa nắng thất thường của tuổi mới lớn đều được ông nắm bắt tài tình và thể hiện bằng một văn phong giản dị mà thấu hiểu trong truyện dài Con chim xanh biếc bay về.

Từ trường của Nguyễn Nhật Ánh

2. Nguyễn Nhật Ánh được tạo hóa ban cho một cục nam châm “hút” độc giả. “Từ trường” của Nguyễn Nhật Ánh luôn tỏa ra qua các trang sách từ những năm 90 của thế kỉ trước cho đến ngày hôm nay, khiến cho độc giả của 30 năm trước hay của thời đại “mạng xã hội” hiện nay vẫn có thể tìm thấy những đồng điệu về cảm xúc hay tâm hồn khi đọc sách của ông. Con chim xanh biếc bay về, cuốn truyện dài mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh, cũng là một tác phẩm như vậy.

3. Cái màu “xanh biếc” ở nhan đề của truyện tưởng như đã gặp ở đâu đó trong các tác phẩm trước đây của Nguyễn Nhật Ánh và luôn chất chứa một nỗi buồn nào đó, như trong Ngồi khóc trên cây hay Mắt biếc. Có lẽ vì thế mà ta có linh cảm cuốn truyện mới này cũng mang đến nhiều nỗi buồn như thế.

4. Khác với hầu hết truyện dài trước đây khi xây dựng nhân vật chính là những đứa trẻ ở vùng quê nghèo hay những cô cậu học trò tuổi mới lớn, Con chim xanh biếc bay về có sự thay đổi đáng kể khi tập trung vào những thanh niên mới ra trường và đang chật vật mưu sinh ở thành phố.

5. Phần đầu của truyện dài có tên là “Quán chợ” được kể bằng lời của một nhân vật trong truyện, nhân vật Khuê, sinh viên mới ra trường. Lời kể dẫn dắt người đọc bước vào hành trình lập nghiệp của những người trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do chưa tìm được việc làm đúng nghề được đào tạo, Khuê làm việc ở một quán ăn cho ông chủ trẻ tên Sâm. Khuê là cô gái tính tình có vẻ bộc trực, ngẫu hứng, dễ tự ái, hay dỗi hờn, nhưng có tâm hồn đa cảm.

6. Trái ngược với Khuê là Sâm, ông chủ quán ăn, già hơn tuổi, gương mặt có phần khắc khổ, tính cách kĩ lưỡng, cầu toàn, ghét sự cẩu thả và đôi khi hơi nguyên tắc. Tính nguyên tắc của Sâm thể hiện ở chuyện anh ta chỉ lấy hàng ở những mối quen thân thiết, dù đắt hơn nhất quyết bắt Khuê phải trả lại những món quà mà bạn hàng tặng dịp Tết. Điều đó làm nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa ông chủ và người làm thuê tà Khuê là người trực tiếp chịu đựng, Nhưng giữa sự khác biệt đó, cả lui vẫn dành sự quan tâm cho nhau. Thậm chỉ, những tình cảm mơ hồ bộc phát hay sự ghen tuông khi Khuê phát hiện ra mình là kẻ thứ ba. “Trong bộ phim tình cảm được đạo diễn bởi bàn tay của thần may rủi đó, hoả ra tôi chỉ là một nhân vật phụ ngớ ngẩn, chết ngay ở cá vấp tả đầu tiên ở cảnh đầu tiên” hoặc “Tôi tự thuyết phục rằng giữa tôi và Sâm không hề tồn lại cuộc tình nào, vì một cuộc tỉnh thực sự thì không thể tạo ra từ một phía, cũng như một nụ hôn không thể được thực hiện chí bởi một người".

7. Ngoài hai nhân vật có vẻ có nhiều duyên nợ mà xung khắc đó, ta còn gặp những nhân vật “đậm chất Nguyễn Nhật Ánh" khác, như Lương, một cô đồng nghiệp làm chung ở quán ăn, tính tình hài hước, yêu đời, thích triết lí, thích làm thơ: “Lẫn trong tình yêu một chút gì tính toán/ Lẫn trong vàng một sắc đồng pha lẫn trong thủy chung một hạt mầm phản bội. Trong trăng non người lẫn chút trăng tà”. Huy Tịnh cô bạn cùng quê thuê chung phòng trọ với Khuê, dù xuất thân khá giả vẫn tự lập bằng chính năng lực của mình thay vì dựa dẫm vào bố mẹ. Đó còn là những chị Dân, cô Mười, chị Diệp, dì Hai Anh, dì Ba Được,. những tiểu thương ở chợ với sự chất phác, trọng tình nghĩa hay một đổi tình nhân lớn tuổi, bắt đầu mối tình của họ ở quán ăn, nơi Khuê, Lương làm việc.

8. Cho dù độ tuổi của các nhân vật hay bối cảnh câu chuyện có ít nhiều thay đổi, ta vẫn cảm nhận được “từ trường” của Nguyễn Nhật Anh toả ra qua từng trang viết, qua cách ông khai thác tâm lí của nhân vật. Hoặc qua những câu văn mang đậm phong cách Nguyễn Nhật Anh "Bọn con trai là vậy, chuyến đi gây tội ác", hay “Tình yêu đâu phải chiến tranh. Tôi chả thêm lên phương án tác chiến nữa, đánh để tới đầu hay lời đó. Yêu mà giống vừa đi vừa do tin thì khổ quá, thì không yêu còn hơn".

Những hoán chuyển của số phận, tình yêu

9. Nếu ở phần một. bối cảnh của Con chim xanh biếc bay và dù có nhiều thay đổi vẫn mang nhưng chất liệu cảm xúc mà Nguyễn Nhật Anh đã tạo dụng thành công thì sang phần hai, khi đối vai kể cho nhân vật xung “tôi" là Sâm, cuốn truyện dẫn dắt người đọc bước vào một câu chuyện nhiều chu buồn, mất mát mà ta dự cảm từ đầu qua từ khoa xanh biếc" ở nhan đề truyện.

10. Sự thay đổi đột ngột của cách kể trong phần này khiến ta liên tưởng đến những cuốn truyện kiểu Chàng trai đến từ hôm qua với những tình cờ, ngẫu nhiên của số phận và ta từng bắt gặp trong những truyện dài trước đây của Nguyễn Nhật Ánh. Nhum trong sự tình có ngẫu nhiên đó, ta nhận ra những cảm xúc nhiều mất mát hơn là những kỉ ức hồn nhiên, trong trẻo trước đây.

11. Những kí ức tuổi thơ của Sâm dần dần hiện ra trong đám sương mù, đưa người đọc bước vào một câu chuyện với quá nhiều buồn tủi, thậm chí đau thương về sự hoán chuyển của số phận do sự bất cẩn của con người khiến nhiều người thân của anh phải trả giá. Nói như Khuê, Sâm là “một đứa trẻ được sinh ra cho cuộc đời bắt nạt”. Và chỉ khi đọc đến đấy, ta mới hiểu rằng tại sao Sâm lại có những nguyên tắc sống đôi khi hơi cứng nhắc như vậy, điều biệt là anh ghét sự cầu thủ đến vậy: “Đâu phải sai lầm nào trên đời cũng có thể sửa chữa. Trong cuộc sống vẫn có những đổ vỡ, mất mát vô phương tin văn đó thôi”..

12. Trong phần cuối cùng của truyện dài này, hai nhân vật chính liên tục đối vai kể cho nhau, dần dần khai mở hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ở Khuê, những bất ngờ kiểu trên trời rơi xuống khiến cô thấy tránh "giống như một sinh linh bị trù ếm, lử lúc nào đã biến thành một quả lắc bị cuộc sống tha hồ đưa qua đây lại – luôn cảm thấy chóng mặt giữa thực tế và tưởng tượng. giữa chân tình và ngộ nhận, giữa lòng quyết tâm và nội bán khoản giữa khoảnh khắc bình yên và những ngày dậy sóng”. Còn ở Sâm, bất ngờ đó lại là một sự trưởng thành và vị tha mà anh đón nhận từ dầu con người ta tới một lúc nào đó cũng phải trưởng thành. Tất nhiên tuỳ vào hoàn cảnh mà có người trưởng thành một cách hồn nhiên, có người chấp nhận rớm máu dễ lớn lên – như qua một ca phẫu thuật hiểm nghèo".

13. Trong cuốn truyện dài về những hoàn chuyển lạ lùng của số phận huy tình yêu này, Nguyễn Nhật Ánh khai thác một đề tài tưởng như rất cũ, thậm chí lạc hậu, lỗi thời như chuyện “cha mẹ đặt đầu con ngồi đó", chuyên tui mắt “mai mối”, nhưng với cách kể chuyện đậm màu cổ tích hiện đại của mình, chúng lại trở nên hợp lí vô cùng. Thế mới biết không phải là đề tài gì, mà cách khai thác đễ tài đó như thế nào mới là diễn dáng nói.

14. Bố cục chặt chẽ với ba phần liên tục thay đổi, hoán chuyển người kể chuyện và góc nhìn của người kể chuyện; ở phần cuối, hai góc nhìn đó lại xe kẻ nhau, giúp người đọc soi chiếu được nội tâm của hai nhân vật chính và hóa giải những hiểu lầm giữa họ.

15. Cách viết này giống như cách người ta bóc một củ hành và chỉ đến khi bóc đến lớp trong cùng, chúng ta mới hiểu được tại sao họ có những tinh cách hay hành động như vậy. Phong cách này cũng giống như một bộ phim trinh thám về tình yêu với những cú "twist” (đảo chiều) chóng mặt ở đoạn kết khiến độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Có là dù biết bị tác giả "dắt mũi", tôi tin rằng những độc giả của ông vẫn hào hứng chấp nhận với cái kết quá đỗi ngọt ngào.

16. Với Con chim xanh biếc bay về, Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục chinh phục chúng ta bằng một câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Chuyện cổ tích đó văn còn tiếp diễn, sau khi những vật như Sâm, như Khuê, như Quyền,… sửa sai và đứng lên bước tiếp sau những mất mặt hiểu lầm mà họ phải trả giá, cho dù đó là những lỗi lầm không phải do chính họ gây ra.

17. Cuối cùng, giống như những câu chuyện cổ tích (dành cho người lớn) khác, dù cổ điển hay hiện đại, tình yêu trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh vẫn sẽ chiến thắng “Trái tim trong lồng ngực mỗi người giống như chiếc đồng hồ đỏng đảnh, thỉnh thoảng tỏ ra mệt mỏi, lười biếng, nhưng bạn yên tâm đi, rồi nó sẽ tích tắc chạy lại một khi thần tình yêu đã lên dây".

12/11/2020

(Theo “Con chim xanh biếc bay về” - cổ tích cho người lớn, http://zingnews.vn, ngày 20/12/2022)

a. Vẽ sơ đồ cấu trúc của văn bản và tóm tắt nội dung từng phần (làm vào vở).

b. Xác định thông tin cơ bản, thông tin chi tiết và vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chi tiết và thông tin cơ bản của văn bản trên.

c. Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?

d. Quan sát kĩ hình bìa sách và trả lời câu hỏi: Tác dụng của việc sử dụng hình ảnh bìa sách trong văn bản này là gì?

đ. Đọc lại nội dung văn bản, đối chiếu với nhan đề của văn bản và trả lời câu hỏi: Nhan đề “Con chim xanh biếc bay về” - cổ tích cho người lớn có thể hiện được nội dung bài viết hay không? Dựa trên cơ sở nào để khẳng định như vậy?

Trả lời:

a. Tóm tắt nội dung từng phần:

- Sa-pô: giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết

- Phần 1 (đoạn 1): cung cấp thông tin và nêu nhận xét khái quát về tác phẩm

- Phần 2 (đoạn 2 đến đoạn 15): tóm tắt nội dung kết hợp với việc đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Phần 3 (đoạn 16 đến đoạn 17): khẳng định ý nghĩa của tác phẩm.

b. - Nội dung chính của văn bản: tóm tắt nội dung và trình bày đánh giá của người viết về cuốn sách Con chim xanh biếc bay về

- Thể hiện qua các chi tiết:

+ Chi tiết về đánh giá của người viết với nội dung cuốn sách: tình yêu trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn sẽ chiến thắng (sa-pô).

+ Chi tiết về thông tin nội dung của cuốn sách: tên sách, tên tác giả, ấn tượng chung về cuốn sách (đoạn 1).

+ Các chi tiết tiêu biểu về nội dung của cuốn sách (đoạn 2 đến đoạn 13), hình ảnh minh họa cho bìa sách.

+ Chi tiết đánh giá về nghệ thuật của cuốn sách (đoạn 14 – đoạn 15).

+ Chi tiết khẳng định khả năng chinh phục người đọc của cuốn sách (đoạn 16 – đoạn 17).

c. Mục đích của tác giả khi viết văn bản này là giới thiệu cuốn sách và nêu những nhận xét của bản thân khi đọc cuốn sách.

d. Tác dụng của việc sử dụng hình ảnh bìa sách là tăng tính trực quan cho bài giới thiệu sách.

đ. Nhan đề đã thể hiện nội dung bài viết, đồng thời là cảm nhận của người viết về cuốn sách. Bằng chứng là: trong bài viết, nhiều lần tác giả dùng từ “cổ tích” để nhấn mạnh đây là câu chuyện tình yêu đẹp, buồn nhưng kết thúc có hậu.

II. Tiếng Việt (trang 37, 38 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 37 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng:

a. “Con chim xanh biếc bay về”, cuốn truyện dài mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh, cũng là một tác phẩm như vậy.

(Lê Hồng Lâm, “Con chim xanh biếc bay về” – cổ tích cho người lớn)

b. Quả nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

(Truyện dân gian Việt Nam, Em bé thông minh)

c. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu – bấy giờ là hương ổi chín – tới khắp nơi trong vũ trụ. Tại một vùng quê nhỏ, trong một giây phút nào đó, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ.

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

d. Chao ôi, đã bao nhiêu lần anh em tôi đứng trên bờ đầm ngắm nhìn không mỏi mắt bộ cánh rất đẹp của nó.

(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)

e. Thiếu phụ bước ra thềm và bảo bác vẻ phiền muộn:

- Thưa ông Phi-líp, ông đến lúc đêm hôm thế này quả thực không phải lắm.

(Guy đơ Mô-pát-xăng, Bố của Xi-mông)

Trả lời:

a. - Thành phần phụ chú: cuốn truyện dài mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh.

- Chức năng: bổ sung thông tin cho “Con chim xanh biếc bay về”.

b. - Thành phần tình thái: Quả nhiên.

- Chức năng: biểu thị ý khẳng định sự việc được đề cập đến trong câu diễn ra đúng như đã đoán biết trước.

c. - Thành phần phụ chú: bấy giờ là hương ổi chín.

- Chức năng: bổ sung thông tin cho “hương mùa thu”

d. - Thành phần cảm thán: Chao ôi.

- Chức năng: Thiếu phụ dùng để gọi ông Phi-líp, để mở đầu cuộc đối thoại.

Câu 2 trang 37 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm thành phần tình thái trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp:

a. Đêm tối, tôi không nhận ra được màu lông của nó, chỉ thấy nó nằm im thin thít trong lòng bàn tay tôi. Dường như nó quá hoảng sợ vì biết mình đã bị bắt cóc.

(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)

b. – Xa-vu-skin ạ, cảm ơn em đã đưa cô đi dạo chơi. Tất nhiên là em vẫn có thể cứ đi con đường này.

- Em cảm ơn cô, cô An-na Va-xi-li-ép-na!....

(Iu-ri Na-ghi-bin, Cây sồi mùa đông)

c. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch trượng thế. Choắt nó có lẽ cũng trạc tuổi tôi.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

d. Không khí quả là quý giá với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như, người da trắng chẳng để ý gì đến nó.

(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)

Trả lời:

a. - Thành phần tình thái: Dường như.

- Chức năng: biểu thị ý phỏng đoán hoặc khẳng định một cách dè dặt về điều nghĩ rằng có thể là như thế, chủ yêu là dựa trên những gì trực tiếp cảm nhận được.

b. - Thành phần tình thái: Tất nhiên là.

- Chức năng: biểu thị ý khẳng định sự việc hẳn là có thể diễn ra như thế.

c. - Thành phần tình thái: Có lẽ.

- Chức năng: biểu thị ý phỏng đoán hoặc khẳng định một cách dè dặt về điều nghĩ rằng có thể là như thế, thể hiện mức độ tin thấp về sự việc được đề cập đến trong câu.

d. - Thành phần tình thái: hình như.

- Chức năng: biểu thị ý phỏng đoán hoặc khẳng định một cách dè đặt về điều nghĩ rằng có thể là như thế, chủ yếu là dựa trên những gì trực tiếp cảm nhận được.

Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định thành phần cảm thán và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp dưới đây:

a. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đêm thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b. – Nhà bác? Chiếc bình này ạ? – Khách giật mình. – Ôi, tôi sợ các thứ bình, lọ thùng, hộp ấy lắm.

Hai sợi râu khác run run. Đã mấy lần bị bọn trẻ bắt cóc làm đồ chơi, ông bị ám ảnh bởi những cái nhà tăm tối, chật hẹp, khó thở kiểu đó.

(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)

c. Lòng rộn ràng vui thích, An-na Va-xi-ép-na mải mê quan sát đời sống bí mật của rừng, trước nay cô chưa từng biết đến cuộc sống như thế, bỗng nhiên cô chợt nghe thấy tiếng kêu lo lắng của Xa-vu-skin:

- Chết thôi, cô sẽ không gặp được mẹ em nữa rồi!

An –na Va-xi-li-ép-na vội đưa đồng hồ lên sát tận mắt. Ba giờ mười lăm.

(Iu-ri Na-ghi-bin, Cây sồi mùa đông)

d. Ông Giuốc-đanh: (nhìn áo của bác phó may) – Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.

Phó may: - Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một cái để mặc.

(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)

Trả lời:

a. - Thành phần cảm thán: Chao ôi.

- Chức năng: bộc lộ sự xúc động mạnh của người nói về sự việc được đề cập đến trong câu.

b. - Thành phần cảm thán: Ôi.

- Chức năng: bộc lộ sự xúc động mạnh của người nói về sự việc được đề cập đến trong câu.

c. - Thành phần cảm thán: Chết thôi.

- Chức năng: bộc lộ sự hốt hoảng, lo lắng của nhân vật Xa-vu-skin về việc họ đã trễ giờ và không thể gặp được mẹ của Xa-vu-skin nữa.

d. - Thành phần cảm thán: Ô kìa.

- Chức năng: bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật ông Giuốc-đanh trước sự việc được đề cập đến trong đoạn thoại.

III. Viết (trang 39 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu tác dụng của bốn bước trong quy trình viết.

Trả lời:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

=> Tác dụng: giúp xác định rõ yêu cầu của đề bài, người đọc, thu thập đầy đủ thông tin cho bài viết.

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

=> Tác dụng: giúp xác định đủ ý cho bài viết, sắp xếp các ý theo trình tự phù hợp.

- Bước 3: Viết bài

=> Tác dụng: thể hiện các ý thành bài văn.

- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

=> Tác dụng: chỉnh sửa, làm cho bài viết hoàn chỉnh và rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

Câu 2 trang 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chọn và thực hiện một trong hai đề bài sau:

Đề 1: Viết một bài văn giới thiệu một cuốn sách mà em yêu thích.

Đề 2: Viết một bài văn giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích.

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Đề 1

Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy.

Tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua.

Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm sáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Xuyên suốt quyển sách là câu chuyện xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn - hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua. Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”. Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình. Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi. Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi… Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ. Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng. Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy. Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thường ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương. Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gửi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân.

Không chỉ vậy, trong “Cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng…Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngán với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ. “Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yêu con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẩn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn có lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”. Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.

Đề 2:

Bộ phim Mẹ vắng nhà là một trong những bộ phim để lại trong em nhiều ấn tượng nhất, mặc dù bộ phim đã được chiếu từ rất lâu.

Phim được mở đầu bằng hình ảnh chị em Bé trên chiếc xuồng chở lúa. Chiếc xuồng nhỏ ngả nghiêng trên dòng nước. Bé cầm chèo cho xuồng rẽ vào một con rạch nhỏ rồi dừng lại. Mẹ Bé đã vắng nhà mấy hôm rồi. Mẹ đi đánh giặc. Bé hiểu điều đó. Bé vác bao lúa lên bờ thở phì phì. Lát sau, một nồi khoai bốc khói, chị em Bé tranh nhau rổkhoai còn nóng hổi. Thằng Hiển tham ăn cầm ngay củ khoai to nhất. Cái mặt nó phè phè nhe răng cười hãnh diện. Nhưng niềm vui ấy cho cu Hiển chẳng được bao lâu, nó bỗng chuyện vui thành buồn, vì củ khoai nó chọn bị sùng.

Quả thật, cái hay của cu Hiển ở đây là diễn xuất rất đạt. Cu cậu hiếu động, loắt choắt, lại còn thêm giọng nói ngọng líu. Nhân vật Hiển đã gây cho em nhiều thiện cảm.

Còn Bé, sau khi công việc xong xuôi lại dỗ cho em út ngủ. Bỗng trên đầu máy bay phản lực gầm rú. Bé vừa lo cho mẹ vừa đưa các em xuống hầm trú ẩn. Bé đứng dậy, một tay bế em út, một tay kéo cu Hiển chạy nhanh xuống hầm. Bé thật can đảm và bình tĩnh. Khi máy bay giặc bay sát ngọn dừa, thì cũng là lúc Bé và các em đã ngồi an toàn trong hầm. Bé thật bình tĩnh. Hành động của Bé khiến em hết sức khâm phục. Bé không chỉ bình tĩnh trước nguy hiểm mà Bé còn rất thông minh, dí dỏm. Bé tập cho các em biết tư thế ngồi để tránh sức ép của bom. Sau tiếng bom đạn, Bé lại nhanh nhẹn đưa các em ra khỏi hầm và bày trò dạy học. Bé làm cô giáo, còn mấy đứa em làm học trò. Thằng cu Hiển giọng ngọng líu đọc thơ làm cho người xem cười chảy nước mắt. Còn Bé thì như một cô giáo thực thụ… Phải chăng hình ảnh này thể hiện ước mơ thanh bình của tuổi thơ Việt Nam?

Rồi ngày hôm sau – một ngày rực nắng – Bé leo lên cây nhìn về phía súng nổ, khói bùng lên một góc trời. Bé kể lại trận đánh cho các em nghe còn cu Hiển và út chơi trò lấy bẹ chuối làm súng bắn giống mẹ. Rồi chúng còn lấy những cục đất to làm lựu đạn ném xuống rạch.

Bộ phim kết thúc trong tiếng cười giòn tan của chị em Bé khi mẹ về. Mẹ của Bé là chị út Tịch. Chị từ mặt trận trở về, một tay ẵm con, một taycầm súng, nét mặt vui tươi, vắng chị, các con chị vẫn bình yên vì đã có Bé – đứa con lớn thay chị lo mọi việc khi mẹ vắng nhà.

Với cách diễn xuất hồn nhiên, chân thực và cảm động của các diễn viên, bộ phim Mẹ vắng nhà đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Bé. Cùng tuổi với em mà Bé thật đảm đang, tháo vát, dũng cảm và thông minh. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược ở miền Nam nước ta trước đây, có lẽ có không ít những bạn như Bé. Và các bạn ấy không chỉ góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc ta, mà còn cho thế giới nhận ra chiều sâu sức mạnh của chiến thắng ấy.

IV. Nói và nghe (trang 39 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi trình bày giới thiệu sách là gì?

Trả lời:

Lập dàn ý trước khi nói giúp xác định đủ, đúng nội dung cần nói và đúng trình tự các ý cần nói.

Câu 2 trang 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu tác dụng của việc sử dụng bảng kiểm.

Trả lời:

Tác dụng của việc sử dụng bảng kiểm là giúp tự kiểm soát bài giới thiệu của bản thân, giúp góp ý cho bài nói của bạn hiệu quả hơn.

Câu 3 trang 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Em hãy giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim với các bạn trong Câu lạc bộ đọc sách hoặc Câu lạc bộ những người yêu phim.

Trả lời:

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay, em sẽ giới thiệu đến mọi người một cuốn sách mà em rất yêu quý. Đó là cuốn sách giúp em hiểu được thế nào là ý chí, nghị lực của con người và quan trọng hơn, đó là sức mạnh của tình cảm gia đình. Cuốn sách mà em muốn chia sẻ đó là cuốn Không gia đình của nhà văn Hector Malot.

“Không gia đình” kể về cuộc phiêu bạt của Rêmi - một cậu bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, sống với mẹ nuôi ở một vùng quê hẻo lánh. Sau đó, em đi theo đoàn xiếc chó, khỉ của cụ Vitali - một cụ già từng trải và đức độ, đi chu du và biểu diễn khắp mọi miền nước Pháp. Remi đã lớn lên trong sự gian khổ của cuộc hành trình. Nhiều lúc cả đoàn được ăn no mặc ấm, cũng có lúc phải đi trong trời đông giá rét, dưới cơn bão tuyết, nhịn ăn tưởng chết đến nơi. Rồi cụ Vitali mất, chỉ còn Rêmi và chú chó Capi trung thành. Từ đây em tự lập, không những lo cho mình, em còn cưu mang chú bé Matchia vào gánh hát rong. Họ đã trở thành đôi bạn thân, cùng nhau phiêu bạt, cùng chịu đựng gian khổ và cùng sẻ chia niềm sung sướng. Nhưng cuộc đời em đâu đã hết gian truân! Đã có lúc em bị kẹt dưới hầm mỏ lụt đến mười bốn ngày đêm. Có lúc khác, em vào nhầm nhà một tên vô lại vì tưởng đó là cha đẻ của mình. Rồi em lại phải vào tù vì bị mắc án oan...Nhưng dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, em vẫn noi theo nếp sống của cụ Vitali: giữ gìn nhân phẩm, ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, nhớ ơn nghĩa, luôn làm người có ích. Cuối cùng, giống như những kết thúc có hậu trong các câu chuyện cổ tích, Rêmi tìm lại được gia đình thật sự của mình và sống hạnh phúc bên những người thân yêu.

Qua cuộc phiêu lưu của cậu bé Rêmi ta thấy được nhiều điều về số phận khổ đau của con người...Trước hết là Rêmi - nạn nhân của cuộc tranh giành quyền thừa kế tài sản. Em sống cuộc đời phiêu bạt của kẻ hát rong và phải chịu bao nhiêu gian khổ mới tìm lại được gia đình. Cuộc đời của cụ Vitali cũng là một bi kịch. Cụ vốn là một người đứng trên bậc cao nhất của nấc thang xã hội, nhưng cuối cùng lại phải làm nghề xiếc chó sống qua ngày. Sức lực của cụ bị bào mòn bởi sự khắc nghiệt của xã hội. Để rồi cụ chết, chết vì không tin vào lòng tốt của con người. Còn cả chú bé Matchia luôn bị đánh đập, hành hạ bởi ông chủ. Liệu còn số phận nào đáng buồn hơn thế? Nhưng cuốn sách này không chỉ có toàn đau khổ, nó cũng có nhiều điều thú vị để đọc, để cảm thấy vui vì những giá trị tốt đẹp của con người. Trước hết là tình cảm gia đình, tình thương của cụ Vitali dành cho Rêmi. Cụ đã dạy em nhiều điều hay lẽ phải để tồn tại trong thế giới khắc nghiệt. Bà Milligan và Arthur cũng yêu Rêmi. Họ chăm sóc, cưu mang khi em rơi vào tình trạng khó khăn nhất.Và cũng thật thiếu sót nếu không kể đến tình bạn thắm thiết giữa Rêmi và Matchia. Hai em sống đùm bọc nhau, chia sẻ đắng cay ngọt bùi, luôn sát cánh cùng nhau trong hoạn nạn. Câu chuyện này còn ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần tự lập tự tin của giới trẻ.

“Tiến lên! Thế giới mở rộng trước mắt tôi, tôi có thể dời chân xuống nam hay lên bắc, sang đông hay qua đoài tùy lòng.

Tôi chỉ là một đứa trẻ con, thế mà tôi đã làm chủ cuộc đời của tôi”

Hãy đắm chìm dòng cảm xúc của mình vào những trang sách để bản thân tự tin bước qua những thách thức mà cuộc sống đặt ra và để trái tim ta cảm nhận được thế giới này cần lắm những tình yêu thương như thế. Tuổi trẻ đừng ngại đương đầu với khó khăn bởi nếu không bị lạc đường ta sẽ khó biết mình vốn rất sợ hãi, nếu không bị dối gạt ta sẽ khó biết mình rất dễ tổn thương, nếu không bị bỏ rơi ta sẽ khó thấy được tính yếu đuối và dựa dẫm của mình. Không gia đình là một tác phẩm đầy tính nhân văn, đã mang đến cho độc giả những giá trị tinh thần tồn tại mãi theo năm tháng. Tác phẩm như ngọn đèn soi rọi cho biết bao tâm hồn thoát khỏi những bóng đêm của cuộc đời. Và cũng để những ai “có gia đình” suy ngẫm, làm sao sống cho tốt, xứng đáng với điều may mắn mà số phận ban cho.

Nếu như trong cuộc sống, sự hiến tặng đem tới niềm vui thì sự chia sớt lấy đi nỗi khổ. Ai rồi cũng sẽ có lúc rơi vào vũng lầy khổ đau hay tuyệt vọng. Thật không có gì quý giá bằng ngay trong lúc ấy có một cánh tay vững chãi cho ta tựa vào và truyền thêm sức mạnh giúp ta đủ can đảm để vượt qua. Bàn tay ấy có thể không đủ sức kéo ta khỏi vũng lầy bất hạnh nhưng nó đã làm nỗi khổ đau kia vơi đi ít nhiều. Đó là lý do mà ta luôn cần có nhau trong cuộc đời này.

Và đó là toàn bộ phần trình bày giới thiệu một cuốn sách mà em yêu thích. Rất cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Em cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.

Xem thêm lời giải SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Những tình huống khôi hài

Bài 6: Tình yêu Tổ Quốc

Bài 7: Yêu thương và hi vọng

1 674 30/11/2023