Sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 9: Âm vang của lịch sử - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 9: Âm vang của lịch sử sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 683 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 9: Âm vang của lịch sử - Chân trời sáng tạo

I. Đọc (trang 48 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai) là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

Trả lời:

- Vua Quang Trung: nhà cầm quân tài ba, giàu mưu lược (phân tích một số chi tiết về nét tính cách tài ba, mưu lược: ví dụ về các kế sách đầy mưu lược).

- Vua Quang Trung: nhà chỉ huy quân sự tự tin, quyết đoán (phân tích một số chi tiết về nét tính cách tự tin, quyết đoán: ví dụ về kế sách hành quân tiến đánh thần tốc, việc mở tiệc khao quân, lời hẹn ăn Tết ở Thăng Long,…).

- Vua Quang Trung: vị hoàng đế/ người anh hùng “trăm trận trăm thắng”, quyết đoán (phân tích một số chi tiết về nét cốt cách anh hùng “trăm trận trăm thắng”: ví dụ phân tích về sự tương quan lực lượng, sự thảm bại của đội quân nhà Thanh, các trận thắng liên tiếp khiến uy danh lẫy lừng,…)

Câu 2 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đảm kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai). Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Trả lời:

Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh: thái độ phê phán thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghĩ lễ đăng quang hoàng đế,…

Với vua tôi Lê Chiếu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh: thái độ phê phán, chế giễu thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả các cảnh thua trận, đặc biệt là cảnh trốn chạy nhục nhã của chúng.

Với Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn: thái độ nể trọng, ngợi ca thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả tính kỉ luật, dũng mãnh, cách thể hiện chân dung Hoàng đế Quang Trung như một anh hùng chiến trận, một vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng,….

=> Truyện lịch sử tuy rất coi trọng tính xác thực của các thông tin khách quan liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, nhưng cũng chấp nhận cái nhìn/ cách nhìn lịch sử theo quan điểm, thái độ của tác giả. Theo đó, cũng chấp nhận việc tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc theo cách riêng. Thái độ phê phán, tố cáo của tác giả với đội quân xâm lược nhà Thanh thể hiện chủ nghĩa yêu nước, lập trường dân tộc và rất rạch ròi. Tuy nhiên, Ngô gia văn phái dù có tư tưởng phò Lê, nhưng không vì thế mà không phô bày tội trạng của vua tôi Lê Chiêu Thống hay không thừa nhận, khẳng định công trạng lịch sử của Vua Quang Trung.

Câu 3 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: So sánh cốt truyện trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai) với cốt truyện trong một văn bản truyện mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Trả lời:

* Nhắc lại các khái niệm về cốt truyện, cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa tuyến,...

- Khái niệm cốt truyện: là hình thức tổ chức cơ bản nhất trong văn bản; nó bao gồm những giai đoạn phát triển chủ yếu, một hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo những yêu cầu tư tưởng, nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của hình thức năng động của tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm thuộc thể loại tự sự, kịch.

- Khái niệm cốt truyện đơn tuyến: hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa, cốt truyện đơn tuyến thường tồn tại trong các truyện ngắn hoặc phần lớn các kịch bản văn học. Ví dụ, cốt truyện của Chí Phèo, Một bữa no, Rừng xà nu,…

- Khái niệm cốt truyện đa tuyến: là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung lượng lớn. Hệ thống sự kiện trong cốt truyện đa tuyến được chia thành nhiều vùng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính của tác phẩm. Ví dụ, cốt truyện của các tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina của L.Tonxtoi.

* Tóm tắt cốt truyện đơn tuyến của truyện ngắn Chí Phèo: Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, được người dân làng Vũ Đại cưu mang, đến năm 18 tuổi, hắn đi làm thuê cho nhà bá Kiến. Vì vợ bá Kiến thường gọi Chí Phèo vào xoa bóp, bá Kiến ghen, đổ tội rồi bắt Chí Phèo đi tù. Bi kịch của Chí Phèo bắt đầu từ đây. Hắn ra tù, trở về làng với một con người hoàn toàn khác và trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn đến nhà bá Kiến ăn vạ với kẻ đã cho hắn vào tù. Bá Kiến xoa dịu hắn và biến hắn trở thành tay sai cho mình. Chí Phèo gặp gỡ và yêu thị Nở, con đường hoàn lương của hắn mở ra. Nhưng rồi vì bà cô can ngăn, thị Nở đòi chia tay hắn, đồng nghĩa với việc dập tắt hy vọng trong Chí Phèo. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, hắn muốn đến tìm kẻ đầu sỏ của mọi chuyện là bá Kiến. Hắn giết bá Kiến và cũng tự kết liễu đời mình. Thị Nở thấy vậy liền nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

- Tóm tắt cốt truyện đa tuyến của tiểu thuyết Số đỏ: Xuân Tóc Đỏ vốn là một đứa trẻ mồ côi, kiếm sống bằng nhiều nghề ở Hà Nội. Một lần, Xuân bị cảnh sát bắt giam do nhìn trộm một bà đầm thay đồ nhưng đã được bà phó Đoan - một me Tây cứu, rồi giới thiệu đến làm việc ở hiệu may Âu hoá. Kể từ đó, Xuân bắt đầu tham gia vào “việc cải cách xã hội”. Hắn được vinh danh là “sinh viên trường thuốc”, “đốc tờ Xuân” nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu. Xuân Tóc Đỏ được nhiều người trong xã hội thượng lưu biết đến. Hắn còn khiến cho cô Tuyết là con cụ cố Hồng say mê. Xuân còn được bà Phó Đoan nhờ dạy dỗ cho cậu Phước - con trai của bà và lại được nhà sư Tăng Phú mời làm “cố vấn cho báo Gõ Mõ”. Vô tình gây ra cái chết cho cụ cố tổ - bố của cụ cố Hồng. Cái chết được nhiều người trong gia đình mong đợi từ lâu. Xuân được gia đình cụ cố Hồng ghi ơn. Văn Minh đã dẫn Xuân đi đăng kí tranh giải quần vợt, nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì. Hắn đã khiến cho hai cầu thủ bị bắt. Không có cầu thủ chính, Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm trước sự chứng kiến của nhiều người. Để giữ mối hoà hảo với nước láng giềng, Xuân Tóc Đỏ được lệnh phải thua. Sau khi trận đấu kết thúc, Xuân đã diễn thuyết cho dân chúng hiểu về “sự hi sinh vì Tổ quốc” của mình. Xuân Tóc Đỏ bỗng nhiên trở thành “bậc vĩ nhân”, thành “anh hùng cứu quốc”. Hắn được tặng Bắc Đẩu bội tinh, được mời vào Hội Khai trí tiến đức, và làm con rể của cụ cố Hồng.

* So sánh cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến:

Các yếu tố

Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện đa tuyến

Sự kiện

Gắn gọn, đơn giản tập trung vào nhân vật chính

Phức tạp, tái hiện nhiều bình diện trong cuộc sống ở một thời kỳ lịch sử

Dung lượng

Nhỏ và vừa

Lớn

Cách thức

Tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản văn học

Tồn tại trong các tiểu thuyết lớn, truyện dài

* So sánh cốt truyện Hoàng Lê nhất thống chí với truyện Xe đêm - Đặng Chương Ngạn

- Đều có cốt truyện đa tuyến.

- Đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.

Câu 4 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG

Nguyễn Huy Tưởng

(Chương XVIII)

1. Nguyên soái Toa Đô vượt Châu Ô, Châu Lý, Châu Hoan, Châu Ái kéo ra. Chiến thuyền nhiều tựa lá tre tiến vào cửa bể Thiên Trường. Cờ mở, trống giong, bề ngoài thật là hùng hùng hổ hổ. Nhưng bên trong thì từ tướng đến quân, tất thảy đều mệt mỏi. Lại gặp tiết trời nóng nực, sơn lam chướng khí bốc lên, trong quân Toa Đô số người đau ốm, chết chóc ngày một nhiều. Dọc đường, lương thực cướp được ở Chiêm Thành dần dần cạn. Đến Thiên Trường, Toa Đô phải cho quân sĩ đổ bộ vào các làng xóm, cướp thóc gạo, trâu bò, gà qué. Nhưng người dân ở bờ biển và hai bên ven sông đã lánh thật xa. Quân Nguyên cướp không được, tình cảnh càng khốn đốn. Toa Đô thấy cần phải đi gấp lên Thăng Long để hợp quân với Thoát Hoan. Bèn cho quân tuần tiễu đi dò đường thuỷ. Quân tuần tiễu trở về báo: hai bên làng mạc quạnh hiu, không có một bóng người...

Toa Đô mừng rỡ nói với các tướng:

- Vua tôi nhà Trần đã chạy như vịt vào Thanh Hoá, nghe uy danh ta là đã mất mật rồi, còn đứa nào dám ló đầu ra mà chặn đường ta nữa?

Chiến thuyền của Toa Đô từ cửa bể kéo vào sông, nối đuôi nhau, dài hàng mấy dặm, dàn ra chật cả khúc sông. Những cột buồm đen như rừng rậm. Những cánh buồm làm tối sầm mặt nước. Đêm thì đèn đuốc sáng trưng như phố, như phường. Ngày thì cờ quạt rợp trời, người đứng từ mấy dặm xa cũng đều trông thấy. Chiêng trống khua ầm ầm như sấm, sét trong cơn mưa. Đoàn chiến thuyền ngược dòng sông lớn, đi sâu vào nội địa, giữa một cảnh tượng im làm như chết. Hai bên sông, toàn là những làng mạc trống không, đồng khô có cháy. Buổi sáng hôm ấy, đoàn chiến thuyền tới một khúc sông rộng. Toa Đô hỏi một viên hàng tướng:

- Đây là đâu?

Tên ấy thưa:

- Đây sắp đến Hàm Tử Quan.

- Từ đây lên tới Thăng Long còn bao lâu nữa?

- Bẩm nguyên soái, ta đi nhanh như thế này, lại đi suốt ngày đêm thì cùng lắm là sáng ngày kia tới.

Toa Đô mừng lắm, truyền lệnh đi gấp, đến Thăng Long sẽ nghỉ. Đoàn chiến thuyền rầm rộ ngược dòng, buồm căng kín sông, dòng nước sông ứ lại.

2. Bỗng một tiếng nổ vang, chấn động cả một vùng. Những đàn chim trên các cây đa, cây gạo, những đàn cò dưới ruộng lầy bay loạn xạ lên trời. Quân Toa Đô còn đang ngơ ngác, thì một tiếng nổ thứ hai vang dậy, rồi lại một tiếng nỗ thứ ba. Toa Đô vội vàng trèo lên viễn vọng lâu, đưa mắt nhìn về phía trước. Từ trên thượng lưu một đoàn thuyền nhỏ vun vút lao xuống, nhanh như tên bắn. Toa Đô chưa kịp truyền lệnh cho tướng sĩ nghênh chiến thì đoàn thuyền kia đã ập tới. Trên mũi thuyền đi đầu phất phới bay một lá cờ thêu sáu chữ vàng: PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BẢO HOÀNG ÂN. Đứng sau lá cờ là một viên tướng áo bào đỏ rực, tướng ấy là một tướng trẻ ranh. Đứng bên đứa trẻ là một lão già ốm đói. Cả đoàn thuyền chỉ gồm bốn năm chục chiếc, dàn hàng ngang trên mặt sông, định chặn đoàn chiến thuyền đang đè sóng dữ hùng dũng tiến lên.

Viên tướng trẻ đứng sau lá cờ sáu chữ hét to:

– Tao chờ chúng mày ở đây lâu lắm rồi!

Quân Nguyên chưa kịp dàn trận thì một loạt tên ào ào bắn sang. Đứa ôm bụng, đứa ôm mặt, đứa nhào xuống nước. Viên tướng tiên phong của Toa Đô vung gươm hộ quân tiếp chiến. Chúng còn đang lúng túng thì thuyền của Hoài Văn đã lướt tới gần, một mũi dao nhọn ném sang [...]. Hàng chiến thuyền đầu lùi lại. Nổi lên những tiếng thét, tiếng hộ, lẫn với những tiếng rên la của bọn lính Nguyên đang cơn sốt rét.

Hoài Văn quát to:

– Tao không thèm giết chúng mày là những đứa vô danh tiểu tốt. Gọi thằng Toa Đô ra đây cho tao hỏi tội.

Toa Đô đùng đùng nổi giận, quát tháo ầm ĩ:

- Mấy thằng nhãi con, vài cái thuyền nát, quân tướng nhà Trần thế kia, chúng mày đã không biết nhục còn vác mặt ra đây mua lấy cái chết hay sao?

Chiến thuyền của Toa Đô không trồng trành nghiêng ngả đẻ sóng tiến lên. Cánh buồm gấm như lá cờ đại, dài như phướn, vẽ những hình quái đản như bùa mê. Toa Đô đứng giữa mũi thuyền, hai bên là một lũ tướng hậu vệ, kiếm kích sáng loẻ. Đứa nào cũng áo lông, mũ dạ, trông mà phát sốt người lên. Chúng thở hổn hển, trán vã mồ hôi. Hoài Văn nghĩ bụng: “Chốc nữa nắng lên, chúng mày còn chết, ông bảo trước”.

Hoài Văn truyền lệnh cho quân sĩ:

- Thằng Toa Đô đấy. Bắn cho nó một loạt phủ đầu!

Sáu trăm gã hào kiệt dạ ầm ầm. Hàng trăm mũi tên bay sang, chĩa thẳng vào Toa Đô. Lũ tướng hộ vệ gia mộc lên đỡ, tên rơi lả tả xuống nước. Toa Đô đứng sừng sững trên mũi thuyền. Mặt Toa Đô to như một cái thớt, nước da đỏ kệch như gạch nung. Gò má cao, nhô ra ngang với mang tại. Mắt dài, sắc như lưỡi mác. Đầu Toa Đô đội một mũ sắt, đỉnh mũ uốn như cuốn thư. Một tay đeo mộc, một tay mang một chuy sắt, cản dài gấp đôi cây giáo của Hoài Văn.

Quả chuỳ hình đầu sư tử, tua tủa những đinh sắt như bàn chống. Quả chuy nặng hàng trăm cân ấy, Toa Đô cầm nhẹ nhàng, như người ta cầm một cái gậy tre. Viên thượng tưởng nhà Nguyên uy phong lẫm liệt, nhíu đôi lông mày rậm như chỗi sẽ, gầm lên như sấm:

– Thằng nhãi kia, muốn vuốt râu hùm! Tao thương mày còn trẻ, nhưng mày giết tướng tiên phong của tao, tao phải xé xác mày như xé xác con dê, con cini!

Chiến thuyền của Toa Đô đã sấn tới gần thuyền Hoài Văn làm cho cái thuyền nhỏ trong tranh. Trời đất bỗng tối sầm. Quả chuỷ giáng xuống đầu Hoài Văn như sét đánh. Hoài Văn múa giáo, gạt được quả chuỳ, nhưng đầu Hoai Văn choáng váng, hai chân loạng choạng, và cả cái thuyền suýt nữa lật nhào. Người tướng già vừa cho thuyền quay mũi lùi xa, thì quả chuỷ thứ hai bổ xuống. Toa Đô đứng hiên ngang trên mũi thuyền, phất cờ cho đoàn thuyền đi sau tiến lên đuổi đánh Hoài Văn Hầu. Toa Đô cười khanh khách

-Đúng là điểm mất nước của họ Trần. Chúng nó không còn người, nên phải dùng đến một thằng oắt con và một thẳng già sắp chết!

Hoài Văn vuốt mồ hôi trán. Nhìn cán giáo của mình cong lại, Hoài Văn nói: – -Nó khỏe thật, nhưng chẳng đáng sợ. Chốc nữa nó sẽ biết tay ta.

Đoàn thuyền của Quốc Toản chạy như gió. Chiến thuyền của Toa Đô hùng hổ đuổi theo. Tiếng hò át cả tiếng sóng vỗ ầm ầm. Toa Đô đuổi nhanh thi Hoài Văn cũng chạy nhanh. Toa Đô đi chậm lại thì Hoài Văn cũng cho chèo thuyền dùng định, và khua chiêng đánh trống ầm ĩ. Thỉnh thoảng lại bắn tên sang giết vài mươi tên giặc. Nắng đã chang chang. Khi trời mỗi lúc một oi ả, khó thở. Toa Đô nóng đến điên người, bừng bừng nổi giận. Hoài Văn thấy hàng ngũ quân Nguyên rối loạn. Chúng tranh nhau uống nước. Nhiều đứa cởi cả quần áo, khoả tay chân xuống nước. Những mái chèo đã kém bề nhanh nhẹn. Toa Đô đuổi Hoài Văn được hơn một dặm đường, thì bỗng có một tiếng pháo lệnh nổ vang. Đoàn quân của viên tướng trẻ quay mũi lại, hiện ngang chờ quân Nguyên. Lá cờ PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN tung bay ngạo nghễ trên mũi thuyền, như chọc vào mắt Toa Đô đã nhức nhói vì ánh sáng chói loà của mặt trời, lại cay xót vì mồ hôi chảy túa. Từ trên thượng lưu, một đoàn chiến thuyền lớn rầm rộ kéo xuống. Chiêng trống vang trời dậy đất. Giữa một rừng cờ rực rỡ, nổi lên cao cao một lá cờ dựng trên một chiến thuyền chỉ huy. Lá cờ để lộ bốn chữ: “Chiêu Văn Vương Trần”. Đoàn chiến thuyền lớn ấy đã hợp với đoàn thuyền của Toa Đô. Chỉ trong nháy mắt, chiến thuyền của hai bên đã lẫn vào nhau. Gươm giáo va nhau chan chát, toe lên những luồng chớp lửa, làm chói chang thêm ánh nắng hè gay gắt. Tiếng kêu “Sát Thát” vang vang.

Mũi thuyền của Hoài Văn Hầu đã kề vào mũi chiến thuyền của Toa Đô. Hoài Văn thét lớn:

– Toa Đô! Bây giờ thì tạo hoá kiếp cho mày!

Cầm ngọn giáo mới thay, Hoài Văn dùng hết sức mình đâm thẳng vào mặt Toa Đô. Bọn tướng hộ vệ của Toa Đô xúm lại, nắm lấy cán giáo. Hàng chục chiến thuyền của đoàn quân trẻ tuổi nhao nhao vây quanh Toa Đô, kẻ vung gươm, người lao giáo. Toa Đô vung quả chuỳ đập túi bụi. Một chân của Toa Đô đạp vào mũi thuyền của Hoài Văn xoay như chong chóng. Tiếng reo hồ man rợ của quân Nguyên nổi lên. Chiến thuyền của Toa Đô xông xáo khắp nơi. Ngọn chuỷ vung tới đâu là từng mảng người đổ xuống. Hoài Văn nói với người tướng già:

-Quân nó xem chừng đã mệt. Trời nắng gắt, nó uể oải lắm rồi. Đợi lát nữa, Toa Đô kiệt sức, đánh là ăn chắc.

- Phải triệt ngọn chuỳ của nó. Nó lợi hại là ở ngọn chuỳ.

Cửa Hàm Tử bát ngát mênh mông trở nên hỗn độn, chật ních những thuyền ngang thuyền dọc, xô nhau, đuổi nhau, tản ra, tụ lại. Hàng chuỗi người lăn xuống nước. Nước sông đỏ ngầu ngầu. Tiếng chiêng trống, tiếng quát tháo, tiếng kêu rên hoà thành một thứ âm thanh kinh khủng. Cuộc hỗn chiến giữa hai đoàn chiến thuyền mỗi lúc một thêm quyết liệt.

Toa Đô vẫn vung quả chuỳ tả xung hữu đột. Đô xông vào cứu một chiến thuyền quân Nguyên đang bị Hoài Văn Hầu vây hãm. Hoài Văn liếc nhìn Toa Đô, đoán là tên tướng giặc đã đuối sức rồi. Mồ hôi chảy ròng ròng như suối trên cái mặt to kệch, chiến bào ướt đẫm. Miệng Toa Đô há hốc.

Toa Đô thở hồng hộc. Quả chuỳ vẫn vung lên và đập xuống, nhưng không mạnh như gió như bão nữa. Mắt Toa Đô mở tròn xoe, đôi lông mày chối sẽ nhíu lại. Toa Đô gầm lên như muốn nuốt chửng lấy Hoài Văn. Chiến thuyền của Toa Đô lao thẳng tới. Thuyền của Hoài Văn né sang một bên, chạy lướt như giỏ. Đoàn thuyền của Hoài Văn cũng tản ra.

Cứu được chiến thuyền bị vây đánh, Toa Đô đắc chí cười khanh khách.

Thuyền của Hoài Văn lướt như gió. Tới đuôi chiến thuyền của Toa Đô, Hoài Văn quay mũi thuyền mình lại, nhảy phắt lên thuyền giặc. Người tướng già và hơn một chục chiến sĩ cũng nhảy lên theo. Quân giặc chạy tán loạn trước mũi giáo của Hoài Văn. Toa Đô đang mải đánh đằng mũi, bỗng nghe thấy đằng sau lưng tiếng quân mình kêu khóc. Toa Đô giật mình quay lại, chưa kịp kêu, thì Quốc Toản đã bay tới. Từ trên mui thuyền nhảy xuống, dùng hết sức bình sinh, Hoài Văn đá phốc vào cái bàn tay hộ pháp mang quả chuy đáng sợ. Ngọn chuỷ văng lên cao, rơi xuống sông, nước bắn lên tung toé. Quan quân ở các chiến thuyền xung quanh cất tiếng reo mừng. Nhưng mất thăng bằng, Hoài Văn đã ngã xuống. Toa Đô tiếc ngọn chuỳ, gầm lên như con thú dữ, tuốt gươm chém Hoài Văn đang lầm ngầm bò dậy. Lưỡi gươm loé chớp. Người tướng già hét lên một tiếng, lao tới ôm lấy Hoài Văn. Lưỡi gươm chém pháp xã vào vai người tướng già. Các chiến sĩ của Hoài Văn do ào ào nhảy tới...

3. Vừa lúc ấy, một tiếng pháo lệnh nổ vang. Từ một nhánh sông, một đoàn chiến thuyền lớn kéo ra cửa Hàm Tử, dàn thành một thế trận uy phong và tề chỉnh. Trên chiến thuyền đi đầu, phấp phới một lá cờ to đề ba chữ “Tống Triệu Trung”.

Tiếng loa vang lên, toàn là giọng nói bắc phương quen thuộc. Trông thấy bóng quân Tống, Toa Đô giật mình, hoang mang không hiểu tại sao. Bị các chiến sĩ của Hoài Văn đánh túi bụi, Toa Đô đành phải nhảy sang một thuyền khác. Tiếng loa dõng dạc từ thuyền quân Tống như rót vào tai quân giặc:

-Bớ Toa Đô, nay nhà Tống chúng đã lấy lại được nước. Thẳng Hốt Tất Liệt của chúng mày đã bị bêu đầu. Ta là đại tưởng Triệu Trung, vâng lệnh Hoàng đế nhà Tống, sang đây giúp nước Nam hỏi tội chúng mày. Quân của ta là quân nhân nghĩa, chỉ cốt bắt Thoát Hoan. Còn chúng mày sớm biết tội đầu hàng thì được toàn tính mạng. Nhược bằng chống cự thiên uy thì chúng mày sẽ thành lũ quỷ không đầu, khi ấy dùng trách ta không bảo trước.

Chân tay Toa Đô run rẫy, mồ hôi toát ra như tắm. Thế trận của quân nhà Tổng mở ra. Triệu Trung, oai phong lẫm liệt, phất lá cờ lệnh cho chiến thuyền xung trận. Giáp trụ của Triệu Trung sáng ngời, tướng sĩ đứng hộ vệ hai bên cũng giáp trụ sáng ngời. Đứng sau Triệu Trung là một lực sĩ mang một quả chuỷ lớn như quả chuỳ của Toa Đô. Theo sau chiến thuyền của Triệu Trung không biết cơ man nào là chiến thuyền mang hiệu nhà Tống. Từ tướng đến quân mặc gấm vóc, sang trọng như trong những ngày lễ lớn, đúng là cái khí thế của những người thắng trận.

Quân Nguyên kêu khóc như ri:

- Nhà Tống lấy lại được nước rồi!

- Chúng ta không còn đất để chôn thây nữa!

- Quân nhà Trần, ta còn chưa làm gì nổi, lại thêm quân Tống sang giúp, ta có đánh cũng chỉ mua lấy cái nhục mà thôi!

Quân Triệu Trung đã quen với lối đánh của quân Nguyên, tiến quân một cách thành thạo vững vàng. Vừa mới xung trận, họ đã cướp luôn được một chiến thuyền của Toa Đô. Quân giặc ở các đội chiến thuyền khác càng thêm hoang mang, nhớn nhác, kẻ chạy dạt về đằng sau, kẻ chui xuống khoang thuyền, kẻ quãng võ khí, kẻ lao xuống sông, kẻ nhảy sang thuyền khác.... Tiếng kêu rống như bò, như dê bị cắt tiết. Hàng ngũ quân Nguyên rối loạn. Toa Đô thét đã khăn cả tiếng. Nhưng lệnh của Toa Đô không có ai nghe.

Đại đội chiến thuyền của Chiêu Văn Vương ầm ầm đánh đuổi quân Toa Đô rút chạy. Tiếng trống, tiếng chiêng chấn động trời đất. Đứng trên mũi chiến thuyền của mình, Chiêu Văn Vương một tay phất cờ lệnh, một tay thúc trống điều khiển quan quân. Tiếng loa của Chiêu Văn Vương dõng dạc truyền đi

- Tướng sĩ hãy một lòng quyết chiến, để rửa mối thù mang nặng từ bấy lâu nay. Quan gia mong đợi, Quốc công trông ngóng. Các ngươi hãy cùng ta nỗ lực, diệt hết quân Toa Đô, ca khúc khải hoàn, để tiếng thơm ghi mãi trong sử sách. Quân Tống đã sang giúp ta, đó là cơ hội ngàn năm có một Quân Tống và giặc Thát ăn mặc giống nhau, các ngươi chớ lầm lẫn bạn thủ, cùng quân Tống xông vào giết kẻ thù chung…

Quan quân dạ ran, lăn xả vào các chiến thuyền giặc. Tiếng loa văn cất lên vang lừng:

– Bớ quân Thát! Chúng bay quay về thì không còn đất, ở đây thì cái thế bại của chúng bay đã rõ rành rành. Hãy nghe ta, bỏ giáo đầu hàng, ta sẽ thể theo đức hiểu sinh của Thượng đế mà tha cho làm phúc. Những là dân nhà Tống bị quân Thát bắt ép sang đây, hãy quay giáo lại, đánh kẻ quốc thù lập công chuộc tội, thì còn có ngày trở về quê hương sum họp gia đình..

Quân Toa Đô hỗn độn càng thêm hỗn độn. Triệu Trung đi đến đâu thì những người Tống theo quân Nguyên nhảy xổ ra hàng, reo hò như vừa thoát nạn. Nhiều chiến thuyền của quân Toa Đô không chạy được, vì không còn người chèo, người lái. Trong khoang các chiến thuyền của giặc, cảnh tượng thật là bị đát. Ở đây nóng như luộc, hơi người nồng nặc. [...]. Người nằm lạ liệt, chồng chất lên nhau, kẻ ốm lẫn với người hấp hối, người bị thương gục lên xác chết, bọn đang lên cơn sốt rét rên khi khử nằm bên những người thổ tả đang là đi sau một cơn nôn tháo. Trên mũi thuyền vọng xuống những tiếng kêu thê thảm. Lũ người ốm ngất đi trong hoảng sợ. [...] Quân giặc chạy cả xuống khoang thuyền ẩn nấp, mặt cắt không còn hột máu, lưỡi cúng lại không nói lên lời. Chúng ôm mặt khóc rưng rức.

Trên cửa Hàm Tử, vẫn nổi lên tiếng chiêng, trống, tiếng hò reo của quân nhà Trần và quân Tống ầm ầm như có muôn vạn con người. Nhiều chiến thuyền của Toa Đô đã cắm cờ hiệu nhà Trần. Nhiều đám cháy bốc lên trên chiến thuyền này, chiến thuyền khác của giặc. Mặt sông ngổn ngang những xác thuyền vỡ, những lá cờ, những cán giáo, những khiên, những mộc, những vành cung, những bao tên của quân Nguyên. Mặt nước Hàm Tử đỏ một cách khủng khiếp dưới ánh nắng hè loá mắt.

Toa Đô dẫn một đoàn chiến thuyền còn sót lại, quay mũi xuôi xuống hạ lưu ra biển…

4. Lại nói về Hoài Văn Hầu sau khi được người tướng giả cứu thoát. Trên chiến thuyền mà Toa Đô đã bỏ đẩy để chạy sang thuyền khác, quân Nguyên sụp xuống lạy Hoài Văn xin hàng. Những khi giới chúng nộp chất đống trước mặt Hoài Văn. Hoài Văn chẳng buồn nhìn bọn giặc. Hoài Văn ôm lấy người tưởng già, lòng Hoài Văn đau như cắt. Cánh tay phải của người tướng giả bị chém đã lìa khỏi vai, máu chảy lênh láng. Chòm râu bạc cũng nhuốm máu hồng loang lỗ. Máu thấm vào chiến bào của Hoài Văn Quốc Toản lấy gươm cắt vạt áo bảo buộc vết thương mà một người lính đã rịt bằng thuốc Mãn. Hoài Văn nhìn người tưởng già, mặt chàng buồn rượi. Nhưng người tướng già mim cười, khẽ nhấc cánh tay trái, chỉ đoàn thuyền của Toa Đô đang hết hoảng chạy xuôi. Đoàn chiến thuyền ấy va vào nhau, cái nghiêng, cái lật, cái đang chìm, cột buồm xiêu vẹo, cánh buồm rách tả tơi. Người tướng già nói:

– Vương tử đừng lẳng đẳng vì tôi nữa. Đi mà đuổi Toa Đô không nó chạy mất.

Hoài Văn nói:

– Ta nhờ ông dạy dỗ nên mới có ngày nay, lại chính nhờ có ông mà hôm nay ta thoát chết, ta bỏ ông đây sao được?

– Vương tử không nên theo thói thường tình. Đi đi, mặc tôi ở đây. Toa Đô nó chạy mất kia kìa. Vương tử mà cứ dùng dằng mãi thì con dao đây, tôi xin kết liễu đời tôi cho rảnh…

Hoài Văn giằng lấy con dao. Người tướng già nói:

- Để một anh em trông nom tôi. Còn vương tử phải đi mới được. Đi mà 1 lấy đầu Toa Đô!

Hoài Văn cử một số chiến sĩ đưa người tướng già lên một cái làng gần đây, rồi xuống thuyền của mình, kéo quân đi đuổi Tọa Độ. Đoàn chiến thuyền của Toa Đô đã chạy xa. Quốc Toản giục quân đuổi riết, khó nhọc lắm mới lách được qua những mảng thuyền giặc ngổn ngang, những đám cháy bừng bừng, những cột buồm, những ván thuyền nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Toa Đô đang chạy xuôi bỗng lại giật mình kêu khổ. Một tiếng pháo lệnh nổ vang. Một đoàn chiến thuyền hùng dũng đã chặn kín khúc sông, con chim sẽ không bay lọt được. Đoàn chiến thuyền này mang cờ hiệu của tướng quân Nguyễn Khoái. Đứng trên mũi chiến thuyền chỉ huy, Nguyễn Khoái chống một thanh đao lớn thét to:

– Lên Thăng Long không có lối, ra bể không còn đường. Bốn bề là thiên la địa võng. Toa Đô mày chạy đi đâu?

Toa Đô hộ đám tàn quân:

– Đằng sau chúng nó đuổi. Trước mặt chúng nó chặn đường. Liều chết mà phá vòng vây may ra còn sống.

Một tay mộc, một tay giáo, Toa Đô xông thẳng tới trước thuyền của Nguyễn Khoái, mặc cho tên bắn chung quanh. Nguyễn Khoái cũng thúc thuyền nghênh chiến, thanh đao lớn của tướng quân bổ xuống đầu Toa Đô như trời giáng. Kẻ giáo, người đao, hai người đánh nhau dữ dội, võ khí chạm vào nhau choang choang. Toa Đô vừa đánh vừa thở hồng hộc, ngọn giáo của Toa Đô mỗi lúc một vụng về. Toa Đô chỉ còn ra sức chống đỡ. Đại đội chiến thuyền của Chiêu Văn Vương lại vừa ập tới. Hoài Văn đi trước, lá cờ sáu chữ phấp phới đầu thuyền. Toa Đô hốt hoảng, nhảy sang một chiến thuyền khác chạy trốn. Trống chiêng chấn động, bốn mặt là quân sĩ nhà Trần. Quân Nguyên bạt vía kinh hồn, đứa quăng võ khí quý hàng, đứa nhảy xuống nước, liều chết bơi vào bờ. Toa Đô cũng nhào xuống nước. Hoài Văn đang đuổi Toa Đô, định nhảy theo để bắt tên tướng giặc. Nguyễn Khoái nói to:

– Khoan đã. Hãy xem Nguyễn Khoái bắn Toa Đô đây này.

Nguyễn Khoái giương cung. Toa Đô vừa ngoi lên bờ thì mũi tên của tưởng quân cũng vừa bắn tới. Mũi tên tài tình trúng giữa lưng Toa Đô. Viện hổ tương nhà Nguyên kêu rống, đeo tên cắm đầu cắm chạy. Toa Đô lảo đảo, nhóm lên rồi lại ngã, ngã xuống lại cố đứng lên.

Chiêu Văn Vương xuống lệnh cho Hoài Văn Hầu dẫn quân lên bộ đuổi Tại Đô.

5. Từ khắp các làng mạc xung quanh, trai tráng đã nhận được mật lệnh của Chiêu Văn Vương từ trước, vác gậy gộc ra giúp quan quân đánh giặc. Những ông già, bà lão thì dắt trâu, dắt bò, gánh lợn, gánh gạo ra sông mừng chiến thăng. Lẫn trong đám đông dân chúng, có cả mẹ già của Hoài Văn.

Phu nhân lánh nạn về đây, ngày đêm mong ngóng tin tức của đứa con đi xa dẹp giặc. Bà được nghe người ta đồn rằng ở cửa ải trên cõi biên thuỳ, có một người tưởng rất trẻ mang một lá cờ đỏ để sáu chữ vàng. Trông thấy là cờ là quân giặc khiếp vai. Phu nhân nửa tin nửa ngờ, không biết có thật đấy là con trai mình không. Hôm nay, phu nhân lại nghe thấy nói ở cửa Hàm Tử có đánh nhau to, và dưới trướng Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật có một thiếu niên anh hùng. Người tướng trẻ ấy cũng mang lá cờ sáu chữ, và xông vào giữa hàng trăm chiến thuyền của giặc như vào chỗ không người. Và lòng phu nhân rạo rực.

Người mẹ theo bà con ra tận cửa sông, trước để mừng quan quân, sau để xem người tướng trẻ. Chắc chắn đấy là con ta thôi. Lá cờ ấy chính ta đã may cho nó. Nhưng sao con ta lại chống giỏi giang đến thế. Nghĩ như vậy thì phụ nhân lại chẳng dám tin người có lá cờ sáu chữ kia là con mình.

Phu nhân chống gậy lò dò bước. Bỗng nghe thấy có những tiếng reo mừng của bà con. Người ta kháo nhau, người ta chỉ trỏ một lá cờ từ bờ sông bay tới. Có người kêu:

– Lá cờ đỏ có sáu chữ vàng.

Người mẹ nghẹn ngào, nhìn theo những ngón tay chỉ trỏ. Lá cờ lấp lánh trong ánh hoàng hôn. Phu nhân mở to mắt để nhìn. Phu nhân dụi mắt, rồi lại nhìn, rồi lại dụi. Bên tai bà, có tiếng ai đọc to:

– PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN…

– Đến gần lắm rồi! Chữ đẹp mà người thêu cũng khéo.

– Ông tướng ấy là ai?

– Nghe đâu là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

Người mẹ ứa nước mắt vì vui sướng. Nhưng lòng người mẹ thổn thức. Người mẹ không nói nên lời. Phu nhân chỉ thấy loa loá một lá cờ đó. Và phu nhân cố chạy theo bà con để đến gần lá cờ mà xem cho rõ. Nhưng lá cờ đã rẽ đi đường khác. Người mẹ chạy đến đứt hơi mà không sao đuổi kịp được lá cờ. Mệt quá, người mẹ ngồi bệt xuống bờ đê.

Hoài Văn Hầu dẫn sáu trăm gã hào kiệt ầm ầm đi duổi Toa Đô đang chạy tháo thân ra bể. Lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi. Dưới lá cờ bay cao, gươm giáo tua tủa như hàng rào, nghiêng nghiêng trong bụi mù, nhoà dần trong bóng chiều đổ xuống.

Qua rừng, qua núi, qua đèo, qua sông, lá cờ sáu chữ dẫn Hoài Văn và sáu trăm gã hao kiệt đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyễn.

(In trong Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, tập hai, NXB Văn học, 1985)

a. Tóm tắt chuỗi sự kiện được kể trong văn bản. Trận chiến đánh quân Nguyên trong chương này được kể theo mấy tuyển nhân vật? Đó là những tuyến nào?

b. Xác định chủ đề của văn bản và cho biết việc kể theo tuyển nhân vật như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

c. Nếu một số đặc điểm của nhân vật Hoài Văn Hầu được thể hiện trong văn bản.

d. Hoàn thành nội dung bảng sau (làm vào vở)

Lời văn

Ví dụ

Lời của người kể chuyện

Lời của nhân vật

Từ bảng trên, chỉ ra tác dụng của sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản.

đ. Nêu một số ví dụ về lời kể và lời miêu tả của người kể chuyện trong văn bản. Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp giữa lời kể và lời miêu tả trong văn bản.

e. Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể; cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử; cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật;…)

Trả lời:

a. Chuỗi sự kiện được kể trong văn bản có thể tóm tắt theo các sự kiện ứng với các đoạn được đánh số thứ tự:

- Đoàn chiến thuyền của quân Nguyên do Toa Đô cầm đầu ồ ạt tiến vào nước ta theo đường sông.

- Chiến thuyền của đoàn quân trai trẻ Trần Quốc Toản nghênh chiến.

- Sự tiếp ứng của tướng Trần Trung và thủy quân nhà Tống.

- Sự xuất hiện bất ngờ của quân chủ lực nhà Trần do Nguyễn Khoái chỉ huy.

- Cuộc truy đuổi Toa Đô của Trần Quốc Toản và niềm thương nhớ, tự hào của người mẹ.

→ Cuộc chiến đấu được kể theo bốn tuyến chính: Toa Đô, Quốc Toản, Trần Trung và các cánh quân khác, dân chúng kháng chiến và người mẹ.

b. - Chủ đề của văn bản là: chiến công của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản và các cánh quân của nhà Trần trong trận thủy chiến đánh đuổi quân Nguyên do Toa Đô cầm đầu trên cửa Hàm Tử.

- Cách kể theo tuyến nhân vật như vậy có tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của văn bản:

+ Tái hiện sự kiện lịch sử theo đúng diễn biến.

+ Tô đậm các tình huống, tình tiết cho thấy tính chất ác liệt, bất ngờ của trận chiến.

+ Làm nổi bật hào khí và nghệ thuật đánh giặc của quân – dân nhà Trần.

+ Làm nổi bật hào khí và chiến công của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

c. Đặc điểm của nhân vật Hoài Văn Hầu được thể hiện trong văn bản:

- Tuổi nhỏ chí lớn, dũng mãnh, tự tin,…

- Giàu lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược, khát khao lập chiến công “phá cường địch báo hoàng ân”.

d.

Lời văn

Ví dụ

Lời kể của người kể chuyện

Trong khoang các chiến thuyền của giặc, cảnh tượng thật là bị đát. Ở đây nóng như luộc, hơi người nồng nặc. [...]. Người nằm lạ liệt, chồng chất lên nhau, kẻ ốm lẫn với người hấp hối, người bị thương gục lên xác chết, bọn đang lên cơn sốt rét rên khi khử nằm bên những người thổ tả đang là đi sau một cơn nôn tháo. Trên mũi thuyền vọng xuống những tiếng kêu thê thảm. Lũ người ốm ngất đi trong hoảng sợ. [...] Quân giặc chạy cả xuống khoang thuyền ẩn nấp, mặt cắt không còn hột máu, lưỡi cúng lại không nói lên lời. Chúng ôm mặt khóc rưng rức.

=> Tác dụng: Giới thiệu nhân vật, miêu tả kể chuyện; dẫn dắt câu chuyện.

Lời kể của nhân vật

Toa Đô! Bây giờ thì tao hóa kiếp cho mày; Quân nhà Tràn, ta còn chưa làm gì nổi, lại thêm quân Tống sang giúp, ta có đánh cũng chỉ mua lấy cái nhục mà thôi!

=> Tác dụng: thể hiện hành động, tính cách, thái độ, tình cảm của nhân vật; bổ trợ cho lời của người kể chuyện.

=> Lời của người kể chuyện có tác dụng thuật lại diễn biến của hành động, miêu tả không khí, cảnh quan, còn lời của nhân vật trong văn bản thể hiện hành động, tâm lí, cảm xúc của nhân vật. Sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật giúp sự kiện, nhân vật được thể hiện một cách cụ thể, sinh động.

đ. - Câu văn là lời kể chuyện: Hoài Văn cử một số chiến sĩ đưa người tướng già lên một cái làng gần đấy, rồi xuống thuyền của mình, kéo quân đi đuổi Toa Đô. Đoàn chiến thuyền của Toa Đô đã chạy xa...

- Câu văn là lời miêu tả: Quốc Toản giục quân đuổi riết, khó nhọc lắm mới lách được qua những mảng thuyền giặc ngổn ngang, những đảm cháy bùng bùng, những cột buồm, những ván thuyền nổi lềnh bềnh trên mặt nước...

=> Lời kể có tác dụng thể hiện, trình bày diễn biến của hành động, sự kiện, lời miêu tả có tác dụng tái hiện “vẽ” lại cảnh vật, hình ảnh nhân vật, sự vật, làm nổi bật tính chất, trạng thái của hành động. Việc người kể chuyện kết hợp sử dụng lời kể và lời miêu tả giúp cho diễn biến, bối cảnh không khí của trận đánh hiện lên gợi tả, sinh động hơn.

e. Nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả:

- Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: ngôi thứ ba, điểm nhìn của nhân vật.

- Cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử: miêu tả nhân vật chủ yếu bằng hành động, lời nói; mô tả theo lối tương phản; dựa trên tình huống bối cảnh là sự kiện lịch sử, kết hợp sự thật và hư cấu tưởng tượng sáng tạo.

II. Tiếng Việt (trang 59, 60 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 59 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm các câu kế, câu hỏi, câu cảm, câu khiến được dùng trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích Chương XVIII); chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết các kiểu câu đó.

Trả lời:

- Câu kể: Người mẹ ứa nước mắt vì sung sướng.

­Dấu hiệu: kết thúc bằng dấu chấm, nội dung kể.

- Câu hỏi: Từ đây lên tới Thăng Long còn bao lâu nữa?

Dấu hiệu: từ ngữ thường dùng trong câu hỏi (bao lâu), kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung hỏi.

- Câu cảm: Đến gần lắm rồi! Chữ đẹp mà người thêu cũng khéo.

Dấu hiệu: từ ngữ thường dùng trong câu cảm (lắm), thường kết thúc bằng dấu chấm than, nội dung biểu cảm.

- Câu khiến: Khoan đã. Hãy xem Nguyễn Khoái bắn Toa Đô đây này.

Dấu hiệu: từ ngữ thường dùng trong câu khiến (hãy), nội dung cầu khiến.

Câu 2 trang 59 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.

Người tướng già nói:

- Vương tử đùng lắng đẳng vì tôi nữa. Đi mà đuổi Toa Đô không nó chạy mất.

Hoài Văn nói:

– Ta nhờ ông dạy dỗ nên mới có ngày nay, lại chính nhờ có ông mà hôm nay ta thoát chết, ta bỏ ông đây sao được?

– Vương tử không nên theo thói thường tình. Đi đi, mặc tôi ở đây. Toa Đô nó chạy mất kia kìa. Vương tử mà cứ dùng dằng mãi thì con dao đây, tôi xin kết liễu đời tôi cho rảnh…

Hoài Văn giằng lấy con đạo. Người tưởng già nói:

– Để một anh em trông nom tôi. Còn vương tử phải đi mới được. Đi mà lấy đầu Toa Đô!

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

a. Trong đoạn trích trên có cuộc thoại giữa ai với ai?

b. Nhận xét về tỉ lệ mỗi kiểu câu được sử dụng trong cuộc thoại và giải thích tác dụng của cách sử dụng lời thoại như vậy.

Trả lời:

a. Trong đoạn trích có cuộc thoại giữa “người tướng già” và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

b. Trong cuộc thoại, kiểu câu khiến chiếm tỉ lệ sử dụng nhiều hơn các kiểu câu khác.

Ví dụ:

(1) Vương tử đừng lắng đắng vì tôi nữa.

(2) Đi mà đuổi Toa Đô không nó chạy mất.

(3) Vương tử không nên theo thói thường tình.

(4) Đi đi, mặc tôi ở đây.

(5) Đi mà lấy đầu Toa Đô!

- Lí do: Tình huống chiến đấu cấp bách, cơ hội “phá cường địch báo hoàng ân” hiếm có đối với đội quân của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đòi hỏi người tướng già phải liên tục giục giã.

- Tác dụng: Các lượt thoại thể hiện lời cầu khẩn thiết tha, đồng thời cũng là mệnh lệnh chiến đấu khẩn cấp đối với Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản; làm nổi bật tình huống và tính cách của các nhân vật (tình nghĩa/ can đảm quên mình).

Câu 3 trang 60 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cho câu sau: Hoài đọc truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng".

Hãy thêm bớt từ ngữ cho câu trên để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

Trả lời:

- Câu hỏi: Hoài đọc truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” rồi phải không?

- Câu cảm: Hoài thích đọc truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” lắm!

- Câu khiến: Hoài hãy đọc truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” đi!

Câu 4 trang 60 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cho đoạn văn sau:

Người mẹ tra nước mắt vì vui sướng. Nhưng lòng người mẹ thổn thức. Người mẹ không nói nên lời. Phu nhân chỉ thấy loa loa một lá cờ đỏ. Và phụ nhân cổ chạy theo bà con để đến gần là cờ mà xem cho rõ. Nhưng là cờ đã rẽ đi đường khác. Người mẹ chạy đến đứt hơi mà không sao đuổi kịp được lá cờ. Mệt quá, người mẹ ngồi bệt xuống bờ đê.

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

a. Xác định câu khẳng định, câu phủ định được dùng trong đoạn văn trên.

b. Nêu tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên.

Trả lời:

a. - Câu khẳng định: Phu nhân chỉ thấy loa lóa một lá cờ đỏ.

Dấu hiệu nhận biết: Nội dung khẳng định; không có sự xuất hiện của các từ ngữ phủ định.

- Câu phủ định: Người mẹ không nói nên lời; Người mẹ chạy đến đứt hơi mà không sao đuổi kịp được lá cờ.

Dấu hiệu nhận biết: Nội dung phủ định; từ ngữ thường dùng trong câu phủ định (không, không sao).

b. Tác dụng: Câu khẳng định được sử dụng kết hợp với câu phủ định trong đoạn văn giúp thể hiện đúng trạng thái tinh thần choáng ngợp của phu nhân (mẹ của Hoài Văn Hầu) khi bất ngờ được trông thấy đoàn quân chiến thắng của con mình, nhưng chỉ trong chốc lát, họ đã đi xa, tiếp tục tìm giặc mà đánh.

Câu 5 trang 60 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Dùng danh từ “Hoài Văn Hầu” hoặc “Toa Đô” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.

Trả lời:

- Hoài Văn Hầu tin rằng chàng nhất định lập được những chiến công vang dội (câu khẳng định).

- Toa Đô đã không thể chạy thoát thân (câu phủ định).

III. Viết (trang 60 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 60 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập dàn ý cho đề bài sau:

Đề bài: Viết bài văn kể lại một chuyến đi bổ ích (ví dụ: chuyến tham quan thắng cảnh hay di tích lịch sử, chuyến đi tìm hiểu thực tế địa phương hay về thăm ông bà, người thân;... bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó)

Trả lời:

Dàn ý tham khảo

a. Mở bài

- Giới thiệu chuyến đi về quê thăm ông bà, người thân.

- Nêu ấn tượng/ cảm nhận ban đầu về chuyến đi

b. Thân bài

Thuật lại quá trình diễn ra chuyến đi (thời gian, địa điểm, diễn biến, cảm xúc,... ); kết hợp kể với miêu tả:

- Những việc diễn ra lúc khởi hành và trên đường đi.

- Những việc diễn ra tại điểm đến của chuyến đi (khung cảnh thiên nhiên, sinh hoạt; cảnh hội ngộ và những cảm xúc của bản thân, ông bà, người thân, nơi đến).

- Một vài sự việc diễn ra trên đường trở về.

c. Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm hay suy nghĩ sâu sắc của bản thân qua chuyến đi.

- Nêu cảm nhận chung hay bài học về chuyến đi.

Câu 2 trang 60 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Dựa vào dàn ý đã lập ở câu 1, viết ít nhất hai đoạn văn (hai đoạn cho phần thân bài hoặc một đoạn mở bài, một đoạn thân bài).

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân)

Quê hương là một phần quan trọng của mỗi người. Quê hương là kí ức êm ả, tươi đẹp, là chốn trở về của người đi xa, và cũng là nơi bồi đắp thêm tình yêu và chắp cánh cho những giấc mơ của những đứa trẻ. Dù có đi xa đến đâu, mỗi lần về thăm quê sẽ luôn để lại những kỉ niệm đẹp đẽ.

Mỗi năm, gia đình của em đều về quê vào dịp lễ. Vào nghỉ hè năm lớp một, em đã được về thăm quê ngoại. Buổi sáng hôm ấy, em dậy thật sớm. Sau đó, gia đình của em ra bến xe. Chuyến xe khởi hành lúc tám giờ sáng. Thời gian đi khoảng hơn hai tiếng là về đến nơi. Xe chỉ đỗ ở ngoài đường quốc lộ, nên mọi người phải đi bộ vào trong làng. Bố mẹ chỉ ở lại hôm chủ nhật, rồi sau đó phải về thành phố để đi làm. Còn em được ở lại cùng ông bà. Kết thúc kì nghỉ hè, em mới phải trở lại thành phố.

IV. Nói và nghe (trang 60 SBT Ngữ Văn 8)

Câu hỏi trang 60 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận dạy học đọc hiểu một số văn bản truyện lịch sử, cô giáo bộ môn dự kiến dành thời gian cho các nhóm tìm hiểu, thảo luận về sức hấp dẫn của thể loại văn học này. Trong tiết học đó, vì lí do chính đáng, một số bạn trong nhóm học tập của em sẽ không tham dự được. Em hãy nghe, nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó cho các bạn trong nhóm mình.

Trả lời:

Nội dung tham khảo

- Định nghĩa: Truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân, ... ) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua.

- Đặc điểm của truyện lịch sử: thể hiện qua các yếu tố bối cảnh (thời gian - không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, ...

+ Bối cảnh (thời gian - không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

+ Cốt truyện: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia, ... nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện.

Ví dụ:

trong Hoàng Lê nhất thống chí có các tuyến truyện: (1) Tuyến về Chúa Trịnh - Vua Lê gắn với quá trình suy tàn của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh dẫn đến cảnh triệt hạ, tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực; (2) Tuyến về Quang Trung Nguyễn Huệ với những chiến công oanh liệt từ những lần tiến quân ra Bắc dẹp loạn,

đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ bở cõi, ...

+ Nhân vật: Trong truyện lịch sử, nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia,... tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thường do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử.

- Sức hấp dẫn của truyện lịch sử:

Truyện lịch sử gắn liền với những giai thoại, biến cố có thực trong lịch sử, có sức sống lâu bền trong lòng độc giả qua nhiều thế hệ, nhiều thế kỉ. Đọc truyện, người đọc hiểu thêm về lịch sử đất nước, cốt cách con người Việt Nam.

- Một số tác phẩm truyện lịch sử: Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Búp sen xanh (Sơn Tùng),...

Xem thêm lời giải SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Những tình huống khôi hài

Bài 6: Tình yêu Tổ Quốc

Bài 7: Yêu thương và hi vọng

Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới

Bài 10: Cười mình, cười người

1 683 30/11/2023