So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn

Trả lời Câu 2 trang 48 SBT Ngữ văn 8 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 8.

1 255 30/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 8 Bài 9: Âm vang của lịch sử

Câu 2 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đảm kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai). Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Trả lời:

Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh: thái độ phê phán thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghĩ lễ đăng quang hoàng đế,…

Với vua tôi Lê Chiếu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh: thái độ phê phán, chế giễu thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả các cảnh thua trận, đặc biệt là cảnh trốn chạy nhục nhã của chúng.

Với Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn: thái độ nể trọng, ngợi ca thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả tính kỉ luật, dũng mãnh, cách thể hiện chân dung Hoàng đế Quang Trung như một anh hùng chiến trận, một vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng,….

=> Truyện lịch sử tuy rất coi trọng tính xác thực của các thông tin khách quan liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, nhưng cũng chấp nhận cái nhìn/ cách nhìn lịch sử theo quan điểm, thái độ của tác giả. Theo đó, cũng chấp nhận việc tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc theo cách riêng. Thái độ phê phán, tố cáo của tác giả với đội quân xâm lược nhà Thanh thể hiện chủ nghĩa yêu nước, lập trường dân tộc và rất rạch ròi. Tuy nhiên, Ngô gia văn phái dù có tư tưởng phò Lê, nhưng không vì thế mà không phô bày tội trạng của vua tôi Lê Chiêu Thống hay không thừa nhận, khẳng định công trạng lịch sử của Vua Quang Trung.

1 255 30/11/2023