Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 1. Tọa độ của vectơ (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 1. Tọa độ của vectơ (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 1. Tọa độ của vectơ (Phần 2) có đáp án (Nhận biết)

  • 451 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

12/07/2024

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\overrightarrow {OA} = \left( {{a_1};{a_2}} \right)\). Khi đó hoành độ và tung độ của \(\overrightarrow {OA} \) lần lượt là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Nếu \(\overrightarrow {OA} = \left( {{a_1};{a_2}} \right)\) thì ta gọi:

a1 là hoành độ của \(\overrightarrow {OA} \);

a2 là tung độ của \(\overrightarrow {OA} \).

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 2:

12/07/2024

Để xác định hoành độ của điểm K tùy ý trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta thực hiện như sau:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Để xác định tọa độ của điểm K tùy ý trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta thực hiện như sau:

Từ K kẻ đường thẳng vuông góc với trục hoành và cắt trục hoành tại điểm K’ ứng với số k1. Số k1 là hoành độ của điểm K;

Từ K kẻ đường thẳng vuông góc với trục tung và cắt trục tung tại điểm K’’ ứng với số k2. Số k2 là tung độ của điểm K.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 3:

20/07/2024

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec u = \left( {2;7} \right)\). Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta có \(\vec u = \left( {2;7} \right)\).

Khi đó ta có \(\vec u = 2\vec i + 7\vec j\).

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 4:

12/07/2024

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho G(3; 5). Tọa độ của \(\overrightarrow {OG} \) là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có G(3; 5).

Suy ra tọa độ của \(\overrightarrow {OG} = \left( {3;5} \right)\).

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 5:

21/07/2024

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec u = \left( {{u_1};{u_2}} \right)\) và \(\vec v = \left( {{v_1};{v_2}} \right)\). Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec u = \left( {{u_1};{u_2}} \right)\) và \(\vec v = \left( {{v_1};{v_2}} \right)\). Ta có:

\(\vec u = \vec v \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_1} = {v_1}\\{u_2} = {v_2}\end{array} \right.\)

Do đó ta chọn phương án A.


Câu 6:

15/07/2024

Vectơ đơn vị của trục Ox và trục Oy lần lượt là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

\(\vec i\) có điểm gốc là O và có tọa độ (1; 0) được gọi là vectơ đơn vị trên trục Ox;

\(\vec j\) có điểm gốc là O và có tọa độ (0; 1) được gọi là vectơ đơn vị trên trục Oy.

Do đó ta chọn phương án B.


Câu 7:

12/07/2024

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm \(M\left( {{x_M};{y_M}} \right)\) và \(N\left( {{x_N};{y_N}} \right)\). Khi đó ta có tọa độ \(\overrightarrow {MN} \) là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm \(M\left( {{x_M};{y_M}} \right)\) và \(N\left( {{x_N};{y_N}} \right)\).

Ta có \(\overrightarrow {MN} = \left( {{x_N} - {x_M};{y_N} - {y_M}} \right)\).

Vậy ta chọn phương án D.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương