Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án (Nhận biết)

Trắc nghiệm Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án (Nhận biết)

Trắc nghiệm Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án (Nhận biết)

  • 179 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học của môi trường xung quanh


Câu 2:

19/07/2024

Trong ăn mòn điện hóa, cực âm xảy ra

Xem đáp án

Đáp án A

Quá trình ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương → sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

=> Kim loại ở cực âm bị tan ra


Câu 3:

18/07/2024

Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ?

Xem đáp án

Đáp án C

Lá Zn và Cu tiếp xúc gián tiếp với nhau qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với dung dịch H2SO4

→ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa

Quá trình xảy ra tại các điện cực :

Lá Cu  cực (+)

2H++2eH2

Lá Zn cực (-)

ZnZn2++2e

=> H2 thoát ra ở lá Cu


Câu 4:

22/07/2024

Cho thanh Kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch FeSO4. Hiện tượng quan sát được là

Xem đáp án

Đáp án A

Các quá trình xảy ra như sau :

Zn + H2SO4  →  ZnSO4  +  H2

Zn + FeSO4  →  ZnSO4  +  Fe

→ Fe sinh ra bám vào thanh kẽm và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa → tốc độ thoát khí tăng


Câu 5:

18/07/2024

Ngâm một kim loại X vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch FeSO4 thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Kim loại X là

Xem đáp án

Đáp án C

X + HCl → H2

X+ FeSO4 → Fe (1) 

Để bọt khí thoát ra nhiều và nhanh thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa

→ X là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe

→ X là Zn


Câu 6:

17/07/2024

Cho một thanh Al vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khoảng 1 phút lại cho tiếp vào hỗn hợp phản ứng vài giọt dung dịch FeSO4 thì thấy tốc độ khí thoát ra thay đổi so với ban đầu. Thanh Al bị ăn mòn theo kiểu nào ?

Xem đáp án

Đáp án D

Các quá trình xảy ra như sau :

2Al + 3H2SO4→Al2(SO4)3 + 3H2 là quá trình ăn mòn hóa học

2Al + 3FeSO4→ Al2(SO4)3 + 3Fe

Fe tạo ra bám trên Al → hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa


Câu 7:

21/07/2024

Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

Xem đáp án

Đáp án B

B thỏa mãn 3 điều kiện

+ xuất hiện 2 cặp kim loại khác nhau là Al3+/Al và Zn2+/Zn

+ 2 chất tiếp xúc trực tiếp với nhau

+ cùng nhúng trong dung dịch chất điện li là ZnSO4


Câu 8:

22/07/2024

Cơ sở hóa học của các phương pháp chống ăn mòn kim loại là

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ sở hóa học của các phương pháp chống ăn mòn kim loại :

- Phương pháp bảo vệ bề mặt là phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác. Nếu lớp bảo vệ bị hư, kim loại sẽ bị ăn mòn.

- Phương pháp bảo vệ điện hóa là dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn làm vật hi sinh để bảo vệ vật liệu kim loại. Vật hi sinh và kim loại cần bảo vệ hình thành một pin điện, trong đó vật hi sinh đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn.

→ Ngăn cản hạn chế quá trình oxi hóa kim loại.


Câu 9:

20/07/2024

Vỏ ngoài của tàu thuỷ ở phần chìm trong nước biển để chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa người ta đã

Xem đáp án

Đáp án C

Để chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá người ta gắn thêm trên thanh Fe một miếng Zn


Câu 10:

17/07/2024

Vật làm bằng hợp kim Zn-Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan O2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại anot xảy ra quá trình

Xem đáp án

Đáp án C

Pin điện Zn-Cu đặt trong không khí ẩm:

Anot (-): Zn → Zn2+ + 2e => xảy ra quá trình oxi hóa Zn

Catot (+): O2 + H2O + 4e → 4OH=> xảy ra quá trình khử O2


Câu 11:

17/07/2024

Khẳng định nào sau đây là đúng về:

Xem đáp án

Đáp án A

Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.


Câu 12:

17/07/2024

kim loại nào sau đây không thể điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện là

Xem đáp án

Đáp án B

Kim loại không điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là Mg


Câu 13:

22/07/2024

Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?

Xem đáp án

Đáp án C

Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử là những kim loại đứng sau Zn : Sn2+, Pb2+, Cu2+


Câu 14:

21/07/2024

Ion kim loại nào sau đây không bị Zn khử thành kim loại ?

Xem đáp án

Đáp án D

Các ion kim loại nào sau đây không bị Zn khử là những kim loại đứng trước Zn: Al3+


Câu 15:

18/07/2024

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm

Xem đáp án

Đáp án D

Kim loại có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm là những kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa

→ Kim loại thỏa mãn là Cr :

Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương