Trang chủ Lớp 11 Giáo dục quốc phòng - an ninh Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 4. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 4. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 4. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

  • 406 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Thuật ngữ nào được đề cập đến trong đoạn trích sau đây: “……….. bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” (Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.


Câu 2:

08/07/2024

Yếu tố vật chất nào dưới đây không phải là thành phần của môi trường tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm: đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.


Câu 3:

19/07/2024

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của môi trường đối với con người và các loài sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Vai trò của môi trường:

+ Là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

+ Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.

+ Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sản xuất và cuộc sống, giảm tác động tiêu cực của thiên nhiên đối với con người và các loài sinh vật.

+ Là nơi lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người, các loài sinh vật và Trái Đất.


Câu 4:

10/07/2024

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.


Câu 5:

23/07/2024

“Sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật tự nhiên” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Suy thoái môi trường là sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật tự nhiên. Các vấn đề suy thoái môi trường hiện nay như: suy thoái rừng, suy thoái đất, suy giảm đa dạng sinh học,…


Câu 6:

03/11/2024

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do các nguyên nhân từ tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào,...) nhưng chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ra có tác động tiêu cực đến môi trường từ quá trình sinh hoạt; sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hoá; khai thác tài nguyên, môi trường quá mức;...

→ D đúng 

- A sai vì chúng thường chỉ là hiện tượng tự nhiên tạm thời, trong khi ô nhiễm và suy thoái môi trường chủ yếu do các hoạt động con người như công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên và quản lý chất thải kém. Các hoạt động này tạo ra áp lực lâu dài lên môi trường, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.

- B sai vì các sự kiện này diễn ra không thường xuyên và thường có tính chất tạm thời, trong khi ô nhiễm môi trường chủ yếu do các hoạt động con người liên tục, như công nghiệp hóa và đô thị hóa, gây ra những tác động lâu dài và nghiêm trọng hơn.

- C sai vì chúng thường xảy ra không thường xuyên và mang tính tạm thời, trong khi ô nhiễm và suy thoái môi trường chủ yếu do các hoạt động con người, như sản xuất công nghiệp và tiêu thụ tài nguyên, gây ra tác động lâu dài và nghiêm trọng hơn.

*) Môi trường và các trạng thái môi trường

- Môi trường:

+ Bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

+ Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác…

Lý thuyết GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường | Giáo dục quốc phòng 11

+ Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người, sinh vật sống trên Trái Đất như: cung cấp không gian sống; cung cấp nguồn tài nguyên để con người lao động, sản xuất; là nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, đồng thời lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người và sinh vật,...

- Các trạng thái môi trường:

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Các loại ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí,...

Lý thuyết GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường | Giáo dục quốc phòng 11

Suy thoái môi trường là sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Các vấn đề suy thoái môi trường hiện nay như suy thoái rừng, suy thoái đất, suy giảm đa dạng sinh học,...

Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do các nguyên nhân từ tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào,...) nhưng chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ra có tác động tiêu cực đến môi trường từ quá trình sinh hoạt; sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hoá; khai thác tài nguyên, môi trường quá mức;...

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường


Câu 7:

26/12/2024

“……… Hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó” – đó là nội dung của khái niêm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

- Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ.

→A sai

- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

→ B sai

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

→ D sai.

* Mở rộng:

1. Môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu

a) Môi trường và các trạng thái môi trường

- Môi trường:

+ Bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

+ Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác…

+ Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người, sinh vật sống trên Trái Đất như: cung cấp không gian sống; cung cấp nguồn tài nguyên để con người lao động, sản xuất; là nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, đồng thời lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người và sinh vật,...

- Các trạng thái môi trường:

+ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Các loại ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí,...

+ Suy thoái môi trường là sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Các vấn đề suy thoái môi trường hiện nay như suy thoái rừng, suy thoái đất, suy giảm đa dạng sinh học,...

+ Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do các nguyên nhân từ tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào,...) nhưng chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ra có tác động tiêu cực đến môi trường từ quá trình sinh hoạt; sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hoá; khai thác tài nguyên, môi trường quá mức;...

b) An ninh môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu

♦ An ninh môi trường:

- Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên, nhân tạo cấu thành nên môi trường được cân bằng để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

- Các vấn đề an ninh môi trường hiện nay đang được quan tâm là: đảm bảo an ninh nguồn nước, chất lượng không khí, sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học,...

♦ Các vấn đề môi trường toàn cầu:

- Biến đổi khí hậu:

+ Là sự thay đổi các thành phần của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển,...) so với trung bình hoặc dao động của khí hậu được duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn.

+ Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là: nhiệt độ trung bình trên Trái Đất tăng, hiện tượng băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt, hạn hán, suy giảm đa dạng sinh học,...

+ Các tác động của biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng; gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, thiệt hại về kinh tế, xã hội. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề khác như gây mất an ninh lương thực, thiên tai (cháy rừng, lũ lụt, hạn hán,...), dịch bệnh, vấn đề di cư tự do, xung đột vũ trang,...

- An ninh lương thực:

+ Là việc con người có quyền tiếp cận thực phẩm một cách an toàn, đầy đủ ở mọi nơi để duy trì cuộc sống.

+ Các vấn đề môi trường như suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, gia tăng dân số,... đang tác động tiêu cực đến an ninh lương thực ở mỗi quốc gia. Do đó, việc đảm bảo an ninh lương thực đang là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà mọi quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm.

- Thiên tai:

+ Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

+ Các thiệt hại do thiên tai gây ra như làm ô nhiễm, suy thoái môi trường; phá huỷ các công trình xây dựng như nhà ở, hệ thống cầu đường, thuỷ lợi,... và ảnh hưởng đến an ninh môi trường.

- Dịch bệnh:

+ Là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cộng đồng, một khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường từ hai tuần trở lên.

+ Hiện nay có nhiều loại dịch bệnh (bệnh truyền nhiễm) đã được công bố rộng rãi trên thế giới cũng như ở các quốc gia, khu vực khác nhau như cúm mùa, đậu mùa, dịch tả, dịch hạch,...

+ Các loại dịch bệnh được công bố đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Giải SBT GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

 

Câu 8:

02/10/2024

Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là: nhiệt độ trung bình trên Trái Đất tăng, hiện tượng băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt, hạn hán, suy giảm đa dạng sinh học,...

C đúng 

- A sai vì sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu làm thay đổi các mẫu thời tiết, dẫn đến sự gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng này.

- B sai vì sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dẫn đến tan chảy các khối băng ở cực và làm nước biển nóng lên, từ đó làm tăng mực nước biển và gây ra xâm nhập mặn vào các vùng ven biển.

- D sai vì sự thay đổi nhiệt độ và điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài, khiến chúng khó thích nghi và có nguy cơ tuyệt chủng.

Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất giảm không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu, mà thực tế, nó có thể là một biểu hiện của sự biến động tạm thời trong hệ thống khí hậu tự nhiên. Biến đổi khí hậu thường được hiểu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ và thời tiết do các yếu tố nhân tạo, như sự gia tăng khí nhà kính trong khí quyển. Trong khi đó, sự giảm nhiệt độ có thể xảy ra do hiện tượng tự nhiên như sự gia tăng hoạt động của các núi lửa, sự thay đổi dòng chảy của đại dương, hoặc hiện tượng La Niña. Những biến đổi tạm thời này không phản ánh xu hướng dài hạn của biến đổi khí hậu. Để hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu, cần phân tích các dữ liệu trong một khoảng thời gian dài và xem xét các yếu tố khác ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu.

Các hiện tượng như tăng cường hiện tượng El Niño, tăng lượng khí CO2 trong khí quyển và sự tan băng ở hai cực đều dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên khoảng 1,2 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, và điều này ảnh hưởng đến các hệ sinh thái, thời tiết cực đoan và mực nước biển. Sự giảm nhiệt độ có thể xảy ra trong những khoảng thời gian ngắn hạn do các yếu tố tự nhiên như hoạt động núi lửa hoặc chu kỳ thời tiết, nhưng không phản ánh xu hướng dài hạn của biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, sự giảm nhiệt độ không phải là một biểu hiện của biến đổi khí hậu mà là một sự sai lệch so với xu hướng chính.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường


Câu 9:

25/09/2024

Vấn đề nào dưới đây không liên quan đến an ninh môi trường?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- An ninh thông tin,không liên quan đến an ninh môi trường

- Những vấn đề liên quan đến an ninh môi trường, gồm: biến đổi khí hậu; thiên tai; dịch bệnh; di cư tự do và an ninh lương thực.

→ D đúng. A, B, C sai.

* Môi trường và an ninh môi trường

1. Môi trường

a) Một số khái niệm

- Môi trường: bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

- Thành phần môi trường: là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

b) Ý nghĩa của môi trường

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.

- Môi trường chứa đựng các chất phếthải do con người tạo ra trong sản xuất và cuộc sống, giảm tác động tiêu cực của thiên nhiên đối với con người và các loài sinh vật.

- Môi trường là nơi lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người, các loài sinh vật và Trái Đất

2. An ninh môi trường và một số vấn đề liên quan

a) An ninh môi trường

- An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

b) Một số vấn đề liên quan đến an ninh môi trường

- Biếnđổi khí hậu

+ Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu chủ yếu do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này làm tăng khả năng biến động tự nhiên của khí hậu.

+ Những tác động, rủi ro và thiệt hại do biến đổi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, lượng mưa thay đổi, băng tan, nước biển dâng, ngập lụt,.. ảnh hưởng đến an ninh môi trường.

+ Có thể dựa vào cộng đồng và hệ sinh thái để xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu

- Thiên tai: phá huỷ các công trình bảo vệ môi trường, gây ra các sự cố, thảm hoạ về môi trường, làm suy thoái, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh môi trường.

- Dịch bệnh:

+ Dịch bệnh ở người và động vật, thực vật xuất hiện và lan truyền do nguyên nhân cơ bản từ môi trường sống.

+ Nếu dịch bệnh không được kiểm soát sẽ gây ô nhiễm, suy thoái và mất an ninh môi trường.

- Di cư tự do:

+ Di cư tự do là hiện tượng người dân rời bỏ nơi cư trú truyền thống của mình đến nơi khác do môi trường bị huỷ hoại, điều kiện sống không bảo đảm và gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.

+ Đất canh tác bị ô nhiễm, suy thoái; hệ sinh thái bị phá huỷ; tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt, khí hậu khắc nghiệt,... là các tác nhân tiêu cực dẫn đến di cư tự do.

- An ninh lương thực:

+ An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận lương thực một cách an toàn, đầy đủ ở mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

+ Sự biến đổi theo chiều hướng xấu của đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, hệ sinh thái, khí hậu,... là những tác nhân tiêu cực đối với an ninh lương thực.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

 

Câu 10:

21/07/2024

Thuật ngữ nào được đề cập đến trong đoạn trích sau đây: “……. là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu(Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

“ Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu(Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)


Câu 11:

20/07/2024

Để bảo vệ môi trường đất, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Một số biện pháp bảo vệ môi trường đất là:

+ Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động khác có sử dụng đất phải xem xét sự tác động và có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.

+ Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra.

+ Nhà nước xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở các khu vực ô nhiễm còn lại.


Câu 12:

24/11/2024

Để bảo vệ môi trường nước, chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Hành vi xả nước thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra sông, biển là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

- Một số biện pháp bảo vệ môi trường nước là:

+ Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước; Xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước, nhất là nước mặt và nước ngầm,...

+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước thuộc về cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân.

→ B đúng 

- A sai vì để ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nước và sinh thái thủy sinh. Việc thực hiện hành động này giúp duy trì sự bền vững của hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

- C sai vì giúp mọi người nhận thức được tác động của hành vi đối với môi trường nước. Điều này khuyến khích sự tham gia tích cực trong bảo vệ và duy trì chất lượng nước sạch cho cộng đồng.

- D sai vì giúp khôi phục hệ sinh thái và chất lượng nước sau khi bị ô nhiễm. Điều này đảm bảo sự sống và phát triển bền vững của các loài thủy sinh cũng như sức khỏe con người.

*) Các hoạt động bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường đất:

+ Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động khác có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất.

+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất thuộc về các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân sử dụng đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.

- Bảo vệ môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước biển):

+ Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước; Xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước, nhất là nước mặt và nước ngầm,...

+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước thuộc về cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân.

Lý thuyết GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường | Giáo dục quốc phòng 11

- Bảo vệ môi trường không khí:

+ Tiến hành quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật; tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.

+ Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lí theo quy định của pháp luật.

- Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên:

+ Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thuộc về các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường


Câu 13:

06/11/2024

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp bảo vệ môi trường không khí?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Xả khí thải,chất độc hại chưa qua xử lí kỹ thuật ra môi trường,không phản ánh đúng giải pháp bảo vệ môi trường không khí.

- Một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí là:

+ Thực hiện việc quan trắc, giám sát, công bố chất lượng môi trường không khí.

+ Cảnh báo kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của dân cư.

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lí theo quy định của pháp luật.

- Các đáp án còn lại là giải pháp bảo vệ môi trường không khí.

→ C đúng.A,B,D sai.

* Môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu

a) Môi trường và các trạng thái môi trường

- Môi trường:

+ Bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

+ Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác…

+ Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người, sinh vật sống trên Trái Đất như: cung cấp không gian sống; cung cấp nguồn tài nguyên để con người lao động, sản xuất; là nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, đồng thời lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người và sinh vật,...

- Các trạng thái môi trường:

+ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Các loại ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí,...

+ Suy thoái môi trường là sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Các vấn đề suy thoái môi trường hiện nay như suy thoái rừng, suy thoái đất, suy giảm đa dạng sinh học,...

+ Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do các nguyên nhân từ tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào,...) nhưng chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ra có tác động tiêu cực đến môi trường từ quá trình sinh hoạt; sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hoá; khai thác tài nguyên, môi trường quá mức;...

b) An ninh môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu

♦ An ninh môi trường:

- Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên, nhân tạo cấu thành nên môi trường được cân bằng để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

- Các vấn đề an ninh môi trường hiện nay đang được quan tâm là: đảm bảo an ninh nguồn nước, chất lượng không khí, sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học,...

♦ Các vấn đề môi trường toàn cầu:

- Biến đổi khí hậu:

+ Là sự thay đổi các thành phần của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển,...) so với trung bình hoặc dao động của khí hậu được duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn.

+ Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là: nhiệt độ trung bình trên Trái Đất tăng, hiện tượng băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt, hạn hán, suy giảm đa dạng sinh học,...

+ Các tác động của biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng; gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, thiệt hại về kinh tế, xã hội. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề khác như gây mất an ninh lương thực, thiên tai (cháy rừng, lũ lụt, hạn hán,...), dịch bệnh, vấn đề di cư tự do, xung đột vũ trang,...

- An ninh lương thực:

+ Là việc con người có quyền tiếp cận thực phẩm một cách an toàn, đầy đủ ở mọi nơi để duy trì cuộc sống.

+ Các vấn đề môi trường như suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, gia tăng dân số,... đang tác động tiêu cực đến an ninh lương thực ở mỗi quốc gia. Do đó, việc đảm bảo an ninh lương thực đang là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà mọi quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm.

- Thiên tai:

+ Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

+ Các thiệt hại do thiên tai gây ra như làm ô nhiễm, suy thoái môi trường; phá huỷ các công trình xây dựng như nhà ở, hệ thống cầu đường, thuỷ lợi,... và ảnh hưởng đến an ninh môi trường.

- Dịch bệnh:

+ Là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cộng đồng, một khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường từ hai tuần trở lên.

+ Hiện nay có nhiều loại dịch bệnh (bệnh truyền nhiễm) đã được công bố rộng rãi trên thế giới cũng như ở các quốc gia, khu vực khác nhau như cúm mùa, đậu mùa, dịch tả, dịch hạch,...

+ Các loại dịch bệnh được công bố đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường,...

- Di cư tự do:

+ Là hiện tượng con người rời bỏ nơi cư trú của mình đến một khu vực, địa điểm khác để sinh sống.

+ Việc di cư tự do có thể xuất phát từ các yếu tố về tập quán du canh du cư, chiến tranh xung đột, đói nghèo,...

+ Hiện nay, vấn đề di cư tự do còn có nguyên nhân từ những biến đổi về môi trường như các vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng, các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng,... làm cho điều kiện sống của con người ở khu vực đó không đảm bảo và phải di chuyển đến khu vực, địa điểm khác để sinh sống.

2. Bảo vệ môi trường

a) Khái niệm

- Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu

b) Các hoạt động bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường đất:

+ Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động khác có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất.

+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất thuộc về các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân sử dụng đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.

- Bảo vệ môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước biển):

+ Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước; Xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước, nhất là nước mặt và nước ngầm,...

+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước thuộc về cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường không khí:

+ Tiến hành quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật; tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.

+ Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lí theo quy định của pháp luật.

- Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên:

+ Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thuộc về các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Giải SBT GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

 

Câu 14:

15/11/2024

Trong bảo vệ môi trường, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Trong bảo vệ môi trường, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi Chôn, lấp, đổ chất thải rắn, chất thải nguy hại đúng quy định.

- Những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường:

+ Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy định.

+ Xả nước thải, khí thải chưa qua xử lí ra môi trường.

+ Phát tán, thải chất độc hại, vi rút độc hại chưa kiểm định; xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác.

+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép.

→ B đúng.A,C,D sai.

 * Môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu

a) Môi trường và các trạng thái môi trường

- Môi trường:

+ Bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

+ Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác…

+ Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người, sinh vật sống trên Trái Đất như: cung cấp không gian sống; cung cấp nguồn tài nguyên để con người lao động, sản xuất; là nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, đồng thời lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người và sinh vật,...

- Các trạng thái môi trường:

+ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Các loại ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí,...

+ Suy thoái môi trường là sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Các vấn đề suy thoái môi trường hiện nay như suy thoái rừng, suy thoái đất, suy giảm đa dạng sinh học,...

+ Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do các nguyên nhân từ tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào,...) nhưng chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ra có tác động tiêu cực đến môi trường từ quá trình sinh hoạt; sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hoá; khai thác tài nguyên, môi trường quá mức;...

b) An ninh môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu

♦ An ninh môi trường:

- Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên, nhân tạo cấu thành nên môi trường được cân bằng để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

- Các vấn đề an ninh môi trường hiện nay đang được quan tâm là: đảm bảo an ninh nguồn nước, chất lượng không khí, sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học,...

♦ Các vấn đề môi trường toàn cầu:

- Biến đổi khí hậu:

+ Là sự thay đổi các thành phần của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển,...) so với trung bình hoặc dao động của khí hậu được duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn.

+ Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là: nhiệt độ trung bình trên Trái Đất tăng, hiện tượng băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt, hạn hán, suy giảm đa dạng sinh học,...

+ Các tác động của biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng; gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, thiệt hại về kinh tế, xã hội. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề khác như gây mất an ninh lương thực, thiên tai (cháy rừng, lũ lụt, hạn hán,...), dịch bệnh, vấn đề di cư tự do, xung đột vũ trang,...

- An ninh lương thực:

+ Là việc con người có quyền tiếp cận thực phẩm một cách an toàn, đầy đủ ở mọi nơi để duy trì cuộc sống.

+ Các vấn đề môi trường như suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, gia tăng dân số,... đang tác động tiêu cực đến an ninh lương thực ở mỗi quốc gia. Do đó, việc đảm bảo an ninh lương thực đang là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà mọi quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm.

- Thiên tai:

+ Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

+ Các thiệt hại do thiên tai gây ra như làm ô nhiễm, suy thoái môi trường; phá huỷ các công trình xây dựng như nhà ở, hệ thống cầu đường, thuỷ lợi,... và ảnh hưởng đến an ninh môi trường.

- Dịch bệnh:

+ Là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cộng đồng, một khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường từ hai tuần trở lên.

+ Hiện nay có nhiều loại dịch bệnh (bệnh truyền nhiễm) đã được công bố rộng rãi trên thế giới cũng như ở các quốc gia, khu vực khác nhau như cúm mùa, đậu mùa, dịch tả, dịch hạch,...

+ Các loại dịch bệnh được công bố đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường,...

- Di cư tự do:

+ Là hiện tượng con người rời bỏ nơi cư trú của mình đến một khu vực, địa điểm khác để sinh sống.

+ Việc di cư tự do có thể xuất phát từ các yếu tố về tập quán du canh du cư, chiến tranh xung đột, đói nghèo,...

+ Hiện nay, vấn đề di cư tự do còn có nguyên nhân từ những biến đổi về môi trường như các vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng, các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng,... làm cho điều kiện sống của con người ở khu vực đó không đảm bảo và phải di chuyển đến khu vực, địa điểm khác để sinh sống.

2. Bảo vệ môi trường

a) Khái niệm

- Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu

b) Các hoạt động bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường đất:

+ Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động khác có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất.

+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất thuộc về các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân sử dụng đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.

- Bảo vệ môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước biển):

+ Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước; Xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước, nhất là nước mặt và nước ngầm,...

+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước thuộc về cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

 
 

 

 

 


Câu 15:

18/11/2024

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường:

+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.

+ Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, nơi cư trú (khu dân cư, tổ dân phố,...) hoặc các tổ chức đoàn thể khác phát động.

+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, tích cực tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

+ Phản ánh, thông tin với thầy, cô giáo, nhà trường và cơ quan chức năng biết các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường để có biện pháp phòng, chống phù hợp.

D đúng 

- A sai vì điều này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường mà còn khuyến khích hành động cụ thể để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Qua đó, học sinh có thể góp phần xây dựng một cộng đồng bền vững và tạo ra thói quen sống có trách nhiệm với môi trường trong tương lai.

- B sai vì điều này giúp lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong gia đình và cộng đồng. Học sinh có thể đóng vai trò là những người truyền cảm hứng, góp phần tạo ra thói quen tích cực và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người xung quanh.

- C sai vì điều này giúp giảm thiểu lãng phí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai. Học sinh cần nhận thức được vai trò của mình trong việc duy trì và cải thiện chất lượng môi trường, từ đó hình thành thói quen tiêu dùng bền vững.

*) Tìm hiểu thêm về " Trách nhiệm bảo vệ môi trường"

a) Trách nhiệm của công dân

- Bảo vệ môi trường Trái Đất là trách nhiệm của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức và mọi công dân sống trên Trái Đất mà không phân biệt chế độ chính trị, tôn giáo, dân tộc hay vị trí địa lí (Hình 4.4). Theo đó, công dân có trách nhiệm:

+ Thực hiện đúng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường; chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiên tai, dịch bệnh; tham gia các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

+ Chủ động phát hiện, tố giác các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phối hợp cung cấp các thông tin cho cơ quan chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn điều tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường | Giáo dục quốc phòng 11

b) Trách nhiệm của học sinh

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, nơi cư trú (khu dân cư, tổ dân phố,...) hoặc các tổ chức đoàn thể khác phát động.

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, tích cực tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Phản ánh, thông tin với thầy, cô giáo, nhà trường và cơ quan chức năng biết các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường để có biện pháp phòng, chống phù hợp.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường


Bắt đầu thi ngay