Giải GDQP 11 Bài 4 (Cánh diều): Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 11 Bài 4.

1 1,847 19/09/2024


Giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Mở đầu trang 25 GDQP 11: Em hãy mô tả một số hậu quả do không bảo vệ môi trường trong hình 4.1 và nêu thêm một số hậu quả khác tương tự mà em biết.

Em hãy mô tả một số hậu quả do không bảo vệ môi trường

Lời giải:

- Mô tả hậu quả của ô nhiễm môi trường trong các hình:

+ Hình a) cháy rừng, khiến độ che phủ của rừng bị thu hẹp; góp phần dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Hình b) tình trạng lũ lụt, gây những thiệt hại lớn về vật chất; tính mạng và tài sản của người dân

+ Hình c) môi trường nước bị ô nhiễm, dẫn đến tình trạng các loài sinh vật dưới nước bị chết hàng loạt, gây suy giảm đa dạng sinh học và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân.

+ Hình d) tình trạng hạn hán, gây thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp.

- Một số hậu quả khác của ô nhiễm môi trường:

+ Đối với con người: ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người. Ví dụ:

▪ Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh, như: nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới, đột quỵ, đau tim, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính và ung thư phổi;…

▪ Ô nhiễm nguồn nước gây nên một số bệnh như: các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh giun sán, các bệnh do muỗi truyền, các bệnh về mắt, ngoài da,...

▪ Ô nhiễm đất ảnh hưởng tới sức khoẻ con người thông qua chuỗi thức ăn.

+ Đối với các loài động, thực vật:

▪ Ô nhiễm môi trường đã làm suy thoái, hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật; từ đó, gián tiếp làm suy giảm sự đa dạng sinh vật và các hệ sinh thái.

▪ Ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật, dẫn đến nhiều nguy cơ, như: các loài sinh vật bị biến đổi gen, bị suy giảm chức năng sinh sản, gây nên tình trạng chết hàng loạt các loài động, thực vật…

+ Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

▪ Ô nhiễm môi trường đe dọa đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia

▪ Gây tiêu tốn một khoản lớn ngân sách quốc gia cho việc khắc phục, cải thiện môi trường.

I. Môi trường và an ninh môi trường

Khám phá 1 trang 25 GDQP 11: Môi trường bao gồm các yếu tố nào? Thành phần môi trường là gì? Thế nào là ô nhiễm môi trường?

Lời giải:

- Môi trường: bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

- Thành phần môi trường: là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Khám phá 2 trang 25 GDQP 11: Môi trường có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.

- Môi trường chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sản xuất và cuộc sống, giảm tác động tiêu cực của thiên nhiên đối với con người và các loài sinh vật.

- Môi trường là nơi lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người, các loài sinh vật và Trái Đất

Luyện tập 1 trang 26 GDQP 11: Em hãy nêu một số ví dụ ở nơi em đang sống để chứng tỏ môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống đồng thời môi trường cũng chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra.

Lời giải:

(*) Ví dụ: Em đang sống tại Thành phố Hà Nội

- Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống:

+ Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là khoảng 92097 ha, với 2 nhóm đất chính là: đất phù sa (ở vùng đồng bằng) và đất Feralit (ở khu vực đồi núi thấp). Tài nguyên đất đa dạng, phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, như: cây lương thực; cây rau màu; cây ăn quả; cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hằng năm,…

+ Nhiều dòng sông lớn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội, ví dụ như: sông Hồng, sông Đáy; sông Tích,… Trên địa bàn thành phố cũng có nhiều hồ, như: Hồ Tây, Hồ Gươm,… Hệ thống các sông, hồ này đã cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế của cư dân; đồng thời cũng có giá trị lớn trong việc điều hòa không khí.

- Môi trường chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra:

+ Theo kết quả thống kê, việc thu gom rác ở Hà Nội chưa đạt hiệu quả triệt để, vẫn còn khoảng 15% lượng rác thải không được thu gom, xử lý mà vứt tại các kênh, rạch hay các khu đất trống trong địa bàn thành phố.

+ Tổng lượng nước thải hằng ngày của thành phố Hà Nội vào khoảng 320.000 m3 trong đó có tới 1/3 là nước thải công nghiệp. Trên thực tế, đã có những con sông ở Hà Nội đã trở thành dòng sông chết do bị ô nhiễm quá nghiêm trọng, như sông Tô Lịch,…

+ Cho đến nay, Hà Nội vẫn luôn trong top những thành phố có độ ô nhiễm môi trường không khí cao nhất thế giới.

+ Hà Nội hiện nay có chất lượng môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do đất chịu tác động của các chất thải từ hoạt động công nghiệp và đô thị hoá, xây dựng, sinh hoạt và các bãi chôn lấp rác thải; các chất độc hóa học tồn lưu; nước thải ngấm vào đất…

Khám phá 3 trang 26 GDQP 11: An ninh môi trường là gì? Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, di cư tự do và an ninh lương thực liên quan như thế nào với an ninh môi trường?

Lời giải:

Khái niệm: An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

Một số vấn đề liên quan đến an ninh môi trường

- Biến đổi khí hậu

+ Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu chủ yếu do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này làm tăng khả năng biến động tự nhiên của khí hậu.

+ Những tác động, rủi ro và thiệt hại do biến đổi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, lượng mưa thay đổi, băng tan, nước biển dâng, ngập lụt,.. ảnh hưởng đến an ninh môi trường.

+ Có thể dựa vào cộng đồng và hệ sinh thái để xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu

- Thiên tai: phá huỷ các công trình bảo vệ môi trường, gây ra các sự cố, thảm hoạ về môi trường, làm suy thoái, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh môi trường.

- Dịch bệnh:

+ Dịch bệnh ở người và động vật, thực vật xuất hiện và lan truyền do nguyên nhân cơ bản từ môi trường sống.

+ Nếu dịch bệnh không được kiểm soát sẽ gây ô nhiễm, suy thoái và mất an ninh môi trường.

- Di cư tự do:

+ Di cư tự do là hiện tượng người dân rời bỏ nơi cư trú truyền thống của mình đến nơi khác do môi trường bị huỷ hoại, điều kiện sống không bảo đảm và gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.

+ Đất canh tác bị ô nhiễm, suy thoái; hệ sinh thái bị phá huỷ; tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt, khí hậu khắc nghiệt,... là các tác nhân tiêu cực dẫn đến di cư tự do.

- An ninh lương thực:

+An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận lương thực một cách an toàn, đầy đủ ở mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

+ Sự biến đổi theo chiều hướng xấu của đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, hệ sinh thái, khí hậu,... là những tác nhân tiêu cực đối với an ninh lương thực.

Luyện tập 2 trang 27 GDQP 11: Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Thành phần môi trường gồm: đất, nước, không khí.

- Bạn B: Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

- Bạn C: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo.

- Bạn D: An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển con người.

Lời giải:

- Ý kiến của bạn A đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: Thành phần của môi trường bao gồm: đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

- Ý kiến của bạn B và bạn C đúng, nhưng chưa đầy đủ. Vì: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

- Ý kiến của bạn D đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

II. Bảo vệ môi trường

Khám phá 4 trang 27 GDQP 11: Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào?

Lời giải:

- Bảo vệ môi trường bao gồm các hoạt động:

+ Phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường;

+ Ứng phó sự cố môi trường;

+ Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường;

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khám phá 5 trang 27 GDQP 11: Em hãy nêu một số ví dụ ở nơi em đang sống về hoạt động bảo vệ môi trường đất hoặc môi trường nước hoặc môi trường không khí.

Lời giải:

- Ví dụ về hoạt động bảo vệ môi trường nước:

+ Không vứt chất thải xuống các sông, suối, ao, hồ;

+ Giảm thiểu và xử lí nước thải đúng quy định trước khi xả ra môi trường.

+ Không sử dụng hóa chất độc hại, mìn nổ,... trong hoạt động đánh bắt cá.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

- Ví dụ về hoạt động bảo vệ môi trường đất:

+ Thu gom và chôn lấp rác thải đúng quy định.

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đúng quy định về liều lượng.

+ Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

- Ví dụ về hoạt động bảo vệ môi trường không khí:

+ Trồng nhiều cây xanh để tăng độ che phủ.

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng các phương tiện cá nhân, như: ô tô, xe máy,… ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng khi di chuyển để góp phần giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường.

+ Vứt rác đúng nơi quy định.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Luyện tập 3 trang 28 GDQP 11: Em hãy nhận xét và góp ý cho các bạn trong tình huống sau:

Tình huống. Kết thúc buổi cắm trại trên bãi biển, xung quanh trại của nhóm Minh có nhiều vỏ chai nhựa đựng nước uống. Lan, một bạn trong nhóm, nêu ý kiến: “Vỏ chai nhựa vứt bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nhóm mình đi gom lại được không?". Minh tán đồng, nhưng Kiên thì xua tay: “Đây không phải là việc của chúng mình, tớ không tham gia”.

Lời giải:

- Nhận xét:

+ Bạn Lan và Minh đã có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện qua chi tiết: Lan và Minh chủ động thu gom vỏ chai nhựa sau khi kết thúc buổi cắm trại.

+ Bạn Kiên chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện ở chi tiết, Kiên không đồng ý tham gia thu gom rác thải.

- Góp ý:

+ Bạn Lan và Minh nên giải thích để Kiên hiểu rõ: hành động bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta; hơn nữa, việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân, đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nhà nước Việt Nam. Từ đó, khuyên Kiên và các bạn khác cùng tham gia thực hiện hành động thu gom rác thải nhựa.

+ Bạn Kiên nên nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường; cùng với các bạn trong lớp thực hiện thu gom rác thải sau khi kết thúc chuyến dã ngoại.

III. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Khám phá 6 trang 29 GDQP 11: Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?

Lời giải:

- Một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường:

+ Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy định.

+ Xả nước thải, khí thải chưa qua xử lí ra môi trường.

+ Phát tán, thải chất độc hại, vi rút độc hại chưa kiểm định; xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác.

+ Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép.

+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép.

+ Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường.

+ Phá hoại, xâm chiếm di sản thiên nhiên, công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

+ Không thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định.

Khám phá 7 trang 29 GDQP 11: Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bị xử lí như thế nào?

Lời giải:

- Xử phạt theo quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7-7-2022 của Chính phủ đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có một số hành vi sau:

+ Vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

+ Vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt, đổ nước thải trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hổ, kênh rạch, sông, suối, biển.

+ Hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

- Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn tuy theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường quy định tại Bộ luật Hình sự (từ Điều 235 đến Điều 246).

Luyện tập 4 trang 29 GDQP 11: Hôm nay là ngày 23 tháng 12 âm lịch. Sau lễ cúng ông Công ông Táo, mẹ giao cho hai chị em Lan và Hoa mang cá chép đi phóng sinh ở dòng sông gần nhà. Đến giữa cầu bắc qua sông, Hoa nói với Lan: “Mình đứng ở đây thả cá rồi vứt luôn túi ni lông xuống sông cho tiện, không mang đến nơi thu gom, phân loại rác nữa. Mỗi năm chỉ thả cá có một lần, nước sông sẽ cuốn trôi tất cả”. Nếu là Lan, em sẽ xử trí như thế nào?

Lời giải:

- Nếu là Lan, em sẽ:

+ Giải thích cho em Hoa hiểu:

▪ Hành vi vứt túi ni-lông xuống sông là không đúng. Hành vi này sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường nước, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và đời sống của người dân.

▪ Một chiếc túi ni-lông tuy nhỏ, nhưng phải mất một khoảng thời gian rất dài (hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm) mới có thể phân hủy. Vì vậy, nếu không thu gom và xử lí theo đúng quy định, thì lượng rác thải nhựa sẽ rất lớn và khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày trầm trọng.

▪ Hành động bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta; hơn nữa, việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân, đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nhà nước Việt Nam.

+ Cùng với em Hoa mang cá chép đi phóng sinh, sau đó mang chiếc túi ni lông đến đúng nơi thu gom, phân loại rác.

Luyện tập 5 trang 30 GDQP 11: Hùng nói với em trai: “Từ ngày mai nhà mình phải phân loại rác, trong đó có các chất thải rắn, trước khi bỏ vào thùng rác công cộng, em có làm được không?”. Em trai Hùng trả lời: “Em không biết phân loại, bác công nhân thu rác sẽ phân loại”. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?

Lời giải:

- Nếu là Hùng, em sẽ:

+ Giải thích để em trai hiểu: phân loại rác thải sinh hoạt là trách nhiệm của mỗi hộ gia đình và các cá nhân. Hành vi không phân loại rác thải sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Hướng dẫn em trai cách phân loại rác thải sinh hoạt theo đúng quy định.

IV. Trách nhiệm bảo vệ môi trường

Khám phá 8 trang 30 GDQP 11: Công dân có trách nhiệm gì trong bảo vệ môi trường?

Lời giải:

- Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường:

+ Thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh; tham gia các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

+ Phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

Luyện tập 6 trang 30 GDQP 11: Sự kiện Giờ Trái Đất sắp diễn ra, lớp trưởng thông báo với cả lớp và đề nghị tất cả các bạn tham gia. Mọi người đều rất hào hứng, riêng Tuấn lại thắc mắc: “Dùng điện thì sẽ trả tiền, sao phải tắt điện?”. Nếu em là lớp trưởng, em sẽ làm gì để Tuấn tham gia cùng cả lớp?

Lời giải:

- Nếu là lớp trưởng, em sẽ:

+ Giải thích để Tuấn và các bạn trong lớp hiểu những vấn đề sau:

Thứ nhất, điện là loại năng lượng được chuyển hóa từ nhiều loại tài nguyên, như: dầu, than, khí đốt, tự nhiên, nước, nhiệt lượng Mặt Trời,… Ở Việt Nam hiện nay, điện chủ yếu được chuyển hóa từ các loại năng lượng không tái tạo; năng lượng điện tái tạo, như: điện Mặt Trời, điện gió, điện thủy triều,… sản lượng còn thấp. Do đó việc tiết kiệm điện, đồng nghĩa với việc chúng ta đang tiết kiệm các tài nguyên quý giá của quốc gia.

Thứ hai, sử dụng điện năng một cách hợp lí sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được một phần chi phí hằng tháng.

Thứ ba, tiết kiệm điện còn giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, góp phần kiềm chế sự nóng lên của Trái Đất, bảo vệ môi trường.

Thứ tư, hành động bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta; hơn nữa, việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân, đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nhà nước Việt Nam.

+ Tiếp tục vận động để các bạn trong lớp nhiệt tình hưởng ứng sự kiện Giờ Trái Đất.

Vận dụng trang 30 GDQP 11: Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Thích ứng với biến đổi khí hậu - Một số hoạt động của Việt Nam.

- Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường - Những việc cần làm ngay.

Lời giải:

(*) Lựa chọn: Chủ đề 1. thích ứng với biến đổi khí hậu - Một số hoạt động của Việt Nam.

(*) Bài tham khảo:

- Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị và được Đảng ta xác định là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng.

- Trong những năm qua, Đảng và nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai và vận động nhân dân thực hiện nhiều biện pháp tích cực, nhằm thích ứng và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, ví dụ như:

+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…) và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, như năng: lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…

+ Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

+ Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ,…

+ Chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh thái mới. Sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có khả năng chịu mặn cao, các giống ngắn ngày tránh lũ, xây dựng các mô hình nhà tránh lũ, tham gia bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp trước các thảm họa về biến đổi khí hậu…

+ Cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

+ Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến đổi khí hậu vào thực tế.

+ Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ( nguyên nhân, tác động và giải pháp ứng phó khẩn cấp…) cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và thực hiện các giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

I. Môi trường và an ninh môi trường

1. Môi trường

a) Một số khái niệm

- Môi trường: bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

- Thành phần môi trường: là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 1)

b) Ý nghĩa của môi trường

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.

- Môi trường chứa đựng các chất phếthải do con người tạo ra trong sản xuất và cuộc sống, giảm tác động tiêu cực của thiên nhiên đối với con người và các loài sinh vật.

- Môi trường là nơi lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người, các loài sinh vật và Trái Đất

2. An ninh môi trường và một số vấn đề liên quan

a) An ninh môi trường

- An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

b) Một số vấn đề liên quan đến an ninh môi trường

- Biếnđổi khí hậu

+ Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu chủ yếu do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này làm tăng khả năng biến động tự nhiên của khí hậu.

+ Những tác động, rủi ro và thiệt hại do biến đổi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, lượng mưa thay đổi, băng tan, nước biển dâng, ngập lụt,.. ảnh hưởng đến an ninh môi trường.

+ Có thể dựa vào cộng đồng và hệ sinh thái để xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu

- Thiên tai: phá huỷ các công trình bảo vệ môi trường, gây ra các sự cố, thảm hoạ về môi trường, làm suy thoái, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh môi trường.

- Dịch bệnh:

+ Dịch bệnh ở người và động vật, thực vật xuất hiện và lan truyền do nguyên nhân cơ bản từ môi trường sống.

+ Nếu dịch bệnh không được kiểm soát sẽ gây ô nhiễm, suy thoái và mất an ninh môi trường.

- Di cư tự do:

+ Di cư tự do là hiện tượng người dân rời bỏ nơi cư trú truyền thống của mình đến nơi khác do môi trường bị huỷ hoại, điều kiện sống không bảo đảm và gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.

+ Đất canh tác bị ô nhiễm, suy thoái; hệ sinh thái bị phá huỷ; tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt, khí hậu khắc nghiệt,... là các tác nhân tiêu cực dẫn đến di cư tự do.

- An ninh lương thực:

+ An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận lương thực một cách an toàn, đầy đủ ở mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

+ Sự biến đổi theo chiều hướng xấu của đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, hệ sinh thái, khí hậu,... là những tác nhân tiêu cực đối với an ninh lương thực.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 2)

II. Bảo vệ môi trường

1. Khái niệm

- Bảo vệ môi trường là các hoạt động:

+ Phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường;

+ Ứng phó sự cố môi trường;

+ Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường;

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Bảo vệ môi trường đất, nước, không khí

a) Bảo vệ môi trường đất

- Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động khác có sử dụng đất phải xem xét sự tác động và có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra. Nhà nước xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở các khu vực ô nhiễm còn lại.

b) Bảo vệ môi trường nước

- Bảo vệ môi trường nước mặt:

+ Giữ sạch nguồn nước mặt, không vứt chất thải xuống các sông, suối, ao, hồ,…

+ Giảm thiểu và xử lí nước thải xả vào môi trường nước mặt, xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước mặt bị ô nhiễm,...

- Bảo vệ môi trường nước dưới đất (nước ngầm):

+ Khi khoan thăm dò, khai thác nước ngầm, khi sử dụng hoá chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp ngăn ngừa, không để rò rỉ, phát tán gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

+ Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân xử lí môi trường nước ngầm đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra.

- Bảo vệ môi trường nước biển:

+ Kiểm soát các nguồn thải vào môi trường nước biển.

+ Khi khai thác nguồn lợi từ biển và tiến hành các hoạt động kinh tế, xã hội khác phải đảm yêu cầu bảo vệ môi trường nước biển.

c) Bảo vệ môi trường không khí

- Quan trắc, giám sát và công bố chất lượng môi trường không khí, quan trắc, đánh giá và kiểm soát các nguồn phát thải bụi, khí thải theo quy định của pháp luật.

- Thông báo và cảnh báo kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lí theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 3)

III. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Một số hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường

- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy định.

- Xả nước thải, khí thải mà nước thải, khí thải này chưa được xử lí theo quy định.

- Phát tán, thải chất độc hại, vi rút độc hại chưa kiểm định; xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường.

- Phá hoại, xâm chiếm di sản thiên nhiên, công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Không thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định.

2. Xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

- Xử phạt theo quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7-7-2022 của Chính phủ đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có một số hành vi sau:

+ Vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

+ Vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt, đổ nước thải trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hổ, kênh rạch, sông, suối, biển.

+ Hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

- Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn tùy theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường quy định tại Bộ luật Hình sự (từ Điều 235 đến Điều 246).

IV. Trách nhiệm bảo vệ môi trường

1. Trách nhiệm của công dân

- Thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh; tham gia các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

- Phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 4)

2. Trách nhiệm của học sinh

- Gương mẫu thực hiện trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường.

- Tham gia học tập đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường được tích hợp, lồng ghép trong các môn học; rèn luyện thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.

- Tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, cộng đồng và các tổ chức khác phát động.

- Tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và cộng đồng nơi cư trú thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

1 1,847 19/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: