Giải GDQP 11 Bài 5 (Cánh diều): Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 11 Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 11 Bài 5.

1 1,763 19/09/2024


Giải GDQP 11 Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Mở đầu trang 31 GDQP 11: Hình 5.1 là một số hình ảnh trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội năm 1972. Em hãy mô tả các hoạt động có trong hình và kể thêm một số hoạt động tương tự.

Hình 5.1 là một số hình ảnh trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

Lời giải:

- Mô tả các hoạt động có trong hình:

+ Hình a) Người dân khẩn trương di chuyển xuống hầm trú ẩn để tránh bom

+ Hình b), d), e) lực lượng phòng không và dân quân tự vệ thực hiện đánh trả khi quân Mỹ tiến công bằng đường hàng không.

+ Hình c) Các em học sinh đội mũ rơm để tránh và hạn chế sự sát thương của bom đạn, nhất là bom bi.

+ Hình g) lực lượng dân quân tự vệ bắt phi công Mỹ.

- Một số hoạt động tương tự:

+ Sơ tán người già, phụ nữ, trẻ em ở các khu đô thị về vùng nông thôn.

+ Đào, sửa chữa hầm, hào trú ẩn để tránh bom đạn của địch.

+ Người dân khẩn trương khắc phục hậu quả sau các trận ném bom của Mỹ.

I. Một số vấn đề chung về phòng không nhân dân

Khám phá 1 trang 31 GDQP 11: Em hiểu thế nào là phòng không nhân dân; thế trận và địa bàn phòng không nhân dân?

Lời giải:

- Phòng không nhân dân là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh.

- Thế trận phòng không nhân dân là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.

- Địa bàn phòng không nhân dân là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.

Khám phá 2 trang 32 GDQP 11: Em hãy nêu vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân.

Lời giải:

- Vị trí: phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự, được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không.

- Chức năng:

+ Thực hiện phòng, tránh, đánh địch và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch;

+ Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Tổ chức, nguyên tắc hoạt động:

+ Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo sự chỉ huy và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

+ Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ làm nòng cốt.

+ Công tác phòng không nhân dân được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

Khám phá 3 trang 32 GDQP 11: Phòng không nhân dân gồm các lực lượng chuyên môn nào?

Lời giải:

- Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm:

+ Lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không;

+ Lực lượng nguy trang, sơ tán, phòng tránh;

+ Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không;

+ Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân;

+ Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hoả, cứu thương, cứu sập.

Khám phá 4 trang 33 GDQP 11: Khi tiến công đường không, địch tập trung vào các mục tiêu chính nào? Thủ đoạn của địch là gì?

Lời giải:

- Các mục tiêu bắn phá chính của địch:

+ Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ;

+ Các sở chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch;

+ Các đài phát thanh, truyền hình;

+ Các khu công nghiệp quốc phòng và công nghiệp lớn, các nhà máy;

+ Các đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, cơ sở hậu cần, kĩ thuật;

+ Lực lượng phòng không, không quân, hải quân, các khu vực tập trung quân và vũ khí trang bị của ta.

- Thủ đoạn tiến công của địch:

+ Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát, nắm chắc các mục tiêu định tiến công;

+ Bí mật, bất ngờ thời điểm tiến công.

+ Tiến công từ nhiều hướng, từ xa, tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt cả ngày đêm;

+ Giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển;

+ Tiêu diệt, phá huỷ tiềm lực quốc phòng của ta;

+ Phối hợp với chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác.

Luyện tập 1 trang 33 GDQP 11: Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Hoạt động phòng không nhân dân được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

- Bạn B: Công tác phòng không nhân dân được triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

- Bạn C: Lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân là Không quân và Dân quân tự vệ.

Lời giải:

- Ý kiến của bạn A đúng, nhưng chưa đầy đủ => Ý kiến của em: Hoạt động phòng không nhân dân dặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo sự chỉ huy và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

- Ý kiến của bạn B đúng.

- Ý kiến của bạn C sai => Ý kiến của em: Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ làm nòng cốt.

II. Hoạt động phòng không nhân dân

Khám phá 5 trang 33 GDQP 11: Hoạt động phòng không nhân dân thời bình gồm các nội dung nào?

Lời giải:

- Hoạt động phòng không nhân dân thời bình gồm các nội dung:

+ Thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân

+ Xây dựng công trình phòng không nhân dân

+ Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân

+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân

Khám phá 6 trang 35 GDQP 11: Hoạt động phòng không nhân dân thời chiến gồm các nội dung nào (ngoài các nội dung hoạt động thời bình)?

Lời giải:

- Hoạt động phòng không nhân dân thời chiến gồm các nội dung

+ Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động;

+ Tổ chức sơ tán, phân tán;

+ Tổ chức đánh địch tiến công đường không;

+ Tổ chức khắc phục thiệt hại, hậu quả.

Luyện tập 2 trang 36 GDQP 11: Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được thành lập ở cấp Trung ương.

- Bạn B: Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được thành lập ở cấp Trung ương và cấp quân khu.

- Bạn C: Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng ở cấp quân khu.

- Bạn D: Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Lời giải:

- Ý kiến của bạn A và B chưa đầy đủ. => Ý kiến của em: Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được thành lập ở 4 cấp là: (1) Trung ương; (2) Quân khu; (3) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); (4) Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)

- Ý kiến của bạn C và D chưa đầy đủ. => Ý kiến của em: kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng ở: cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

III. Trách nhiệm thực hiện phòng không nhân dân

Khám phá 7 trang 36 GDQP 11: Công dân có trách nhiệm gì trong thực hiện phòng không nhân dân?

Lời giải:

- Trách nhiệm của công dân trong thực hiện phòng không nhân dân:

+ Chấp hành các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của cơ quan, chính quyền các cấp về phòng không nhân dân.

+ Tham gia các tổ (đội) thuộc lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan; thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân trong thời bình và trong thời chiến theo phân công của cấp trên.

+ Tham gia các đợt tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân do Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức, các khóa huấn luyện về kiến thức phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ phòng không nhân dân, đánh trả địch xâm nhập tiến công đường không; diễn tập phòng không nhân dân, diễn tập khu vực phòng thủ của các địa phương.

+ Tham gia các hoạt động thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có người đang trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời của Tổ quốc.

Luyện tập 3 trang 37 GDQP 11: Là học sinh, em sẽ làm gì để sẵn sàng phòng, tránh khi bị kẻ thù tiến công bằng đường không?

Lời giải:

- Để sẵn sàng phòng, tránh khi bị kẻ thù tiến công bằng đường không, học sinh cần:

+ Tham gia học tập đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục ở trường phổ thông trong thời bình và thời chiến, trong đó có môn học giáo dục quốc phòng và an ninh.

+ Tham gia xây dựng các công trình phòng không nhân dân như hầm, hào trú ẩn, lớp học.... đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh nhà trường.

+ Chấp hành nghiêm quy định để tránh máy bay địch phát hiện như: mặc trang phục sẫm màu, đội mũ rơm,...; thực hiện sơ tán, phân tán đến nơi quy định để bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, nhanh chóng về hầm trú ẩn khi địch tiến công hỏa lực đường không để phòng tránh bom, đạn, tên lửa hành trình,…

+ Tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả, sửa chữa khôi phục công trình phòng không nhân dân tại nhà trường; cứu sập, cứu nạn, cứu hỏa; vận chuyển người bị thương sau mỗi lần địch đánh phá.

Vận dụng trang 37 GDQP 11: Em hãy sưu tầm hình ảnh và báo cáo trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Lực lượng phòng không nhân dân phòng, tránh và đánh địch tiến công đường không trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội năm 1972.

- Một số hoạt động của trường học ở Việt Nam góp phần phòng, tránh địch tiến công đường không trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ.

Lời giải:

(*) Lựa chọn: Chủ đề 1. Lực lượng phòng không nhân dân phòng, tránh và đánh địch tiến công đường không trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội năm 1972.

(*) Tham khảo: Hình ảnh và bài báo cáo

- Từ ngày 18 đến 30/12/1972, quân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã anh dũng chiến đấu đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không của không quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Để đối phó với âm mưu, thủ đoạn của Mỹ khi sử dụng lực lượng “pháo đài bay B-52” - lực lượng không quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, ngoài việc phán đoán chính xác âm mưu thủ đoạn của địch, chủ động xây dựng kế hoạch tác chiến, đòi hỏi phải có nghệ thuật tổ chức lực lượng và thế trận khoa học, vững chắc.

- Thực tiễn, khi cuộc đụng đầu lịch sử 12 ngày đêm bắt đầu, đế quốc Mỹ đã vấp phải một thế trận phòng không vững chắc, một lưới lửa dày đặc, nhiều tầng, nhiều nấc, hoạt động nhịp nhàng, có thể đánh địch liên tục từ xa đến gần, đánh địch ở mọi tầng cao, đánh từ nhiều phía, đánh trực diện, đánh từ sau, từ bên sườn, gây cho địch lúng túng không thể cơ động tránh được lưới lửa phòng không của quân và dân miền Bắc. Trong đó phải kể đến vai trò của các lực lượng sau:

- Bộ đội radar: Là lực lượng trinh sát, quản lý vùng trời đã phát hiện chính xác địch trên không, thông báo, báo động kịp thời cho các lực lượng PK-KQ chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu và cho nhân dân kịp thời sơ tán, trú ẩn. Cung cấp tình báo cho các đơn vị hỏa lực, dẫn đường cho không quân đánh địch trên không. Đã hình thành hệ thống mạng radar, quan sát mắt, tai nghe cho các hướng. Ngay đêm 18/12 các kíp trắc thủ của Đại đội 45, 46, 41 thuộc Trung đoàn 291 (Đoàn radar Ba Bể) đã phát hiện và khẳng định chính xác B-52 vào đánh Hà Nội (trước 29 phút) giúp Bộ Tư lệnh Quân chủng phòng không không quân báo động chuyển cấp chiến đấu, tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 78, Trung đoàn 257 (Đoàn tên lửa Cờ Đỏ) phóng quả đạn đầu tiên mở màn cho chiến dịch vào lúc 19 giờ 44 phút.

Em hãy sưu tầm hình ảnh và báo cáo trước lớp một trong hai chủ đề sau

Biên đội Mig-21 rút kinh nghiệm sau trận bắn rơi F-4 yểm hộ cho các lực lượng

đánh B-52, ngày 27/12/1972

- Bộ đội Không quân tiêm kích: Là lực lượng hỏa lực có khả năng đột kích mạnh, cơ động cao, tầm hoạt động xa, đánh địch từ bất cứ hướng nào tới. Có khả năng chi viện cho các khu vực tác chiến mà ở đó lực lượng phòng không mỏng. Theo nhận định của Lầu Năm Góc, chỉ có máy bay tiêm kích của ta mới có khả năng đánh được B-52. Vì vậy, ngay đêm đầu tiên (18/12) các loại máy bay chiến thuật của Mỹ đã tập trung đánh phá toàn bộ các sân bay nhằm vô hiệu hóa khả năng cất cánh của không quân Việt Nam. Nắm bắt ý đồ của Mỹ, các lực lượng không quân của ta đã chủ động cơ động sơ tán bố trí máy bay ở các sân bay dã chiến và đã thực hiện bất ngờ xuất kích 24 chiếc đánh chặn địch từ xa khi đội hình của chúng chưa kịp triển khai. Lực lượng không quân địch bị không quân ta đánh “bóc vỏ”, đánh tiêu hao, làm cho đội hình bị phá vỡ, phân tán, chỉ huy rối loạn do đó cường độ nhiễu đội hình B-52 giảm, tạo điều kiện cho tên lửa của ta tiêu diệt. Trong cả chiến dịch, không quân ta đã bắn rơi 7 máy bay các loại, trong đó có 2 chiếc B-52.

- Bộ đội Tên lửa Phòng không: Là lực lượng chủ yếu đánh B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm. Tuy lực lượng tên lửa ở miền Bắc có hạn nhưng đã được tập trung bố trí ở những hướng quan trọng. Khi biết rõ địch chủ yếu dùng B-52 đánh đêm, ta sử dụng pháo phòng không và không quân tiêm kích tập trung đánh vào ban ngày nhằm bảo vệ các mục tiêu và các trận địa tên lửa. Các đơn vị tên lửa được dành ưu tiên chủ yếu đánh ban đêm. Ngay đêm 18/12 khi Mỹ bắt đầu mở chiến dịch tập kích đường không, các đơn vị tên lửa đã đánh trận mở màn chiến dịch và đã đánh trúng đội hình B-52, lập công xuất sắc. Liên tiếp trong cả chiến dịch, bộ đội tên lửa đã bắn rơi 29 chiếc B-52 trong tổng số 34 chiếc bị quân và dân ta bắn rơi, có 18 chiếc rơi tại chỗ.

- Bộ đội Pháo Phòng không: Là lực lượng đông đảo và rộng khắp của các lực lượng phòng không 3 thứ quân với nhiệm vụ bắn máy bay bay thấp, bay bằng, bổ nhào ném bom ở cấp độ cao và trung bình. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, bộ đội pháo phòng không đã phát huy cao độ khả năng hỏa lực tập trung đánh các loại máy bay chiến thuật của Mỹ khi ban ngày chúng đánh phá các sân bay, trận địa tên lửa và các mục tiêu quan trọng. Còn ban đêm pháo phòng không trực tiếp tham gia đánh các máy bay chiến thuật bay thấp, bay gây nhiễu hộ tống trong đội hình B-52. Đồng thời sử dụng cả pháo 100mm đánh B-52. Trong toàn bộ chiến dịch, bộ đội pháo phòng không bắn rơi 29 máy bay chiến thuật các loại, pháo 100mm bắn rơi 3 máy bay B-52.

Em hãy sưu tầm hình ảnh và báo cáo trước lớp một trong hai chủ đề sau

Phân đội 12,7mm tự vệ nhà máy dệt kim Đông Xuân thường xuyên huấn luyện sẵn sàng đánh máy bay Mỹ, tháng 4/1972

- Lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ: Đây là lực lượng tại chỗ rộng khắp, đánh máy bay địch bay thấp, hoạt động tốp nhỏ, chiếc lẻ, trực tiếp bảo vệ các mục tiêu quan trọng của địa phương. Ngoài nhiệm vụ tập trung bắn máy bay, lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ còn là lực lượng báo động phòng không nhân dân, chỉ đạo và tổ chức sơ tán phòng tránh, bắt giặc lái nhảy dù. Trong 12 ngày đêm của chiến dịch, các đơn vị súng máy phòng không được bố trí đón lõng bắn máy bay bay thấp. Ta đã tổ chức 364 phân đội dân quân tự vệ với 1.428 khẩu pháo và súng máy phòng không các loại (32 khẩu pháo 100mm, 16 khẩu 85mm, tổ chức trên 100 trận địa pháo phòng không, 6 đài quan sát xa, 414 đài quan sát bổ trợ) tạo thành thế trận phòng không nhân dân rộng khắp. Trong chiến dịch, pháo phòng không địa phương đã bắn rơi 9 máy bay chiến thuật của Mỹ.

Em hãy sưu tầm hình ảnh và báo cáo trước lớp một trong hai chủ đề sau

- Ngoài ra phải kể đến nhân dân các địa phương, tuy không trực tiếp tham gia bắn máy bay nhưng đã tham gia các nhiệm vụ hết sức quan trọng như san lấp sửa chữa sân bay, làm trận địa tên lửa, cao xạ, radar, ngụy trang cất giữ vũ khí, khí tài...

Lý thuyết GDQP 11 Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

I. Một số vấn đề chung về phòng không nhân dân

1. Một số khái niệm

a) Phòng không nhân dân

- Phòng không nhân dân là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh.

b) Thế trận phòng không nhân dân

- Thế trận phòng không nhân dân là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.

c) Địa bàn phòng không nhân dân

- Địa bàn phòng không nhân dân là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.

2. Vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân

a) Vị trí, chức năng

- Vị trí: phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự, được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không.

- Chức năng:

+ Thực hiện phòng, tránh, đánh địch và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch;

+ Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

b) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

- Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo sự chỉ huy và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

- Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ làm nòng cốt.

- Công tác phòng không nhân dân được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

3. Tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân

- Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm:

+ Lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không;

+ Lực lượng nguy trang, sơ tán, phòng tránh;

+ Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không;

+ Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân;

+ Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hoả, cứu thương, cứu sập.

- Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổ chức thành các tổ (đội) từ lực lượng của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang địa phương và toàn dân tham gia.

4. Mục tiêu, thủ đoạn tiến công đường không của dịch

a) Mục tiêu

- Khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam, địch tập trung vào các mục tiêu chính sau:

+ Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ;

+ Các sở chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch;

+ Các đài phát thanh, truyền hình;

+ Các khu công nghiệp quốc phòng và công nghiệp lớn, các nhà máy;

+ Các đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, cơ sở hậu cần, kĩ thuật;

+ Lực lượng phòng không, không quân, hải quân, các khu vực tập trung quân và vũ khí trang bị của ta.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 1)

b) Thủ đoạn

- Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát, nắm chắc các mục tiêu định tiến công;

- Bí mật, bất ngờ thời điểm tiến công.

- Tiến công từ nhiều hướng, từ xa, tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt cả ngày đêm;

- Giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển;

- Tiêu diệt, phá huỷ tiềm lực quốc phòng của ta;

- Phối hợp với chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác.

II. Hoạt động phòng không nhân dân

1. Hoạt động phòng không nhân dân thời bình

a) Thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân

- Thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân ở 4 cấp:

+ Trung ương;

+ Quân khu;

+ Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);

+ Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)

- Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân ở cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

b) Xây dựng công trình phòng không nhân dân

- Xây dựng hệ thống đài quan sát phòng không và hệ thống thông báo, báo động như đài phát thanh, cỏi điện, kẻng, trống, loa,... ở trường học, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nhà ga, bến xe, các trục đường bộ,... để phát hiện địch tử sớm, từ xa và thông báo, báo động kịp thời.

- Xây dựng công trình phòng tránh, trú ẩn dành cho cá nhân (hầm, hảo, công sự,...) tại nhà ở, nơi làm việc, nơi công cộng, trên đường bộ,... công trình phòng tránh tập thể; công trình cất giấu tài sản. Cần có sơ đồ hệ thống công trình để thuận lợi khi cứu hộ, cứu nạn.

- Xây dựng khu vực sơ tán, phân tán, phòng tránh lực lượng, phương tiện ở từng cấp

- Xây dựng công trình ngụy trang, nghi binh.

- Xây dựng hệ thống trận địa phòng tránh, đánh địch tiến công hoả lực đường không (gồm trận địa chính thức và trận địa dự bị).

c) Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân

- Tổ chức huấn luyện các tổ (đội) chuyên môn phòng không nhân dân về kiến thức phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ phòng không nhân dân, huấn luyện lực lượng phòng không nhân dân đánh địch tiến công đường không.

- Tổ chức diễn tập phòng không nhân dân hoặc diễn tập phòng không nhân dân kết hợp với diễn tập khu vực phòng thủ của các địa phương. Nội dung diễn tập gồm:

+ Diễn tập chỉ huy - tham mưu các cấp;

+ Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không.

+ Tổ chức nguy trang, sơ tán, phân tán, phòng tránh;

+ Tổ chức đánh địch tiến công đường không;

+ Tổ chức khắc phục hậu quả.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 2)

d) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân

- Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan chức năng của cấp mình tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết về phòng không nhân dân cho các tầng lớp nhân dân.

- Nội dung tuyên truyền:

+ Vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân;

+ Hoạt động phòng không nhân dân thời bình và thời chiến;

+ Hệ thống thông báo, báo động, công trình phòng tránh, nguy trang, nghỉ binh, khu vực sơ tán, phân tán,... khi địch tiến công đường không;

+ Phương án cứu hộ, cứu nạn, cứu thương và khắc phục hậu quả, thiệt hại sau khi địch tiến công đường không,....

2. Hoạt động phòng không nhân dân thời chiến

a) Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động

- Triển khai hệ thống quan sát, trinh sát nắm tình hình địch và diễn biến các trận tiến công đường không của địch, thông báo, báo động kịp thời.

b) Tổ chức sơ tán, phân tán

- Sơ tán, phân tán đến khi tình hình ổn định: Áp dụng đối với trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai ở vùng trọng điểm phòng không.

- Sơ tán, phân tán trong tỉnh huống khẩn cấp:

+ Áp dụng đối với các khu vực có nguy cơ địch tập trung đánh phá.

+ Người, phương tiện của các nhà máy, doanh nghiệp phải sơ tán vẫn tiếp tục sản xuất để bảo đảm nhu cầu quốc phòng và nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

- Sơ tán, phân tán tại chỗ: Áp dụng đối với lực lượng bám trụ ở những địa bàn trọng điểm về phòng không nhân dân để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đánh trả và khắc phục thiệt hại, hậu quả sau khi địch tiến công đường không.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 3)

c) Tổ chức đánh địch tiến công đường không

- Tổ chức các đơn vị súng máy phòng không của Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ kết hợp với các tổ bắn máy bay tầm thấp bằng súng bộ binh ở cơ quan, xí nghiệp, làng, xã tạo lưới lửa phòng không dày đặc.

- Vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, thường xuyên cơ động, tổ chức phục kích, đón lõng, vây bắt giặc lái,... để đánh trả khi địch tiến công đường không.

- Tổ chức lực lượng phục vụ, bảo đảm chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ tiếp đạn, tải thương, đào đắp công sự, trận địa, sửa chữa đường cơ động, giao thông,...

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 4)

d) Tổ chức khắc phục thiệt hại, hậu quả

- Tổ chức lực lượng cứu sập (gồm lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động) ở cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học....

- Tổ chức lực lượng cứu thương lấy lực lượng y tế làm nòng cốt và chia làm 4 tuyến:

+ Tuyến sơ cứu tại chỗ;

+ Tuyến cấp cứu ban đầu tại trạm xá, bệnh xá;

+ Tuyến bệnh viện cấp huyện;

+ Tuyến bệnh viện cấp tỉnh.

- Tổ chức lực lượng chữa cháy lấy lực lượng phòng cháy, chữa cháy làm nòng cốt kết hợp với dân quân tự vệ và quần chúng ở cơ sở.

- Tổ chức ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất sau khi địch tiến công đường không.

III. Trách nhiệm thực hiện phòng không nhân dân

1. Trách nhiệm của công dân

- Chấp hành các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của cơ quan, chính quyền các cấp về phòng không nhân dân.

- Tham gia các tổ (đội) thuộc lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan; thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân trong thời bình và trong thời chiến theo phân công của cấp trên.

- Tham gia các đợt tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân do Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức, các khoá huấn luyện về kiến thức phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ phòng không nhân dân, đánh trả địch xâm nhập tiến công đường không; diễn tập phòng không nhân dân, diễn tập khu vực phòng thủ của các địa phương.

- Tham gia các hoạt động thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có người đang trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời của Tổ quốc.

2. Trách nhiệm của học sinh

- Tham gia học tập đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục ở trường phổ thông trong thời bình và thời chiến, trong đó có môn học giáo dục quốc phòng và an ninh.

- Tham gia xây dựng các công trình phòng không nhân dân như hầm, hào trú ẩn, lớp học.... đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh nhà trường.

- Chấp hành nghiêm quy định để tránh máy bay địch phát hiện như mặc trang phục sẫm màu, đội mũ rơm,...; thực hiện sơ tán, phân tán đến nơi quy định để bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, nhanh chóng về hầm trú ẩn khi địch tiến công hỏa lực đường không để phòng tránh bom, đạn, tên lửa hành trình,...

- Tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả, sửa chữa khôi phục công trình phòng không nhân dân tại nhà trường; cứu sập, cứu nạn, cứu hỏa; vận chuyển người bị thương sau mỗi lần địch đánh phá.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 5)

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

1 1,763 19/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: