Giải GDQP 11 Bài 3 (Cánh diều): Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 11 Bài 3.
Giải GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Lời giải:
- Em không đồng ý với ý kiến của bạn A. Vì:
+ Tệ nạn xã hội được hiểu là những hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội.
+ Hiện nay, trong xã hội tồn tại nhiều loại tệ nạn, ví dụ như: ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan, mại dâm,… Tùy theo mức độ và trường hợp vi phạm sẽ có những hình thức xử phạt khác nhau, như: xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
I. Một số vấn đề chung về tội phạm
Khám phá 1 trang 19 GDQP 11: Tội phạm là gì?
Lời giải:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự.
Lời giải:
- Bộ luật Hình sự có 14 chương quy định hình phạt các tội phạm, trong đó có một số loại tội phạm như:
+ Giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác;
+ Hiếp dâm, dâm ô đối với người dưới 16 tuổi;
+ Cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản;
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
+ Tổ chức đua xe, đua xe trái phép;
+ Cản trở giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không;…
- Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm là:
+ Câu kết thành các băng nhóm, tổ chức;
+ Lưu động trên phạm vi một hoặc nhiều tỉnh, thành phố;
+ Sử dụng thủ đoạn giả mạo, gian dối;
+ Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện;
+ Sử dụng công nghệ cao,...
II. Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Lời giải:
- Khái niệm: Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, sử dụng tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông ở trình độ cao cố ý xâm phạm đến trật tự, an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lí hình sự.
- Một số cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm sử dụng công nghệ cao:
+ Cài hoặc sao chép các phần mềm độc hại vào các công cụ lưu trữ, thiết bị kết nối máy tính.
+ Chiếm đoạt quyền quản trị hệ thống, can thiệp vào dữ liệu hoặc hệ điều hành, ngăn chặn truyền tải dữ liệu.
+ Khai thác các lỗ hổng bảo mật, lấy cắp tên và mật khẩu đăng nhập của người dùng, lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng, truy cập trái phép vào hệ thống tài khoản ngân hàng; chiếm đoạt tài khoản thư điện tử, mạng xã hội, gửi tin nhắn, cuộc gọi qua mạng viễn thông.
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy; vu khống; mua bán người; môi giới mại dâm; xâm hại tỉnh dục trẻ em; buôn bán hàng cấm, hàng gia, đánh bạc trái phép, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép....
- Một số hành vi phạm tội của tội phạm sử dụng công nghệ cao:
+ Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
+ Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
+ Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
+ Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
+ Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
+ Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, chiếm đoạt tài sản.
+ Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hoá trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
+ Sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh.
+ Cố ý gây nhiễu có hại.
Lời giải:
- Nếu bạn A thực hiện hành vi mở máy tính của người khác mà chưa được sự đồng ý của người đó, thì bạn A đã vi phạm pháp luật, vì: Điều 289 trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 đã quy định: nghiêm cấm thực hiện hành vi xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
Luyện tập 2 trang 21 GDQP 11: Em hãy nhận xét, góp ý cho từng bạn trong các tình huống sau:
Lời giải:
- Tình huống a) Bí mật xâm nhập vào một lớp học trực tuyến để trêu đùa mọi người là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, bạn H không nên thực hiện hành vi này.
- Tình huống b) Đánh tú lơ khơ trực tuyến bằng cách nạp tiền vào tài khoản để tham gia trò chơi là một hình thức đánh bạc trái phép => là hành vi vi pháp luật. Do đó, bạn Q không nên tham gia trò chơi này.
- Tình huống c) Hành vi chiếm đoạt hoặc xâm nhập trái phép tài khoản thư điện tử của người khác để thu thập thông tin, dữ liệu… là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, bạn Kiên không nên thực hiện hành vi này.
III. Phòng, chống tệ nạn xã hội
Lời giải:
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội.
- Một số tệ nạn xã hội:
+ Tệ nạn ma túy: là việc sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý và các hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Tệ nạn mại dâm:là các hành vi mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
+ Tệ nạn cờ bạc:là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trái pháp luật.
+ Tệ nạn mê tín dị đoan:là các hành vi thái quá, mù quáng, tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
Lời giải:
- Quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm:
+ Nghiêm cấm các hành vi: mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật
+ Xử phạt vi phạm hành chính tuỳ theo mức độ và trưởng hợp vi phạm đối với các hành vi: mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm; lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm…
+ Phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với các hành vi: chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người dưới 18 tuổi.
- Quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn cờ bạc:
+ Xử phạt vi phạm hành chính tuỳ theo mức độ và trường hợp vi phạm đối với hành vi đánh bạc trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép.
- Quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn mê tín dị đoan:
+ Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan, tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
+ Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi pham.
Lời giải:
- Nhận xét:
+ Chơi chọi gà ăn tiền là một hình thức đánh bạc. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo các hình thức khác nhau (tùy theo mức độ và trường hợp vi phạm).
+ Với việc thực hiện và rủ rê, lôi kéo người khác cùng tham gia trò chơi chọi gà ăn tiền, bạn H đã vi phạm pháp luật. Nếu hành vi này bị phát giác, tùy theo mức độ vi phạm, bạn H có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Góp ý:
+ Bạn K không nên tham gia chơi chọi gà ăn tiền; đồng thời, K nên khuyên các bạn trong nhóm dừng lại hành vi vi phạm pháp luật nêu trên. Nếu các bạn không nghe theo lời khuyên, K nên bí mật tố giác hành vi vi phạm pháp luật này tới lực lượng công an.
+ Bạn H và nhóm bạn của mình cần nhận thức rõ hành vi chơi chọi gà ăn tiền và rủ rê, lôi kéo người khác tham gia chơi… là vi phạm pháp luật; đồng thời: ngay lập tức dừng lại hành vi đó.
Lời giải:
- Để giúp Kiên và các bạn không vi phạm pháp luật, bạn Lan nên:
+ Giải thích để Kiên hiểu rõ: “đánh bạc là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thu bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Vì vậy, dù chỉ chơi tú lơ khơ ăn tiền với số tiền nhỏ, cũng là hành vi đánh bạc, vi phạm pháp luật”.
+ Từ đó, tiếp tục khuyên Kiên không nên rủ rê, lôi kéo các bạn khác tham gia chơi tú lơ khơ ăn tiền.
- Nếu Kiên không nghe theo lời khuyên, bạn Lan nên thông báo sự việc tới những người lớn tin cậy (ví dụ như: bố mẹ của Kiên hoặc thầy cô giáo chủ nhiệm,…) để nhờ sự hỗ trợ, khuyên bảo của họ.
Luyện tập 5 trang 23 GDQP 11: Em hãy nhận xét ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:
- Bạn A: Dâng hương Thành hoàng làng không phải là tệ nạn xã hội.
- Bạn B: Cá cược bằng tiền trong ném còn không phải là tệ nạn xã hội vì đây là trò chơi dân gian.
Lời giải:
- Ý kiến của bạn A là đúng. Việc dâng hương Thành hoàng làng không phải là tệ nạn xã hội mà là một nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt Nam; thể hiện sự tôn kính và biết ơn của người dân với những bậc tiền nhân – những người có công lao và đóng góp lớn cho cộng đồng dân cư ở khu vực đó.
- Ý kiến của bạn B là sai. Đánh bạc là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thu bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Vì vậy, cá cược bằng tiền trong ném còn cũng là hành vi đánh bạc, vi phạm pháp luật.
IV. Trách nhiệm phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao
Lời giải:
- Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao:
+ Tích cực, chủ động nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về phòng, chống một số tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao; biết bảo vệ mật khẩu, khoá mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ của bản thân.
+ Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao; phát hiện, tố giác và giúp đỡ cơ quan chức năng điều tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội và sử dụng công nghệ cao.
+ Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vui chơi lành mạnh để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội và sử dụng công nghệ cao.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Lời giải:
- Để góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội và sử dụng công nghệ cao, em đã:
+ Tự giác thực hiện trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
+ Tham gia học tập đầy đủ các nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao do nhà trường tổ chức.
+ Gương mẫu thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống một số tệ nạn xã hội phổ biến và tội phạm sử dụng công nghệ cao theo hướng dẫn của nhà trường; tự giác thực hiện quy tắc sinh hoạt ở cộng đồng, nơi công cộng.
+ Tham gia tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao do nhà trưởng, cộng đồng tổ chức.
Vận dụng trang 24 GDQP 11: Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:
- Chúng em nói không với tệ nạn xã hội.
- Tội phạm sử dụng công nghệ cao - Những điều cần biết.
Lời giải:
(*) Lựa chọn: Chủ đề 2: Tội phạm sử dụng công nghệ cao – những điều cần biết
(*) Bài thuyết trình tham khảo:
- Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 với nhiều sự mới mẻ tột bậc, nhất là hệ thống công nghệ thông tin nên tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Trong thời gian vừa qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và gây tâm lý bất an cho người dân. Tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện các hành vi phạm tội với mục đích trục lợi cá nhân, xâm phạm, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của quốc gia.
- Có thể nói rằng, tội phạm công nghệ cao là tội phạm cố ý sử dụng tri thức, kiến thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin tác động trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính. Trực tiếp hoặc dán tiếp thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức và Nhà nước.
- Từ tình hình thực tiễn, các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội tập trung chủ yếu 06 phương thức sau:
+ Thứ nhất, các đối tượng sẽ giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, yêu cầu khác nhau như: Phục vụ điều tra, làm người dân hoang mang… Từ đó, phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.
+ Thứ hai, lừa đảo qua mạng xã hội, cụ thể như sau:
▪ Chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, tiếp tục tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị... Sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo... thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng;
▪ Đối tượng giới thiệu là người nước ngoài kết bạn, làm quen với các phụ nữ Việt Nam nhằm tán tỉnh, yêu đương, đề nghị chuyển quà như: Trang sức, mỹ phẩm và số lượng lớn tiền USD qua đường hàng không về Việt Nam để làm quà tặng. Tiếp theo, giả danh nhân viên sân bay yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho chúng để làm thủ tục nhận hàng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
+ Thứ ba, tấn công mạng để chiếm đoạt thông tin, tài khoản, cụ thể như: Tấn công hộp thư điện tử, thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, hợp đồng thương mại để chiếm đoạt tài sản; hoặc giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.
+ Thứ tư, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương mại điện tử như: Các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, đặt hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu bị hại chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng thường khóa trang mạng của mình hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại và chiếm đoạt tài sản của bị hại.
+ Thứ năm, thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao dịch ảo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản), tự lập hoặc đứng ra làm đầu mối cho sàn giao dịch nước ngoài để lôi kéo khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tiền đầu tư.
+ Thứ sáu, giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dân để chiếm đoạt tài sản.
- Như vậy, có thể thấy, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay có rất nhiều thủ đoạn vô cùng tinh vi và phức tạp. Gây rất nhiều khó khăn đối với các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao. Nhằm phòng tránh các phương thức lừa đảo qua không gian mạng, người dân cần phải nâng cao ý thức cảnh giác, không tin tưởng các chiêu trò nhận thưởng qua mạng, không nên đưa các thông tin cá nhân lên mạng xã hội… để tránh bị các đối tượng khai thác trục lợi.
Lý thuyết GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
I. Một số vấn đề chung về tội phạm
1. Khái niệm tội phạm
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự.
2. Một số loại tội phạm
- Bộ luật Hình sự có 14 chương (từ Chương XIII đến Chương XXVI) quy định hình phạt các tội phạm, trong đó có một số loại tội phạm như:
+ Giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác;
+ Hiếp dâm, dâm ô đối với người dưới 16 tuổi;
+ Cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản;
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
+ Tổ chức đua xe, đua xe trái phép;
+ Cản trở giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không;…
3. Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm
- Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm là:
+ Câu kết thành các băng nhóm, tổ chức;
+ Lưu động trên phạm vi một hoặc nhiều tỉnh, thành phố;
+ Sử dụng thủ đoạn giả mạo, gian dối;
+ Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện;
+ Sử dụng công nghệ cao,...
II. Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
1. Khái niệm tội phạm sử dụng công nghệ cao
- Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, sử dụng tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông ở trình độ cao cố ý xâm phạm đến trật tự, an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lí hình sự.
2. Một số cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm sử dụng công nghệ cao
- Cài hoặc sao chép các phần mềm độc hại vào các công cụ lưu trữ, thiết bị kết nối máy tính.
- Chiếm đoạt quyền quản trị hệ thống, can thiệp vào dữ liệu hoặc hệ điều hành, ngăn chặn truyền tải dữ liệu.
- Khai thác các lỗ hổng bảo mật, lấy cắp tên và mật khẩu đăng nhập của người dùng, lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng, truy cập trái phép vào hệ thống tài khoản ngân hàng; chiếm đoạt tài khoản thư điện tử, mạng xã hội, gửi tin nhắn, cuộc gọi qua mạng viễn thông.
- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy; vu khống; mua bán người; môi giới mại dâm; xâm hại tỉnh dục trẻ em; buôn bán hàng cấm, hàng gia, đánh bạc trái phép, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép....
3. Quy định của pháp luật về xử lí tội phạm sử dụng công nghệ cao
- Các hành vi sau tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội có thể bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù:
+ Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
+ Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
+ Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
+ Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
+ Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
+ Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, chiếm đoạt tài sản.
+ Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
+ Sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh.
+ Cố ý gây nhiễu có hại.
III. Phòng, chống tệ nạn xã hội
1. Tệ nạn xã hội
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội.
2. Một số tệ nạn xã hội
- Tệ nạn ma túy: là việc sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý và các hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Tệ nạn mại dâm: là các hành vi mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
- Tệ nạn cờ bạc: là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trái pháp luật.
- Tệ nạn mê tín dị đoan: là các hành vi thái quá, mù quáng, tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn
a) Phòng, chống tệ nạn mại dâm
- Nghiêm cấm các hành vi: mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật
- Xử phạt vi phạm hành chính tuỳ theo mức độ và trưởng hợp vi phạm đối với các hành vi: mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm; lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm…
- Phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với các hành vi: chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người dưới 18 tuổi.
b) Phòng, chống tệ nạn cờ bạc
- Xử phạt vi phạm hành chính tuỳ theo mức độ và trường hợp vi phạm đối với hành vi đánh bạc trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép.
c) Phòng, chống tệ nạn mê tín dị đoan
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan, tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
- Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
IV. Trách nhiệm phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao
1. Trách nhiệm của công dân
- Tích cực, chủ động nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về phòng, chống một số tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao; biết bảo vệ mật khẩu, khoá mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ của bản thân.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao; phát hiện, tố giác và giúp đỡ cơ quan chức năng điều tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội và sử dụng công nghệ cao.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vui chơi lành mạnh để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội và sử dụng công nghệ cao.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của học sinh
- Tự giác thực hiện trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
- Tham gia học tập đầy đủ các nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao do nhà trường tổ chức.
- Gương mẫu thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống một số tệ nạn xã hội phổ biến và tội phạm sử dụng công nghệ cao theo hướng dẫn của nhà trường; tự giác thực hiện quy tắc sinh hoạt ở cộng đồng, nơi công cộng.
- Tham gia tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao do nhà trưởng, cộng đồng tổ chức.
- Phát hiện, ngăn chặn người thân, bạn bè và những người xung quanh vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều