Sách bài tập GDQP 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Với giải SBT Giáo dục quốc phòng 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập GDQP 11 Bài 4.

1 891 22/11/2023


Giải SBT GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Câu 4.1 trang 26 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của (.....)”. Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm về môi trường là:

A. con người

B. con người và sinh vật

C. con người, sinh vật và tự nhiên

D. con người, sinh vật, tự nhiên và xã hội

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4.2 trang 26 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thành phần môi trường

A. gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh và ánh sáng.

B. gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

C. là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

D. là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4.3 trang 26 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi (.....) không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (...) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm ô nhiễm môi trường là:

A. tính chất của thành phần môi trường

B. tính chất vật lí, hoá học của thành phần môi trường

C. tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường

D. tính chất vật lí, hoá học, sinh học, trạng thái của thành phần môi trường

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4.4 trang 27 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Phát biểu nào sau đây không phải là ý nghĩa của môi trường?

A. Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

B. Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.

C. Môi trường cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên vô tận, đáp ứng nhu cầu con người.

D. Môi trường là nơi lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người, các loài sinh vật và Trái Đất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4.5 trang 27 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Nối các thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả đúng.

Nối các thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả đúng

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - A, C, D, G, H;

2 - B;

3 - E

Câu 4.6 trang 28 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Nối các thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả đúng.

Nối các thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả đúng

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 – B

2 - A

3 - D

4-C

Câu 4.7 trang 28 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Bảo vệ môi trường là các hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; (.....); sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm bảo vệ môi trường là:

A. khắc phục ô nhiễm môi trường

B. khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường

C. khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường

D. khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện thành phần, chất lượng môi trường

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4.8 trang 28 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Việc xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm (.....) đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra”.

Có một số ý kiến sau về từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên: tổ chức và cộng đồng dân cư sử dụng đất

- Bạn A: cơ quan,

- Bạn B: cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và hộ gia đình sử dụng đất

- Bạn C: cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và người sử dụng đất

- Bạn D: cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất

Em hãy nhận xét các ý kiến trên.

Lời giải:

- Ý kiến các bạn A, B, C sai.

- Ý kiến bạn D đúng.

Câu 4.9 trang 29 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Đánh dấu x vào ô tương ứng những việc cần làm và những việc bị nghiêm cấm trong bảng sau:

Việc làm

Bảo vệ môi trường

Đất

Nước

Không khí

Cần

Nghiêm cấm

Cần

Nghiêm cấm

Cần

Nghiêm cấm

1. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định

2. Kiểm soát các nguồn thải vào môi trường nước biển

3. Phát tán, thải chất độc hại, virus độc hại chưa kiểm định

4. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường

5. Khi xây dựng quy hoạch có sử dụng đất phải có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

6. Cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường

7. Vứt chất thải xuống các sông, suối, ao, hồ

8. Xử lí nước thải xả vào môi trường nước mặt

9. Quan trắc, đánh giá và kiểm soát các nguồn khí thải theo quy định của pháp luật

10. Cảnh báo kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

11. Phát tán xác súc vật chết do dịch bệnh

12. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định

Lời giải:

Việc làm

Bảo vệ môi trường

Đất

Nước

Không khí

Cần

Nghiêm cấm

Cần

Nghiêm cấm

Cần

Nghiêm cấm

1. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định

x

x

x

2. Kiểm soát các nguồn thải vào môi trường nước biển

x

3. Phát tán, thải chất độc hại, virus độc hại chưa kiểm định

x

x

x

4. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường

x

x

x

5. Khi xây dựng quy hoạch có sử dụng đất phải có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

x

6. Cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường

x

x

x

7. Vứt chất thải xuống các sông, suối, ao, hồ

x

8. Xử lí nước thải xả vào môi trường nước mặt

x

9. Quan trắc, đánh giá và kiểm soát các nguồn khí thải theo quy định của pháp luật

x

10. Cảnh báo kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

x

11. Phát tán xác súc vật chết do dịch bệnh

x

x

x

12. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định

x

x

x

Câu 4.10 trang 30 SBT Giáo dục quốc phòng 11:

Tìm các ô chữ ở 13 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 4 trong hình 4.1

a) Tìm các ô chữ ở 13 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 4 trong hình 4.1, biết từ ngữ ở mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 4 SGK và thông tin sau:

- Hàng 1: Tính từ chỉ sự ngang nhau, tương ứng với nhau.

- Hàng 2: Tên gọi hành tinh thứ ba trong hệ Mặt Trời, nơi con người và các sinh vật khác sinh sống.

- Hàng 3: Từ chỉ việc giữ lại, ngăn lại trong một giới hạn nhất định, không để cho vượt qua.

- Hàng 4: Sự dâng lên của mực nước đại dương trung bình do tác động của biến đổi khí hậu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão và các tác động tự nhiên khác.

- Hàng 5: Đại lượng chỉ độ nóng lạnh của một vật.

- Hàng 6: Đất đai về mặt có sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) sinh sống.

- Hàng 7: Danh từ chỉ đơn vị gồm các sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) sinh sống trong một môi trường nhất định, về mặt các mối quan hệ tương tác giữa các loài sinh vật với nhau và với môi trường.

- Hàng 8: Từ chỉ tình trạng cạn sạch đến mức không còn tìm đâu, lấy đâu ra nữa.

- Hàng 9: Tai hoạ lớn, gây nhiều cảnh đau thương, tang tóc.

- Hàng 10: Động từ chỉ việc có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới.

- Hàng 11: Từ chỉ một hiện tượng của thiên nhiên xảy ra ở một khu vực khi lượng mưa đạt dưới mức trung bình ở khu vực đó trong thời gian nhiều tháng hay nhiều năm dẫn đến tình trạng thiếu nước.

- Hàng 12: Từ chỉ hiện tượng ngập và lũ lụt.

- Hàng 13: Lớp các chất khí bao quanh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.

b) Nêu thông điệp hình 4.1 sau khi tìm được các ô chữ.

Lời giải:

♦ a) Các ô chữ cần tìm là:

Tìm các ô chữ ở 13 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 4 trong hình 4.1

♦ b) Thông điệp hình 4.1: Có thể dựa vào cộng đồng và hệ sinh thái để xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu.

Câu 4.11 trang 31 SBT Giáo dục quốc phòng 11:

Tìm các ô chữ ở 13 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc (14) trong hình 4.2

a) Tìm các ô chữ ở 13 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc (14) trong hình 4.2, biết từ ngữ ở mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 4 SGK và thông tin sau:

- Hàng 1: Từ ngữ chỉ sự thay đổi của khí hậu chủ yếu do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này làm tăng khả năng biến động tự nhiên của khí hậu.

- Hàng 2: Từ chỉ toàn bộ những gì tồn tại sẵn có trong vũ trụ mà không phải do con người tạo ra.

- Hàng 3: Từ chỉ việc làm nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại.

- Hàng 4: Từ chỉ hỗn hợp khí bao quanh Trái Đất, chủ yếu gồm nitrogen và oxygen, rất cần thiết cho sự sống của con người và sinh vật.

- Hàng 5: Từ chỉ thức ăn có chất bột như gạo, ngô, khoai, sắn,...

- Hàng 6: Từ chỉ các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

- Hàng 7: Từ chỉ hiện tượng người dân rời bỏ nơi cư trú truyền thống của mình đến nơi khác do môi trường bị huỷ hoại, điều kiện sống không bảo đảm và gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.

- Hàng 8: Từ chỉ hiện tượng những khối băng tách rời nhau thành những mảng nhỏ trôi nổi, sụt lún xuống bề mặt đại dương.

- Hàng 9: Từ chỉ tình hình chính trị, trật tự xã hội bình thường, yên ổn, không có rối loạn.

- Hàng 10: Từ chỉ các vật sống bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có trao đổi chất với môi trường, có sinh đẻ, lớn lên và chết đi.

- Hàng 11: Danh từ chỉ tổng thể nói chung những hoạt động trong đời sống của một con người hay một xã hội.

- Hàng 12: Động từ chỉ việc chủ động, sẵn sàng đáp lại tình thế bất lợi một cách kịp thời.

- Hàng 13: Danh từ chỉ toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

b) Nêu thông điệp hình 4.2 sau khi tìm được các ô chữ.

Lời giải:

♦ a) Các ô chữ cần tìm là:

Tìm các ô chữ ở 13 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc (14) trong hình 4.2

♦ b) Thông điệp hình 4.2: Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

Câu 4.12 trang 32 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trong chuyến tham quan trải nghiệm ở một cánh đồng hoa, Nam thấy có nhiều vỏ chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật vứt bỏ bừa bãi ở bờ ruộng nên đề nghị các bạn thu gom mang đến khu vực phân loại rác. Một bạn trong nhóm nói: “Những vỏ chai, lọ này vẫn còn chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ, mình không nhặt đâu”.

Theo em, Nam cần xử trí như thế nào?

Lời giải:

- Nam cần giải thích, thuyết phục cho bạn hiểu: việc vứt bỏ chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ở bờ ruộng làm ô nhiễm môi trường đất, cần phải thu gom để tiêu huỷ đúng quy định. Tuy nhiên, nhóm mình khi thu gom sẽ phải có trang bị cá nhân để bảo đảm an toàn cho mọi người.

Câu 4.13 trang 33 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Hiện nay trong mỗi gia đình có khoảng 10 - 15 thiết bị điện tử có sử dụng pin. Khi pin không còn giá trị sử dụng, đa số người dân có thói quen vút bừa bãi hoặc bỏ chung vào thùng rác như các loại rác thải thông thường khác. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học môi trường và Phát triển (Bộ Tài nguyên và Môi trường), khi chôn lấp pin, các kim loại nặng như: chì, kẽm, niken, thuỷ ngân,... có trong pin sẽ thấm vào đất, nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước.

(Theo VOV Giao thông - Đài Tiếng nói Việt Nam, Chuyên mục “Thành phố tôi yêu” ngày 16-10-2022)

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 500 từ) nêu cảm nghĩ và hành động của em sau khi đọc đoạn văn bản trên.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Có nhiều chủng loại, kích thước pin khác nhau tương ứng với rất nhiều thiết bị tiêu thụ điện từ đồng hồ đeo tay, đồ chơi trẻ em, điện thoại di động, máy tính bảng đến pin cỡ lớn dùng cho xe điện,... Có kích thước nhỏ gọn, những viên pin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Pin đã, đang và sẽ là một công cụ lưu trữ năng lượng được sử dụng phổ biến không chỉ trong hiện tại mà còn nhiều năm nữa trong tương lai, tuy nhiên, bên trong đó cũng là một “mỏ” hóa chất độc hại.

Pin đã qua sử dụng đang khiến cho con người phải đau đầu để xử lý chúng. Bởi lẽ, pin thải không phải loại rác thông thường, nó chứa rất nhiều hoá chất độc hại cho sức khoẻ. Pin không thể vứt vào thùng rác cùng với các loại rác thải khác mà cần được thu gom và xử lý riêng.

Nếu không được phân loại, tiêu hủy đúng quy trình sẽ trở thành mối nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người. Trong pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín… đều là những chất cực độc, nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người.

Pin chứa rất nhiều chất độc hại nên cần được phân loại đúng cách. Lượng thủy ngân (Hg) có trong một viên pin là rất lớn, khi lượng thủy ngân từ pin thấm vào nguồn nước xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở, thủy ngân thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch… Chì (Pb) có trong pin có thể gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận…

Khi hít thở phải bụi có chứa Cadimi (Cd) trong pin sẽ dẫn đến các vấn đề về hệ hô hấp và thận, có thể gây tử vong. Nuốt phải một lượng nhỏ cadimi sẽ phát sinh ngộ độc tức thì và tổn thương gan, thận. Các hợp chất chứa cadimi cũng là các chất gây ung thư. Ngoài ra, trong pin còn có rất nhiều chất khác gây nguy hiểm cho con người.

Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chúng vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, để rồi người ta sẽ xử lý chúng bằng hai phương pháp: chôn lấp hoặc đốt. Nếu chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc đọng lại trong tro gây ô nhiễm không khí.

Chính vì thế, nhiều năm qua, các chiến dịch 'đừng vứt pin' đã được phát động ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, pin và ắc quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường mà cần được phân loại. Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, phải tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt. Đối với các thỏi pin đã qua sử dụng, có thể cho chúng vào lọ thủy tinh sạch để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và xa tầm tay trẻ em.

Chiến dịch kêu gọi mọi người đừng vứt pin vào thùng rác và tạo cho mình thói quen phân loại rác, đặc biệt không bỏ chung pin với rác thải sinh hoạt, đã được triển khai ở nhiều địa phương. Các nhà khoa học dự đoán tiếp theo sẽ là sự ra đời của những thế hệ pin phát triển dựa trên tiến bộ của công nghệ nano giúp tăng cường hiệu suất cũng như kích thước và tuổi thọ của pin.

Nhưng, dù thế nào thì cùng với những tiện ích của nó, những tác động ngược trở lại vẫn đang là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý, và cũng là thách thức với đời sống thường nhật của mỗi người dân. Vì vậy, mọi người đừng vứt pin bừa bãi!

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

1 891 22/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: