Sách bài tập GDQP 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Với giải SBT Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập GDQP 11 Bài 6.

1 611 22/11/2023


Giải SBT GDQP 11 Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Câu 6.1 trang 39 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Ý kiến nào sau đây là đầy đủ và chính xác?

A. Súng bộ binh là súng trang bị cho cá nhân.

B. Súng bộ binh là súng trang bị cho bộ binh.

C. Súng bộ binh là súng trang bị cho phân đội bộ binh.

D. Súng bộ binh là súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 6.2 trang 39 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Nối thông tin ở hai cột để có kết quả đúng.

Nối thông tin ở hai cột để có kết quả đúng

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - A, B, C, E, G, I;

2 - A, B, C, D, E, G, H, I, K

Câu 6.3 trang 39 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Ý kiến nào sau đây là đầy đủ và chính xác?

A. Súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất và đạn kiểu 1956 do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất.

B. Súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất và đạn kiểu 1956 (K56) do Trung Quốc, Việt Nam và một số nước sản xuất.

C. Súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất và đạn kiểu 1956 do Việt Nam sản xuất.

D. Súng tiểu liên AK sử dụng đạn do Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam sản xuất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6.4 trang 40 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Ý kiến nào sau đây là đầy đủ và chính xác?

A. Súng tiểu liên AK sử dụng được đầu đạn thường (có lõi thép), đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy.

B. Súng tiểu liên AK sử dụng được đầu đạn thường (có lõi thép), đầu đạn vạch đường và đầu đạn cháy.

C. Súng tiểu liên AK sử dụng được đầu đạn thường (có lõi thép), đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy.

D. Súng tiểu liên AK sử dụng được đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6.5 trang 40 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK chứa được

A. 25 viên đạn.

B. 28 viên đạn.

C. 30 viên đạn.

D. 32 viên đạn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6.6 trang 40 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thước ngắm của súng tiểu liên AK ghi từ số 1 đến số 8, tương ứng với cự li bắn từ

A. 100 m đến 800 m trên thực địa.

B. 200 m đến 900 m trên thực địa.

C. 300 m đến 1000 m trên thực địa.

D. 200 m đến 1600 m trên thực địa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6.7 trang 40 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK là

A. 400 m.

B. 350 m.

C. 250 m.

D. 450 m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6.8 trang 40 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK khi bắn mục tiêu mặt đất, mặt nước và tập trung hoả lực là

A. 500 m.

B. 600 m.

C. 700 m.

D. 800 m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 6.9 trang 40 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK khi bắn máy bay, quân nhảy dù là

A. 500 m.

B. 350 m.

C. 400 m.

D. 450 m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6.10 trang 40 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tầm bắn thẳng của súng tiểu liên AK đối với mục tiêu người nằm là

A. 300 m.

B. 350 m.

C. 400 m.

D. 450 m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6.11 trang 40 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tầm bắn thẳng của súng tiểu liên AK đối với mục tiêu người chạy là

A. 475 m.

B. 500 m.

C. 550 m.

D. 525 m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 6.12 trang 40 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Súng tiểu liên AK có tốc độ ban đầu của đầu đạn là

A. 710 m/s.

B. 700 m/s.

C. 720 m/s.

D. 730 m/s.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6.13 trang 41 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Khi bắn phát một, súng tiểu liên AK có tốc độ bắn là

A. 35 phát/phút.

B. 40 phát/phút.

C. 45 phát/phút.

D. 50 phát/phút.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6.14 trang 41 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Khi bắn liên thanh, súng tiểu liên AK có tốc độ bắn là

A. 90 phát/phút.

B. 100 phát/phút.

C. 110 phát/phút.

D. 120 phát/phút.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6.15 trang 41 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Khối lượng của súng tiểu liên AK khi lắp đủ 30 viên đạn là

A. 4,1 kg.

B. 4,2 kg.

C. 4,3 kg.

D. 4,4 kg.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6.16 trang 41 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Súng tiểu liên AK gồm

A. 9 bộ phận chính.

B. 10 bộ phận chính.

C. 11 bộ phận chính.

D. 12 bộ phận chính.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6.17 trang 41 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin về một số chuyển động của súng tiểu liên AK:

- N1: Bóp cò, búa đập vào đuôi kim hoả, kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng.

- N2: Thuốc phóng cháy sinh ra khí thuốc có áp suất lớn đẩy đầu đạn chuyển động trong nòng súng.

- N3: Khi đầu đạn chuyển động qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ trích khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng lùi, đồng thời hất vỏ đạn ra ngoài.

- N4: Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ. Thả tay kéo bệ khoá nòng, lò xo đẩy về giãn ra đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng về phía trước, đưa viên đạn thứ nhất vào buồng đạn.

- N5: Khi bệ khoá nòng và khoá nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về giãn ra, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng về phía trước, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn. Theo nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK, các chuyển động trên được sắp xếp theo thứ tự nào?

A. N4 - N1 - N2 - N3 - N5

B. N1 - N2 - N3 - N4 - N5

C. N4 - N2 - N3 - N1 - N5

D. N4 - N3 - N1 - N2 - N5

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6.18 trang 42 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Quan sát hình 6.1 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác tháo súng tiểu liên AK (Giả sử chiến sĩ thuận tay phải).

Quan sát hình 6.1 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện

Lời giải:

- Hình 6.1a: Khi tháo hộp tiếp đạn, giữ súng không dựng đứng trên bàn mà ngả về phía trước người tháo súng.

- Hình 6.1b: Khi tháo hộp tiếp đạn, giữ súng không dựng đứng trên bàn mà ngả về phía người tháo súng.

- Hình 6.1c: Khi kiểm tra, khám súng, tay phải ngửa, dùng ngón tay út nắm tay kéo bệ khoá nòng xuống dưới.

- Hình 6.1d: Khi kiểm tra súng, dùng ngón tay trỏ nắm tay kéo bệ khoá nòng xuống dưới.

- Hình 6.le: Khi tháo ống đựng phụ tùng, nâng súng lên khỏi mặt bàn nhưng lại giữ súng ngả sang trái.

- Hình 6.1g: Khi tháo thông nòng, tay trái nắm súng ở vị trí thước ngắm.

- Hình 6.1h: Khi tháo thông nòng, tay trái giữ súng ở vị trí mặt súng hướng vào thân người, nên người tháo súng khó quan sát.

- Hình 6.1i: Khi tháo lắp hộp khoá nòng, dùng ngón cái của tay phải ấn vào mấu giữ nắp hộp khoá nòng.

- Hình 6.1k: Khi tháo bộ phận đẩy về, tay phải cầm thân cốt lò xo bộ phận đẩy về.

- Hình 6.11: Khi tháo bệ khoá nòng và khoá nòng, tay phải không nắm choàng lên bệ khoá nòng mà chỉ móc ngón tay trỏ vào tay kéo bệ khoá nòng để kéo về sau.

- Hình 6.1m: Sau khi tháo súng, bộ phận đẩy về, khoá nòng và thoi đẩy, khoá nòng, thông nòng, nắp hộp khoá nòng đặt sai thứ tự.

Câu 6.19 trang 46 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Quan sát hình 6.2 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác lắp súng tiểu liên AK (Giả sử chiến sĩ thuận tay phải).

Quan sát hình 6.2 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác

Lời giải:

- Hình 6.2a: Khi lắp ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên, tay phải cầm ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên, nhưng không lắp đầu ống dẫn thoi đẩy khớp vào khuyết ở khâu truyền khí thuốc trước mà đặt thẳng cả ốp lót tay trên xuống.

- Hình 6.2b: Khi lắp khoá nòng vào bệ khoá nòng, tay phải cầm ngửa bệ khoá nòng, tay trái lắp đuôi khoá nòng vào ổ chứa, tráng

- Hình 6.2c: Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng vào súng: Tay phải cầm ngửa bệ khoá nòng, ngón cái không tì vào tai trái khoá nòng nên khoá nòng không ở vị trí phía trước hết cỡ (khoá nòng dễ bị tụt xuống dưới).

- Hình 6.2d: Khi lắp bệ khoá nòng và khoá nòng, tay phải đưa đầu thoi đẩy vào lỗ chứa thoi đẩy, nhưng đặt bệ khoá nòng không khớp vào hai gờ ở hộp khoá nòng nên không đẩy được bệ khoá nòng về trước (hai gờ trượt ở hộp khoá nòng ở vị trí sát đuôi hộp khoá nòng).

- Hình 6.2e: Khi lắp nắp hộp khoá nòng, tay phải cầm nắp hộp khoá nòng, đầu nắp hộp khoá nòng không lọt vào khuyết giữ ở sau bệ thước ngắm.

- Hình 6.2g: Khi lắp ống đựng phụ tùng, tay phải cầm ống đựng phụ tùng, nắp ống hướng vào ổ chứa, không hướng vào lòng bàn tay.

- Hình 6.2h: Khi lắp hộp tiếp đạn, tay phải cầm hộp tiếp đạn, lựa cho mẫu trước của hộp tiếp đạn không khớp vào khuyết chứa ở hộp khoá nòng.

Câu 6.20 trang 48 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thuốc nổ là

A. chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích đủ mạnh thì thường nổ.

B. chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ.

C. chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động từ bên trong thì thường nổ.

D. chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động từ bên trong đủ mạnh thì thường nổ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6.21 trang 48 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thuốc nổ TNT nóng chảy ở

A. 80 °C.

B. 81 °C.

C. 82 °C.

D. 83 °C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6.22 trang 48 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thuốc nổ TNT cháy ở

A. 300 °C.

B. 310 °C.

C. 320 °C.

C. 350 °C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6.23 trang 48 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thuốc nổ TNT nổ ở

A. 350 °C.

B. 360 °C.

C. 370 °C.

D. 380 °C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6.24 trang 48 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thuốc nổ TNT được gây nổ bằng

A. kíp số 5 trở lên.

B. kíp số 6 trở lên.

C. kíp số 7 trở lên.

D. kíp số 8 trở lên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6.25 trang 48 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thuốc nổ C4 cháy ở

A. 175 °C.

B. 180 °C.

C. 185 °C.

D. 190 °C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 6.26 trang 48 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thuốc nổ C4 nổ ở

A. 199 °C.

B. 200 °C.

C. 201 °C.

D. 202 °C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6.27 trang 48 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thuốc nổ C4 được gây nổ bằng

A. kíp số 5 trở lên.

B. kíp số 6 trở lên.

C. kíp số 7 trở lên.

D. kíp số 8 trở lên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6.28 trang 48 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Nối thông tin hai cột dưới đây để được kết quả đúng.

Nối thông tin hai cột dưới đây để được kết quả đúng

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - A, C;

2 - B, E;

3 - D, G

Câu 6.29 trang 49 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Nối thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả đúng.

Nối thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả đúng

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - B

2 - A

3 - D

4 - E

5 - C

Câu 6.30 trang 50 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Vũ khí tự tạo là vũ khí có cấu tạo và nguyên lí hoạt động đơn giản, (.....), dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn dược thu được của đối phương”. Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm vũ khí tự tạo là:

A. dễ chế tạo bằng những phương pháp thủ công

B. dễ chế tạo bằng những phương pháp và phương tiện thủ công

C. dễ chế tạo bằng những phương pháp và kĩ thuật thủ công

D. dễ chế tạo bằng những kĩ thuật và phương tiện thủ công

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

1 611 22/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: