Sách bài tập GDQP 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Với giải SBT Giáo dục quốc phòng 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập GDQP 11 Bài 3.

1 791 22/11/2023


Giải SBT GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Câu 3.1 trang 21 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Tội phạm là (.....) được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm tội phạm là:

A. hành vi nguy hiểm

B. hành vi nguy hiểm cho xã hội

C. hành vi nguy hiểm cho xã hội và con người

D. hành vi nguy hiểm cho xã hội và sự sống của

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3.2 trang 21 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cách thức hoạt động nào sau đây không phải là cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm?

A. Câu kết thành các băng nhóm, tổ chức con người

B. Lưu động trên phạm vi một hoặc nhiều tỉnh, thành ph

C. Hoạt động công khai, cho nhiều người biết, không giấu giếm

D. Sử dụng thủ đoạn giả mạo, giả danh, gian dối

E. Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện

G. Sử dụng công nghệ cao

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 3.3 trang 21 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, sử dụng (.....) ở trình độ cao cố ý xâm phạm đến trật tự, an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lí hình sự”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm tội phạm sử dụng công nghệ cao là:

A. tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông

B. tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin

C. tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện

D. tri thức, kĩ năng, công cụ

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3.4 trang 22 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cách thức hoạt động nào sau đây không phổ biến đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao?

A. Sao chép các phần mềm độc hại vào các thiết bị kết nối máy tính

B. Ngăn chặn truyền tải dữ liệu

C. Lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng, truy cập trái phép vào hệ thống tài khoản ngân hàng

D. Sử dụng phương tiện giao thông vận chuyển trái phép chất ma tuý

E. Sử dụng mạng internet mua bán trái phép chất ma tuý

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 3.5 trang 22 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trong mỗi tình huống sau, em sẽ xử trí như thế nào?

a) Em nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ kêu gọi ủng hộ từ thiện và đề nghị chuyển tiền vào số tài khoản gửi kèm.

b) Em nhận được tin nhắn trên điện thoại thông báo trúng thưởng và đề nghị em chuyển khoản phí dịch vụ vận chuyển quà tặng.

Lời giải:

- Trong cả hai tình huống, em không chuyển tiền vì đây là thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Em nên xin ý kiến tư vấn của bố mẹ hoặc người thân, thầy, cô giáo,...

Câu 3.6 trang 22 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, (.....), gây nguy hiểm cho xã hội”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm tệ nạn xã hội là:

A. lệch chuẩn mực xã hội

B. lệch chuẩn mực đạo đức

C. lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức

D. lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực nhân cách

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 3.7 trang 22 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Tệ nạn ma tuý là (.....) và các hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm tệ nạn ma tuý là:

A. việc sử dụng trái phép chất ma tuý

B. việc sử dụng trái phép chất ma tuý, phụ thuộc ma tuý

C. việc sử dụng trái phép chất ma tuý, lạm dụng ma tuý

D. việc sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 3.8 trang 23 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tệ nạn mại dâm là

A. các hành vi mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.

B. các hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm và môi giới mại dâm.

C. các hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, môi giới mại dâm và cưỡng bức mại dâm.

D. các hành vi mua dâm, bán dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3.9 trang 23 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Hành vi nào sau đây là tệ nạn mại dâm?

A. Kinh doanh dịch vụ karaoke

B. Bảo kê mại dâm

C. Kinh doanh dịch vụ vũ trường

D. Truy cập các trang web đồi trụy

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3.10 trang 23 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tệ nạn cờ bạc là

A. các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trái pháp luật.

B. các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trái pháp luật.

C. các hành vi cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trái pháp luật.

D. các hành vi cá cược, sát phạt được thua bằng tiền, đánh bạc, tổ chức đánh bạc trái pháp luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3.11 trang 23 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn cờ bạc?

A. Tổ chức trò chơi “Đố vui có thưởng” trong lễ hội

B. Cá cược ăn thua bằng tiền trong trò chơi chọi gà

C. Cá cược bằng tiền trong giải thi đấu bóng đá

D. Chơi trò chơi trực tuyến có được thua bằng tiền

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3.12 trang 24 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Bạn Bình thấy quảng cáo game Tài Xỉu trên điện thoại rất hấp dẫn: Nhà cái sử dụng 3 viên xúc xắc, mỗi viên xúc xắc có 6 mặt và người chơi sẽ đặt cược kết quả bằng tiền sau khi nhà cái lắc xúc xắc; nếu kết quả trên tổng 3 mặt của xúc xắc từ 4 đến 10 thì gọi là “Xỉu”, còn nếu từ 11 đến 17 thì gọi là “Tài”. Người chơi chỉ cần cung cấp số tài khoản và nạp 100 000 đồng ban đầu để giữ chỗ. Bình định lấy khoản tiền tiết kiệm của mình chơi thử.

Em hãy tư vấn cho Bình.

Lời giải:

- Hành vi “đặt cược kết quả bằng tiền” trong các trò chơi là đánh bạc trái phép. Đánh bạc trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) tuỳ theo mức độ và trường hợp vi phạm; phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội. Vì vậy, Bình cần tuân theo pháp luật, không tham gia các trò chơi bị nghiêm cấm tương tự trường hợp trên.

Câu 3.13 trang 24 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Lớp của Nam chuẩn bị tham gia trận chung kết giải bóng đá khối lớp 11 của trường. Bạn Nam nêu ý kiến: “Lớp mình sẽ chia hai nhóm cá cược xem lớp mình thắng hay thua. Nhóm nào thắng sẽ giảm một nửa mức tiền đóng góp để liên hoan lớp. Các bạn có đồng ý không?”.

Nếu đang học cùng lớp với Nam, em sẽ xử trí như thế nào?

Lời giải:

- Trước hết, em sẽ giải thích cho Nam hiểu, làm theo đề xuất của Nam là hành vi đánh bạc trái phép và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021 của Chính phủ. Sau đó, em sẽ nói với bạn lớp trưởng xin ý kiến cô giáo chủ nhiệm về việc tổ chức chăm sóc tốt nhất cho các cầu thủ của lớp, tổ chức đi cổ vũ trong ngày thi đấu; tổ chức liên hoan lớp dù thắng hay thua,...

Câu 3.14 trang 24 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Em hãy nhận xét các ý kiến sau:

- Bạn A: Bán dâm một lần duy nhất vì hoàn cảnh khó khăn không phải tệ nạn mại dâm.

- Bạn B: Sử dụng đồ dùng, hiện vật để cá cược trong các trò chơi được tổ chức ở lễ hội không phải là tệ nạn cờ bạc.

Lời giải:

- Ý kiến hai bạn đều sai.

Câu 3.15 trang 24 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tệ nạn mê tín dị đoan là

A. các hành vi thái quá, mù quáng, tin vào những điều mơ hồ dẫn đến hành động vi phạm pháp luật.

B. các hành vi thái quá, mù quáng dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội.

C. các hành vi thái quá, mù quáng, tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

D. các hành vi mù quáng, tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 3.16 trang 24 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Hành vi nào sau đây là tệ nạn mê tín dị đoan?

A. Bói toán

B. Cúng ông Công ông Táo

C. Tổ chức hội làng

D. Cúng giỗ tổ tiên

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3.17 trang 24 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan, tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội được quy định tại

A. Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29-3-2021 của Chính phủ.

B. Điều 13 Nghị định số 38/2020/NĐ-CP ngày 29-3-2020 của Chính phủ.

C. Điều 12 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 29-3-2019 của Chính phủ.

D. Điều 11 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 29-3-2018 của Chính phủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3.18 trang 25 SBT Giáo dục quốc phòng 11:

Tìm các ô chữ ở 10 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 11) trong hình 3.1

Hình 3.1

a) Tìm các ô chữ ở 10 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 11) trong hình 3.1, biết từ ngữ của mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 3 SGK và thông tin sau:

- Hàng 1: Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.

- Hàng 2: Quá trình các quốc gia cùng hợp tác để cải thiện mối quan hệ trên cơ sở chia sẻ lợi ích, mục tiêu, giá trị và nguồn lực.

- Hàng 3: Một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường thực hiện nhằm mục đích giải trí hay vui vẻ.

- Hàng 4: Hành động dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu lợi riêng không chính đáng.

- Hàng 5: Hệ thống các máy tính được nối kết với nhau qua đường truyền tin để có thể trao đổi và dùng chung chương trình dữ liệu.

- Hàng 6: Từ chỉ trạng thái dùng hết sức mình để làm.

- Hàng 7: Công nghệ áp dụng thành tựu nghiên cứu khoa học mới nhất, có độ chính xác và hiệu suất kinh tế cao như điện tử, tin học, sinh học phân tử, vật liệu cứng, siêu dẫn,...

- Hàng 8: Từ chỉ hành động bịa đặt chuyện xấu cho người khác để làm mất danh dự, mất uy tín của người đó.

- Hàng 9: Hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội.

- Hàng 10: Từ chỉ hành vi dùng trong một công việc hoặc lấy làm phương tiện phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó.

b) Nêu thông điệp hình 3.1 sau khi tìm được các ô chữ.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Các ô chữ cần tìm là:

Tìm các ô chữ ở 10 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 11) trong hình 3.1

♦ Yêu cầu b) Thông điệp hình 3.1: Tích cực phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và tệ nạn xã hội trong thời kì hội nhập quốc tế.

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

1 791 22/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: