Sách bài tập GDQP 11 Bài 10 (Kết nối tri thức): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

Với giải SBT Giáo dục quốc phòng 11 Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập GDQP 11 Bài 10.

1 383 22/11/2023


Giải SBT GDQP 11 Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

Câu 10.1 trang 68 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Lựu đạn F-1 Việt Nam trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực và phá huỷ một số loại phương tiện chiến tranh của đối phương bằng (.....)”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh nội dung về tính năng của lựu đạn F-1 Việt Nam là:

A. mảnh gang

B. sức ép khí thuốc

C. mảnh gang và sức ép khí thuốc

D. mảnh thép và sức ép khi thuốc

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 10.2 trang 68 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trọng lượng toàn bộ của lựu đạn F-1 Việt Nam là

A. 500 g.

B. 550 g.

C. 600 g.

D. 650 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 10.3 trang 68 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trọng lượng thuốc nổ TNT trong lựu đạn F-1 Việt Nam là

A. 50 g.

B. 55 g.

C. 60 g.

D. 65 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 10.4 trang 68 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Đường kính thân lựu đạn F-1 Việt Nam là

A. 50 mm.

B. 55 mm.

C. 60 mm.

D. 65 mm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 10.5 trang 68 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Chiều cao toàn bộ lựu đạn F-1 Việt Nam là

A. 117 mm.

B. 115 mm.

C. 113 mm.

D. 110 mm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 10.6 trang 68 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thời gian cháy chậm của lựu đạn F-1 Việt Nam từ

A. 3 − 4 giây.

B. 4 - 5 giây.

C. 5 - 6 giây.

D. 6 − 7 giây.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 10.7 trang 68 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Bán kính sát thương của lựu đạn F-1 Việt Nam là

A. 18 m.

B. 20 m.

C. 22 m.

D. 24 m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 10.8 trang 68 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Đối với lựu đạn F-1 Việt Nam, khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy (.....) thì phụt lửa vào kíp, gây nổ lựu đạn”. Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên là:

A. từ 2,2 - 3,2 giây

B. từ 3 - 4 giây

C. từ 4,2 - 5,2 giây

D. từ 5,2 - 6,2 giây

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 10.9 trang 69 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Đối với lựu đạn F-1 Việt Nam, khi rút chốt an toàn phải dùng lực giữ, kéo của

A. tay phải.

B. tay trái.

C. tay phải và tay trái.

D. răng và tay phải.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 10.10 trang 69 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Lựu đạn LĐ-01 Việt Nam dùng để sát thương sinh lực địch bằng uy lực của

A. thuốc nổ.

B. mảnh văng.

C. thuốc nổ kết hợp với mảnh gang.

D. thuốc nổ kết hợp với các mảnh văng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 10.11 trang 69 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trọng lượng toàn bộ của lựu đạn LĐ-01 Việt Nam

A. 345-360 g.

B. 365-400 g.

C. 410-450 g.

D. 455-480 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 10.12 trang 69 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trọng lượng thuốc nổ TT 40/60 trong lựu đạn LĐ-01 Việt Nam là

A. 95 - 105 g.

B. 110-120 g.

C. 125-135 g.

D. 140-150 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 10.13 trang 69 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Đường kính thân lựu đạn LĐ-01 Việt Nam là

A. 55 mm.

B. 57 mm.

C. 60 mm.

D. 65 mm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 10.14 trang 69 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Chiều cao toàn bộ lựu đạn LĐ-01 Việt Nam là

A. 82 mm.

B. 85 mm.

C. 88 mm.

D. 91 mm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 10.15 trang 69 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Thời gian cháy chậm của lựu đạn LĐ-01 Việt Nam từ

A. 3,2 - 4,2 giây.

B. 3,9 - 4,4 giây.

C. 4,1 - 4,6 giây.

D. 4,3 - 4,8 giây.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 10.16 trang 69 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Bán kính sát thương của lựu đạn LĐ-01 Việt Nam là

A. 4,5-5,5 m.

B. 5-6 m.

C. 5,5-6,5 m.

D. 6-7 m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 10.17 trang 69 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Đối với lựu đạn LĐ-01 Việt Nam, khi rút chốt an toàn, cần bẩy bung ra, kim hoả được giải phóng chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy liều giữ chậm, liều giữ chậm cháy (....) thì phụt lửa vào kíp gây nổ lựu đạn”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên là:

A. từ 2,2 - 3,2 giây

B. từ 3,2 - 4,2 giây

C. từ 4,2 - 5,2 giây

D. từ 5,2 - 6,2 giây

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 10.18 trang 70 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Nối thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả đúng.

Nối thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả đúng

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - B

2 - A

3 - C

Câu 10.19 trang 70 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Khi ném lựu đạn ở tư thế đứng, cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước và buông lựu đạn ra khi cánh tay phải hợp với mặt phẳng ngang một góc khoảng

A. 30°.

B. 40°.

C. 45°.

D. 60°.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 10.20 trang 70 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Khi thực hiện cử động 1 động tác quỳ ném lựu đạn, người ném bước chân trái lên một bước chếch sang phải sao cho gót bàn chân trái cách mũi bàn chân phải khoảng

A. 15 - 25 cm.

B. 20-30 cm.

C. 25 - 35 cm.

D. 30-40 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 10.21 trang 70 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Khi thực hiện cử động 2 động tác quỳ ném lựu đạn, người ném dùng mũi bàn chân phải làm trụ, xoay gót lên cho bàn chân hợp với hướng ném một góc khoảng

A. 45°.

B. 60°.

C. 90°.

D. 120°.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 10.22 trang 70 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Khi thực hiện cử động 1 động tác nằm ném lựu đạn, người ném dùng mũi bàn chân trái làm trụ, xoay gót sang trái để người hướng theo bàn chân phải, chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải khoảng

A. 15 cm.

B. 20 cm.

C. 25 cm.

D. 30 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 10.23 trang 71 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Quan sát hình 10.1 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác đứng ném lựu đạn (Giả sử chiến sĩ thuận tay phải).

Quan sát hình 10.1 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác

Quan sát hình 10.1 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác

Lời giải:

- Hình 10.1a: Khi thực hiện cử động 1 động tác đứng ném lựu đạn, tay trái cầm súng nhưng cánh tay thẳng, không xách súng lên ngang tầm thắt lưng.

- Hình 10.1b: Khi thực hiện cử động 2 động tác đứng ném lựu đạn, bàn chân trái không thẳng trục hướng ném, người không xoay sang phải, gót chân phải không kiễng, người không cúi về trước.

- Hình 10.1c: Khi thực hiện cử động 3 động tác đứng ném lựu đạn, cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước một góc khoảng 70° so với mặt phẳng ngang thì đã buông lựu đạn.

- Hình 10.1d: Khi thực hiện cử động 3 động tác đứng ném lựu đạn, cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước một góc khoảng 30° so với mặt phẳng ngang mới buông lựu đạn.

- Hình 10.1e: Khi thực hiện cử động 3 động tác đứng ném lựu đạn, cánh tay phải không vung theo trục hướng ném mà lăng lựu đạn theo phương nằm ngang.

- Hình 10.1g: Khi thực hiện cử động 3 động tác đứng ném lựu đạn, cánh tay phải không ở độ cong, chùng tự nhiên mà cong quá nên sẽ dẫn đến lựu đạn không ném được xa, thậm chí rơi ngay trước mặt.

Câu 10.24 trang 72 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Quan sát hình 10.2 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác quỳ ném lựu đạn (Giả sử chiến sĩ thuận tay phải).

Quan sát hình 10.2 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác

Quan sát hình 10.2 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác

Lời giải:

- Hình 10.2a: Khi thực hiện cử động 1 động tác quỳ ném lựu đạn, chân trái bước lên nhưng chưa chếch sang phải một bước, mép phải của bàn chân trái không thẳng với mép trái bàn chân phải.

- Hình 10.2b: Khi thực hiện cử động 2 động tác quỳ ném lựu đạn, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, xoay gót lên cho bàn chân hợp với hướng ném một góc lớn hơn 90°.

- Hình 10.2c: Khi thực hiện cử động 2 động tác quỳ ném lựu đạn, súng dựa vào cánh tay trái, nhưng mặt súng không quay vào thân người.

- Hình 10.2d: Khi thực hiện cử động 3 động tác quỷ ném lựu đạn, cánh tay phải không vung theo trục hướng ném mà lăng lựu đạn theo phương nằm ngang.

- Hình 10.2e: Khi thực hiện cử động 3 động tác quỳ ném lựu đạn, cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước một góc khoảng 70° so với mặt phẳng ngang thì đã buông lựu đạn.

- Hình 10.2g: Khi thực hiện cử động 3 động tác quỳ ném lựu đạn, cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước một góc khoảng 30° so với mặt phẳng ngang mới buông lựu đạn.

Câu 10.25 trang 74 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Quan sát hình 10.3 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác nằm ném lựu đạn (Giả sử chiến sĩ thuận tay phải).

Quan sát hình 10.3 và chỉ ra những điểm chưa đúng của chiến sĩ khi thực hiện động tác nằm ném lựu đạn

Lời giải:

- Hình 10.3a: Khi thực hiện cử động 1 động tác nằm ném lựu đạn, tay phải xách súng, chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, dùng mũi bàn chân trái làm trụ, xoay gót sang trái để người hướng theo hướng bàn chân phải, chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải quá xa (lớn hơn 20 cm) nên không thuận lợi khi thực hiện động tác tiếp theo.

- Hình 10.3b: Khi thực hiện cử động 1 động tác nằm ném lựu đạn, tay phải xách súng, chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, dùng mũi bàn chân trái làm trụ, xoay gót sang trái để người hướng theo hướng bàn chân phải, chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải khoảng 20 cm, mũi bàn tay hướng chếch về bên phải nhưng không về phía sau nên không thuận lợi khi thực hiện động tác tiếp theo.

- Hình 10.3c: Khi thực hiện cử động 2 động tác nằm ném lựu đạn, tay phải đặt súng sang bên phải, hộp tiếp đạn không quay sang trái.

- Hình 10.3d: Khi thực hiện cử động 3 động tác nằm ném lựu đạn lại quỳ gối trước khi ném.

- Hình 10.3e: Khi thực hiện cử động 3 động tác nằm ném lựu đạn, không kết hợp được sức vút của cánh tay và sức bật của người để ném lựu đạn (gối trái vẫn co ngang hông trái khi ném).

- Hình 10.3g: Khi thực hiện cử động 3 động tác nằm ném lựu đạn, cánh tay phải không vung theo trục hướng ném mà lăng lựu đạn theo phương nằm ngang.

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

1 383 22/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: