Sách bài tập GDQP 11 Bài 9 (Kết nối tri thức): Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Với giải SBT Giáo dục quốc phòng 11 Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập GDQP 11 Bài 9.

1 509 22/11/2023


Giải SBT GDQP 11 Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Câu 9.1 trang 64 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Nhìn, nghe là hành động để

A. phát hiện mọi tình hình trong chiến đấu.

B. nhận biết hình ảnh, âm thanh trong chiến đấu.

C. phát hiện, nắm chắc mọi tình hình trong chiến đấu.

D. nắm chắc mọi tình hình trong chiến đấu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 9.2 trang 64 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Ý kiến nào trong các ý kiến sau nêu chính xác và đầy đủ ý nghĩa của việc phát hiện địch và chỉ mục tiêu?

A. Phát hiện địch và chỉ mục tiêu chính xác là điều kiện hết sức quan trọng để từng người xử trí mọi tình huống trong chiến đấu nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

B. Phát hiện địch và chỉ mục tiêu chính xác là điều kiện hết sức quan trọng để từng người và người chỉ huy xử trí mọi tình huống trong chiến đấu nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

C. Phát hiện địch và chỉ mục tiêu chính xác là điều kiện hết sức quan trọng để từng người, đồng đội và người chỉ huy xử trí mọi tình huống trong chiến đấu nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

D. Phát hiện địch và chỉ mục tiêu chính xác là điều kiện hết sức quan trọng để từng người, đồng đội và người chỉ huy xử trí mọi tình huống trong chiến đấu chính xác, kịp thời.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 9.3 trang 64 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Ý kiến nào trong các ý kiến sau nêu chính xác và đầy đủ yêu cầu đối với việc nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu?

A. Khi nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu cần tập trung tư tưởng; hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng; phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.

B. Khi nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu cần có ý thức cảnh giác cao; hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng; phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.

C. Khi nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu cần tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao; hành động bí mật, thận trọng; báo cáo chính xác, kịp thời.

D. Khi nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu cần tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao; hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng; phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 9.4 trang 65 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Ban ngày, để theo dõi được hành động của địch, tiện nguy trang và liên lạc, báo cáo, nên chọn

A. nơi kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng.

B. nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng.

C. nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn xa.

D. nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn rộng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 9.5 trang 65 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Ban đêm, để quan sát, phát hiện các mục tiêu trên cao nên chọn

A. nơi thấp.

B. nơi cao.

C. chỗ sáng.

D. nơi kín đáo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 9.6 trang 65 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Khi làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra nên

A. vừa đi vừa nhìn lướt qua các vị trí.

B. dừng lại ở mỗi vị trí trong khoảng thời gian phù hợp để quan sát.

C. ở bên sáng nhìn qua bên tối (nếu nhìn qua khe, kẽ của địa hình, địa vật).

D. để mắt sát gần vật chắn (nếu ở bên tối nhìn qua bên sáng).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 9.7 trang 65 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Ban đêm, nếu dùng đèn soi về phía địch thì nên

A. một người soi, một người nhìn.

B. một người vừa soi vừa nhìn.

C. một người lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp và soi; một người ở hướng khác để nhìn.

D. hai người cùng ở một chỗ lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp; một người soi, một người nhìn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 9.8 trang 65 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chắc chắn có cả ta và địch?

A. Trong bãi cỏ xanh lại xuất hiện vầng cỏ úa; không có gió nhưng cành cây lại rung động

B. Bụi cây to, ụ đất mới xuất hiện; khoảng cách giữa bụi cây, ụ đất thay đổi

C. Thấy người có thái độ sợ hãi; súc vật, chim đang ăn bỗng vụt chạy, vội full bay hoảng hốt

D. Nghe tiếng súng các cỡ nổ liên tục, dồn dập

E. Nghe có tiếng động bất thường của cành cây khô, sỏi đá; tiếng côn trùng, thú vật đang kêu bỗng im bặt

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 9.9 trang 65 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Cho thông tin sau: “Truyền tin liên lạc, báo cáo là trách nhiệm của từng người và là nội dung không thể thiếu trong chiến đấu. Truyền tin liên lạc, báo cáo để bảo đảm chỉ huy được thông suốt, giữ vững liên lạc hiệp đồng trong hành quân và chiến đấu (.....)”.

Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh nội dung ý nghĩa của truyền tin liên lạc, báo cáo là:

A. giữa bộ đội của đơn vị này với bộ đội của đơn vị khác

B. giữa người chỉ huy với từng người

C. giữa người chỉ huy với bộ đội, giữa đơn vị này với đơn vị khác

D. giữa người chỉ huy đơn vị này với người chỉ huy đơn vị khác

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 9.10 trang 66 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Ý kiến nào trong các ý kiến sau nêu chính xác và đầy đủ yêu cầu đối với việc truyền tin liên lạc, báo cáo?

A. Nhanh chóng, chính xác, bí mật; nhớ các kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu đã quy định; tuyệt đối không để nội dung báo cáo rơi vào tay địch.

B. Nhanh chóng, chính xác, bí mật; nhớ các kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu đã quy định; tuyệt đối không để nội dung truyền tin, báo cáo rơi vào tay địch.

C. Nhanh chóng, chính xác; nhớ các kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu đã quy định; tuyệt đối không để nội dung truyền tin, báo cáo rơi vào tay địch.

D. Nhanh chóng, chính xác, bí mật; nhớ các kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu đã quy định; tuyệt đối không để nội dung truyền tin rơi vào tay địch.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 9.11 trang 66 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trong chiến đấu, phương pháp truyền tin liên lạc, báo cáo chủ yếu đối với từng người là

A. dùng kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu.

B. dùng hành động, kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu.

C. dùng lời nói, kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu.

D. dùng lời nói, hành động, kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 9.12 trang 66 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Khi nhận nội dung truyền tin liên lạc, báo cáo từ người chỉ huy phải

A. ghi nhớ, nếu chưa nhớ phải hỏi lại.

B. lắng nghe, nếu nghe chưa rõ phải hỏi lại.

C. nắm chắc, nếu chưa rõ phải hỏi lại.

D. phân tích nhanh, nếu chưa hợp lí phải hỏi lại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 9.13 trang 66 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Trường hợp đến nơi truyền tin liên lạc, báo cáo nhưng không tìm thấy người nhận thì

A. tiếp tục ở lại tìm người nhận.

B. lập tức trở về báo cáo tình hình cho người chỉ huy.

C. tiếp tục ở lại tìm người nhận và nhờ người khác trở về báo cáo tình hình cho người chỉ huy.

D. nhờ người khác tìm người nhận và lập tức trở về báo cáo tình hình cho người chỉ huy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 9.14 trang 67 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có bức ảnh Chổi “đưa thư” (hình 9.1). Đây là cây chổi được bà Lê Thị Khá, sinh năm 1903 tại Tiền Giang, sử dụng để cất giấu tài liệu trong thời gian bà làm công tác giao liên từ năm 1964 đến năm 1975 tại Bến Tre. Trong vai người bán chổi rong, bà đã chuyển tài liệu an toàn, chưa một lần thất lạc bằng cách nhét tài liệu vào cây chổi xấu nhất, không ai mua.

a) Bà Lê Thị Khá đã sử dụng cách truyền tin nào trong các cách sau:

A. Dùng lời nói

B. Dùng ám hiệu

C. Dùng tín hiệu

D. Dùng kí hiệu

E. Dùng cách khác với các cách trên.

Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có bức ảnh Chổi đưa thư (hình 9.1)

b) Em hãy sưu tầm và trình bày trước lớp các câu chuyện tương tự câu chuyện về bà Lê Thị Khá.

Lời giải:

♦ a) Đáp án đúng là: E

♦ b) Câu chuyện tham khảo: trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với nhiều gia đình, gia đình mẹ Phạm Thị Dĩ (chồng là ông Dương Chương) trở thành cơ sở cách mạng cốt cán, được gây dựng đầu tiên từ những năm 1959-1960. Tại căn cứ cách mạng B1 Hồng Phước, gia đình mẹ Dĩ đã đào 4 hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, bộ đội. Đây là nơi nhiều đồng chí lãnh đạo của Quận ủy quận Nhì và Khu ủy Quảng Đà về đứng chân hoạt động, chỉ đạo công tác. Đặc biệt, đêm về nếu mẹ Dĩ thắp sáng ngọn đèn dầu trước hiên là tín hiệu báo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ cách mạng của ta và ngược lại.

Câu 9.15 trang 67 SBT Giáo dục quốc phòng 11: Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có bức ảnh chiếc cối (hình 9.2) của bà Nguyễn Thị Mộc ở xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Bà Mộc quy ước với cán bộ cách mạng: nếu an toàn tuyệt đối thì nhịp chày giã cối mau (nhanh), nếu tình hình có khả nghi thì nhịp chày thưa (chậm), nếu có động thì không có tiếng chày giã cối.

a) Bà Nguyễn Thị Mộc đã sử dụng cách truyền tin nào trong các cách sau:

A. Dùng lời nói

B. Dùng ám hiệu

C. Dùng tín hiệu

D. Dùng âm thanh

E. Dùng cách khác với các cách trên.

b) Em hãy sưu tầm và trình bày trước lớp câu chuyện tương tự câu chuyện về bà Nguyễn Thị Mộc.

Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có bức ảnh chiếc cối (hình 9.2) của bà Nguyễn Thị Mộc

Lời giải:

♦ a) Đáp án đúng là: B

♦ b) Câu chuyện tham khảo: trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với nhiều gia đình, gia đình mẹ Phạm Thị Dĩ (chồng là ông Dương Chương) trở thành cơ sở cách mạng cốt cán, được gây dựng đầu tiên từ những năm 1959-1960. Tại căn cứ cách mạng B1 Hồng Phước, gia đình mẹ Dĩ đã đào 4 hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, bộ đội. Đây là nơi nhiều đồng chí lãnh đạo của Quận ủy quận Nhì và Khu ủy Quảng Đà về đứng chân hoạt động, chỉ đạo công tác. Đặc biệt, đêm về nếu mẹ Dĩ thắp sáng ngọn đèn dầu trước hiên là tín hiệu báo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ cách mạng của ta và ngược lại.

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

1 509 22/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: