Câu hỏi:
24/11/2024 440Để bảo vệ môi trường nước, chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây?
A. Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước.
B. Xả nước thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra sông, biển.
C. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư.
D. Cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Hành vi xả nước thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra sông, biển là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường nước là:
+ Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước; Xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước, nhất là nước mặt và nước ngầm,...
+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước thuộc về cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân.
→ B đúng
- A sai vì để ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nước và sinh thái thủy sinh. Việc thực hiện hành động này giúp duy trì sự bền vững của hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
- C sai vì giúp mọi người nhận thức được tác động của hành vi đối với môi trường nước. Điều này khuyến khích sự tham gia tích cực trong bảo vệ và duy trì chất lượng nước sạch cho cộng đồng.
- D sai vì giúp khôi phục hệ sinh thái và chất lượng nước sau khi bị ô nhiễm. Điều này đảm bảo sự sống và phát triển bền vững của các loài thủy sinh cũng như sức khỏe con người.
*) Các hoạt động bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường đất:
+ Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động khác có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất.
+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất thuộc về các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân sử dụng đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.
- Bảo vệ môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước biển):
+ Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước; Xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước, nhất là nước mặt và nước ngầm,...
+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước thuộc về cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân.
- Bảo vệ môi trường không khí:
+ Tiến hành quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật; tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
+ Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lí theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên:
+ Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thuộc về các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thuật ngữ nào được đề cập đến trong đoạn trích sau đây: “……. là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu” (Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)
Câu 3:
“Sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật tự nhiên” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường?
Câu 5:
Thuật ngữ nào được đề cập đến trong đoạn trích sau đây: “……….. bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” (Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)
Câu 6:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”?
Câu 7:
Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?
Câu 8:
Trong bảo vệ môi trường, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
Câu 9:
“……… Hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó” – đó là nội dung của khái niêm nào sau đây?
Câu 10:
Yếu tố vật chất nào dưới đây không phải là thành phần của môi trường tự nhiên?
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của môi trường đối với con người và các loài sinh vật?
Câu 13:
Để bảo vệ môi trường đất, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào sau đây?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp bảo vệ môi trường không khí?