Câu hỏi:
25/09/2024 582Vấn đề nào dưới đây không liên quan đến an ninh môi trường?
A. Thiên tai.
B. Dịch bệnh.
C. Di cư tự do.
D. An ninh thông tin.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- An ninh thông tin,không liên quan đến an ninh môi trường
- Những vấn đề liên quan đến an ninh môi trường, gồm: biến đổi khí hậu; thiên tai; dịch bệnh; di cư tự do và an ninh lương thực.
→ D đúng. A, B, C sai.
* Môi trường và an ninh môi trường
1. Môi trường
a) Một số khái niệm
- Môi trường: bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
- Thành phần môi trường: là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.
- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
b) Ý nghĩa của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Môi trường chứa đựng các chất phếthải do con người tạo ra trong sản xuất và cuộc sống, giảm tác động tiêu cực của thiên nhiên đối với con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người, các loài sinh vật và Trái Đất
2. An ninh môi trường và một số vấn đề liên quan
a) An ninh môi trường
- An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.
b) Một số vấn đề liên quan đến an ninh môi trường
- Biếnđổi khí hậu
+ Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu chủ yếu do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này làm tăng khả năng biến động tự nhiên của khí hậu.
+ Những tác động, rủi ro và thiệt hại do biến đổi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, lượng mưa thay đổi, băng tan, nước biển dâng, ngập lụt,.. ảnh hưởng đến an ninh môi trường.
+ Có thể dựa vào cộng đồng và hệ sinh thái để xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu
- Thiên tai: phá huỷ các công trình bảo vệ môi trường, gây ra các sự cố, thảm hoạ về môi trường, làm suy thoái, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh môi trường.
- Dịch bệnh:
+ Dịch bệnh ở người và động vật, thực vật xuất hiện và lan truyền do nguyên nhân cơ bản từ môi trường sống.
+ Nếu dịch bệnh không được kiểm soát sẽ gây ô nhiễm, suy thoái và mất an ninh môi trường.
- Di cư tự do:
+ Di cư tự do là hiện tượng người dân rời bỏ nơi cư trú truyền thống của mình đến nơi khác do môi trường bị huỷ hoại, điều kiện sống không bảo đảm và gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.
+ Đất canh tác bị ô nhiễm, suy thoái; hệ sinh thái bị phá huỷ; tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt, khí hậu khắc nghiệt,... là các tác nhân tiêu cực dẫn đến di cư tự do.
- An ninh lương thực:
+ An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận lương thực một cách an toàn, đầy đủ ở mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
+ Sự biến đổi theo chiều hướng xấu của đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, hệ sinh thái, khí hậu,... là những tác nhân tiêu cực đối với an ninh lương thực.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thuật ngữ nào được đề cập đến trong đoạn trích sau đây: “……. là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu” (Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)
Câu 2:
Để bảo vệ môi trường nước, chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây?
Câu 3:
“Sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật tự nhiên” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường?
Câu 5:
Thuật ngữ nào được đề cập đến trong đoạn trích sau đây: “……….. bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” (Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)
Câu 6:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”?
Câu 7:
Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?
Câu 8:
Trong bảo vệ môi trường, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
Câu 9:
“……… Hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó” – đó là nội dung của khái niêm nào sau đây?
Câu 10:
Yếu tố vật chất nào dưới đây không phải là thành phần của môi trường tự nhiên?
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của môi trường đối với con người và các loài sinh vật?
Câu 13:
Để bảo vệ môi trường đất, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào sau đây?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp bảo vệ môi trường không khí?