Câu hỏi:
18/11/2024 288Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường?
A. Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
B. Vận động người thân thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
C. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên (đất, nước, năng lượng,…).
D. Ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường:
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, nơi cư trú (khu dân cư, tổ dân phố,...) hoặc các tổ chức đoàn thể khác phát động.
+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, tích cực tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Phản ánh, thông tin với thầy, cô giáo, nhà trường và cơ quan chức năng biết các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường để có biện pháp phòng, chống phù hợp.
D đúng
- A sai vì điều này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường mà còn khuyến khích hành động cụ thể để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Qua đó, học sinh có thể góp phần xây dựng một cộng đồng bền vững và tạo ra thói quen sống có trách nhiệm với môi trường trong tương lai.
- B sai vì điều này giúp lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong gia đình và cộng đồng. Học sinh có thể đóng vai trò là những người truyền cảm hứng, góp phần tạo ra thói quen tích cực và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người xung quanh.
- C sai vì điều này giúp giảm thiểu lãng phí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai. Học sinh cần nhận thức được vai trò của mình trong việc duy trì và cải thiện chất lượng môi trường, từ đó hình thành thói quen tiêu dùng bền vững.
*) Tìm hiểu thêm về " Trách nhiệm bảo vệ môi trường"
a) Trách nhiệm của công dân
- Bảo vệ môi trường Trái Đất là trách nhiệm của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức và mọi công dân sống trên Trái Đất mà không phân biệt chế độ chính trị, tôn giáo, dân tộc hay vị trí địa lí (Hình 4.4). Theo đó, công dân có trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường; chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiên tai, dịch bệnh; tham gia các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
+ Chủ động phát hiện, tố giác các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phối hợp cung cấp các thông tin cho cơ quan chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn điều tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
b) Trách nhiệm của học sinh
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, nơi cư trú (khu dân cư, tổ dân phố,...) hoặc các tổ chức đoàn thể khác phát động.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, tích cực tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Phản ánh, thông tin với thầy, cô giáo, nhà trường và cơ quan chức năng biết các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường để có biện pháp phòng, chống phù hợp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thuật ngữ nào được đề cập đến trong đoạn trích sau đây: “……. là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu” (Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)
Câu 3:
Để bảo vệ môi trường nước, chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây?
Câu 4:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”?
Câu 5:
“Sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật tự nhiên” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Câu 6:
Thuật ngữ nào được đề cập đến trong đoạn trích sau đây: “……….. bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” (Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)
Câu 7:
“……… Hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó” – đó là nội dung của khái niêm nào sau đây?
Câu 8:
Trong bảo vệ môi trường, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
Câu 9:
Yếu tố vật chất nào dưới đây không phải là thành phần của môi trường tự nhiên?
Câu 10:
Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của môi trường đối với con người và các loài sinh vật?
Câu 13:
Để bảo vệ môi trường đất, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào sau đây?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp bảo vệ môi trường không khí?