Trang chủ Lớp 11 Giáo dục quốc phòng - an ninh Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • 776 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mục tiêu của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Mục tiêu của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới:

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;

+ Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia - dân tộc;

+ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người;

+ Xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Câu 2:

18/10/2024

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Bảo vệ Tổ quốc yêu cầu phải xây dựng toàn diện cả về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Việc tập trung quá mức vào văn hóa - xã hội có thể dẫn đến sự thiếu cân bằng, làm giảm khả năng ứng phó với các thách thức từ bên ngoài và đảm bảo an ninh quốc gia.

C đúng 

- A sai vì Đảng đóng vai trò then chốt trong việc định hướng, lãnh đạo các chính sách và hành động bảo vệ Tổ quốc. Điều này đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong mọi quyết sách, từ chính trị đến kinh tế, giúp củng cố sức mạnh và ổn định đất nước trong bối cảnh đầy thách thức.

- B sai vì sự phát triển bền vững của đất nước chỉ có thể đạt được khi có một nền tảng hòa bình và ổn định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- D sai vì xây dựng phát triển đất nước phải gắn liền với việc đảm bảo an ninh và ổn định, tạo sức mạnh tổng hợp trong việc bảo vệ Tổ quốc. Điều này giúp nâng cao khả năng chống lại các thách thức và nguy cơ, đồng thời phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

- Quan điểm chỉ đạo của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới:

+ Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

+ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước.

+ Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Phát huy mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định, đồng thời tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên ngoài.

+ Xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

+ Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kiên trị chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá.

+ Vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tác, đối tượng.


Câu 3:

20/07/2024

Bất kì thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Bất kì thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng;

- Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác.


Câu 4:

07/07/2024

Luật Biển Việt Nam năm 2012 bao gồm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, quy định về:

+ Đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;

+ Hoạt động trong vùng biển Việt Nam;

+ Phát triển kinh tế biển;

+ Quản lí và bảo vệ biển, đảo.


Câu 5:

05/12/2024

Theo quy định trong Luật Biển Việt Nam năm 2012: vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Theo quy định trong Luật Biển Việt Nam năm 2012: vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

→ D đúng 

- A sai vì đây là các vùng biển nằm trong phạm vi chủ quyền hoặc quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Vùng biển quốc tế chỉ bao gồm các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán của mọi quốc gia.

- B sai vì đây là các khu vực thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Vùng biển quốc tế chỉ bao gồm các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

- C sai vì đây là khu vực thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển để thăm dò và khai thác tài nguyên. Vùng biển quốc tế chỉ bao gồm các khu vực không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

*) Luật Biển Việt Nam

- Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 bao gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.

- Luật Biển Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lí và bảo vệ biển, đảo.

- Một số nội dung của Luật Biển Việt Nam:

+ Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

+ Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

+ Đường cơ sở: dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố.

+ Nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

+ Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

+ Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 350 hải lí.

+ Đảo: Là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

+ Quần đảo: Là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Lý thuyết GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Giáo dục quốc phòng 11

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 11 Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải GDQP 11 Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Câu 6:

22/07/2024

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.


Câu 7:

14/07/2024

Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.


Câu 8:

22/07/2024

Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 350 hải lí.


Câu 9:

16/07/2024

Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.


Câu 10:

18/07/2024

Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.


Câu 11:

19/07/2024

“Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.


Câu 12:

19/07/2024

Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam là: phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.


Câu 13:

20/07/2024

Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Nhà bạn A Páo ở khu vực biên giới. Hằng ngày A Páo đi chăn trâu sau giờ học. Khu vực gần nhà hết cỏ, A Páo phải lùa trâu ra sát bìa rừng, nơi có cột mốc biên giới. Bên kia cột mốc có bãi cỏ xanh tốt, A Páo định lùa trâu sang đó, hễ trâu ăn no là quay về Việt Nam ngay.

Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là bạn thân của A Páo, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A Páo không nên thực hiện hành động: lùa trâu sang bên kia cột mốc biên giới, vì đó là hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam.


Câu 14:

14/07/2024

Ở Việt Nam, Ngày biên phòng toàn dân được tổ chức vào

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khoản 1 Điều 23 Luật Biên phòng quy định: Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân.


Câu 15:

09/12/2024

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong việc quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Trách nhiệm của công dân trong việc quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia:

+ Chấp hành các quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.

+ Xây dựng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

+ Tham gia phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới.

→ C đúng 

- A sai vì chấp hành các quy định của pháp luật về biên giới quốc gia thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh và trật tự khu vực biên giới. Đây là nghĩa vụ pháp lý và đạo đức của mỗi người dân.

- B sai vì xây dựng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới giúp bảo vệ ổn định, an ninh quốc gia, ngăn ngừa các hoạt động xâm phạm, đồng thời góp phần duy trì sự phát triển kinh tế – xã hội tại các khu vực biên giới. Đây là trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- D sai vì tham gia phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới giúp bảo vệ an ninh, ngăn ngừa xâm phạm biên giới, đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đây là trách nhiệm của công dân trong việc giữ vững an ninh biên giới.

  1. Trách nhiệm của công dân:

    • Mỗi công dân có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền và trật tự tại khu vực biên giới.
    • Tham gia bảo vệ môi trường, văn hóa lành mạnh và không gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
  2. Văn hóa phẩm độc hại:

    • Văn hóa phẩm độc hại thường chứa nội dung bạo lực, đồi trụy, kích động, phản động, trái với thuần phong mỹ tục và pháp luật.
    • Việc vận chuyển, phát tán những văn hóa phẩm này qua biên giới không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm tổn hại đến an ninh văn hóa và trật tự xã hội.
  3. Hậu quả:

    • Gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
    • Tạo điều kiện cho các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia hoặc vi phạm các quy định quốc tế.
  4. Ý nghĩa của việc quản lý biên giới:

    • Đảm bảo biên giới quốc gia không chỉ là vấn đề về an ninh mà còn là việc bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức và pháp luật.

Vì vậy, vận chuyển văn hóa phẩm độc hại qua biên giới không chỉ đi ngược lại trách nhiệm của công dân mà còn là hành vi bị nghiêm cấm.


Bắt đầu thi ngay