Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 38 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
-
754 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Tính từ đất liền ra, các bộ phận thuộc vùng biển nước ta lần lượt là
Đáp án C
Tính từ đất liền ra, vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Câu 2:
22/07/2024Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của ngành thủy sản nước ta?
Đáp án đúng là: A
Nước ta chủ yếu đánh bắt gần bờ -> khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý (trong khi sản lượng đánh bắt ven bờ đã khai thác gấp 2 lần mức cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép).
A đúng
- B sai vì nước ta đang đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.
- C sai vì ngành thủy sản Việt Nam đã đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
- D sai vì điều này giúp giảm áp lực khai thác quá mức và phát triển bền vững, đồng thời tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thủy sản.
*) Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
* Điều kiện phát triển
- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư,… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.
- Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
* Tình hình phát triển
- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
* Phương hướng phát triển
- Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.
- Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.
- Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
Thuyền đánh bắt thủy hải sản của nước ta trên Biển Đông
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
Giải Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo
Câu 3:
23/07/2024Thiên tai ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta là
Đáp án D
Vùng biển nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới, mỗi năm có khoảng 9 – 10 cơn bão ảnh hưởng đến vùng biển và đất liền nước ta. Bão mang theo mưa to, gió lớn làm biển động, sóng lớn => ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta.
Câu 4:
23/07/2024Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung khai thác hoạt động
Đáp án B
Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung khai thác hoạt động tắm biển.
Câu 5:
22/07/2024Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta không bao gồm ngành nào sau đây?
Đáp án B
Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta không bao gồm ngành: Đánh bắt nuôi trồng và chế biển thủy sản, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển => Khai thác và chế biến lâm sản không phải là hoạt động kinh tế biển của nước ta.
* Phát triển tổng hợp kinh tế biển
SƠ ĐỒ CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN Ở NƯỚC TA
a) Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
* Điều kiện phát triển
- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư,… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.
- Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
* Tình hình phát triển
- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
* Phương hướng phát triển
- Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.
- Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.
- Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
Thuyền đánh bắt thủy hải sản của nước ta trên Biển Đông
b) Du lịch biển - đảo
* Điều kiện phát triển
- Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp từ Bắc vào Nam.
- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.
* Tình hình phát triển
- Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.
- Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
Giải Địa lí 9 Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
Câu 6:
21/07/2024Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo là
Đáp án đúng là: D
- Các đảo và quần đảo nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, đồng thời các hoạt động kinh tế, đời sống nhân dân trên đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa. Đây là ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.
Chọn D.
- Đáp án A, B, C sai vì đây là ý nghĩa về mặt kinh tế của các đảo và quần đảo.
* Các đảo và quần đảo của Việt Nam:
- Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.
+ Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
+ Các đảo lớn có dân cư khá đông: Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Lí Sơn.
+ Các đảo xa bờ: đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Các đảo có nhiều tiềm năng du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Xem thêm các bài viết liên quan khác:
Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
Giải Địa Lí 9 Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
Câu 7:
22/07/2024Hai quần đảo xa bờ của nước ta là
Đáp án B
Hai quần đảo xa bờ của nước ta là Hoàng Sa, Trường Sa.
Câu 8:
17/07/2024Đặc điểm khí hậu cho phép hoạt động du lịch biển ở vùng Nam Bộ của nước ta diễn ra quanh năm là
Đáp án đúng là: A
Vùng Nam Bộ của Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm. Đặc điểm chính của khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và ấm áp suốt mọi mùa trong năm.
+ Mùa hè, Nam Bộ thường có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, điều này tạo điều kiện lý tưởng cho du khách tham gia các hoạt động như tắm biển, tham quan các đảo và các hoạt động thể thao nước khác.
+ Mùa đông ở vùng này không quá lạnh và thường ấm áp, không có lượng mưa lớn, điều này giúp du khách có thể thưởng thức và khám phá bờ biển mà không gặp phải những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Nhờ vào điều kiện khí hậu ưu đãi này, vùng Nam Bộ thu hút được lượng lớn du khách nội địa và quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng quanh năm, góp phần phát triển kinh tế du lịch của khu vực.
A đúng.
- B sai vì đây là một mức độ độ ẩm và lượng mưa không phải là đặc điểm chung của vùng Nam Bộ. Thực tế, vùng Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa mưa rõ rệt từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng không phải là lượng mưa lớn như vậy. Độ ẩm cũng không luôn cao và phụ thuộc vào từng vùng cụ thể.
- C sai vì vùng Nam Bộ ít phải đối mặt với ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc so với các vùng Bắc Bộ và Trung Bộ. Các cơn bão và gió mùa thường không đi vào sâu vào vùng Nam Bộ.
- D sai vì đây là đặc điểm chung của toàn bộ Việt Nam và không phải là đặc thù riêng của vùng Nam Bộ. Tuy nhiên, vùng biển Nam Bộ cũng rất đẹp và thu hút khách du lịch nhờ vào các bãi biển và cảnh quan nổi bật.
* Đặc điểm khí hậu miền Nam Việt Nam
- Miền Nam có khí hậu đặc trưng là kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa. Một năm miền Nam Việt Nam có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ ở miền Nam quanh năm cao với biên độ nhiệt nhỏ hơn so với khu vực Bắc Bạch Mã. Khí hậu miền Nam có sự biến đổi nhiều giữa các năm.
- Nhiệt độ trung bình ở miền Nam dao động ở ngưỡng từ 25 độ C đến 27 độ C ở khu vực đồng bằng; khu vực miền núi nhiệt độ thấp hơn trung bình khoảng 21 độ C. Lượng mưa trung bình hằng năm ở miền Nam lớn khoảng 1500 - 2000mm. Độ ẩm tương đối cao, cân bằng ẩm luôn dương.
- Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc vào đầu tháng 5 và kéo dài đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hằng năm thường rất lớn, khoảng từ 1500mm đến 2000mm trên một năm. Độ ẩm tương đối cao và mức cân bằng ẩm luôn dương. Tuy nhiên, chế độ mưa thường không đồng nhất.
- Mùa khô thường rất nắng nóng và thường xuyên xảy ra hiện tượng thiếu nước. Tuy nhiên, tại đây không phải chịu ảnh hưởng của gió Phơn nên khá dễ chịu. Cũng như tại miền Nam, các cơn bão thường hoạt động ít hơn so với miền trung và Đông Bắc Bộ. Điều đó khiến cho việc canh tác nông nghiệp tại miền Nam gặp nhiều thuận lợi hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết SGK Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
Câu 9:
23/07/2024Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh
Đáp án đúng là: C
Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
C đúng
- A, B, D sai vì hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa và Kiên Giang, nơi có nhiều đảo lớn nhỏ như đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ,...
*) Biển và đảo Việt Nam
a) Vùng biển nước ta
- Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
- Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
- Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.
b) Các đảo và quần đảo
- Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.
+ Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
+ Các đảo lớn có dân cư khá đông: Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Lí Sơn.
+ Các đảo xa bờ: đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Các đảo có nhiều tiềm năng du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
Giải Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo
Câu 10:
23/07/2024Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:
Đáp án D
Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Câu 11:
22/07/2024Bờ biển vùng nào dưới đây có lợi thế hơn cả trong phát triển du lịch biển?
Đáp án A
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều lợi thế hơn cả trong phát triển du lịch biển ở nước ta. Đường bờ biển dài, bờ biển có nhiều vũng vịnh, các tỉnh trong vùng đều phát triển du lịch biển với nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng với bờ thoải, cát trắng, phát triển quanh năm như: Nha Trang, Mũi Né, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Non Nước, Quy Nhơn... => Hoạt động du lịch biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh mẽ, hiện nay đã được nâng cấp với nhiều khu resort cao cấp, các khách sạn 5 sao, du lịch biển đa dạng hơn (lặn biển, lướt ván…).
Câu 12:
22/07/2024Đảo có đông dân cư sinh sống ở vùng biển nước ta là
Đáp án đúng là: A
- Đảo có đông dân cư sinh sống ở vùng biển nước ta là đảo Cái Bầu. Số dân trên đảo hơn 28 000 người.
A đúng.
- Huyện đảo Bạch Long Vĩ có số dân 624 người (2019).
B sai.
- Huyện đảo Cồn Cỏ với dân số đảo hiện có 600 người. Trong đó chiếm phần lớn là quân đội đang đồn trú trên đảo và có khoảng hơn 20 hộ dân sinh sống lâu dài tại đảo Cồn Cỏ.
C sai.
- Đảo Hòn Chuối có địa hình rất phức tạp, độ dốc cao, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mưa ít, nắng nhiều với hai mùa gió rõ rệt. Hiện đảo có 1 tổ dân cư tự quản với gần 70 hộ dân và hơn 200 nhân khẩu, người dân sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng và đánh bắt thuỷ hải sản.
D sai.
* Mở rộng về Đảo Cái Bầu
- Đảo Cái Bầu là hòn đảo lớn nhất huyện đảo Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Là nơi tập trung đông dân cư và là trung tâm hành chính chính tại khu kinh tế Vân Đồn. Đảo Cái Bầu nằm ở phía đông nam của quần đảo Cái Bầu, cách đất liền qua lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn.
Đảo Cái Bầu có diện tích tự nhiên 17.212 ha, chiếm 29,6% diện tích tự nhiên của huyện Vân Đồn. Đây là một trong những đảo có diện tích lớn nhất ở vịnh Bắc Bộ, chỉ sau đảo Cát Bà và đảo Bạch Long Vĩ. Đảo có cảnh quan thiên nhiên đẹp và phong phú, với nhiều bãi biển hoang sơ, đặc biệt trên đảo còn có ngôi chùa tuyệt đẹp và giàu tính lịch sử là chùa Cái Bầu.
Chùa Cái Bầu, đảo Cái Bầu, Quảng Ninh
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
Giải SGK Địa lí 9 Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
Câu 13:
22/07/2024Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2019 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
2005 |
2010 |
2016 |
2019 |
Tổng |
3 465,9 |
5142,7 |
6895 |
8270,2 |
Khai thác |
1 987,9 |
2414,4 |
3237 |
3777,7 |
Nuôi trồng |
1 478,0 |
2728,3 |
3658 |
4492,5 |
Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành khai thác của nước ta, giai đoạn 2005 - 2019 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Đáp án C
Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành khai thác của nước ta, giai đoạn 2005 - 2019 theo bảng số liệu, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.
Câu 14:
23/07/2024Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2019 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
2005 |
2010 |
2016 |
2019 |
Tổng |
3 465,9 |
5142,7 |
6895 |
8270,2 |
Khai thác |
1 987,9 |
2414,4 |
3237 |
3777,7 |
Nuôi trồng |
1 478,0 |
2728,3 |
3658 |
4492,5 |
Từ bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 20005 - 2019?
Đáp án đúng là: C
- Từ bảng số liệu, ta thấy: tổng sản lượng thủy sản tăng, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác( tốc độ tăng của nuôi trồng 100% (2005) lên 303% (2019), tốc độ tăng của khai thác 100% (2005) lên 190% (2019).
→ C đúng. A, B, D sai.
* Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
* Điều kiện phát triển
- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư,… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.
- Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
* Tình hình phát triển
- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
* Phương hướng phát triển
- Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.
- Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
Giải Địa lí 9 Bài 23: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
Câu 15:
22/07/2024Đảo lớn nhất trong hệ thống các đảo ở Việt Nam là
Đáp án B
Đảo lớn nhất Trong hệ thống các đảo ở Việt Nam là đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 38 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (753 lượt thi)
- Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (269 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 31 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (3644 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 35 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (3091 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 36 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo) (2118 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 32 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (1940 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (1157 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 33 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (1100 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo) (994 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 29 (có đáp án): Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) (963 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 28 (có đáp án): Vùng Tây Nguyên (920 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 26 (có đáp án): Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) (729 lượt thi)