Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 32 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
-
1904 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực nào sau đây?
Đáp án A
Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng.
Câu 2:
23/07/2024Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là
Đáp án D
Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 3:
05/10/2024Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là
Đáp án C
Giải thích: Cây cao su có diện tích lớn nhất của vùng với diện tích là 281,3 nghìn ha (năm 2002).
*Tìm hiểu thêm: "Nông nghiệp"
* Điều kiện phát triển
- Diện tích đất xám và đất badan rộng lớn và màu mỡ.
- Khí hậu cận xích đạo.
- Người dân có kinh nghiệm, gần cơ sở chế biến và thị trường ổn định.
MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2002 - 2014 (Đơn vị: nghìn ha)
* Tình hình phát triển
- Trồng trọt:
+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Các cây công nghiệp lâu năm quan trọng là: cao su, cà phê, tiêu, điều,…
+ Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả cũng được chú ý phát triển.
- Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hóa cao.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Câu 4:
22/07/2024Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là
Đáp án đúng là: A
- Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. (Chú ý: Biên Hòa trung tâm công nghiệp lớn ở Đồng Nai)
+ TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
+ Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
+ Biên Hòa là trung tâm chế biến thực phẩm, đóng tàu.
A đúng.
- Mỹ Tho là vùng công nghiệp trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long.
D sai.
- Tân An có khu công nghiệp nhưng không phát triển và đạt hiệu quả cao.
B, C sai.
* Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ phát triển bậc nhất cả nước. Năm 2021, tổng sản phẩm ngành công nghiệp chiếm hơn 37% GRDP của vùng.
- Cơ cấu ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ rất đa dạng với những ngành có thế mạnh là khai thác dầu khí; sản xuất hoá chất; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt và sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép,...
- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Hiện nay, công nghiệp vùng Đông Nam Bộ đang có xu hướng chuyển dịch, ưu tiên phát triển một số ngành công nghệ cao như điện tử - viễn thông, sản xuất rô-bốt, điều khiển từ xa, sản xuất phần mềm, hoá phẩm, dược phẩm, sản xuất vật liệu mới,... Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường.
Xem thêm các tài liệu hay, chi tiết liên quan khác:
Câu 5:
18/07/2024Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi
Đáp án C
Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.
Câu 6:
22/07/2024Nhiệm vụ quan trọng trong ngành lâm nghiệp đang được các địa phương ở Đông Nam Bộ đầu tư là
Đáp án A
Các địa phương trong vùng đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước, bảo vệ đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.
* Ngành lâm nghiệp đang được các địa phương ở Đông Nam Bộ đầu tư
- Lâm nghiệp: đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 7:
21/07/2024Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những tỉnh
Đáp án đúng là: C
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai là những tỉnh trồng nhiều cây cao su lớn của vùng.
C đúng
- A sai vì Thành phố Hồ Chí Minh không phải là địa phương chủ yếu trồng cây nông nghiệp mà thường là nơi tập trung sản xuất và dịch vụ.
- B, D sai vì Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu trồng cây dừa.
Cây cao su được trồng nhiều nhất ở Việt Nam ở các tỉnh ven biển và vùng đồng bằng, chủ yếu là ở các tỉnh miền Nam như Bình Phước, Bình Dương, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đồng Nai. Các tỉnh này có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp để phát triển cây cao su, và cũng là các vùng trồng cao su lâu đời và sản xuất lớn nhất tại Việt Nam.
Câu 8:
23/07/2024Ngành công nghiệp nào có vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ hiện nay?
Đáp án đúng là: D
Ngành công nghiệp có vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ hiện nay là công nghiệp khai thác dầu khí.
D đúng
- A, B, C sai vì khu vực này đặc biệt phát triển trong các lĩnh vực như công nghiệp khai thác dầu khí. Ngành này đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế và xuất khẩu của vùng.
*) Công nghiệp
CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2017 (Đơn vị: %)
* Điều kiện phát triển
- Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí thuận lợi.
+ Lao động dồi dào có tay nghề cao.
+ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có chính sách tốt.
- Khó khăn:
+ Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất.
+ Môi trường ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường đô thị nặng nề, đặc biệt là các đô thị lớn
* Tình hình phát triển
- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ.
- Hiện nay: nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện.
- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
+ TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
+ Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
TP. Hồ Chí Minh đang vươn mình trở thành hòn ngọc Viễn Đông
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 9:
18/08/2024Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là
Đáp án đúng là : D
- Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bên cạnh đó Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) là trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng điểm.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Tình hình phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ
* Công nghiệp
* Điều kiện phát triển
- Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí thuận lợi.
+ Lao động dồi dào có tay nghề cao.
+ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có chính sách tốt.
- Khó khăn:
+ Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất.
+ Môi trường ô nhiễm.
*Tình hình phát triển
- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ.
- Hiện nay: nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện.
- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
+ TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
+ Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Câu 10:
19/07/2024Nguyên nhân làm cho thủy lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
Đáp án A
Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, sự phân hóa mùa mưa - khô sâu sắc, mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng khiến cho mực nước ngầm và nước trên các hệ thống sông bị hạ thấp -> ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp. Ngược lại vào mùa mưa, mưa lớn gây ngập úng cho các vùng địa hình thấp dọc hai bên bờ sông (sông Đồng Nai). Xây dựng hệ thống thủy lợi có vai trò tích nước vào mùa mưa, hạn chế lũ lụt ngập úng cho các vùng thấp, đồng thời cung cấp nước tưới cho sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Câu 11:
22/07/2024Nhà máy thủy điện Trị An thuộc tỉnh, thành phố nào của vùng Đông Nam Bộ?
Đáp án D
Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai.
Câu 12:
18/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
Đáp án đúng là: D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ta thấy:
- Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn là nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ (trên 1000MW).
D đúng.
- Nhà máy nhiệt điện Cà Mau cũng có công suất trên 1000MW nhưng thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
C sai.
- Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Thủ Đức thuộc vùng Đông Nam Bộ và đều có công suất dưới 1000MW.
A, B sai.
Câu 13:
23/07/2024Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có thế mạnh giống nhau là
Đáp án B
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có thế mạnh tương đồng về trồng cây công nghiệp lâu năm: đất đai màu mỡ, khí hậu cận xích đạo gió mùa, địa hình cao nguyên, bán bình nguyên thích hợp chuyên môn hóa cây công nghiệp.
* Nông nghiệp
* Điều kiện phát triển
- Diện tích đất xám và đất badan rộng lớn và màu mỡ.
- Khí hậu cận xích đạo.
- Người dân có kinh nghiệm, gần cơ sở chế biến và thị trường ổn định.
MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2002 - 2014 (Đơn vị: nghìn ha)
* Tình hình phát triển
- Trồng trọt:
+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Các cây công nghiệp lâu năm quan trọng là: cao su, cà phê, tiêu, điều,…
+ Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả cũng được chú ý phát triển.
- Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hóa cao.
Hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh
- Lâm nghiệp: đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn.
- Chăn nuôi: gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.
- Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 14:
20/08/2024Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra nhiều đề cấp bách để phát triển bền vững, đặc biệt là
Đáp án đúng là: B
- Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra nhiều đề cấp bách để phát triển bền vững, đặc biệt là tăng cường cơ sở năng lượng.
Vì để phát triển công nghiệp cần rất nhiều năng lượng.Vâns đề này phải đi trước để phát triển những ngành sau'
- Các đáp án khác,không phải là lý do chủ yếu để Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ phát triển bền vững.
→ B đúng.A,C,D sai
* Điều kiện phát triển công nghiệp
- Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí thuận lợi.
+ Lao động dồi dào có tay nghề cao.
+ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có chính sách tốt.
- Khó khăn:
+ Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất.
+ Môi trường ô nhiễm.
* Tình hình phát triển
- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ.
- Hiện nay: nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện.
- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
+ TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
+ Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Câu 15:
22/07/2024Lợi thế hơn hẳn của Đông Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển tổng hợp kinh tế biển là
Đáp án đúng là: B
Lợi thế hơn hẳn của Đông Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển tổng hợp kinh tế biển là tài nguyên dầu khí.
B đúng
- A sai vì Đông Nam Bộ thiếu các cảng biển lớn và không có địa lý thuận lợi như Duyên hải Nam Trung Bộ, nơi có nhiều cảng quốc tế và vị trí chiến lược trên tuyến biển.
- C sai vì Đông Nam Bộ thiếu đa dạng và giàu tài nguyên hải sản như Duyên hải Nam Trung Bộ, nơi có điều kiện tự nhiên và nguồn lực thích hợp cho phát triển kinh tế biển đa dạng hơn.
- D sai vì Đông Nam Bộ thiếu các điểm du lịch biển nổi bật và không có vị trí địa lý chiến lược như Duyên hải Nam Trung Bộ, nơi tập trung nhiều địa danh du lịch biển phát triển.
*) Tình hình phát triển kinh tế
a) Công nghiệp
- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng: gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm.
- Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
+ TP.Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
+ Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
- Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
b) Nông nghiệp
- Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Các cây công nghiệp lâu năm quan trọng là: cao su, cà phê, tiêu, điều…
- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển.
- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.
- Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.
- Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hóa cao.
- Trong lâm nghiệp: đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 32 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (1903 lượt thi)
- Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (280 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 31 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (3583 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 35 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (3036 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 36 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo) (2070 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 33 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (1067 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (1058 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo) (956 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 29 (có đáp án): Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) (933 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 28 (có đáp án): Vùng Tây Nguyên (881 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 38 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (722 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 26 (có đáp án): Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) (694 lượt thi)