Trang chủ Lớp 9 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 21 (có đáp án): Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 21 (có đáp án): Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

  • 664 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A 

- Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

→ A đúng.

- Các ngành chế biến hải sản, công nghiệp năng lượng tập trung chủ yếu ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

→ B sai.

- Các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp năng lượng thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

→ C sai.

- Các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, khai thác nhiên liệu tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

→ D sai.

* Tình hình phát triển kinh tế tại Vùng Đồng bằng sông Hồng: 

+ Công nghiệp: 

- Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSH tăng mạnh, chiếm 23% GDP công nghiệp cả cả nước (2019).

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ, quần áo, hàng dệt kim,...).

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác: 

Bài giảng Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Giải Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long


Câu 2:

23/07/2024

Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh

Xem đáp án

Đáp án A

Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh chăn nuôi lợn (đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước), chăn nuôi bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.


Câu 3:

23/07/2024

Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Đáp án A

Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng Ninh).


Câu 4:

21/07/2024

Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.


Câu 5:

23/07/2024

Hai trung tâm du lịch lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Đáp án A

Hai trung tâm du lịch lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng là Hà Nội, Hải Phòng.


Câu 6:

20/07/2024

Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Mặc dù ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ, giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước hiện nay thuộc về vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp xung quanh như Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm công nghiệp lớn nhất với nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất lớn.

C đúng.

- A sai vì ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng đã hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- B sai vì ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ vào sự đầu tư mạnh mẽ từ cả trong và ngoài nước. Sự phát triển cơ sở hạ tầng và các chính sách kinh tế cũng đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành này.

- D sai vì công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng. Vùng này có nền nông nghiệp phát triển mạnh, cung cấp nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến.

* Ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là:

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

- Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSH tăng mạnh, chiếm 23% GDP công nghiệp cả cả nước (2019).

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ, quần áo, hàng dệt kim,...).

- Phân bố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc.

Sản xuất linh kiện điện tử ở Hà Nội và các tỉnh lân cận

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Giải SGK Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)


Câu 7:

19/07/2024

Sản lượng lương thực của đồng bằng sông Hồng tăng chậm nguyên nhân chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện nay, diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Hồng đang bị giảm dần do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thoái hóa đất.

- Đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp xây dựng, dịch vụ và đô thị hóa-> một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất chuyên dùng, đất ở -> diện tích đất nông nghiệp giảm.

- Ngoài ra, vùng đất ngoài đê không được bồi đắp phù sa hằng năm + hiệu suất sử dụng cao đã làm nhiều diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu.

 Diện tích đất nông nghiệp suy giảm làm cho sản lượng lương thực của vùng tăng chậm mặc dù năng suất cao.


Câu 8:

17/07/2024

Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án C

 - Bình quân sản lượng lương thực = Sản lượng / dân số (kg/ người) =>  Khi sản lượng lớn nhưng dân số đông và tăng quá nhanh thì bình quân lương thực vẫn giảm.

- Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực đứng thứ 2 cả nước (chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long) nhưng bình quân lương thực lại thấp => nguyên nhân là do dân số quá đông.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

 


Câu 9:

22/07/2024

Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trình độ thâm canh cao của người dân ở Đồng bằng sông Hồng là yếu tố quyết định năng suất lúa cao. Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa nước, sử dụng các kỹ thuật thâm canh hiện đại, giống lúa cải tiến và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều này giúp tối đa hóa sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích.

B đúng.

- A sai vì diện tích lúa lớn không phải là yếu tố quyết định năng suất. Diện tích lớn chỉ giúp tăng sản lượng tổng thể, nhưng năng suất là lượng lúa thu hoạch được trên mỗi đơn vị diện tích.

- C sai vì sản lượng lớn chỉ là kết quả của diện tích trồng lúa lớn và năng suất cao. Nó không phải là nguyên nhân quyết định năng suất lúa.

- D sai vì hệ thống thủy lợi tốt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu cho cây lúa, nhưng nó chỉ là một yếu tố hỗ trợ. Trình độ thâm canh cao mới là yếu tố quyết định chính đến năng suất lúa cao.

* Nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng

NĂNG SUẤT LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC (tạ/ha)

Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển:

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Đất phù sa màu mỡ.

- Tình hình phát triển:

+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.

+ Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

+ Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào,… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

Rau màu vụ đông được đẩy mạnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Chăn nuôi:

- Điều kiện phát triển:

+ Cơ sở thức ăn phong phú.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tình hình phát triển:

+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.

+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

Chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì, Hà Nội phát triển mạnh

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Giải Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)


Câu 10:

22/07/2024

Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp do

Xem đáp án

Đáp án A

Đồng bằng sông Hồng là vùng có ngành công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta. Trong vùng tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu cả nước về cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm

- Sản phẩm công nghiệp của vùng không những đủ cho nhu cầu trong vùng mà còn đủ cho các tỉnh phía Bắc và một số vùng trong nước: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử và nhiều mặt hàng tiêu dùng .

- Đồng bằng sông Hồng hiện nay đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp: tập trung chủ yếu ở Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội .


Câu 11:

20/07/2024

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do

Xem đáp án

Đáp án A

Chính sách phát triển kinh tế của nước ta từ thời kì Đổi mới đến nay là tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cụ thể là chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế (theo ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế), thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế => Để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng bằng sông Hồng đã tiến hành giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.


Câu 12:

29/07/2024

Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào việc giải quyết sức ép về vấn đề việc làm do có quá nhiều lao động thiếu việc làm.

→ B đúng.

- Việc phát triển nghề thủ công truyền thống không có thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa cũng như không thay đổi phân bố dân cư trong vùng.

→ A, C sai.

- Việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố hợp thành. Việc phát triển nghề thủ công chỉ góp một phần trong quá trình chuyển dịch kinh tế. 

→ D sai.

* Tình hình phát triển kinh tế đồng bằng sông Hồng

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

a) Công nghiệp

- Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSH tăng mạnh, chiếm 23% GDP công nghiệp cả cả nước (2019).

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ, quần áo, hàng dệt kim,...).

- Phân bố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc.

b) Nông nghiệp

* Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển:

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Đất phù sa màu mỡ.

- Tình hình phát triển:

+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.

+ Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao

+ Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào,… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

* Chăn nuôi:

- Điều kiện phát triển:

+ Cơ sở thức ăn phong phú.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tình hình phát triển:

+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.

+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

c) Dịch vụ

- Giao thông vận tải hoạt động mạnh. Hà Nội và Hải Phòng là hai đầu mối quan trọng nhất vùng.

- Vùng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là điều kiện thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh: Chùa Hương; Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn,…

- Bưu chính viễn thông phát triển mạnh.

- Thủy đô Hà Nội là một trong hai trung tâm tâm tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ lớn nhất nước ta.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng


Câu 13:

19/07/2024

Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của Đồng bằng Sông Hồng là

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm du lịch thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng và nằm trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, còn đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.


Bắt đầu thi ngay