Câu hỏi:
29/07/2024 27,613Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào
A. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.
B. giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.
C. thay đổi phân bố dân cư trong vùng.
D. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào việc giải quyết sức ép về vấn đề việc làm do có quá nhiều lao động thiếu việc làm.
→ B đúng.
- Việc phát triển nghề thủ công truyền thống không có thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa cũng như không thay đổi phân bố dân cư trong vùng.
→ A, C sai.
- Việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố hợp thành. Việc phát triển nghề thủ công chỉ góp một phần trong quá trình chuyển dịch kinh tế.
→ D sai.
* Tình hình phát triển kinh tế đồng bằng sông Hồng
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
a) Công nghiệp
- Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSH tăng mạnh, chiếm 23% GDP công nghiệp cả cả nước (2019).
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ, quần áo, hàng dệt kim,...).
- Phân bố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc.
b) Nông nghiệp
* Trồng trọt:
- Điều kiện phát triển:
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
+ Đất phù sa màu mỡ.
- Tình hình phát triển:
+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
+ Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao
+ Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào,… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.
* Chăn nuôi:
- Điều kiện phát triển:
+ Cơ sở thức ăn phong phú.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tình hình phát triển:
+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.
c) Dịch vụ
- Giao thông vận tải hoạt động mạnh. Hà Nội và Hải Phòng là hai đầu mối quan trọng nhất vùng.
- Vùng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là điều kiện thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh: Chùa Hương; Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn,…
- Bưu chính viễn thông phát triển mạnh.
- Thủy đô Hà Nội là một trong hai trung tâm tâm tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ lớn nhất nước ta.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp do
Câu 4:
Cho bảng số liệu sau:
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2019 (Đơn vị: Nghìn ha)
Loại đất |
Tổng diện tích |
Đất sản xuất nông nghiệp |
Đất lâm nghiệp |
Đất chuyên dùng |
Đất ở |
Các loại đất khác |
Đồng bằng sông Hồng |
2125,4 |
778,9 |
515,7 |
343,9 |
148,9 |
338 |
Để thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng năm 2019, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?
Câu 6:
Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
Câu 9:
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do
Câu 11:
Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của Đồng bằng Sông Hồng là
Câu 12:
Sản lượng lương thực của đồng bằng sông Hồng tăng chậm nguyên nhân chủ yếu do
Câu hỏi mới nhất
Xem thêm »-
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C)
Địa điểm
Nhiệt độ TB tháng I
Nhiệt độ TB tháng VII
Nhiệt độ TB năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
28,9
27,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với biên độ nhiệt độ một số địa điểm ở nước ta?
-
Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
Năm
2005
2009
2012
2017
Tổng số dân (triệu người)
83,4
84,6
88,8
90,7
- Dân thành thị
23,3
23,9
27,3
29,0
- Dân nông thôn
60,1
60,7
61,5
61,7
Tốc độ tăng dân số (%)
1,17
1,09
1,11
1,06
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
-
-
-
-
-
-
-
-