Trang chủ Lớp 9 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 15 (có đáp án): Thương mại và du lịch

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 15 (có đáp án): Thương mại và du lịch

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

  • 874 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án C

 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.


Câu 2:

16/07/2024

Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta gồm

Xem đáp án

Đáp án D

Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta gồm phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, vườn quốc gia.


Câu 3:

14/09/2024

Ý nghĩa xã hội của hoạt động ngoại thương là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Ý nghĩa xã hội của hoạt động ngoại thương là cải thiện đời sống nhân dân.

Hoạt động ngoại thương giúp cải thiện đời sống nhân dân qua việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ, và ổn định giá cả. Điều này dẫn đến thu nhập cao hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn, và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân.

Như vậy, ngoại thương không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần tích cực trong việc cải thiện điều kiện sống và phát triển xã hội.

→ C đúng.A,B,D sai,

*  Thương mại

Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương.

a) Ngoại thương

- Vai trò: giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao, cải thiện đời sống nhân dân.

- Tình hình phát triển:

+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.

+ Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị; nguyên liệu, nhiên liệu; lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

+ Thị trường xuất - nhập khẩu ngày càng mở rộng: châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đài Loan), châu Âu và Bắc Mĩ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

 


Câu 4:

21/07/2024

Vai trò của ngành du lịch về mặt xã hội của nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

- Vai trò của ngành du lịch ở nước ta là đem lại nguồn thu nhập lớn (đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta là vai trò về mặt kinh tế.

- Ngành du lịch không phải là ngành sản xuất vật chất vì vậy nó không tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

- Ngành du lịch tạo ra nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân => vai trò về mặt xã hội.

* Điều kiện phát triển:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia,…

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,…

* Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.

* Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

Giải Địa lí 9 Bài 9: Dịch vụ


Câu 5:

16/07/2024

Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn?

Xem đáp án

Đáp án B

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, chùa đền….


Câu 6:

22/07/2024

Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.


Câu 7:

16/07/2024

Nước ta buôn bán nhiều với thị trường châu Á – Thái Bình Dương vì

Xem đáp án

Đáp án A

Thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây- li-a => Đây hầu hết là các quốc gia thuộc khu vực châu Á (đặc biệt khu vực Đông Nam Á), có nhiều nét tương đồng với nước ta trong văn hóa phương Đông như: ăn uống, trang phục, làm đẹp…nên các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được thị hiếu của khu vực này. Do vậy, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa giữa nước ta với các quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương diễn ra mạnh mẽ.


Câu 8:

21/07/2024

Hoạt động thương mại có mức độ tập trung khác nhau giữa các vùng trong nước, nguyên nhân do

Xem đáp án

Đáp án B

 - Sự phân bố của các hoạt động thương mại phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và trình độ phát triển các ngành kinh tế. Quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế khác nhau sẽ dẫn đến mức độ tập trung của các hoạt động thương mại khác nhau giữa các vùng.

+ Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành kinh tế phát triển cũng là nơi hoạt động dịch vụ phát triển và tập trung với mật độ cao.

+ Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, các ngành kinh tế kém phát triển nên các hoạt động thương mại nghèo nàn.


Câu 9:

22/07/2024

Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực

Xem đáp án

Đáp án D

Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, châu Âu.


Câu 10:

09/08/2024

Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở nước ta là: Hà Nội, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

C đúng

- A, B, D sai vì các thành phố này đều là các trung tâm du lịch lớn, với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và các hoạt động giải trí phong phú, thu hút du khách trong và ngoài nước.

* Du lịch

- Vai trò: Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu KT cả nước, đem lại nguồn thu nhập, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước và cải thiện đời sống nhân dân.

- Điều kiện phát triển:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia…

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống…

- Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.

- Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.

a) Tài nguyên du lịch

Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.

* Tự nhiên

- Địa hình: đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.

- Khí hậu: sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Nước: nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.

- Sinh vật: có nhiều giá trị du lịch, đặc biệt là các vườn quốc gia.

Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận

* Nhân văn

- Các di tích văn hoá - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng.

- Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử.

- Tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.

Quần thể Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận

b) Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu

BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢT KHÁCH VÀ TỔNG THU DU LỊCH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

- Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

- Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.

- Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta:

+ Các trung tâm du lịch: Hà Nội (phía Bắc), TP. Hồ Chí Minh (phía Nam), Huế - Đà Nẵng (miền Trung).

+ Các vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch


Câu 11:

23/07/2024

Nguyên nhân chính làm cho khu vực Đông Nam Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất nước ta là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khu vực Đông Nam Bộ không chỉ có dân số đông mà còn có mức sống cao nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Sản xuất phát triển đồng nghĩa với việc có nhiều hàng hóa và dịch vụ được cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu dùng và mua sắm. Mức sống cao giúp người dân có khả năng chi tiêu nhiều hơn, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

C đúng.

- A sai vì vệc có nhiều trung tâm công nghiệp lớn giúp thúc đẩy sản xuất và tạo việc làm, nhưng không trực tiếp làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nếu không có dân cư đông đúc và mức sống cao.

- B sai vì đông dân là một yếu tố quan trọng, nhưng nếu dân cư không có mức sống cao và khả năng chi tiêu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng không thể đạt mức cao.

- D sa vì hệ thống giao thông vận tải hiện đại giúp vận chuyển hàng hóa và dịch vụ thuận lợi hơn, nhưng không phải là yếu tố chính. Nó hỗ trợ việc phân phối hàng hóa và dịch vụ, nhưng chính dân số đông, mức sống cao và sản xuất phát triển mới là yếu tố quyết định đến tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

* Dịch vụ khu vực Đông Nam Bộ

TỈ TRỌNG MỘT SỐ TIÊU CHÍ DỊCH VỤ Ở ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC (cả nước = 100%)

Điều kiện phát triển

- Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao.

- Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển.

- Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.

Tình hình phát triển

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (49,4% năm 2018).

- Cơ cấu đa dạng, gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông,...

- Giao thông: TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.

- Thương mại:

+ Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.

+ Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất - nhập khẩu:

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ,... Trong đó, dầu thô mang lại giá trị kinh tế cao nhất.

Tỉ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến được nâng lên.

Mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.

BIỂU ĐỒ TỈ TRỌNG CỦA ĐÔNG NAM BỘ TRONG TỔNG SỐ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM, NĂM 2017 (cả nước = 100%)

TP. Hồ Chí Minh – Một trong những trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)


Câu 12:

23/11/2024

Biểu hiện nào sau đây thể hiện rõ nhất sự phát triển của ngành du lịch nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Biểu hiện thể hiện rõ nhất sự phát triển của ngành du lịch tăng lên là Số lượt khách và doanh thu từ du lịch tăng nhanh vì sự tăng trưởng số lượt khách và doanh thu từ du lịch  là những chỉ số quan trọng xác định sự phát triển của ngành du lịch.

* Nội dung bài học:

Ngành Du lịch: 

- Vai trò: Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước, đem lại nguồn thu nhập, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước và cải thiện đời sống nhân dân.

- Điều kiện phát triển:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia,…

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,…

- Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.

- Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

Mục lục Giải Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

 


Câu 13:

18/07/2024

Sắp xếp các trung tâm du lịch sau đây từ Nam ra Bắc

Xem đáp án

Đáp án B

Các trung tâm du lịch từ Nam ra Bắc là TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Huế, Vinh, Hà Nội.


Câu 14:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

KHÁCH DU LỊCH, DOANH THU TỪ DU LỊCH VÀ CƠ SỞ LƯU TRÚ

CỦA NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2017

Năm

2000

2005

2010

2012

2017

Khách du lịch (triệu lượt khách)

13,4

19,6

33,4

39,4

86,1

Doanh thu từ du lịch (Nghìn tỉ đồng)

17,4

 30

96 

160 

510

Cơ sở lưu trú (cơ sở)

3276

6287

12352

15381

25600

 (Nguồn: Báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, ngày 26 tháng 12 năm 2017)

Nhận xét nào sau đây đúng nhất về tốc độ tăng trưởng ngành du lịch nước ta từ năm 2000 đến 2017?

Xem đáp án

Đáp án B

Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch nước ta từ năm 2000 đến 2017 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đạt 642 % (2017) so với năm 2000.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ du lịch đạt 2931% (2017) so với năm 2000.

- Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú đạt 781% (2017) so với năm 2000.


Câu 15:

22/07/2024

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu đã dẫn đến sự khác nhau của các hoạt động thương mại giữa các vùng?

Xem đáp án

Đáp án B

Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch nước ta từ năm 2000 đến 2017 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đạt 642 % (2017) so với năm 2000.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ du lịch đạt 2931% (2017) so với năm 2000.

- Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú đạt 781% (2017) so với năm 2000.


Bắt đầu thi ngay